Sáng kiến kinh nghiệm Yêu cầu sư phạm đối với Giáo viên trong giờ lên lớp

Đối với giảng dạy, từ trước đến nay, người giáo viên luôn luôn giữ vai trò quyết định việc biến mục đích giáo dục thành hiện thực, đảm bảo hiệu quả của giảng dạy. tình hình đổi mới giáo dục, vai trò có tính quyết định của người giáo viên không hề thay đổi. Chính sự đổi mới của việc giảng dạy bằng phương pháp mới lại làm cho việc thực hiện vai trò này khó khăn thêm bội phần.

Thực hiện cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp” toàn ngành nói chung và nhà trường TH Ngọc Trạo nói riêng. Chính vì vậy từ mục đích: “ Đào tạo ra con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”, thì chức năng chủ yếu của người giáo viên đang chuyển từ chỗ người truyền đạt sang người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, quá trình hình thành những phẩm chất tâm lý cuộc sống xã hội không ngừng biến đổi. Người Giáo viên biết vận dụng phương pháp và thực hiện một số yêu cầu sư phạm nhất định đã góp phần quyết định kết quả của bài giảng. Chính vì vậy, người Giáo viên một giờ lên lớp rất cần có những yêu cầu sư phạm thiết thực nhất để thu hút học sinh vào bài giảng của mình.

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3624 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Yêu cầu sư phạm đối với Giáo viên trong giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
Đối với giảng dạy, từ trước đến nay, người giáo viên luôn luôn giữ vai trò quyết định việc biến mục đích giáo dục thành hiện thực, đảm bảo hiệu quả của giảng dạy. tình hình đổi mới giáo dục, vai trò có tính quyết định của người giáo viên không hề thay đổi. Chính sự đổi mới của việc giảng dạy bằng phương pháp mới lại làm cho việc thực hiện vai trò này khó khăn thêm bội phần.
Thực hiện cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp” toàn ngành nói chung và nhà trường TH Ngọc Trạo nói riêng. Chính vì vậy từ mục đích: “ Đào tạo ra con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”, thì chức năng chủ yếu của người giáo viên đang chuyển từ chỗ người truyền đạt sang người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, quá trình hình thành những phẩm chất tâm lý cuộc sống xã hội không ngừng biến đổi. Người Giáo viên biết vận dụng phương pháp và thực hiện một số yêu cầu sư phạm nhất định đã góp phần quyết định kết quả của bài giảng. Chính vì vậy, người Giáo viên một giờ lên lớp rất cần có những yêu cầu sư phạm thiết thực nhất để thu hút học sinh vào bài giảng của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Từ nhận thức trên, qua thực tế dự giờ dạy của giáo viên trường Tiểu học Ngọc Trạo, tôi thấy khi dạy, tác sư phạm của giáo viên còn hạn chế. Vì vậy, tôi luôn chỉ đạo các đồng chí giáo viên phải đề cao tác phong sư phạm tổ chức dạy học để gây hứng thú cho học sinh học tập. Có như vậy học sinh mới say mê học tập và thi đua sôi nổi giờ học, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Yêu cầu sư phạm đối với Giáo viên trong giờ lên lớp”.
II. Mục đích của đề tài
- Tạo ra cho Giáo viên một số tác phong sư phạm cơ bản: Giữ vững trạng thái tâm lý, hào hứng, vui vẻ, tự tin giờ lên lớp, có đạo đức, tư thế, tác phong mẫu mực, có lời nói nhẹ nhàng, hấp dẫn, phương pháp giảng dạy dễ hiểu, linh hoạt, sáng tạo, giải quyết kịp thời và hiệu quả những tình huống sư phạm sảy ra giờ lên lớp.
- Học sinh hứng thú, say mê học tập, tiếp thu bài một cách tự nhiên, chủ động do đó hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
III. Đối tượng nghiên cứu.
1. Giáo viên trực tiếp giảng dạy
2. Học sinh khối 1,2,3,4,5.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Dự giờ dạy của Giáo viên trường Tiểu học Ngọc Trạo – Thạch Thành – Thanh Hoá
- Tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, tạp chí Giáo dục.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm nghiên cứu tài liệu.
- Kết hợp kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn qua dự giờ dạy của giáo viên.
- Dùng lý luận vừa lĩnh hội để soi sáng thực tiễn và rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
- Tổng kết kinh nghiệm.
VI. Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng tình hình giảng dạy của giáo viên đầu năm học.
Qua đi thực tế, kiểm tra, dự giờ, thăm lớp một số tiết dạy đầu năm học tôi thấy một số đồng chí Giáo viên giảng dạy chưa đạt kết quả cao. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp thu một cách gò bó theo SGK, một số tiết dạy còn trầm, không sôi nổi, Giáo viên chưa bình tĩnh, linh hoạt để sử lý tình huống sư phạm xảy ra giờ dạy. Mặt khác học sinh lớp chưa hăng hái phát biểu xây dựng bài, giờ dạy của Giáo viên chưa thực sự gây hứng thú niềm say mê học tập của học sinh.
2. Biện pháp thực hiện.
Đứng trước thực trạng trên, để giảng dạy có hiệu quả, là người quản lý tôi phải chỉ đạo mỗi giáo viên phải thực hiện tốt một số yêu cầu sư phạm giờ lên lớp như sau:
a, Tạo ra mối qua hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
Giảng dạy nhằm mục đích truyền thụ một cách có hiệu quả các tri thức cho người học. Nhưng dạy làm sao để học sinh có thể tiếp thu được kiến thức, đó không đơn thuần chi là vấn đề pháp dạy mà trước hết là mối qua hệ giữa người dạy và người học như thế nào – Thái độ kinh mến, tin tưởng của học sinh đối với Giáo viên được bắt nguồn từ lòng thương yêu của Giáo viên đối với học sinh. Đó là một những cơ sở quan trọng nhất, nó được thể hiện ở sự thông cảm với những khó khăn riêng ở từng học sinh và sẵn sàng giúp đỡ các em khắc phục những khó khăn đó, là sự tin tưởng vào khả năng của học sinh và tôn trọng nhân cách của các em, sự đối sr dân chủ, bình đẳng tạo cho học sinh phấn khởi, yêu mến, tin tưởng Giáo viên, từ đó thật thà và mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình để xây dựng bài. Một những cách khéo sử để tạo ra mối qua hệ thầy trò là Giáo viên phải có sự công bằng nhận xét, đánh giá đối với học sinh. Học sinh tỏ ra không hài lòng với những Giáo viên có tình cảm riêng với em này học thù ghét em khác. Các em cũng không ưa thái độ mỉa mai, bóng gió của Giáo viên khi các em nói sai kiến thức hoặc không thuộc bài. Những cách đối sử như vậy làm tổn hại không ít đến uy tín và hưởng xấu đến quan hệ thầy trò. lứa tuổi học sinh Giáo viên nên khen học sinh nhiều hơn và không được chê mặc dù học sinh phát biểu sai.
b, Tổ chức giờ lên lớp sao cho bài giảng được tiền hành thuận lợi.
- Làm cho học sinh chú ý nghe giảng, hứng thú với bài học, tích cực tư duy sáng tạo khi học bài là yêu cầu quan trọng của giờ lên lớp. Để đạt được yêu cầu này không chỉ đòi hỏi giáo viên phải dạy giỏi mà còn phải biết tốt chức giỏi. Công tác tổ chức ở đây được quán triệt toàn bộ quá trình giảng dạy từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc bài giảng.
- Khả năng tổ chức của Giáo viên thể hiện trước hết ở bố trí giờ giảng như thế nào để đảm bảo sẵn sàng của học sinh. Tổ chức giờ lên lớp không thể tách rời khả năng quan sát và phân phối chú ý của giáo viên. Giáo viên giỏi chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể đoán biết được sự kiện, những trạng thái tâm lý sảy ra trong lớp, từng học sinh và có tác động thích hợp.
- quá trình giảng dạy, một mặt Giáo viên phải chú ý đến nội dung bài giảng, mặt khác phải quan tâm, xem học sinh chú ý lắng nghe không. Việc phân phối thời gian chính xác và thực hiện đúng số thời gian đã xác định cho từng phân cũng thể hiện năng lực tổ chức của Giáo viên.
c. Nắm vũng phương pháp giảng dạy, biết trình bày rõ ràng và hấp dẫn.
Có kiến thức mà không có phương pháp giảng dạy thì kết quả sẽ bị hạn chế. Vì vậy muốn đạt kết quả tốt Giáo viên phải có phương pháp dạy tốt.
Giáo viên phải biết lựa chọn và hoàn chỉnh tài liệu, biến khó thành dễ, biến cứng nhắc khô khan thành hứng thú, sinh động, đồng thời biết vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy hợp lý tạo sự lôi cuốn học sinh chú ý theo dõi bài giảng. Ngôn ngữ của giáo viên lúc giảng bài đóng vai trò rất lớn, Giáo viên cần nói năng giản dị, minh xác sáng, có hình ảnh sinh động tuỳ theo đặc điểm của mỗi bài giảng. nghệ thuật của Giáo viên còn thể hiện ở chỗ Giáo viên biết kết hợp hài hoà giữa lời nói và giai điện, nét mặt, cử chỉ, tạo nên sự sinh động khi giảng.
d. Nhanh tí, sáng tạo, giải quyết kịp thời những tình huống sảy ra lợp.
- Những sự việc sảy ra lớp thường rất nhiều vẻ. Mỗi bài giảng, mỗi đối tượng, mỗi thời gian, mỗi hoàn cảnh khác nhau, Giáo viên cần biết sáng tạo những cách giải quyết khác nhau. lớp khi học sinh nêu lên những câu hỏi, đặt ra những vấn đề có liên quan hoặc không liên quan đến bài học, không nên tuỳ tiện mà cần có dụng ý cụ thể, đúng lúc, đúng chỗ. Cần nêu vấn đề nhằm nuôi dưỡng sự ngạc nhiên, tò mò khoa học của học sinh vì đó là những biểu hiện tài năng của tuổi trẻ. Giáo viên nhanh trí cần biết câu hỏi nào cần giải đáp ngay, câu hỏi nào bào cho học sinh biết sẽ kết hợp bài giảng sắp tới, câu nào yêu cầu học sinh tự đọc sách để tự hiểu thêm, câu nào bản thân Giáo viên cũng chưa thể giải đáp được cần phải hoãn lại và câu nào không cần giải đáp. Giáo viên không nên sa đà vào giải đáp dài dòng, không nói liền những vấn đề mà mình chưa biết chắc chắn.
Như vậy, mỗi sự kiện xảy ra lớp người Giáo viên phải nhanh trí, không hành động một cách máy móc, mà sử lý khác nhau tuỳ theo nội dung vấn đề và tình trạng lúc đó. Cần phải rút được kinh nghiệm cho bản thân để có phương hướng giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng, chính xác.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Quan tâm giúp đỡ ông bà, cha me, anh chị” ở môn Đạo đức lớp 3, Giáo viên đặt câu hỏi mở: ở nhà em làm gì khi gặp trời mưa? Sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau.
+ Khi ở nhà gặp trời mưa, em ôm củi phơi ngoài sân vào bếp giúp bố mẹ.
+ Bố mẹ em đi vắng gặp trời mưa, em mang quần áo ngoài dây phơi vào nhà.
+ V v v 
Các câu trả lời của học sinh đều được cô giáo khích lệ và cả lớp khen bằng một tràng pháo tay.
Sau đó có một em xung phong trả lời:
+ ở nhà khi gặp trời mưa, em chạy vào nhà.
Cả lớp cười ồ lên. Giáo viên cần phải nhanh trí sáng tạo sử lý cho lớp yên lặng và phân tích cho cả lớp cùng hiểu. Đây cũng là một việc làm tốt, vì nếu không chạy vào nhà thì bạn ấy sẽ bị ướt mưa dẫn đến bị ôm, mà bị ốm thì phải bỏ học, mất thời gian của bố mẹ phải chăm nom không đi làm được. Vậy việc làm của bạn vẫn là một việc làm tốt.
Như vậy bài giảng vẫn được tiến hành một cách bình thường mà lại thêm phần sinh động hơn.
e, Có thái độ cứng rắn, cương quyết việc thực hiện những yêu cầu giáo dục.
Mọi dự định đề ra chỉ thực hiện được khi giáo viên có thái độ đòi hỏi cương quyết thực hiện với thái độ thân ái, bình tĩnh, dịu dàng. Giáo viên phải yêu cầu học sinh chấp hành nghiệm chỉnh những công việc được giao. Xây dựng cho học sinh thói quen làm việc nghiêm túc, đúng quy cách, đúng thời hạn, chữ viết bài làm rõ ràng, sạch đẹp. Khi ra bài tập cho cho sinh làm ở nhà phải kiểm tra và không nhận những bài làm không đúng quy cách. Giáo viên càng hạ thấp yêu cầu bao nhiêu thì càng khó giáo dục bấy nhiêu.
g. Giữ vững trạng thái tâm lý hào hứng, vui vẻ, tự tin giờ lên lớp.
Kết quả giảng dạy không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất nhân cách và trình độ chuyên môn mà còn phụ thuộc vào trạng thái, tâm lý của Giáo viên . Trạng thái tâm lý của Giáo viên cũng ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của học sinh giờ lên lớp. Học sinh thường rất tinh và nhạy cảm việc quan sát, Giáo viên thể hiện trên lớp với tâm lý vui vẻ, phấn khởi, say sưa hay chỉ coi đó là công việc miễn cưỡng. Nếu Giáo viên giảng dạy với tâm lý buồn chán, miễn cưỡng thì khó có thể làm cho học sinh học tập có kết quả được.
Phải biết tự kìm chế, không được bộc lộ tâm trạng nào có hại cho công việc. Những điều vui buồn của giáo viên phải nhằm tác động giáo dục tích cực đến với học sinh – Vui khi học sinh ngoan, học tốt. Không vui khi học sinh không làm tròn nhiệm vụ.
Giáo viên cần tạo ra một tâm trạng hào hứng, vui vẻ, tự tin cho mình quá trình lên lớp. Sự chuẩn bị chu đáo bài giảng có không khí phấn chấn, tự tin giờ lên lớp giúp cho học sinh hào hứng học tập, tích cực tư duy sáng tạo khi học.
h, Có đạo đức, tư thế tác phong mẫu mực trước học sinh.
Giáo viên là tấm gương của học sinh, là đối tượng của hàng chục, hàng trăm con mắt của học sinh quan sát. Những gương tốt được học tập, bắt trước, những gương xấu được các em nhận xét, phê phán, điều đó chứng tỏ bộ mặt đạo đức, văn hoá của Giáo viên được thể hiện ở cuộc sống mẫu mực mọi lúc, mọi nơi. Đứng trước học sinh, bao giờ Giáo viên cũng cần có cử chỉ đẹp, dáng điệu đàng hoàng, không có những lời nói tục tằn, thô lỗ. Cách ăn mặc bao giờ cũng sạch sẽ, giản dị. Các kiểu trang điểm cầu kỳ, cử chỉ, giọng nói quá “điệu” cũng như lối ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, thiếu vệ sinh đều không phù hợp với phong cách của người Giáo viên. Tư thế, tác phong mẫu mực, đàng hoàng của Giáo viên không những chứng tỏ thái độ lịch sự với mọi người mà còn tỏ ra tự trọng với mình và có ảnh hưởng tốt đến học sinh.
Đạo đức, tư thế, tác phong biểu hiện một phần quan trọng của nhân cách và trình độ văn hó của người Giáo viên nhân dân.
Rèn luyện mình trờ thành con người mẫu mực là một những yêu cầu quan trọng nhất của việc bồi dưỡng các phẩm chất, nhân cách của nhà giáo.
3. Kết quả
Bằng sự thống nhất chỉ đạo về một số yêu cầu sư phạm của Giáo viên giờ lên lớp như đã làm ở trên. Tôi thấy hầu hết cách đồng chí Giáo viên nhà trường đã có sự chuyển biến vượt bậc các tiết dạy, Giáo viên bình tĩnh, tự tin, sử lý linh hoạt các tình huống của học sinh xáy ra trên lớp. Điều mà tôi tâm đắc nhất là: Các tiết học diễn ra sôi nổi, không khí lớp vui vẻ, học sinh rất hào hứng, nhiệt ình tham gia xây dựng bài, thực sự có niềm say mê học tập.
Qua dự giờ thăm lớp, một số đồng chí Giáo viên trường khác Huyện tôi thấy Giáo viên trường tôi hơn hẳn về phương pháp giảng dạy, cũng như tác phong sư phạm, cách sử lý nhanh nhạy các tình huống nảy sinh giờ học. Một 100% các đồng chí Giáo viên có đạo đức tư thế, có tác phong mẫu mực thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
VII. Kết luận
Để mối Giáo viên có được một số yêu cầu sư phạm cần thiết giờ lên lớp là một điều khó. Nó không những phụ thuộc vào năng khiếu, năng lực của mỗi người mà đòi hỏi mỗi Giáo viên phải kiên trì, linh hoạt tự mình rèn rủa không những ở bài giảng mà còn phải rèn rũa ở mọi nơi, mọi lúc. Song với sự chỉ đạo sát sao, nhận xét tỉ mỉ qua các giờ dạy, các đồng chí Giáo viên trường tôi đã đạt được kết quả như trên. Qua đó tự bản thân tôi đã tự rút ra được một số kết luận như sau:
- Muốn thu hút học sinh vào bài giảng, Giáo viên trước hết phải tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với học sinh.
- Trước khi lên lớp phải nghiên cứu, thiết kế nội dung và cách thức giảng dạy để tạo cho giờ học thuận lợi.
- Mỗi tiết học cần nắm vững phương pháp riêng của từng môn.
- Khi giảng, nội dung cần có logíc chặt chẽ, biết vận dụng sáng tạo nội dung bài, tránh dập khuôn máy móc. Biết trình bày bảng và đồ cùng khoa học, chữ viết đẹp và hấp dẫn phù hợp với trình độ của học sinh.
- Cần nghiên cứu kỹ nội dung để nhanh trí giải quyết những tình huống xảy ra lớp.
- Có yêu cầu nhất định và cương quyết đối với việc giao nhiệm vụ cho học sinh. Có thái độ cương quyết việc thực hiện những yêu cầu giáo dục.
- Giữ vững trạng thái tâm lý hào hứng, vui vẻ, tự tin giờ lên lớp. Chuẩn bị chu đáo bài giảng để có không khí phấn chấn, tự tin ở bài giảng của mình.
- Có đạo đức, tư thế, tác phong mẫu mực đối với học sinh.
Với kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân rút ra qua thực tế quả lý chỉ đạo. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để mỗi đồng chí Giáo viên khi bước lên bục giảng đều có tác phong sư phạm mẫu mực, thu hút học sinh vào bài giảng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nói riêng và hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung.
Ngọc Trạo, ngày 20 tháng 2 năm 2008
 Người viết
Đỗ Thị Lý

File đính kèm:

  • docSKKN_LY.doc
Sáng Kiến Liên Quan