Sáng kiến kinh nghiệm Xử lý rác thải ở trường học

Cơ sở lí luận

Môi trường là tầm quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.

Các yếu tố tạo thành môi trường rất đa dạng như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi hưởng thụ và trao đổi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ.

Bảo vệ môi trường hiện là một trong mối quan tâm mang tính toàn cầu ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 củ Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 vè định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xử lý rác thải ở trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phấn khởi khi thành quả lao động đó do chính các em làm ra. Ngoài ra học sinh còn có tính cộng đồng trách nhiệm, có tính tự lập, tự giác và tính kỷ luật cao góp phần giáo dục đạo đức học sinh theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
Song để vấn đề xử lý rác thải một cách khoa học và mang tính đồng bộ tất cả các trường trong Huyện, trong Tỉnh đều vào cuộc. Tôi mong muốn các cấp các ngành, nhất là PGD&ĐT, SGD&ĐT cần có hướng chỉ đạo nhất định mang tính đồng bộ, thứ hai có thể hỗ trợ cho các trường một phần kinh phí bằng cách trang bị các thùng đựng rác có ký hiệu khác nhau để các trường phân loại rác .Thực tế không phải các trường không làm được nhưng nếu mạnh ai người ấy làm, mỗi trường một màu, mỗi trường một kiểu không mang tính chỉ đạo rõ ràng thì hiệu quả không cao. Hơn nữa khi tất cả các trường trong Huyện hay rộng ra là trong toàn Tỉnh cùng đồng loạt sử dung, chúng ta đã thấy được sự chỉ đạo hiệu quả của ngành ta, chúng ta sẽ thấy bất kể PHHS hay ai đến trường tự họ cũng có ý thức là phải phân loại rác nếu sử dụng rác, điều đó gián tiếp giáo dục mọi người đều có tinh thần phân loại rác để cùng nhau bảo vệ môi trường chung của chúng ta.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Lượng rác ngày một nhiều khi nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt của con người ngày càng cao.
1.2. Vấn đề thu gom rác các nhà trường đã có sự quan tâm, song chưa đồng bộ, chưa triệt để.
1.3. Mang lại lợi ích nhất định trong vấn đề xử lý rác.
1.3.1. Về phát triển cộng đồng.
Nâng cao ý thức của học sinh về bảo vệ môi trường
Học sinh tự lập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, nơi ở, không vứt rác bừa bãi, thu gom, đổ rác đúng nơi qui định
Tạo ra mô hình về quản lý và xử lý rác thải
Nhân viên nhà bếp các trường có bếp ăn bán trú tiết kiệm được thời gian, làm việc khoa học hơn.
Chủ động được nguồn phân bón hữu cơ khi chăm sóc hoa viên cây cảnh của trường
1.3.2. Về bảo vệ môi trường
Quản lý - xử lý rác thải tại nguồn
Góp phần tạo nên môi trường “ Xanh-sạch-đẹp”
1.3.3.Phát triển bền vững
Tái chế, tái sử dụng rác thải
Thêm thu nhập từ bán phế liệu
Góp phần hạn chế khai thác tài nguyên, không mất diện tích nhiều khi phải chôn lấp rác.
2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
	2.1. Cơ sở lí luận
Môi trường là tầm quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Các yếu tố tạo thành môi trường rất đa dạng như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh...
Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi hưởng thụ và trao đổi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong mối quan tâm mang tính toàn cầu ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 củ Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 vè định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Bất cứ hành động nào của con người cũng có ảnh hưởng đến môi trường. Nhận thức lấy con người làm trung tâm cho rằng: “ Chúng ta phải đối sử với trái đất và như vậy trái đất sẽ đối sử với chúng ta”. Kiểu nhận thức này không còn phù hợp với phát triển bền vững. Nhận thức lấy thiên nhiên làm trung tâm “ Chúng ta phải tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng trái đất, vì trái đất và những sinh vật của nó cũng có quyền được tồn tại như con người chúng ta”. Nhận thức này con người và môi trường tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau và là một bộ phận của một thực thể thống nhất. “Chất lượng môi trường trái đất và sức khỏe của nhân loại là không tách rời nhau”. Chúng ta đang phấn đấu một “môi trường xanh sạch đẹp”, con người phát triển toàn diện “ Đức -Trí-Thể - Mĩ”.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Nhìn lại con số từ những năm 1999, trong hai ngày 11 và 12 tháng 9 năm 1999 ngưới dân Hà Nội xôn xao, lo lắng vì rác thải không được vận chuyển ra khỏi thành phố, ứ đọng tới 1700 tấn rác thải các loại. Tại sao người ta lo sợ rác ? 
Rác thải cho dù là rác sinh hoạt thông thường đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Rác thối rữa, gây mùi rất khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Các bãi rác là nơi chuột, ruồi, nhặng và các côn trùng có hại, các vi trùng gây bệnh sinh sôi, nảy nở. Ở bãi rác trứng giun đũ có thể tồn tại được gần một năm, vi khuẩn thương hàn tồn tại 100 ngày, vi khuẩn lỵ tồn tại 40 ngày. Các loại này sẽ qua trung gian ruồi, muỗi gây bệnh cho người. 
Người ta còn hay dùng rác để san lấp ao hồ. Lượng rác này sau khi phân hủy sẽ có tác động trực tiếp tới nguồn nước mặt và nước ngầm, làm cản trở dòng chảy, không có khả năng xử lý nước. Rác thải sẽ làm cạn dần lượng ô xi trong nước, cản trở quá trình truyền ánh sáng, quang hợp, cản trở sự làm sạch nước ao hồ tự nhiên, sẽ gây bệnh dịch, hủy diệt các sinh vật sống trong nước. Số rác thải không thu gom hết, bị đổ xuống ao hồ, cống rãnh, đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các đô thị.
Rác và nước thải bệnh viện không qua xử lý, thải thẳng ra môi trường là nguồn lây nhiễm các loại vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Ngoài ra các loại rác thải đặc biệt như rác thải công nghiệp, rác thải là chất dẻo không phân hủy...cũng gây nguy hiểm không kém đến sức khỏe con người và tàn phá môi trường.
Các loại rác thải là túi ni lon thật ghê gớm. Nếu lẫn vào đất, túi ni lông phải mất 20 đến 500 năm ( tùy loại) mới phân hủy được. Thời gian đó sẽ làm cản trở sinh trưởng cây trồng, hệ rễ không phát triển được. Đất mất liên kết với nhau dễ gây ra xói mòn. Túi ni lon vùi trong đất cũng góp phần làm tắc nghẽn các mạch nước ngầm trong đất.
Túi ni lon khi vất xuống cống, sẽ làm tắc cống và dẫn tới tăng khả năng ngập lụt các đô thị, gây ô nhiễm nguồn nước và lây lan bệnh tật.Túi ni lon trôi ra biển sẽ làm chết các sinh vật biển do nuốt phải ( Mỗi năm có khoảng 100.000 động vật biển chết vì nuốt phải túi ni lon). Một số túi ni lon màu chứa các chất kim loại nặng(Cd, Pb) khi đựng thức ăn sẽ gây tác hại cho não và ung thư phổi. Việc tiêu hủy túi nilon bằng cách đốt có thể sinh ra chất Điôxin rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Nhận thức được tính nguy hiểm của túi nilon đối với môi trường. Một số nước đã sản xuất và sử dụng bao bì nilon bằng chất dẻo có nguồn gốc thực vật phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên công nghệ sản xuất có giá thành cao, Việt Nam khó áp dụng.
Hơn nữa tính tự giác trong vấn đề vệ sinh môi trường của người dân nhất là người dân Việt Nam chưa cao. Nhà nước chưa có một giải pháp hữu hiệu nào để nâng cao nhận thức của người dân về việc này. Để người dân có tính tự giác thì rất khoát là nâng cao nhận thức của họ về vấn đề bảo vệ môi trường.
 Học sinh trong các nhà trường THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi, đây là lứa tuổi nhạy cảm nhất của tổng thể cuộc đời con người.Tập trung nhiều mặt tích cực như khỏe mạnh, hồn nhiên, mau lớn nhưng cũng là lứa tuổi được bố mẹ cưng chiều nên sinh ra tính ỷ lại, dựa dẫm, không có tính tập thể cao, đến trường coi công việc dọn vệ sinh trường lớp là không phải của mình hoặc nghĩ hôm nay ban A hay B trực nhật lớp nên việc tự cúi xuống nhặt rác bỏ vào thùng đựng rác là rất khó. 
Các trường học có bếp ăn bán trú hàng ngày lượng rác thải đủ loại thải ra như cuống rau, thức ăn thừa, vỏ sữa tươi, vỏ sữa chua, vỏ bao bì ni lon, vỏ chai dầu ăn...thải ra tường đối nhiều. Song lượng rác thải đó thường cho vào bao chở đến một nơi qui định nào đó hoặc để ở thùng rác nhà trường sau đó mới đi đổ rác hoặc chôn lấp tại góc vườn trường, tạo ra một môi trường nhìn bề ngoài là sạch sẽ nhưng thực chất nó đã đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, nâng cao được ý thức học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường ngay từ việc xử lý rác thải trong trường học.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
3.1.Nghiên cứu lý thuyết:
3.1.1. Đối với các trường có bếp ăn bán trú:
Trong thực tế chúng ta thấy có 100 % Các trường Mầm non có bếp ăn bán trú và khoảng 30% các trường Tiểu học ở vùng Nông thôn, 60% các trường Tiểu học ở vùng thành thị có bếp ăn bán trú. 
Hàng ngày lượng rác thải từ các bếp ăn như: Thức ăn thừa, phụ phế phẩm trong quá trình nấu ăn, chai nhựa, túi ni lon, các vật dung bằng kim loại bị hỏng....là không ít.
3.1.2. Đối với các trường không có bếp ăn bán trú;
Rác thải như sách vở cũ, giấy nháp, giấy in sai, vỏ chai nhựa, lon nước ngọt, bóng đèn thủy tinh vỡ, linh kiện điện tử bị hỏng, túi ni lon vật dụng đựng thức ăn quà sáng của học sinh...
Lượng rác thải của trường có bếp ăn bán trú hay chưa có bếp ăn bán trú thải ra hàng ngày trong quá trình sử dụng là không nhỏ, tích tiếu thành đại , khoảng một vài ngày lượng rác thải là rất lớn.
3.2. Khảo sát thực tế và kết quả qua khảo sát.
3.2.1. Nội dung khảo sát.
- Khảo sát phóng vấn các nhân viên nhà bếp trường có bếp ăn bán trú
- Khảo sát, phóng vấn học sinh các trường không có bếp ăn bán trú
- Tổng kết- Phân tích kết quả
- Khảo sát thành phần rác
3.2.2. Kết quả qua khảo sát.
Tham quan thực tế phỏng vấn ý kiến nhân viên bếp ăn bán trú và các em học sinh trường Tiểu học và THCS một số trường, kết quả cho thấy một số biện pháp xử lý rác thải các trường học đang thực hiện hiện nay như sau;
 - Tập trung rác lại và chở rác ra một nơi qui định chung cách này đơn giản, đỡ tốn nhưng sẽ tạo ra rác lớn, biến thành ổ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh
 Ảnh chụp một bãi rác tháng 01 năm 2015 tại một địa điểm đổ rác gần khu vực dân cư sinh sống.
- Các trường đã tìm một phần đất trống của trường để chôn rác nhưng cũng sẽ gây ô nhiễm đất, các mạch nước ngầm.
- Rác được đốt đi gây ô nhiễm môi trường không khí
- Các loại rác thường gặp ở các trường học hiện nay.
Loại rác
Tỉ lệ (%)
Rác hữu cơ dễ phân hủy dạng mềm (Vỏ dưa, cọng rau thừa, thức ăn thừa bị ôi thiu...). 
62,72
Rác có khả năng tái chế sử dụng ( Vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, đồ dùng điện tử bị hỏng, vỏ hộp đựng hàng, giấy nháp của học sinh, sách vở cũ...)
31,25
Rác không có khả năng tái chế, tái sử dụng (Vỏ túi ni lông đựng hàng, bóng đèn vỡ, vỏ gói mì tôm, cành cây gẫy, lá cây, cỏ khô...)
5,03
4.Thực hiện biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải.
4.1. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và tại sao phải phân loại rác.
a, Đối tượng được tuyên truyền
Cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh các trường học.
b, Thời gian
 Sáng thứ hai đầu tuần hoặc các buổi ngoại khóa
Gặp trực tiếp các nhân viên nhà bếp đối với các trường có bếp ăn bán trú vào các giờ nghỉ giải lao.
c, Địa điểm: Tại các nhà trường
d, Nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền để mọi người hiểu về ý nghĩa môi trường đối với cuộc sống. Tác động của con người, đặc biệt trong thời đại KHKT phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên trái đất, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường ngày càng ttrở lên trầm trọng đang đe dọa sức khỏe con người, khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán lũ lụt, lỗ thủng tầng Ôzôn...đang là vấn đề có tính chất toàn cầu.
Tuyên truyền để mọi người hiểu về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.
Tuyên truyền để mọi người hiểu ô nhiễm môi trường do nhiều tác nhân gây lên trong đó rác thải là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.
 Hàng năm, nước ta phải tiêu tốn đến 15.000 tỷ đồng và 5000 ha, diện tích đất quanh đô thị để xử lý và chôn lấp rác thải. Ngoài ra, Nhà nước cũng đã phải chi ra rất nhiều tiền để nhập các thiết bị công nghệ xử lý rác thải của các nước tiên tiến nhưng hiệu quả cũng không cao.
Để quá trình xử lý rác thải hiệu quả, chúng ta cần phải giải quyết 3 vấn đề sau: Thứ nhất phân loại rác triệt để. Thứ hai các chất hữu cơ trong rác thải phải được xử lý một cách an toàn tạo sản phẩm hữu cơ giàu mùn. Thứ ba tái chế toàn bộ chất rẻo và phần lớn chất thải rắn. Trong ba yếu tố trên, yếu tố phân loại rác thải là quan trọng hơn cả.
+Lợi ích của việc phân loại rác: Giúp cho việc quản lý tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác, góp phần cải thiện môi trường.
Lợi ích của việc tái chế rác: Giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.
+ Tác hại của việc không phân loại rác
Do rác bị bới móc nhiều lần bởi những người thu gom rác và nhặt rác nên dễ rơi vãi xuống đường làm mất vệ sinh, gây mùi hôi thối và mất mĩ quan.
Những người thu gom và nhặt rác tiếp xúc trực tiếp với lượng rác lớn, khả năng nhiễm các bệnh truyền nhiễm cao.
Gây trở ngại cho các công đoạn xử lý tiếp theo.
Phân loại một khối lượng rác lớn và tập trung sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, vận hành và khó đảm bảo vệ sinh.
4. 2. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
Mỗi một loại rác có cách xử lý thích hợp, vì vậy cần phải phân loại rác. Không những thế mà từ việc phân loại rác, người ta có thể chủ động thay đổi thành phần của rác.
Có nhiều cách phân loại rác từ chỗ phát sinh rác. Hãy đặt các thùng rác có màu sắc khác nhau để chứa các loại rác khác nhau.
Rác có nhiều loại rác, mỗi nhà trường ít nhất có 03 thùng rác có màu sắc khác màu nhau (Hoặc dán chữ để phân biệt các thùng đựng rác khác nhau) và hướng dẫn người sử dụng, hướng dẫn học sinh vứt rác đúng thùng rác qui định. 
Thùng thứ nhất: Đựng rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, cuống rau, vỏ củ, vỏ quả...
Thùng thứ hai: Đựng rác thải khó phân hủy ( Có thể tái sử dụng, tái chế) như Sách, vở cũ, chai nhựa, lon nước ngọt, các vật dụng bằng kim loại... 	Thùng thứ ba: Đựng rác thải khác (Không thể tái sử dụng, tái chế) Như : Pin, ắc quy, bóng đèn, thủy tinh vỡ,linh kiện điện tử bị hỏng như cành cây bị gẫy, lá cây rụng, cỏ rác ....
Ví dụ:
a, Rác thải dễ phân hủy:
- Thức ăn thừa
- Phụ phế phẩm trong quá trình nấu ăn như: Cuống rau, vỏ củ, vỏ quả...
 Hình ảnh minh họa
b, Rác thải khó phân hủy ( Có thể tái sử dụng, tái chế)
- Sách, vở cũ
- Chai nhựa, lon nước ngọt.
- Các vật dụng bằng kim loại...
 Hình ảnh minh họa
c, Rác thải khác ( Không thể tái sử dụng, tái chế)
- Pin, ắc quy
- Bóng đèn, thủy tinh vỡ
- Linh kiện điện tử bị hỏng
- Cành cây, lá cây. Cỏ rác...
 Hình ảnh minh họa
4.3. Phương pháp xử lý rác thải
Rác không phải là vô dụng. Nhiều chất liệu có giá trị có thể được phục hồi từ rác. Có người thợ, có cô giáo, có học sinh khéo tay đã biến những sản phẩm rác thành vật phẩm để trang trí đồ dùng dạy học hoặc đồ chơi cho trẻ em rất đẹp. Rác có thể tận dụng bán phế liệu, rác có thể ủ làm phân bón....
Loại rác ở thùng rác thứ nhất: (Thức ăn thừa, Phụ phế phẩm trong quá trình nấu ăn như: Cuống rau, vỏ củ, vỏ quả...) trở ra một nơi cố định để ủ tạo thành phân bón cây ( Đổ rác vào hố rác để ủ, khi nhiệt độ hạ ta có thể cho vào đó một lượng giun đất, giun làm cho đất tơi xốp, giun sinh sôi ra nhiều có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi...)
Loại rác ở thùng rác thứ hai: ( Sách, vở cũ, chai nhựa, lon nước ngọt, các vật dụng bằng kim loại...) mang bán phế liệu tăng thêm phần thu nhập
Loại thùng rác thứ ba: (Pin, ắc quy, bóng đèn, thủy tinh vỡ, linh kiện điện tử bị hỏng cành cây, lá cây, cỏ rác...) đổ vào lò đố rác để đốt hoặc mang đi chôn lấp.
+ Sơ đồ hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.
 Thu gom Thu gom Thu gom
Ủ phân
Kho chứa
Lò đốt rác
Bãi chôn lấp
Biogas
Bán phế liệu
Phân
5. Kết quả đạt được.
	- Giúp cho việc quản lý rác được tốt hơn
	- Hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác, tạo quang cảnh “Xanh - sạch –Đẹp”
	- Giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp
	- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Đem lại hiệu quả kinh tế từ 3 đến 4 triệu đồng một năm đối với nhà trường
6. Điều kiện để áp dụng sáng kiến.
Áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường học từ khối Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Rác là một phần của cuộc sống. Nhưng ngày nay, rác không chỉ đi ra từ cuộc sống, mà còn quay lại, đi vào cuộc sống, cùng con người xây dựng một thế giới mới, thế giới không rác thải. Đó mới thực sự mang ý nghĩa là một phần tất yếu của cuộc sống. Rác không phải là đồ bỏ đi nếu con người biết đặt nó đúng vị trí. Nếu được đặt đúng vị trí và được nhìn nhận vai trò một cách khách quan, rác sẽ mang lại nguồn lợi vô cùng lớn cho con người. Dân tộc Việt Nam cần cù, người Việt Nam thông minh, tin rằng một ngày mai, những người trẻ Việt Nam sẽ xây dựng đất nước tươi đẹp này trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, phát triển. Bên cạnh đó sẽ là một Việt Nam rất xanh và rất sạch cùng bè bạn năm châu.
Các trường trong Huyện, trong toàn Tỉnh thực hiện triệt để các qui trình xử lý rác thải sẽ tạo môi trường “ Xanh - Sạch - Đẹp” và sẽ tiết kiệm được khoản kinh phí nhất định cho nhà trường. Đồng thời giáo dục ý thức tự giác, kỹ năng sống cho học sinh. cho học sinh.
2. Kiến nghị.
2.1. Đối với các nhà trường
Quan tâm hơn nữa tới vấn đề phân loại rác và xử lý rác thải trong nhà trường.
Làm tốt công tác tuyên truyền để học sinh có ý thức tốt khi xả rác và phân loại rác thải
Làm tốt công tác XHHGD để PHHS, giáo viên, nhân viên, học sinh, các cấp, các ngành quan tâm đến vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải.
2. Đối với các cấp lãnh đạo.
Quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí để đồng loạt trang bị cho các nhà trường trong Huyện, trong Tỉnh những thùng rác theo hình thức thùng đựng rác phân loại rác.
Khuyến khích sử dụng tối đa những vật dụng còn sử dụng được trước khi vứt bỏ như chai, lọ, bao bì, giấy...giúp giảm nguồn thải. Hạn chế sử dụng những đồ vật “Dùng một lần”.
Trên đây là sáng kiến trong việc “ Xử lý rác thải ở trường học” mà tôi nhận thấy rất hiệu quả.
 Tôi xin chân thành cám ơn !
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
THCS
Trung học cơ sở
PGD&ĐT
Phòng giáo dục và Đào tạo
SGD&ĐT
Sở giáo dục và Đào tạo
KHKT
Khoa học kỹ thuật
PHHS
Phụ huynh học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường của Nhà xuất bản giáo dục
2. Hỏi đáp về môi trường và sinh thái của Nhà xuất bản giáo dục
3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn THCS của Nhà xuất bản giáo dục.
MỤC LỤC
 Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
1. Tên sáng kiến
1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
3. Tác giả
1
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
1
5. Đơn vị đầu tiên áp dụng sáng kiến
1
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
1
7. Thời gian áp dụng
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
5
 2.1.Cơ sở lý luận
5
 2.2. Cơ sở thực tiễn
6
 3. Các giải pháp thực hiện
8
 3.1. Nghiên cứu lý thuyết
8
 3.1.1. Đối với các trường có bếp ăn bán trú
8
 3.1.2. Đối với các trường không có bếp ăn bán trú
8
 3.2. Khảo sát thực tế và kết quả qua khảo sát
8
 3.2.1. Nội dung khảo sát
8
 3.2.2. Kết quả qua khảo sát
9
4. Thực hiện biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải
10
4.1. Truyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và tại sao phải phân loại rác.
10
4.2. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
12
4.3. Phương pháp xử lý rác thải
15
5. Kết quả
16
6. Điều kiện để áp dụng
16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
17
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xu_ly_rac_thai_o_truong_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan