Sáng kiến nghiệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.Lý do chọn đề tài:

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua cách ứng xử. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình Người đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mới xã hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, xã hội trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử, trong đó trau dồi, rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu, vì đạo đức là nền tảng của gia đình, nền tảng của xã hội và hình mẫu cho các em học sinh học tập và rèn luyện. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có ý tưởng, có ước mơ, nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.

Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người.

 

docx15 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến nghiệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lời câu hỏi: “Thưa cô, vì ở Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm”. Hoặc khi học sinh lên bảng làm bài tôi đưa cho em một viên phấn để viết bảng. Nếu như em chỉ nhận bằng một tay và không nói lời cảm ơn, tôi cũng liền nhắc nhở cho các em khi nhận vật gì của người lớn trao cũng phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn Đến cuối tiết học khi nhận xét, tôi nhắc lại những hành vi chưa đúng của học sinh và liên hệ giáo dục cách giao tiếp ứng xử với người lớn cho đúng mực.
Đối với việc giáo dục học sinh thông qua nội dung bài học tôi cũng tận dụng kịp thời để giáo dục hành vi đạo đức của các em.
Ví dụ: Qua bài tập đọc: “Đôi giày ba ta màu xanh” ngoài việc giáo dục học sinh ngoan ngoãn lễ phép như bạn “Lái” trong câu chuyện, tôi còn giáo dục cho học sinh của tôi khi nhận quà của bất cứ ai thì phải nói lời cảm ơn, với người lớn thì phải nhận bằng hai tay
Hoặc qua bài dạy môn Luyện từ và câu: “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi” tôi giáo dục cho học sinh khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự. Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự các em cần có cách xưng hô cho phù hợp với từng đối tượng giao tiếp như: Với người lớn khi yêu cầu người lớn chỉ đường cần phải nói “Bác làm ơn chỉ cho cháu biết nhà của bạn Lan ở đâu ạ?” với bạn bè, em nhỏ phải có thái độ vui vẻ, hoà nhà, lịch sự
Như vậy, với việc giáo dục học sinh trong mọi hoạt động dạy học, giúp học sinh lớp tôi có những hành vi ứng xử tiến bộ rõ rệt các em biết nói dạ thưa với người lớn, xưng hô đúng mực với bạn bè, thầy cô giáo và các em học sinh ở những lớp dưới.
b) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
          - Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh.
          - Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Thông thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn chẳng hạn: Kỷ niệm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 . Ngày 15/10: Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục - Đào tạo trước khi Bác ra đi . Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam. 22/12: Ngày thành Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân. 03/02: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 08/3: Ngày Quốc tế phụ nữ . 26/3: Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 10/3 âm lịch : Ngày giỗ Tổ Hùng Vương. 30/4: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 19/5: Kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ Tịch. 01/6: Ngày Quốc tế Thiếu nhi. 27/7: Ngày thương binh liệt sĩ Ngoài ra còn nhiều ngày kỷ niệm khác nữa. Dựa vào các ngày lễ vừa nêu trên, có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú ,đa dạng như :
          + Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: Áo lụa tặng bà, chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây nhớ ơn Bác, 
          + Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào giúp bạn vượt khó, 
 Để các hoạt động nêu trên được thực hiện có hiệu quả góp phần tích cực trong công việc giáo dục đạo đức cho học sinh người giáo viên cần lưu ý: Phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường trong đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng. Phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như: Hội cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Việc sinh hoạt tập thể  như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt vui chơi, lao động đều góp phần vào việc giáo dục những hành vi ứng xử cho học sinh đạt hiệu quả. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là để cho học sinh được vui chơi lành mạnh. Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử trong các buổi sinh hoạt tập thể, tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như kể chuyện về gương “Người tốt – việc tốt”, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô. Đối với tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi thường cho học sinh “sắm vai”, xử lý tình huống hay kể chuyện những tấm gương tốt trong việc giúp đỡ mọi người, những mẩu chuyện về những học sinh ngoan, lễ phép.
 c) Vận động mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức,hành vi ứng xử cho học sinh:
          Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một công việc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Đối với học sinh Tiểu học thì tác động giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: Làm cho các tác động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất; Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp; Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục. Với ý nghĩa đó, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội từ lâu đã được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. 
          Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong cuộc sống, học tập hàng ngày tôi tiến hành thực hiện như sau: Mời phụ huynh học sinh họp, nêu lý do, tầm quan trọng của việc giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh. Từ đó giáo viên cùng phụ huynh cùng phối hợp thực hiện giáo dục con em ở nhà, đồng thời luôn có sự thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về hành vi đạo đức của các em.  
         d) Giaùo duïc đạo đức, haønh vi öùng xöû cuûa hoïc sinh moiï luùc moïi nôi:
 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếu chúng ta định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày càng hoàn thiện, các em sẽ trở thành một người có đạo đức tốt. Tuy nhiên, nếu thiếu sự quan tâm, sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức của các em sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước những hành vi đạo đức xấu như nói chuyện với bạn là “mày – tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người khác, Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực do phải mất nhiều thời gian. Để thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi giáo viên phải thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh hoạt của học sinh bên trong nhà trường từ trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè, khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, giáo viên phải kịp thời điều chỉnh cho các em em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với những học sinh vi phạm mọi lúc mọi nơi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan toả, nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp.
2. Kết quả:
          Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau:
          - Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả tốt. luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ; mạnh dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập.
          - Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động tập thể. Có ý thức thực hành tiết kiệm, quý trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của lớp học, sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dựng địa phương do nhà trường tổ chức.
          - Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và ngoại khóa; luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
          - Thực hiện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, có kỷ luật. Sống trung thực, đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh.
          - Có ý thức thực hiện tốt pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt; không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và ngoài nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
          Dưới đây là bảng tổng hợp chất lượng rèn luyện đạo đức và hành vi ứng xử đạo đức của học sinh lớp 4B , (lớp tôi đang chủ nhiệm) trường Tiểu học và THCS Sơn Định tính đến hết tháng 10 năm 2018:
Thời gian
Sĩ số
Ứng xử tốt
Ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt
Chưa biết giúp đỡ, xưng hô, ứng xử với bạn bè
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
8/2018
12
7
58%
2
16,7%
3
25,0%
9/2018
12
9
75,0%
1
8,3%
2
16,7%
 10/2018
12
11
91,7
0
/
1
8,3%
3. Bài học kinh nghiệm:
          Từ thực tiễn cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời là trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Từ việc đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, qua tìm hiểu thực tế giáo dục đạo đức ở một số lớp, ở một số giáo viên có kinh nghiệm, tôi khái quát dưới đây một số bài học kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học như sau:
          - Phải lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn, là cố vấn tối cao của một lớp, là lực lượng giáo dục nòng cốt của nhà trường. Họ là người trực tiếp tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục của một lớp. Cho nên giáo viên chủ nhiệm có tâm huyết với học sinh, theo tôi đó là yếu tố trước hết để có thể cảm hóa, giáo dục học sinh trở thành người tốt.
          - Nắm vững nguyên nhân dẫn đến dẫn đến hành vi không tốt để đề xuất biện pháp giáo dục thích hợp với từng loại đối tượng học sinh. Công việc này chẳng khác nào một người thầy thuốc chữa bệnh, chuẩn đoán đúng sẽ điều trị có hiệu quả; mà muốn chuẩn đoán đúng, giáo viên chủ nhiệm phải là người hết sức sâu sát, nắm vững đặc diểm, tâm lí học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của các em.
          - Kết hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục các em. Hầu như những học sinh hư, dù ở mức độ nào cũng đều có nguyên nhân từ phía gia đình. Gia đình là một môi trường, lực lượng giáo dục đầu tiên, trực tiếp, gần gũi, thường xuyên và lâu dài nhất đối với mọi trẻ em. Vì vậy, nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với gia đình để tạo môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ đối với học sinh hư.
          - Xây dựng đôi bạn, nhóm bạn tốt để thường xuyên kèm cặp, uốn nắn kịp thời những hành vi tái phạm của những học sinh hư. Trong biện pháp này, giáo viên chủ nhiệm phải xử lí khéo léo các thông tin mà học sinh trong nhóm phản ánh cho mình, đồng thời giáo dục các em đó có lòng thương yêu, đặt niềm tin vào sự tiến bộ của bạn. Khéo léo sử dụng dư luận tích cực của tập thể để điều chỉnh hành vi sai trái của những học sinh hư. Dư luận tập thể có tác dụng điều chỉnh hành vi của từng thành viên theo yêu cầu của tập thể. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phát hiện dư luận và có biện pháp xử lí thích hợp, giúp học sinh có biểu hiện sai trái tiếp nhận ý kiến của tập thể, tránh sự áp đặt gây nên mặc cảm, tự ti hoặc chống đối ở các em.
          - Thuyết phục là phương pháp giáo dục nhằm tác động vào ý thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của học sinh. Đây là phương pháp có vai trò mở đường cho mọi quá trình giáo dục bất kỳ một phẩm chất, năng lực nào. Đối với việc giáo dục học sinh hư, khi thực hiện phương pháp này cần hết sức tránh nóng vội và cần nắm bắt cụ thể đặc điểm tâm lí, tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè của đối tượng này để có biện pháp giáo dục.
          - Phát hiện, động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin ở học sinh. Theo số liệu điều tra, số học sinh có biểu hiện sai trái về đạo đức đã mất hết niềm tin vào bản thân. Vì vậy, việc khích lệ những cố gắng, tiến bộ của các em sẽ có tác dụng như một động lực, một sinh khí mới cho các em phấn đấu. Giáo dục lại đạo đức cần gắn liền với giáo dục lòng say mê học tập. Phần đông học sinh hư đều lười biếng học tập, việc thu hút các em vào hoạt động học tập sẽ dần dần tách các em khỏi những quan hệ xấu và bản thân nội dung các môn học cũng góp phần nâng cao nhận thức giúp các em tự điều chỉnh mình.
          Tóm lại, kinh nghiệm thành công của thầy cô giáo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết là phải nghiên cứu, nắm chắc nguyên nhân và đặc điểm tâm sinh lí, khả năng của từng học sinh. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phù hợp và tổ chức được các lực lượng giáo dục thống nhất tác động. Trong các lực lượng giáo dục đó phải chú ý đúng mức đến sức mạnh đồng bộ của tập thể thầy cô giáo, tập thể học sinh và gia đình học sinh. Phương pháp giáo dục đúng và thích hợp từng học sinh cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công đối với học sinh yếu đạo đức còn đòi hỏi cao ở nhiều người thầy, cô giáo về mặt uy tín,về thái độ nhiệt tình, về tính kiên trì, lòng độ lượng, bao dung. Đó cũng là những phẩm chất làm nên sức mạnh giáo dục đạo đức đối với học sinh hư. Nguyện vọng thiết tha của đông đảo thầy cô giáo là được hướng dẫn, cung cấp những kinh nghiệm hiện đại để giáo dục tốt phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đó cũng chính là yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu, tìm ra những giải pháp giáo dục mới, cụ thể, có hiệu quả cao đối với học sinh yếu kém về đạo đức.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.     Kết luận:
Từ chiều sâu lịch sử, dân tộc Việt Nam sớm hình thành một nền đạo đức và luôn có ý thức tu dưỡng, giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc; luôn xem đạo đức cách mạng là phẩm chất đầu tiên, là cái gốc của mỗi con người. Bác Hồ đã dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” và Bác Hồ cũng chỉ rằng: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Từ thực tiễn, xây dựng, bảo vệ đất nước, từ những ý kiến chỉ dạy của Bác Hồ cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh bậc Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc Tiểu học thông qua các hoạt động tập thể, thông qua sự phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả người giáo viên Tiểu học có thể kết hợp nhiều phương pháp, nhiều biện pháp giáo dục. Vì có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các em, người giáo viên Tiểu học có cơ hội hiểu biết đầy đủ đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh, theo dõi được sự phát triển của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
          Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, người giáo viên cần:
          - Góp phần vào việc xây dựng một bầu không khí lành mạnh (đầy lòng thương yêu, tin cậy, an toàn) trong trường và lớp.
          - Hiểu về đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn biện pháp giáo dục với cả lớp và từng học sinh.
          - Tiến hành giáo dục đạo đức thông qua những tình huống cụ thể. Hết sức tránh lý thuyết và hô hào, trừ những trường hợp đặc biệt.
          - Tổ chức việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài lớp và ngoài giờ, kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở lớp.
          - Sử dụng một cách thận trọng các biện pháp giáo dục đạo đức trực tiếp, vì mỗi phương pháp giáo dục đều có hạn chế riêng của nó.
          - Chớ quên rằng khi dạy bất kỳ môn học nào, người giáo viên đều làm nhiệm vụ giáo dục giá trị đạo đức. Cần làm cho học sinh hiểu môn học trong tổng thể; nội dung thông tin, phương pháp, những giá trị có trong đó.
          - Người giáo viên có tác dụng giáo dục bằng toàn bộ nhân cách của mình. Trẻ em nhìn người giáo viên một cách tổng quát, vì vậy người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức. “Tấm gương bao giờ cũng có giá trị hơn lời giáo huấn” điều này nhắc nhở rằng người giáo viên cần phải trung thực, thẳng thắn trong cách đối xử với học sinh. Nếu người giáo viên yêu môn học nào, học sinh cũng yêu môn học đó; Nếu người giáo viên quan tâm bảo vệ môi trường, học sinh cũng sẽ quan tâm đến điều đó; Nếu người giáo viên làm việc và sinh hoạt đúng giờ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, học sinh sẽ cố gắng được như vậy. Chúng ta luôn luôn lưu ý rằng giáo dục đạo đức không chỉ dừng ở việc hình thành thói quen, mà điều chủ yếu là phải từ việc luyện thói quen hành vi đạo đức mà xây dựng được niềm tin đạo đức, làm cơ sở cho ứng xử thường xuyên của các em.
          2.Một số khuyến nghị:
    * Đối với giáo viên:
Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp, luôn lấy những câu chuyện, tấm gương tốt gần gũi để động viên, giáo dục hành vi đạo đức cho các em. Phối hợp thật tốt các lực lượng xã hội, các đoàn thể trong nhà trường để có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh gắn liền thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
     *Về phía nhà trường:
Cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, giúp các em mạnh dạn, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức, từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục cho các em hợp lý.
      *Về phía gia đình học sinh:
Cần phối hợp tốt với nhà trường, các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội để có biện pháp giáo dục con em ở nhà thật tốt, tránh quá nuông chiều, hoặc giáo dục đạo đức cho các em không đúng hướng.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên bản sáng kiến kinh nghiệm này có thể có chỗ còn hạn chế. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
 Sơn Định , ngày 7 tháng 11 năm 2018
  Đinh Thị Quỳnh Như
PHỤ LỤC
TT
Nội dung
Trang
PHẦN I:   ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu:
2
3
Đối tượng nghiên cứu:
2
4
Phạm vi nghiên cứu:
2
5
Nhiệm vụ nghiên cứu:
2
6
Phương pháp nghiên cứu:
3
7
Kế hoạch nghiên cứu:
3
PHẦN II:   NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
1
Cơ sở lý luận
3
2
Lịch sử vấn đề đạo đức
4
3
Khái niệm về đạo đức
4
4
Vai trò nhà trường
4
5
Thục trạng vấn đề GD đạo đức ở trường Tiểu học
5
6
Các giải pháp và Kết quả đạt được:
6-11
PHẦN III:   KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1
Những kết luận và bài học kinh nghiệm:
10-11
2
Đề xuất – Khuyến nghị
12-13
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức ở trường Tiểu học - Nguyễn Sinh Huy.
2. Tâm lý học Tiểu học - Bùi Văn Huệ - Đại học Sư phạm I Hà Nội.
3. Một số vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh - Đặng Vũ Hoạt - Viện nghiên cứu khoa học giáo dục.
4. Vấn đề giáo dục - Hồ Chí Minh - Giáo dục học 1990.
5. Nghiên cứu giáo dục - Tạp chí giáo dục.
6. Tâm lý giáo dục học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội 1998.
7. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục đạo đức. NXB giáo dục , 1999.
8. Chương trình tiểu học năm 2000. Bộ giáo dục và đào tạo.
9. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 giáo dục Tiểu học.
10. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo.

File đính kèm:

  • docxkinh nghiem giao duc dao duc HS tieu hoc_12499259.docx
Sáng Kiến Liên Quan