Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh Lớp 3

Lựa chọn đơn vị kiến thức cần luyện tập củng cố.

- Giáo viên cần căn cứ sau mỗi mảng, nội dung kiến thức học buổi sáng

(trong tuần) để xây dựng nội dung ôn luyện cho buổi thứ hai sao cho sát đối tượng, phát huy được mặt mạnh của học sinh, khắc phục được hạn chế, lỗi học sinh thường mắc trong khi học. Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh. Nội dung xây dựng lựa chọn cần căn cứ vào đối tượng người học là chủ yếu xong phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.

- Sau khi lựa chọn được nội dung đơn vị kiến thức, dạng bài tập cần được củng cố, luyện tập, giáo viên cần thực hiện tốt 5 bước sau trong việc hướng dẫn học sinh ở bất cứ bài toán nào:

Bước 1 : Củng cố, bổ sung kiến thức có liên quan.

 Ví dụ : Để luyện tập về Tìm thành phần chưa biết của phép trừ ( Số bị trừ)

 GV cần củng cố cho HS một số nội dung cơ bản sau :

 + Tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.

 + Từ phép trừ lập hai phép cộng.

 ( SBT = Hiệu + Số trừ, SBT = Số trừ + Hiệu )

 + Quy tắc tìm Số bị trừ.

Bước 2 : Cách nhận dạng bài toán.

 Muốn học sinh làm tốt một bài toán, giáo viên cần giúp HS xác định dạng toán của bài bằng hệ thống câu hỏi phân tích bài toán, dựa vào các dữ kiện bài toán cho, dấu hiệu cơ bản trong bài toán. Sau khi xác định được dạng toán rồi, học sinh sẽ tìm được cách giải bài toán đúng.

 Ví dụ : Mẹ có một số trứng đem ra chợ bán, mẹ bán được 34 quả trứng, mẹ còn lại 65 quả trứng. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu quả trứng ?

 Với bài toán này, giáo viên cần giúp HS xác định được đây là bài toán lời văn dạng toán Tìm số bị trừ thông qua việc khai thác bài toán. Nếu giáo viên không khéo trong việc khai thác bài toán sẽ dẫn đến việc giải bài toán không đúng theo đặc trưng của toán tiểu học mà sa đà sang toán Giải phương trình của Trung học cơ sở.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hia 9 – Toán 3
Bài 3/ tr68: Có 45kg gạo, chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki – lô- gam gạo?
Thay đổi được bài toán mới: 
Bài 1: Có 72 học sinh xếp thành các hàng bằng nhau. Số học sinh mỗi hàng là số lớn nhất có một chữ số. Hỏi xếp được bao nhiêu hàng?
Cách 4: Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng câu hỏi khó hơn.
Ví dụ 1: Luyện tập về “ So sánh các số trong phạm vi 10 000” – Toán 3.
Bài 2/tr 101 : Viết các số 4208; 4802; 4280; 4082.
Theo thứ tự từ bé đến lớn..
Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Thay đổi ta được bài toán mới :
Bài toán mới: Sắp xếp các số trong từng nhóm trên theo thứ tự:
Tăng dần:
Giảm dần: 
	- Học sinh lớp thực hiện yêu cầu trên của bài toán khi giáo viên đã thay đổi các số có bốn chữ số trong từng nhóm ( theo cách 1).
	- Khuyến khích học sinh thực hiện yêu cầu của bài toán mới. Qua đó, ngoài việc xác định được số lớn nhất của dãy số, học sinh thực hiện so sánh, sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Ví dụ 2: Luyện tập “ Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số” – Toán 3.
	Bài 2 / tr77. Đặt tính rồi tính
 684 : 6 845 : 7 630: 9 842 : 4
	Thay đổi ta được bài toán như sau mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài toán: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
	Bài toán mới: Đặt tính để tìm thương và số dư (nếu có), biết số bị chia và số chia lần lượt là: 
 645 và 6 945 và 8 810 và 9 962 và 3
 - Dạng bài tập này chỉ nên yêu cầu HSTB thực hiện bài toán khi yêu cầu rõ ràng như Bài 2/tr77. HSKG thực hiện bài toán ngược. Việc thực hiện bài toán đó đồng thời củng cố, rèn kĩ năng cho HS về thực hiện phép chia để tìm thương và số dư.
	Ví dụ 3: Luyện tập : Xem đồng hồ - Toán 3
	Bài 4 /Tr14 : Vào buổi chiều, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
 (Chụp đồng hồ đưa vào)
	Thay yêu cầu bài toán ta được: 
Bài toán mới:
Nam đi đá bóng lúc 17giờ kém 5 phút, Hùng đi đá bóng lúc 4 giờ 55 phút chiều. Hỏi bạn nào đi đá bóng muộn hơn? ”
Bình đến lớp lúc 13 giờ 45 phút. Tuấn cũng đến trường cùng thời gian với Bình. Hỏi Tuấn đến trường lúc mấy giờ chiều?
Lan tan học lúc 16 giờ 30 phút, Hồng cũng được ta học lúc 4 giờ 30 phút chiều. Hỏi bạn nào tan học trước?
Đây cũng là một dạng bài tập tưởng trừng đơn giản, nhưng với học sinh trung bình thì lại rất dễ bị lừa bởi những câu hỏi đánh lạc hướng của giáo viên. Các em thường suy luận ngay “ 15 giờ nhiều hơn 3 giờ chiều, 13giờ 45 phút nhiều hơn 1 giờ 45 phút chiều”. Từ đó trả lời câu hỏi “ Nam đi muộn hơn Bình...”
- Ở dạng bài tập này, học sinh trung bình chỉ cần hiểu được 
 17giờ kém 5 phút = 4 giờ 55 phút chiều 
 1giờ 45 phút = 13 giờ 45 phút
 16 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút chiều.
- Khuyến khích học sinh thực hiện như trên xong các em cần suy luận rằng “ hai bạn thực hiện công việc đó cùng thời gian, không ai sớm hơn ai. ” Biết phân tích tình huống, mối quan hệ giữa các yếu tố bài toán, sau đó trả lời câu hỏi theo cách suy luận logic. Không nhìn vào yếu tố bề ngoài mà kết luận bài toán. 
Cách 5: Tạo lập đề toán từ một phép tính cho trước hoặc từ một tình huống bằng hình ảnh.
	Đây là một dạng bài tập phát triển dành cho bồi dưỡng học sinh khá giỏi thường áp dụng cho giải toán có lời văn. Nó huy động ở học sinh khả năng phân tích, khái quát, nhớ lại các dạng bài tập liên quan. Từ đó trên cơ sở phép tính cho trước để đặt đề toán tương ứng rồi giải lại bài toán.
	Ví dụ1: Đặt một đề toán giải bằng phép tính sau:
	48 : 8 = 6 
	B1: Học sinh cần phải khái quát, nhớ lại các dạng bài toán lời văn giải bằng phép tính chia: “Toán tìm một trong các thành bằng nhau của một số ”, “ Toán Giảm một số đi nhiều lần ”, “ bài toán liên quan đến bảng chia 8”.
	B2: Sau khi xác định được dạng toán liên quan đến cách giải bài toán đó, chọn một dạng toán để đặt đề. 
	B3: Gắn yếu tố bài toán cho biết với thành phần của phép tính. Kết quả gắn với điều phải tìm. Lựa chọn danh số.
	Minh họa: Giả sử chọn dạng toán “ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”. Vậy 48 và 8 là hai số gắn với điều đã biết, 6 là số gắn với yếu tố phải tìm –> yêu cầu của bài toán: “ Lan đếm trong vườn có tất cả 48 cây, trong đó số cây cam bằng số cây trong vườn. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây cam?
 	Nếu học sinh chọn dạng toán “Giảm một số đi nhiều lần ”: “ Chị Lan có 48 quả cam, sau khi đem bán thì số quả cam giảm đi 8 lần. Hỏi chị Lan còn bao nhiêu quả cam ? ” 
	Chọn dạng toán đơn “vận dụng bảng chia 8”: “ Có 48 con thỏ nhốt đều vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con thỏ? ”
VD2: Từ dãy tính 72 - 6 x 5
 Ta có thể tạo ra đề toán: Có 72kg gạo người bán hàng đã đóng vào 5 túi loại 6kg. Hỏi còn lại bao nhiêu ki lô gam. ( Toán 3 )
	Cách 6: Tạo lập đề toán bằng cách đảo ngược bài toán đã biết.
	 Thường áp dụng cho các dạng bài toán: Tính, tìm x, toán lời văn...
	Ví dụ 1: - Tiết Luyện tập chung - Toán 3
BT2/Tr120 - Đặt tính rồi tính:
4691 : 2 1230 : 3 1607 : 4 1038 : 5
Ta có thể thay đổi yêu cầu của bài toán như sau: 
Tính rồi thử lại bằng phép nhân hoặc bằng phép chia.
	Ví dụ 2: Luyện tập về bài toán “ Gấp một số lên nhiều lần ” – Toán 3.
	Bài 2/ tr31: “ Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? ”
	Ta có thể lật ngược bài toán theo hai cách.
	C1: Con hái được 7 quả cam. Nếu gấp 5 lần số cam của con lên thì bằng số cam của mẹ hái. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? ( HSG ) 
 	C2: Mẹ hái nhiều hơn 5 lần số cam của con. Biết con hái được 7quả cam. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
	Vậy mặc dù bài toán xuất hiện từ “ hơn ....lần ”, nhưng vẫn là dạng toán 
“ Gấp một số lên nhiều lần. ”
2.3. Minh họa xây dựng hệ thống bài tập cho một tiết Toán tăng cụ thể.
a. Nguyên tắc.
	- Hệ thống bài tập xây dựng trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng, vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học qua.
- Bài tập mang tính tầng bậc, dễ đến khó, phân hóa trong từng yêu cầu của bài tập, phù hợp với đối tượng học sinh lớp.
- Bài tập mang tính cơ bản, phát triển bài tập gắn với thực tế cuộc sống.
- Thể hiện thoát li sách giáo khoa. Bài tập ở dạng khác nhau tạo cho nội dung tiết học phong phú, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán mà vẫn thực hiện tốt và hiệu quả mục tiêu tiết học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tự học.
b. Minh họa: 
 Buổi sáng học tiết Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 gồm các bài tập:
 Bài 1: Tính
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
 Bài 3: Giải toán có lời văn
 Bài 4: Bài toán có liên quan đến nội dung hình học.
Với phương pháp truyền thống, khi soạn tiết toán Toán tăng với nội dung này, thì giáo viên trong trường tôi và các trường bạn đều soạn theo hướng như sau:
TOÁN (TĂNG)
Luyện tập: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu:
- Củng cố trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính, giải toán cho HS. HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có liên quan.
- Có ý thức yêu thích môn toán, chăm học toán.
II. Đồ dùng dạy học: BP chép BT4
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn tập lí tthuyết
- GV yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10000.
- Nói theo cặp.
- Một số HS nói trước lớp.
- GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
- HS lấy VD minh hoạ.
=> Chốt: Thực hiện theo hai bước:
B1. Đặt tính
B2. Tính.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- XĐ yêu cầu của bài.
2345 - 2322 8623 - 5291
5674 - 654 6074- 266
- Làm vào bảng con, một số HS làm bảng lớp
* Trình bày cách đặt tính và cách thực hiện của mình.
- GV và HS nhận xét, chốt cách làm đúng.
=> Củng cố về cách thực hiện cộng trừ các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: Tìm x
- XĐ yêu cầu của bài.
a. x + 1973 = 5086 c. 3435 - x = 456
b. x + 2354 = 4546 – 2617
* Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
- Làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng lớp 
- Trình bày cách thực hiện của mình.
- GV chữa bài.
=> Củng cố về tìm thành phần chưa biết.
Bài 3:(BP) Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng bán được 2530 kg gạo. Buổi sáng bán được nhiều hơn buổi chiều 912kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu ki – lô - gam gạo?
- Đọc đề.
- GV cùng HS phân tích đề.
- GV yêu cầu HS giải vào vở.
- Làm bài vào vở, một HS lên bảng làm; Dưới lớp trao đổi vở, chữa bài.
- GV chữa bài.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số ki – lô - gam gạo là:
 2530 – 912 = 1618 (kg)
 Đáp số: 1618kg gạo.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng phép trừ các số trrong phạm vi 10000.
Bài 4: 
- HS xđ yêu cầu của bài.
 Tìm một số , biết rằng lấy số đó cộng với 25 thì bằng 2653 trừ đi 178.
* Nêu cách làm của mình.
- GV hướng dẫn HS giải phần a.
Gọi số cần tìm là x, ta có:
x + 25 = 2653 -178
x + 25 = 2475
x = 2475 - 25
x = 2450
(Thử lại: 2450 + 25 = 2475
 2653 - 178 = 2475)
Vậy số cần tìm là 2450
- GV yêu cầu HS có thể giải theo cách khác.
- HS chữa bài vào vởphần a; Tương tự, HS tự giải phần b vào vở.
=> Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép tính liên quan đến phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10000.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách đặt tinh, cách tính phép trừ trong phạm vi 10000?
- Nhận xét giờ học.
Ta thấy hệ thống bài tập tiết toán tăng trên được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. GV hiểu phân hóa có nghĩa là trong tiết học phải có 1 đến 2 bài tập dành cho HS K- G. Nhưng với cách soạn và cách dạy như thế này khiến học sinh trong lớp còn tình trạng đến bài dễ học sinh K- G làm xong trước thì ngồi chơi, bài khó thì HS TB - Y chán nản vì không hiếu, không làm được. 
 Vậy dạy như thế nào là mở rộng, phân hóa trong một tiết học để phát huy tối đa khả năng học tập của mỗi học sinh qua tiêt Toán tăng. Sau đây, tôi xin đưa ra tiết dạy minh họa:
 Tiết Toán tăng “Luyện tập phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ”.
Mục tiêu: Học sinh cần rèn luyện kĩ năng tính, giải toán lời văn liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10000 
HĐ1: Ôn tập lí tthuyết (7- 10 phút)
- GV yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10000.
- Nói theo cặp.
- Một số HS nói trước lớp.
- GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
- HS lấy VD minh hoạ.
=> Chốt: Thực hiện theo hai bước:
B1. Đặt tính
B2. Tính.
HĐ2: Thực hành (20 - 25 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Đọc yêu cầu của bài.
2345 - 2322 8623 - 5291
5674 - 654 6074- 266
 - Bài có mấy yêu cầu?( GV đồng thời gạch chân từ quan trọng trong đề bài)
 - Yêu cầu HS làm bài (thời gian 3 phút)
 - Em nào làm xong trước có thể dùng phép cộng để kiểm tra kết quả của từng phép tính ?
 - KK HS tìm cách khác để kiểm tra.
 - Khi đặt tính, tính phép trừ em làm thế nào?
- 2 yêu cầu:
Yêu cầu 1: Đặt tính
Yêu cầu 2: Tính 
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp
* HS dùng phép cộng để thử lại
* HS thử lại bằng phép tính trừ.
- 1 vài em nhắc lại
- GV và HS nhận xét, chốt cách làm đúng.
GV chốt trừ các số trong phạm vi 10 000:
 + Đặt tính: Đặt số trừ dưới số bị trừ sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
 + Tính: Thực hiện từ phải sang trái.
Bài 2: Tìm x ( 5 phút)
- XĐ yêu cầu của bài.
a. x + 1973 = 5086 c. 3435 - x = 456
b. x + 2354 = 4546 – 2617
 - Muốn kiểm tra kết quả tìm x, em làm thế nào?(GV chỉ cụ thể vào phép tính)
* Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
- Làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng lớp 
- Trình bày cách thực hiện của mình.
* Thay giá trị của x rồi thực hiện tính.
- GV chữa bài.
=> Gv chốt: Tìm số hạng ( lấy tổng – số hạng đã biết); tìm số trừ (lấy Số bị trừ – hiệu)
Bài 3:(BP) Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng bán được 2530 kg gạo. Buổi sáng bán được nhiều hơn buổi chiều 912kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu ki – lô - gam gạo? ( 6- 7 phút)
- Đọc đề.
- GV cùng HS phân tích đề.
- GV yêu cầu HS giải vào vở.
 - Quan sát học sinh trong lớp, nếu thấy có HS làm xong trước, yêu cầu HS tìm tổng số ki – lô –gam gạo bán trong cả ngày. 
- Làm bài vào vở, một HS lên bảng làm; Dưới lớp trao đổi vở, chữa bài.
* HS tính tổng số ki – lô –gam gạo bán trong cả ngày. 
- GV chữa bài.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số ki – lô - gam gạo là:
 2530 – 912 = 1618 (kg)
 Đáp số: 1618kg gạo.
=> Gv chốt cách giải bài toán bằng phép trừ các số trong phạm vi 10000.
* HS nêu 5 bước giải bài toán
Bài 4: ( 5 – 7 phút)
- HS xđ yêu cầu của bài.
Tìm một số, biết rằng lấy 2653 trừ đi 178 thì bằng số đó cộng với 25.
* Nêu cách làm của mình.
- GV hướng dẫn HS giải phần .
Gọi số cần tìm là x, ta có:
2653 -178 = x + 25 
 2475 = x + 25
 x = 2475 - 25
 x = 2450
(Thử lại: 2450 + 25 = 2475
 2653 - 178 = 2475)
Vậy số cần tìm là 2450
- GV yêu cầu HS có thể giải theo cách khác.
- HS chữa bài vào vởphần a; Tương tự, HS tự giải phần b vào vở.
=> GV chốt cách làm bài toán Tìm số: Vận dụng dạng toán tìm thành phần chưa biết.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách đặt tinh, cách tính phép trừ trong phạm vi 10000?
- Nhận xét giờ học.
 2.4. Kết quả thực tiễn.
	Sau hai năm triển khai nội dung này trong dạy học Toán lớp3, học sinh hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy có kết quả như sau:
Đối với học sinh.
Tất cả học sinh rất hồ hởi đón nhận tiết toán tăng. Trong giờ học toán tăng các em rất có ý thức, đã thu hút được học sinh, đã gây được sự hứng thú trong học tập, học sinh thích học Toán hơn, chủ động trong việc tự tìm tòi kiến thức, tích cực, sôi nổi trong học Toán. Nhiều em đã biết tự ra được đề toán cho bản thân và cho các bạn trong lớp, các em tích cực hơn trong việc nêu câu hỏi cho GV. Tiết học đã diễn ra hoạt động trao đổi theo nhiều chiều khác nhau : Trò Trò, Thầy Trò, Trò Thầy. Học sinh có khả năng tự học, biết cách học. Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thu được kết quả như sau:	 
Năm học 2012 - 2013
Năm học 2013 - 2014
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
24%
36%
38%
2%
44%
40%
16%
0%
Thông qua bảng thống kê trên khẳng định rõ nhất tính khả thi của kinh nghiệm này của tôi trong dạy học Toán buổi thứ hai trên ngày, trong việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Với kết quả đạt được qua áp dụng những biện pháp trên, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học. 
Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống bài tập cũng như phát triển các dạng toán trong tiết Toán tăng nói chung và trong việc dạy tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3 nói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được năng lực chuyên môn, hiểu sâu hơn về chương trình và sách giáo khoa Toán 3, nắm chắc các phương pháp giảng dạy môn Toán. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học. Bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy tiết tăng, tiết dạy trở nên sôi động, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động. Trong tiết học toán làm tốt: “Thầy - chủ đạo” “Trò - chủ động - tích cực”. 
2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 “Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3” đề cập đến những vướng mắc trong giảng dạy môn Toán ở buổi thứ hai cho học sinh lớp 3. Để áp dụng, thực hiện tốt, có hiệu quả kinh nghiệm này trong giảng dạy học sinh, đòi hỏi cần có sự kết hợp đồng bộ giữa giáo viên, nhà trường và các cấp quản lí giáo dục. 
Sau khi áp dụng sáng kiến trên, tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Tránh 2 suy nghĩ :
+ Một là quá rụt rè cho rằng việc tạo lập các đề toán là công việc quá khó chỉ dành cho những người viết sách. Giáo viên chỉ sử dụng tốt sách giáo khoa, vở bài tập, các loại sách có sẵn là được.
+ Hai là quá tự tin cho rằng toán ở Tiểu học không có gì khó không cần nghiên cứu, học tập vẫn ra được nhiều đề toán hay.
- Phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, mạnh dạn trong thảo luận chuyên môn.
- Tích cực áp dụng những điều đã học được từ đồng nghiệp vào thực tiễn giảng dạy.
- Đổi mới quan niệm về dạy học:
+ Dạy học không chỉ tập trung vào nội dung ( tức là chỉ lo dạy “ cái gì ”) mà quan trọng hơn là hình thành phương pháp học tập, phương pháp tự học, tự giải quyết vấn đề thuộc phạm vi bài học để học sinh tự chiếm lĩnh (dạy để làm gì? dạy như thế nào? ).
+ Dạy học tránh xa kiểu dạy thụ động “ nhồi nhét”, hoặc dạy theo kiểu 
“bình quân”, “đồng loạt”, không quan tâm đến sự phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
	+ Trong dạy học Toán, mới chỉ dừng lại ở hướng dẫn học sinh các bước: Nghiên cứa tìm hiểu bài toán, thiết lập quan hệ giữa các dữ liệu để tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải toán và kiểm tra kết quả là giáo viên mới chỉ hoàn thành việc tổ chức, hướng dẫn giải một bài toán. Điều quan trọng hơn là sau khi học sinh giải xong bài toán đó, giáo viên cần làm gì, cần khai thác gì từ bài toán để phát huy hết khả năng tư duy, tính tích cực của học sinh khi học toán, khái quát được cách giải một bài toán, một dạng toán; Nâng cao mức độ khó của một bài toán; Tìm hướng giải quyết bài toán theo nhiều khả năng xảy ra...
 Biết tham mưu với nhà trường, địa phương và các tổ chức hoạt động xã hội... một cách hợp lý để có điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy.
 2.6. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ
 	Để áp dụng được sáng kiến đạt hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức và có phương pháp dạy học tích cực thì các yếu tố khác như (Trường học, các cấp lãnh đạo) có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học của bộ môn này. Vì vậy tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:
* Với cán bộ quản lí:
- Cán bộ quản lí cần nhận thức được việc nâng cao chất lượng đội ngũ là hết sức cấp bách và cần thiết và coi đây là nhiệm vụ số 1 của mọi năm học thông qua các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
	- Giao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình dạy học, có kiểm tra đánh giá.
	- Mọi ý kiến tham gia đóng góp cho các tiết dạy cần mang tính chất tham gia xây dựng, tránh áp đặt với giáo viên.
- Nắm được cái vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ, từ đó tác động kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ, giúp đỡ để giáo viên tự tin trong giảng dạy.
- Huy động được sự cộng tác của tập thể sư phạm.
- Tăng cường khuyến khích giáo viên ra đề kiểm tra để làm giàu vốn cho ngân hàng đề của trường. Qua đó giúp giáo viên biết và có thói quen ra đề, sáng tác đề toán trong việc giảng dạy hàng ngày.
 * Với nhà trường:
 	- Đầu tư cơ sở vật chất , từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học.
 	- Có thêm các phương tiện giảng dạy cho giáo viên như máy truyền hình, máy chiếu,.....
 	- Có thêm tài liệu tham khảo cho bộ môn.
 * Với gia đình:
	Các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình như: mua đầy đủ đồ dùng học tập; giáo dục ý thức học tập cho các em.
Phần 3
KẾT LUẬN
	Qua nghiên cứu và thực hiện sáng kiến “Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3 ” tôi nhận thấy: Muốn có trò giỏi thì phải có phương pháp học tập tốt, muốn có phương pháp học tập tốt thì phải có phương pháp giảng dạy tốt, có nội dung dạy học thiết thực phù hợp, khoa học, sát đối tượng. Trò phải học như thế nào để “Học một biết mười”. Muốn vậy thì Thầy phải “Biết mười dạy một”. Đó là mối quan hệ logic biện chứng, yếu tố cần và đủ trong giáo dục học sinh.
	Bằng kết quả đạt được phần nào khẳng định các giải pháp mà tôi đã thực hiện có tính khả thi, phù hợp với đối tượng học sinh song để các giải pháp này thực sự thành công hơn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như của các đồng nghiệp để các tiết dạy môn buổi 2/ngày nói riêng và môn Toán nói chung đạt kết quả cao. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi - đáp về dạy học Toán 3 (Đình Hoàn - Nguyễn Áng- TS Đỗ Tiến Đạt – Nhà xuất bản giáo dục)
2. Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục)
	3. Toán 3 – Sách giáo khoa
	4. Chuẩn kiến thức kĩ năng – Lớp 3
 5. Các tài liệu tham khảo: Giúp em giỏi toán 3 – Tác giả: TS. Trần Ngọc Lan, nhà xuất bản Giáo dục; vở bài tập toán 3; Toán nâng cao lớp 3 – Tác giả: Nguyễn Danh Ninh – Vũ Dương Thụy, nhà xuất bản Giáo dục ; Ôn tập và kiểm tra Toán 3, tác giả Thanh Nhàn - Nguyễn Đức Phát - Tạ Hồ Dung nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh...

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_noi_dung_tiet_toan_tang_cho_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan