Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học theo mô hình trường học mới ở trường THCS Trường Yên

Để nâng cao chất lượng giáo dục của một nhà trường phụ thuộc vào nhiều tố như: Sự chỉ đạo cấp trên; Đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất; Chất lượng đầu vào; Công tác quản lý;. Trong đó công tác quản lý có vai trò rất quan trọng vì trong điều kiện đội ngũ, CSVC, đầu vào như nhau, nơi đâu quản lý tốt thì nơi đó có chất lượng tốt hơn. Chính từ nhận thức đó, trong những năm qua chúng tôi luôn coi trọng và đổi mới công tác quản lý trong nhà trường bằng nhiều biện pháp cụ thể trong từng năm học, Trong đó tập trung chủ yếu vào một số biện pháp:

 - Xây dựng kế hoạch năm học ngay từ đầu năm trong đó chú trọng đến các biện pháp cụ thể cho từng tháng, từng giai đoạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong BGH, Tổ chuyên môn,.

 - Tham mưu với chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường CSVC- TBDH ngay từ đầu năm học.

 - Phân công GVCN lớp, giáo viên bộ môn trong năm học căn cứ vào năng lực, trình độ và nhiệm vụ cụ thể của từng năm.

 - Tích cực sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh, .

 Các giải pháp như đã nói ở trên qua nhiều năm chúng tôi thấy có nhiều ưu điểm và thực tế trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học theo mô hình trường học mới ở trường THCS Trường Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô hình THM và mô hình nhà trường truyền thống đã có sự khác biệt lớn về bản chất dạy học, về mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, về tài liệu dạy học, về vai trò của giáo viên và học sinh, ... Chẳng hạn:
Mô hình nhà trường truyền thống
Mô hình trường học mới
- HS chủ yếu làm việc cá nhân; chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ, luyện tập theo mẫu.
- GV chủ yếu dạy học theo sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên; dạy theo số đông, đồng loạt, chủ yếu là truyền thụ một chiều.
- Quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng.
- Mối quan hệ GV/HS theo kiểu chỉ huy, áp đặt một chiều từ trên xuống.
- HS làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo cặp, theo nhóm; học qua hoạt động, trải nghiệm, giao tiếp và tự phản hồi.
- GV dựa theo tài liệu Hướng dẫn học để gợi mở, hỗ trợ, hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức; dạy theo cá thể, chấp nhận khác biệt về tiến độ, tương tác đa chiều.
- Quan tâm tới suốt quá trình học và cách học; đánh giá linh hoạt và thường xuyên theo từng bài học.
- Mối quan hệ giữa GV/HS và HS/HS mang tính hỗ trợ, hợp tác và hướng tới tinh thần xã hội.
Hay sự khác nhau về quá trình dạy minh họa:
Mô hình nhà trường truyền thống
Mô hình trường học mới
Người dạy: Thực hiện tiến trình bài dạy theo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa.
Người dự: Ngồi cuối lớp quan sát giáo viên dạy, xem có thực hiện đúng tiêu chí đánh giá không.
Người dạy: Thực hiện hướng dẫn bài học linh hoạt theo nội dung đã điều chỉnh và thực tế quá trình học sinh học tập.
Người dự: Tới từng nhóm học sinh quan sát, đôi khi phỏng vấn trực tiếp học sinh để có thêm nhận xét, đánh giá.
	Tóm lại: Việc sinh hoạt chuyên môn trong mô hình trường học mới, chúng tôi đã chỉ đạo: 
Sinh hoạt chuyên môn không hàng chính, không hình thức, không lí luận cao siêu, hàn lâm xa vời thực tiễn;
Sinh hoạt chuyên môn trong mô hình nhằm vào những vấn đề cấp thiết, cần giải quyết thường xuyên trong mỗi tổ chuyên môn và trong nhà trường.
Sinh hoạt chuyên môn trong mô hình tập trung nhiều vào hoạt động dự giờ minh họa, chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sư phạm.
	II.3. Giải pháp 3: BGH tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã đầu tư CSVC, tổ chức họp Phụ huynh HS khối 6, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường các TBDH cho bốn lớp 6 áp dụng mô hình và đã được sự nhất trí và ủng hộ. 
Như chúng ta đều biết CSVC – TBDH trong nhà trường là điều kiện quan trọng để đạt mục tiêu giáo dục, Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy thì CSVC, thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Hiện nay CSVC - TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo. 
Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học. Đặc biệt khi áp dụng mô hình trường học mới.
	Giải pháp cũ thường làm (Đối với mô hình trường học truyền thống):
 Hằng năm khi kết thúc một năm học ngay từ hè nhà trường đã phải thống kê, rà soát lại toàn bộ CSVC–TBDH hiện có từ đó có hoạch tham mưu với địa phương, vận động các nguồn xã hội hóa để tăng cường CSVC–TBDH cho năm học tiếp theo. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp của địa phương cùng với việc mô hình trường học truyền thống việc thay đổi, đầu tư chưa phải là cấp bách,... do đó hằng năm việc đầu tư CSVC-TBDH cho nhà trường cũng chưa được nhiều.
	Giải pháp mới: (Đối với mô hình trường học mới) 
Ngoài việc tham mưu cho lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Trường Yên bằng các văn bản, đặc biệt là những yêu cầu cần thiết về CSVC-TBDH khi áp dụng mô hình trường học mới ở lớp 6 bậc THCS, nhà trường còn quan tâm đến việc tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và cộng đồng biết, hiểu và tin vào mô hình nhà trường mới. Tuyên truyền cho cộng đồng về trường học mới không phải trình bày những lý thuyết hàn lâm mà bằng những việc làm cụ thề, đó là:
	- Thứ nhất, BGH và CBGV đặc biệt là GVCN phải hiểu rõ đặc điểm cơ bản, tính ưu việt của trường học mới và niềm tin vào mô hình trường học mới. Chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ và có niềm tin thì mới thuyết phục cha, mẹ học sinh và cộng đồng tin vào mô hình.
	- Thứ hai, yêu cầu GVCN tổ chức một số hoạt động của lớp và mời cha mẹ học sinh, đại diện cộng đồng đến dự các hoạt động (dự buổi bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐTQ; dự buổi sinh hoạt lớp; làm đồ dùng dạy học; ...) mục đích để cha mẹ học sinh và cộng đồng chứng kiến không khí dân chủ, năng lực tự quản, tự điều hành của học sinh;
	- Thứ ba, mời cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia xây dựng góc cộng đồng, góc học tập, ... cùng với học sinh. Cha mẹ cùng học sinh và giáo viên làm đồ dùng học tập, xây dựng công cụ hỗ trợ học tập trong lớp học, ...
	- Thứ tư, mời cha mẹ học sinh dự giờ lớp học mô hình THM; cùng với nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, tham quan, dă ngoại, giáo dục truyền thống, văn hóa lịch sử địa phương;
	- Thứ năm, mời các nghệ nhân, doanh nhân, lãnh đạo các đoàn thể giáo dục truyền thống quê hương, ngành – nghề truyền thống, kinh nghiệm sản xuất cho học sinh tại nhà văn hóa, trang trại, cơ sở sản xuất của địa phương.
Thông qua những việc làm trên các cấp lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh và cộng đồng chứng kiến niềm vui của con trẻ, chứng kiến khả năng và trưởng thành của con trẻ, thấy rõ trách nhiệm của mình hơn. 
Chúng tôi nhận thấy đó chính là cách tuyên truyền hiệu quả nhất của mô hình trường học mới đối với cộng đồng để từ đó họ có những đầu tư, tài trợ về CSVC-TBDH thiết thực cho nhà trường.
Kết quả năm học 2015-2016 khi áp dụng thí điểm mô hình trường học mới nhà trường đã nhận được rất nhiều sự đầu tư của lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ và tài trợ của phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp và cộng đồng. Cụ thể là:
Stt
Tên công việc
Số tiền
Ghi chú
1
Lăn sơn 5 phòng học
25.000.000
Ngân sách xã
2
Quét vôi ve tường bao
5.000.000
Ngân sách xã
3
San lấp nền, đổ bê tông đường chạy thể dục
10.000.000
Ngân sách xã
4
Hàn thêm sắt vào các cửa 4 lớp học để chống trộm.
15.000.000
Ngân sách xã
5
04 máy chiếu lắp tại lớp học ; hệ thống Camera ở 4 lớp 6
58.659.000
Quà tài trợ của các nhà hảo tâm xã Trường Yên
6
Bàn ghế 4 lớp 6 theo đúng thông tư 26/BGD&ĐT
200.000.000
Tài trợ của doanh nghiệp Xuân Trường
7
Lắp rèm lớp học
12.000.000
Phụ huynh lớp
8
Trang trí bảng biểu, góp sách xây dựng thư viện lớp theo mô hình...
10.464.000
Học sinh các lớp 6 và HS toàn trường góp công, góp sách...
9
Mua 4 bảng chống lóa Hàn Quốc
10.000.000
Nhà trường 
10
Mua sách giáo khoa, sách tham khảo nhập thư viện, trang thiết bị đệm nhảy TDTT, vật tư thí nghiệm, chi công tác phí cho CBGV tập huấn cấp Bộ, cấp Sở...
35.000.000
Nhà trường
Tổng cộng
381.123.000đ
(Bằng chữ: Ba trăm tám mốt triệu một trăm hai mươi ba ngàn đồng chẵn)
	II.4. Giải pháp 4: Phân công GV chủ nhiệm, phân công chuyên môn hợp lý chú trọng các GV trẻ, các đồng chí đã tham gia tập huấn cấp bộ, cấp sở, các đồng chí năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn tốt tiếp cận với mô hình trường học mới để dạy lớp 6.
	Giải pháp cũ thường làm (Đối với mô hình trường học truyền thống):
	Việc phân công giáo viên chủ nhiệm, phân công chuyên môn căn cứ vào năng lực, trình độ của giáo viên; căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ cụ thể của năm học, ... tuy nhiên về cơ bản là để các đồng chí giáo viên tiếp tục theo lên các lớp trên. Việc này có nhiều thuận lợi cho giáo viên như việc nắm chắc đặc điểm, tình hình của học sinh, theo sát chuyên môn của cả cấp học, ... nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất cập, khó khăn, chẳng hạn các đồng chí chuyên môn hạn chế sẽ gặp khó khăn ở lớp cuối cấp, việc bồi dưỡng học sinh giỏi se không chuyên sâu, việc rút kinh nghiệm cối mỗi năm học của bản thân không áp dụng được nhiều cho năm sau,...Chính vì lẽ đó BGH chúng tôi thấy cần phải có sự thay đổi đặc biệt khi áp dụng mô hình trường học mới.
	Giải pháp mới:(Đối với mô hình trường học mới) 
Thực tế đội ngũ giáo viên nhà trường có những điểm mạnh là được đào tạo khá cơ bản, có kiến thức chuyên môn khá vững vàng, nhiệt tình công tác,... Bên cạnh đó một số đồng chí hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế như: phương pháp giảng dạy vẫn sử dụng chủ yếu là phương pháp cổ điển, một số đồng chí lớn tuổi sức ì cao, một số có tính bảo thủ ngại tiếp thu và tiếp cận cái mới, một số đồng chí giáo viên trẻ thì kiến thức về phương pháp chưa sâu, kĩ năng thiết kế tổ chức và sử dụng tình huống giảng dạy còn chưa linh hoạt. Từ những nhận định trên và căn cứ vào nhiệm vụ của năm học, chúng tôi cùng với các đồng chí tổ trưởng chuyên môn đã bàn bạc và thống nhất cao khi phân công các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khối 6 (đối tượng áp dụng mô hình trường học mới) là các đồng chí GV trẻ, giáo viên cốt cán đã tham gia tập huấn cấp bộ, cấp sở, năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn tốt tiếp cận với mô hình trường học mới. 
Thực tế qua gần một năm chúng tôi nhận thấy các đồng chí giáo viên này đã thể hiện tốt vai trò của người giáo viên đó là: tổ chức, điều khiển, thúc đẩy,gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, tìm tòi, động viên, cố vấn, trọng tài, trong các hoạt động học tậpđộc lập của học sinh. Đánh thức năng lực, tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia hòa nhập cộng đồng và tạo ra phong cách học tập suốt đời sau này. 
II.5. Giải pháp 5: Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh, khảo sát tâm lý, phỏng vấn HS các bài kiểm tra Test với HS và GV dạy học theo mô hình để điều chỉnh phương pháp phù hợp.
	Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học.
	Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để  điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
	Giải pháp cũ thường làm (Đối với mô hình trường học truyền thống): Việc đánh giá kết quả của học sinh căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
	Giải pháp mới: (Đối với mô hình trường học mới): Việc đánh giá kết quả của học sinh theo mô hình trường học mới căn cứ vào Công văn 4669/BGDĐT- GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Bộ GD-ĐT về việc Hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới. Qua gần một năm thực hiện việc đánh giá này chúng tôi nhận thấy:
	- Việc đánh giá đã hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.
	- Chú trọng đánh giá thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá như: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, ... kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.
	- Việc đánh giá định kỳ được áp dụng với tất cả các môn học thông qua các bài kiểm tra. Các bài kiểm tra giữa và cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học nhằm giúp cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá được kết quả học tập của học sinh và “nhìn lại” quá trình đánh giá thường xuyên trước đó. 
	Ngoài việc đánh giá kết quả của học sinh theo mô hình trường học mới căn cứ vào Công văn 4669/BGDĐT- GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Bộ GD-ĐT, BGH nhà trường định kỳ còn khảo sát tâm lý, phỏng vấn HS, có các bài ki-
ểm tra Test với HS và GV dạy học theo mô hình để điều chỉnh phương pháp quản lý‎ cho phù hợp đồng thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ‎.‎
Tóm lại: Đánh giá học sinh THCS mô hình trường học mới được hiểu là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh THCS.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NÊU TRÊN
	1. Về công tác quản lí, chỉ đạo: Đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình triển khai xây dựng mô hình. Một số kết quả cụ thể là:
	- Tăng cường hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động khác nhau, nhằm thay đổi nhận thức cũng như hiểu biết về mô hình THM. Từ đó cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng cũng như chính quyền địa phương các cấp quyết tâm, khắc phục khó khăn, sáng tạo áp dụng mô hình.
	- Tích cực tham mưu, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cấp trên, chính quyền các cấp. Phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và rất cụ thể với các tổ - nhóm chuyên môn trong việc xây dựng thực hiện kế hoạch.
	- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo xu hướng đổi mới phù hợp với thay đổi căn bản hoạt động dạy học và giáo dục của mô hình. Phát hiện và động viên, học tập kịp thời các cá nhân có hoạt động tốt và ảnh hưởng, tác động tích cực tới mô hình.
	- Ban giám hiệu, đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng có vai trò lớn trong việc triển khai và làm thay đổi tích cực các hoạt động và nâng cao chất lượng nhà trường.
2. Về môi trường giáo dục:
 	- Không gian lớp học: Chuyển từ lớp học truyền thống sang lớp học theo nhóm. Có công cụ hỗ trợ học tập (góc học tập, thư viện lớp học, góc cộng đồng,...)
 	- Không khí lớp học: Tính dân chủ và hợp tác được thể hiện rõ trong mô hình. Học sinh được tạo cơ hội bày tỏ ‎ý kiến, thể hiện năng lực bản thân; chia sẻ sự đồng thuận, tôn trọng sự khác biệt.
3. Kết quả chung:
Về giáo viên và cán bộ quản lý:
Có kĩ năng tổ chức, điều hành hoạt động học của học sinh, đổi mới nghiệp vụ sư phạm; 
Biết cộng tác theo xu hướng tích cực trong giáo dục; 
Biết quan tâm và hỗ trợ đồng nghiệp; Chủ động, linh hoạt điều chỉnh các hoạt động giáo dục của nhà trường.
	- Về cha mẹ học sinh và cộng đồng: Chủ động, có trách nhiệm cùng tham gia hỗ trợ trong các hoạt động giáo dục; Giúp học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng/ liên hệ kiến thức cuộc sống.
	- Về học sinh: tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, có kĩ năng làm việc nhóm; hợp tác với mọi người; Tự học, tự đánh giá, làm chủ quá trình học tập: Biết quan tâm và tôn trọng người khác, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập và các hoạt động của lớp.
Kết quả bài Test khảo sát ý‎ kiến học sinh sau khi thực nghiệm đề tài như sau:
Lớp
Sĩ số
Cuối năm học 2015 - 2016
Rất thích
Thích
Không thích
Không bày tỏ ‎ kiến
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
28
8
28.6
20
71.4
0
0.0
0
0.0
6B
26
7
26.9
19
73.1
0
0.0
0
0.0
6C
26
8
30.8
16
61.5
0
0.0
0
0.0
6D
25
9
36.0
11
44.0
0
0.0
0
0.0
Tổng
105
32
30.5
66
62.9
0
0.0
0
0.0
 - Kết quả dánh giá cuối năm học 2015 - 2016:
Sĩ số
Kết quả học tập
Phẩm chất
Năng lực
Ghi chú
Hoàn thành
Có nội dung chưa hoàn thành
Đạt
Cần rèn luyện thêm
Đạt
Còn hạn chế
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
105
100
95.2
5
4.8
105
100
0
0
105
100
0
0
 - Học sinh Giỏi cấp tỉnh:
 03 giải (Trong đó: 01 giải Ba; 02 giải Khuyến khích)
 - Học sinh Giỏi cấp huyện:
 14 giải (Trong đó: 02 giải Nhất; 01 giải Ba; 11 giải Khuyến khích)
 - Học sinh giỏi cấp trường: 
Tổng số
Giỏi
Khá
Toàn diện
Từng mặt
Toàn diện
Từng mặt
105
18
05
25
13
Chương III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kiến nghị.
* Đối với các cấp lãnh đạo:	
- Đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền và xã hội quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp giáo dục.
	- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa tới chế độ chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
	- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục mở các chuyên đề để chúng tôi có điều kiện trao đổi và học hỏi thêm.
* Đối với hội cha, mẹ học sinh:
	- Đề nghị hội phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình.
* Đối với nhà trường:
	- Tăng cường các biện pháp quản lý hơn nữa đối với việc học tập của học sinh.
	- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, sinh hoạt tổ, nhóm cho giáo viên.
* Đối với Giáo viên:
	- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Đề xuất:
	- Tăng cường quản học sinh trong các giờ tự học, tăng thời gian phụ đạo học sinh yếu kém, tìm ra những chỗ học sinh bị hổng để phụ đạo.
	- Tiếp tục tăng cường CSVC – TBDH cho các nhà trường.
	- Phân các nhóm học theo địa bàn và chia đều những học sinh có học lực khác nhau vào các nhóm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
 Nhóm tác giả đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1.Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lí hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THCS theo mô hình trường học mới. (Tài liệu của dự án Đ/c Phượng dự tại lớp tập huấn cấp bộ tại Đà Nẵng, từ ngày 08/10 đến hết ngày 09/10/2015)
	2. Công văn số 4668/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS.
	3. Công văn số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới.
	4. Công văn số: 6359/BGDĐT-GDTrH ngày 4/12/2015 của Bộ Giáo dục V/v đánh giá kết quả bước đầu triển khai mô hình trường học mới cấp THCS và lưu ý trong quá trình triển khai tiếp theo.
	5. Trang Website 
	6. Bộ sách hướng dẫn lớp 6 cấp THCS theo mô hình trường học mới.
 PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh 
Hình ảnh Trang trí lớp học VNEN
Hình ảnh Hoạt động, Học tập của Học sinh
Hình ảnh chuyên đề VNEN cấp tỉnh tại THCS Trường Yên
PHỤ LỤC 3:
BÀI KIỂM TRA TEST KHẢO SÁT HỌC SINH HỌC TẬP THEO
 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
(Nhà trường tiến hành khảo sát khi các em học được 2 tháng)
Câu 1: Em thích học môn học nào nhất ?
Văn 
Toán 
Anh 
Công nghệ 
Giáo dục công dân 
KHTN
KHXH 
Tin học 
HĐGD 
Câu 2: Học môn nào em thấy vui nhất ?
Văn 
Toán 
Anh 
KHTN
KHXH 
Công nghệ 
Giáo dục công dân 
Tin học 
HĐGD 
Câu 3: Học môn nào em hiểu bài nhất ?
Văn 
Toán 
Anh 
KHTN
KHXH 
Công nghệ 
Giáo dục công dân 
Tin học 
HĐGD 
Câu 4: Em đang học thêm môn nào ở nhà thày(cô giáo) ?
	Văn 	Anh 	Toán Môn khác
Câu 5: Em có hài lòng với bạn chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp em không ?
	Có Không 
Câu 6: Các ban của lớp em hoạt động có tích cực không ?
Có Không 
Câu 7: Em có hài lòng với bạn nhóm trưởng nhóm em không ?
Có Không 
Câu 8: Em có thích học tập theo mô hình trường học mới không ?
Có Không 
Câu 9 : Em yêu thích học thày, cô giáo nào nhất ? .
Vì sao........................
Câu 10 : Em không thích học thày, cô giáo nào nhất ? ..
Vì sao.......................
Bài kiểm tra Test đối với học sinh của nhà trường (Sở GD-ĐT Ninh Bình kiểm tra đột xuất về mô hình trường học mới đối với nhà trường tháng 4/2016)

File đính kèm:

  • docNOI DUNG SANG KIEN.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc chu viet tat.doc
Sáng Kiến Liên Quan