Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình

*) Giải pháp cũ thường làm

Trước thời điểm 8/2016, Trung tâm thực hiện: Tổ chức đào tạo theo Quyết định số 21/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/7/2000 của Bộ GDĐT về ban hành chương trình Tin học ứng dụng ABC; Tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ Tin học trình độ ABC theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/06/2008 của Bộ GDĐT về ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên;

Ngày 21/6/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về việc Quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông thay thế quy định kiểm tra cấp chứng chỉ Tin học trình độ ABC (trước đây).

Chính vì vậy, việc xây dựng phầm mềm và ngân hàng câu hỏi thi cấp chứng chỉ CNTT trực tuyến đáp ứng đúng theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của Trung tâm.

*) Giải pháp mới cải tiến

Nội dung chính của giải pháp mới là:

Một là, xây dựng hệ thống phần mềm thi trắc nghiệm phục vụ cho phần thi Lý thuyết được tích hợp các ứng dụng, được xây dựng theo mô hình Chủ - Khách, có thể chạy trực tiếp trên hệ thống mạng LAN của Trung tâm và đáp ứng một số yêu cầu chính sau:

 - Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, sử dụng; có khả năng ngắt kết nối với các ứng dụng và thiết bị bên ngoài không liên quan đến nội dung thi.

 - Cho phép thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng mã dự thi cá nhân.

 - Có phân hệ quản lý ngân hàng câu hỏi để cập nhật, bổ sung.

 - Có thuật toán chọn ngẫu nhiên, đồng đều các câu hỏi ở các phần kiến thức khác nhau để tạo ra đề thi trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi thi.

 - Có các chức năng phụ trợ như đồng hồ đếm ngược, xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời, tự động đăng xuất và lưu trữ bài làm của thí sinh khi hết thời gian làm bài.

 - Tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm, lưu trữ và thông báo kết quả trên màn hình hoặc in ra giấy ngay sau khi hết giờ làm bài thi hoặc khi thí sinh bấm nút “kết thúc”.

 Hai là, xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT trình độ cơ bản, sau đó mời Hội đồng thẩm định của Sở GD&ĐT và Sở Thông tin và truyền thông về thẩm định cho phép sử dụng.

 Bộ ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm phải đảm bảo yêu cầu sau:

 - Có số lượng tối thiểu 700 câu hỏi thi;

- Có đủ các câu hỏi đại diện các nhóm chuẩn kiến thức kỹ năng của cả 06 mô đun quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

 

docx8 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình”
	Tác giả: Nguyễn Xuân Cảnh - Giám đốc Trung tâm THNN&HN
Đồng tác giả: 
1. Lê Kiên Trung – Phó Giám đốc Trung tâm THNN&HN
2. Đào Thị Lệ Thuỷ - TP CNTT &TT, Trung tâm THNN&HN
3. Phạm Ngọc Đăng – Phó TP CNTT&TT, Trung tâm THNN&HN
Đơn vị: Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp, Sở GD&ĐT
 Ninh Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình
1. Nhóm tác giả sáng kiến: Chúng tôi gồm:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Nguyễn Xuân Cảnh
1977
Trung tâm THNN&HN
Giám đốc
Thạc sỹ
30%
2
Lê Kiên Trung
1979
Trung tâm THNN&HN
Phó Giám đốc
Thạc sỹ
30%
3
Đào Thị lệ Thuỷ
1977
Trung tâm THNN&HN
TP CNTT&TT
Cử nhân
20%
4
Phạm Ngọc Đăng
1984
Trung tâm THNN&HN
PTP CNTT&TT
Cử nhân
20%
Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình” – Có phụ lục kèm theo.
2. Lĩnh vực áp dụng: Công nghệ thông tin – truyền thông
3. Mô tả bản chất sáng kiến
3.1 Về nội dung
*) Giải pháp cũ thường làm
Trước thời điểm 8/2016, Trung tâm thực hiện: Tổ chức đào tạo theo Quyết định số 21/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/7/2000 của Bộ GDĐT về ban hành chương trình Tin học ứng dụng ABC; Tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ Tin học trình độ ABC theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/06/2008 của Bộ GDĐT về ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên;
Ngày 21/6/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về việc Quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông thay thế quy định kiểm tra cấp chứng chỉ Tin học trình độ ABC (trước đây).
Chính vì vậy, việc xây dựng phầm mềm và ngân hàng câu hỏi thi cấp chứng chỉ CNTT trực tuyến đáp ứng đúng theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của Trung tâm.
*) Giải pháp mới cải tiến
Nội dung chính của giải pháp mới là:
Một là, xây dựng hệ thống phần mềm thi trắc nghiệm phục vụ cho phần thi Lý thuyết được tích hợp các ứng dụng, được xây dựng theo mô hình Chủ - Khách, có thể chạy trực tiếp trên hệ thống mạng LAN của Trung tâm và đáp ứng một số yêu cầu chính sau: 
	- Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, sử dụng; có khả năng ngắt kết nối với các ứng dụng và thiết bị bên ngoài không liên quan đến nội dung thi. 
 	- Cho phép thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng mã dự thi cá nhân. 
	- Có phân hệ quản lý ngân hàng câu hỏi để cập nhật, bổ sung.
	- Có thuật toán chọn ngẫu nhiên, đồng đều các câu hỏi ở các phần kiến thức khác nhau để tạo ra đề thi trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi thi.
	- Có các chức năng phụ trợ như đồng hồ đếm ngược, xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời, tự động đăng xuất và lưu trữ bài làm của thí sinh khi hết thời gian làm bài.
	- Tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm, lưu trữ và thông báo kết quả trên màn hình hoặc in ra giấy ngay sau khi hết giờ làm bài thi hoặc khi thí sinh bấm nút “kết thúc”.
	Hai là, xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT trình độ cơ bản, sau đó mời Hội đồng thẩm định của Sở GD&ĐT và Sở Thông tin và truyền thông về thẩm định cho phép sử dụng. 
	Bộ ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm phải đảm bảo yêu cầu sau:
	- Có số lượng tối thiểu 700 câu hỏi thi;
- Có đủ các câu hỏi đại diện các nhóm chuẩn kiến thức kỹ năng của cả 06 mô đun quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. 
3.2. Tính mới của sáng kiến
- Giải pháp xây dựng hệ thống thi trực tuyến Công nghệ thông tin bao gồm xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm và xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
	- Hệ thống thi trực tuyến có khả năng chọn đề thi ngẫu nhiên cho các thí sinh. Thí sinh làm bài thi trên mạng LAN hoặc phát triển trên Internet. Hàng trăm thí sinh có thể thi đồng thời, hệ thống tự động ghi nhận bài làm của thí sinh. Có thể phục hồi sau sự cố và có thể luyện thi thử trước khi thi thật.
- Quản lý thi: có thể tạo và quản lý các kỳ thi; lập, in danh sách thí sinh dự thi; Nhận chuỗi phương án trả lời của thí sinh; tự động chấm và lập bảng điểm, in ấn bảng điểm. Cho xem lại bài làm của thí sinh, thống kê điểm theo từng ca thi, thống kê trả lời của thí sinh. 
- Đối với ngân hàng câu hỏi: Hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi như lựa chọn, đa lựa chọn, điền khuyết, điền giá trị,Hỗ trợ câu hỏi độc lập và câu hỏi theo nhóm. Biên soạn ngân hàng dễ dàng trên môi trường Webdoc; chia sẻ trực tuyến cho nhiều người sử dụng; có thể ra đề thi cho các trình độ khác nhau, có thể ra đề kiểm tra cho từng phần kiến thức; quản lý câu hỏi và đề thi ở chế độ mật.
- Hệ thống thi trực tuyến sẽ giúp cho đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đảm bảo các kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ khách quan, công khai, minh bạch.
3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Áp dụng trong các kỳ thi cấp chứng chỉ CNTT theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT đối với các Trung tâm Tin học được Bộ GD&ĐT cấp phép sát hạch.
- Có thể áp dụng trong việc luyện thi cấp chứng chỉ Ngoại ngữ thực hành hoặc chứng chỉ theo chuẩn Châu Âu.
- Đã áp dụng thành công trong việc tổ chức bồi dưỡng, ôn tập và thi trắc nghiệm trực tuyến (online) phần thi lý thuyết trong các kỳ thi cấp chứng chỉ CNTT trình độ cơ bản. Tiến tới sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống máy chủ đủ mạnh để phát triển trên mạng Internet. Đặc biệt, các trường THPT, các Trung tâm GDNN-GDTX có thể sử dụng hệ thống để cài đặt và xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm các môn: Toán, Ngoại ngữ, Môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội để ôn tập cho học sinh chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia các năm tới.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Hạ tầng mạng Internet đến các đơn vị, trường học, sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến thông qua hệ thống mạng; Có ngân hàng câu hỏi đảm bảo tiêu chuẩn.
5. Đánh giá về lợi ích thu được
Có thể nói, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp là cơ quan tham mưu cho ngành GD&ĐT tiên phong trong việc ứng dụng CNTT vào việc quản lý, điều hành các hoạt động quản lý, đổi mới trong công tác dạy học và đổi mới trong công tác thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
Để tiếp tục trong việc triển khai các ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học, đổi mới trong công tác thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhóm tác giả đã triển khai sáng kiến tại Trung tâm và sau hơn 10 tháng triển khai, xin được đánh giá hiệu quả của Hệ thống như sau:
a) Lợi ích về mặt xã hội
*) Phạm vi áp dụng: 
- Các trung tâm được phép sát hạch thi cấp chứng chỉ CNTT, Ngoại ngữ
- Các trường THPT, Trung tâm GDNN - GDTX tổ chức ôn luyện bài thi trắc nghiệm các môn Toán, Ngoại ngữ, Môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội
*) Hiệu quả sử dụng:
+ Đối với xã hội: Có thể so sánh giữa việc học tập trực tuyến qua mạng và việc học tập truyền thống như sau:
- Giảm chi phí cho người học: Với sự phát triển của Internet, hầu hết các lĩnh vực đều có lợi trong việc xây dựng chính sách giá cho khách hàng của mình, và dịch vụ E-learning không phải là ngoại lệ. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể.
- Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, bạn có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc có thể yêu cầu cung cấp dịch vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức người học.
- Tự điều chỉnh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.
- Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên.
- Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vào chương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu. Do vậy, tính đồng bộ được đảm bảo.
- Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến bạn có thể giao lưu, mở rộng quan hệ, giao tiếp và tương tác với nhiều người cùng lúc. Bạn cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua Forum, Blog, Facebook và bạn có thể tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa chơi”.
- Hiệu quả: Học trực tuyến giúp học viên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.
- Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Đa số cán bộ, giáo viên, học viên, người dân đều có máy vi tính, IPAD, điện thoại thông minh,  nên có thể truy cập vào Website học tập của Trung tâm để đăng các bài giảng, theo dõi các khóa học, đăng ký các khóa học theo yêu cầu công việc của mỗi người mà không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, thời gian làm việc học tập (mọi lúc, mọi nơi).
b) Lợi ích về mặt kinh tế
TT
Nội dung công việc
Khái toán kinh phí cho 1 học viên
(triệu đồng)
Ghi chú
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
Chi phí tiết kiệm
1
Học phí, ôn tập, thi thử 01 khoá khi đến Trung tâm
1.400.000đ
Nạp thẻ học tập: 500.000đ
900.000đ
2
Kinh phí phát sinh đi lại, ăn ở cho 01 khoá học (30 ngày)
1.500.000đ
Học tại nhà, tại bất kỳ địa điểm nào
1.500.000đ
3
Tài liệu giáo trình, đĩa CD
100.000đ
Không mất kinh phí
100.000đ
4
Lệ phí dự thi CNTT
200.000đ
200.000đ
0đ
Chi phí cho 1 học viên:
3.200.000đ
700.000đ
2.500.000đ
Từ tháng 11/2016 đến nay, Trung tâm đã tổ chức thi cấp chứng chỉ CNTT Trình độ cơ bản cho 510 thí sinh; Như vậy, đã tiết kiệm về mặt kinh tế được:
510 học viên x 2.500.000đ = 1.275.000.000 đồng
Theo kế hoạch, mỗi năm Trung tâm tổ chức bồi dưỡng, thi CNTT cho khoảng 500 học viên. Từ bảng khái toán cho mỗi học viên, chúng tôi nhận thấy, ngoài các giá trị vô hình mà giải pháp đem lại, giá trị lượng hóa về hiệu quả kinh tế của giải pháp vào khoảng: 1 tỷ 250 triệu đồng mỗi năm.
c) Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Chức danh
Trình độ
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Nguyễn Xuân Cảnh 
1977
Giám đốc
ThS
Chỉ đạo chung; trực tiếp phụ trách phát triển mã nguồn mở PHP, CSDL My SQL 
ĐH
2
Phạm Thanh Quang 
1958
Phó Giám đốc
ĐH
Chỉ đạo về Cơ sở vật chất; hạ tầng kỹ thuật
3
Lê Kiên Trung
1979
Phó Giám đốc
ThS
Trực tiếp phụ trách phát triển mã nguồn mở PHP, My SQL, Setup và Config hệ thống máy chủ 
ĐH
4
Đào Thị Lệ Thủy
1977
Trưởng phòng
ĐH
Quản trị hệ thống
5
Phạm Ngọc Đăng
1984
P.trưởng phòng
ĐH
Setup và Config hệ thống máy chủ; Quản trị hệ thống
6
Vũ Văn Cường
1985
P.trưởng phòng
ĐH
Setup và Config hệ thống máy chủ; Quản trị hệ thống
7
Đặng Anh Tuấn
1974
Giáo viên
ĐH
Quản trị viên, hướng dẫn sử dụng hệ thống
8
Bùi Lan Hương
1988
Giáo viên
ĐH
Quản trị viên, hướng dẫn sử dụng hệ thống
9
Phạm Hải Đăng
1990
Giáo viên
ĐH
Quản trị viên, hướng dẫn sử dụng hệ thống
10
Trần Văn Hải
1989
Giáo viên
ĐH
Setup và Config hệ thống máy chủ; Quản trị viên
11
Hoàng Văn Hai
1988
Nhân viên
ĐH
Phụ trách kỹ thuật; hướng dẫn sử dụng hệ thống
12
Vũ Thị Phương
1990
Nhân viên
ĐH
Quản trị viên, hướng dẫn sử dụng hệ thống
6. Kết luận
Sáng kiến được hoàn thành là một sự cố gắng rất lớn trong hơn 05 tháng của nhóm tác giả. Và cũng là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo, chắt lọc và tổng hợp kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức các kì thi của Trung tâm suốt hơn 13 năm kể từ khi thành lập.
Sáng kiến hoàn thành cơ bản đáp ứng được đúng yêu cầu về thi, cấp chứng chỉ CNTT ban hành tại Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông. Sáng kiến cũng là giải pháp cần thiết, thiết thực, kịp thời và phù hợp để triển khai một trong các chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm.
Sáng kiến phù hợp với nhu cầu học tập, thi đánh giá, công nhận kết quả học tập về CNTT của người học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả các cơ sở đào tạo, thi cấp chứng chỉ về CNTT trên toàn quốc.
Sáng kiến đã được áp dụng tại Trung tâm bắt đầu từ tháng 11/2016, sau đó được chỉnh sửa, bổ sung, xin ý kiến của người học bước đầu đã thấy được sự hợp lí và góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo, thi cấp chứng chỉ về CNTT của Trung tâm.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Ninh Bình, ngày 22 tháng 9 năm 2017
ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ
Lê Kiên Trung

File đính kèm:

  • docx5. Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại.docx
Sáng Kiến Liên Quan