Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập trắc nghiệm trực tuyến miễn phí bằng Google Form

3.1.2. Cơ sở lý luận:

 Nhiệm vụ trọng tâm trong trường THPT và hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Đối với người thầy, việc giúp học sinh củng cố những kiến thức phổ thông nói chung, đặc biệt là kiến thức thuộc bộ môn Toán học là việc làm rất cần thiết.

 Muốn học tốt môn Toán, các em phải nắm vững những tri thức khoa học ở môn Toán một cách có hệ thống, biết vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt vào từng bài toán cụ thể. Điều đó thể hiện ở việc học đi đôi với hành, đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic và suy nghĩ linh hoạt. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần định hướng cho học sinh cách học và nghiên cứu môn Toán một cách có hệ thống, biết cách vận dụng lí thuyết vào bài tập, biết phân dạng bài tập và giải một bài tập với nhiều cách khác nhau, biết cách giải các bài toán trong nội dung thi THPT Quốc gia bằng ngân hàng đề trên máy tính để các em tập làm quen. Bên cạnh đó có thể giúp đỡ cho các em học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực trên máy tính của một số trường Đại học tổ chức theo đợt trước và sau kỳ thi THPT Quốc gia.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn:

 Dự kiến năm 2020, Bộ giáo dục và đào tạo sẽ công bố phương án thi trung học phổ thông quốc gia trên máy tính để bắt đầu áp dụng từ năm 2021. Theo dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia của Bộ giáo dục và đào tạo, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia giai đoạn 2021-2025 sẽ được tổ chức thi trên máy tính. Thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng để tuyển sinh.

Mục tiêu của phương án thi mà Bộ giáo dục và đào tạo đề xuất là tổ chức một kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy. Kỳ thi dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc học trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và hướng tới đánh giá phẩm chất, năng lực của người học, từ đó tác động tích cực trở lại đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Học sinh hoàn thành chương trình lớp 12, nếu đáp ứng các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì được hiệu trưởng trường trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông. Nếu học sinh có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì được tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập trắc nghiệm trực tuyến miễn phí bằng Google Form", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trực tuyến bằng Google Form 
Lưu ý rằng ở ô “Bắt buộc” nếu thầy cô chọn (nút tròn sẽ chuyển sang màu tím) thì câu hỏi này bắt buộc học sinh phải trả lời mới chuyển sang câu tiếp theo. Để tạo đáp án cho câu trả lời trắc nghiệm, thầy cô bấm dấu Ö vào câu trả lời đúng. Để tạo câu hỏi tiếp theo, thầy cô lại bấm vào nút “Thêm câu hỏi” và làm tương tự. Tuy nhiên để cho nhanh Thầy cô hãy bấm vào nút copy câu hỏi rồi tiến hành sửa lại nội dung.
3.3.6.4. Bước 4: Tạo một bảng tính excel để lưu trữ kết quả bài làm của học sinh:
Để có thể đánh giá chất lượng bài làm, hoặc kiểm tra điểm số (nếu giáo viên tổ
chức kiểm tra online để lấy điểm), đánh giá chất lượng câu hỏi, xem câu hỏi nào học sinh thường trả lời sai nhấtGiáo viên cần tạo một file excel để lưu trữ kết quả bài làm. Cách tạo như sau:
Đang ở màn hình soạn thảo câu hỏi, bấm vào thẻ “CÂU TRẢ LỜI” để xuất hiện thông báo như sau: 
Bấm chuột trái vào “CÂU TRẢ LỜI” (1) sau đó bấm “” (2) để xuất hiện hộp thông báo như hình 
Bấm “Chọn đích đến cho câu trả lời” (3) để xuất hiện hộp thông báo dưới đây:
Hình 14: Tạo file excel để lưu trữ câu trả lời 
Bấm vào nút “TẠO” để tạo 1 file excel mới lưu trữ câu trả lời cho bài trắc nghiệm. Làm lại thao tác trên một lần nữa, để xuất hiện hộp thoại giống hình, nhưng lần này giáo viên chọn nút “Chọn bảng tính hiện có” lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại để giáo viên chọn file excel vừa mới tạo lúc nãy. Thao tác này giúp giáo viên lưu trữ tất cả các câu trả lời của các em học sinh, giúp cho việc thống kê khai thác dữ liệu sau này thuận tiện hơn. Nếu thao tác đúng thì trong Google Drive sẽ có hình như sau: 
Hình 15: Kết quả tạo file lưu trữ câu trả lời 
3.3.6.5. Bước 5: Đăng bài trắc nghiệm lên internet:
Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng bài trắc nghiệm, thầy cô cần đưa lên Internet để học sinh có thể tham gia ôn tập, kiểm tra. Bấm chọn “Gửi biểu mẫu” ( chức năng 15 ), sẽ xuất hiện thông báo như hình 13 sau: 
%
$
#
@
!
Hình 16: Gửi bài trắc nghiệm qua email 
Giải thích các chức năng trong “Gửi biểu mẫu”
1: Gửi qua email (cần gõ tên email người nhận vào)
2: Tạo liên kết
3: Nhúng vào website
4: Chia sẻ qua mạng xã hội Facebook
5: Chia sẻ qua mạng xã hội Twitter
Ở đây, thầy cô nên chọn tạo liên kết (chức năng số 2) để lấy đường dẫn liên kết dễ dàng chia sẻ qua email, facebook hoặc một website mà thầy cô có quyền quản trị (lưu ý nên chọn dấu Ö vào ô “Rút ngắn URL” để liên kết dễ đọc hơn. Như hình bên dưới:
Hình 17: Tạo link chia sẻ bài trắc nghiệm 
Đến đây thầy cô có thể copy URL: https://forms.gle/S51vWrGMYYc4UrrE6 và chia sẻ với học sinh thông qua các trang mạng xã hội, email, website, blog của mình.
3.3.6.6. Bước 6: Hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm:
Để có thể làm bài trắc nghiệm trực tuyến hiệu quả thì học sinh phải được trang bị một máy tính hoặc tối thiểu là một smartphone có kết nối internet. Học sinh truy cập vào liên kết mà giáo viên chia sẻ. Tiến hành điền các thông tin mà giáo viên yêu cầu trước khi làm như: họ tên, lớp, trường, email, điện thoại...đây là những thông tin quan trọng giúp giáo viên thu nhận dữ liệu và đánh giá được chất lượng câu hỏi, kiến thức, mức độ chuyên cần của học sinh. Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết thì học sinh có thể tiến hành làm bài. Khi học sinh hoàn thành bài trắc nghiệm thì bấm vào nút “Gửi” chọn “Xem điểm số” để biết mình làm đúng những câu nào, sai câu nào, đáp án đúng là gì, như hình 15 bên dưới: 
Hình 18: Học sinh xem kết quả bài làm
3.3.6.7. Bước 7: Khai thác dữ liệu từ câu trả lời trực tuyến của học sinh:
Để nắm bắt được có bao nhiêu học sinh đã tham gia làm bài trắc nghiệm? Điểm số cụ thể của từng em? Những câu hỏi mà học sinh hay trả lời sai...Thầy cô bấm chọn chức năng “CÂU TRẢ LỜI” – Nút chức năng số 19. 
Hình 19: Thống kê câu trả lời của học sinh 
Ngoài việc xem câu trả lời ở dạng bảng tóm tắt, thầy cô cũng có thể coi ở dạng bảng tính. Việc khai thác dữ liệu này rất quan trọng vì nó giúp thầy cô kiểm tra được độ khó của câu hỏi, mức độ khó của bài kiểm tra (nếu xây dựng bài kiểm tra trực tuyến cho học sinh) từ đó điểu chỉnh lại đề cho phù hợp với đối tượng.
3.3.6.8. Bước 8: Chỉnh sửa, cập nhật nội dung mới cho bài trắc nghiệm:
Sau khi đã khai thác dữ liệu trắc nghiệm (bước 7) giáo viên cần chỉnh sửa lại nội dung câu hỏi, hoặc thay thế câu hỏi, bổ sung thêm câu hỏi để được ngân hàng dữ liệu chất lượng hơn. Để làm điều này, giáo viên cần truy cập lại vào Google Form và chọn file Google Form cần chỉnh sửa để cập nhật.
3.3.7. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Toán trực tuyến bằng Google Form: 
3.3.7.1. Xác định nguồn nội dung câu hỏi: 
Để đảm bảo các yêu cầu và độ chính xác của các câu hỏi trắc nghiệm, trong đề tài này tôi sẽ trích lọc các câu hỏi trong các đề thi: THPT Quốc Gia; Đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo từ năm 2017 đến năm 2019. Trong tương lai, hệ thống câu hỏi sẽ tiếp tục được cập nhật thêm sau khi xem xét, kiểm tra kĩ lưỡng các câu từ các đề thi minh họa của các trường THPT Chuyên, có uy tín trong cả nước. 
3.3.7.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu: 
Bộ câu hỏi Toán 12 trực tuyến bằng Google Form tôi đã tiến hành xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu (khoảng 650 câu trắc nghiệm) dựa các đề thi minh họa và chính thức của Bộ Giáo dục-Đào tạo từ năm 2017 đến 2019.
Nội dung
Đường dẫn
Số câu
Tính đơn điệu của hàm số
https://forms.gle/3QVnEmsn4sLcYFxXA
42
Đồ thị của hàm số
https://forms.gle/iJta2dRaizs9aqDf6
56
Cực trị của hàm số
https://forms.gle/BTFtxreVxP8NpJ798
41
Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
https://forms.gle/ygWW2naKiXmtV7Tk8
24
Tiệm cận
https://forms.gle/PthXp9nX8GWufb1X7
18
Logarit
https://forms.gle/qLcpPV6WutiPpRxJ8
36
Đạo hàm
https://forms.gle/6yFP5vRhq9kxfXz17
26
Nguyên hàm
https://forms.gle/xWv26WLZEnYpZveVA
31
Tích phân
https://forms.gle/kNMZ8TYT645SXKFY9
44
Ứng dụng tích phân
https://forms.gle/U6ij3FFRx7snwXey8
36
Số phức và các phép toán
https://forms.gle/AnhUuo9yjrGK8wqA9
26
Phương trình số phức
https://forms.gle/FivSvseFTfmPp7gb7
33
Tập hợp điểm biểu diễn số phức
https://forms.gle/NmMd71uE7NpnEqWHA
9
Đa diện 
https://forms.gle/Kubq2tTQxPAsYQSTA
5
Thể tích khối đa diện
https://forms.gle/ha1XGR6XNvNkUDr67
44
Khối tròn xoay
https://forms.gle/PEXvePVQaYpubbAd8
39
Không gian Oxyz
https://forms.gle/XB5PhpRFEbmGhV9c6
30
Phương trình mặt phẳng
https://forms.gle/immg9uZDYkdMA2Vt6
45
Phương trình đường thẳng
https://forms.gle/eepMBUkJ98DYzN5c7
51
Mặt cầu
https://forms.gle/M5m2TyD9N4njt44c9
14
Tổng số câu
650
IV. Hiệu quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy vấn đề này giúp ích nhiều cho học sinh trong việc học Toán và làm bài tập ở nhà, giúp các em không còn “ngán ngại, lo sợ” khi phải đứng trước một đề thi. Ngoài ra, còn giúp được các em trung bình yếu tự tin hơn khi đến lớp dẫn đến kết quả học tập của các em được nâng lên. Một số em học sinh yếu đã bước đầu có khả năng tự học. Các em khá giỏi tự tin hơn khi khám phá thêm nhiều dạng bài tập và làm quen với việc làm bài tập trên Internet. 
Sau khi thực hiện cách làm trên tôi thấy học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, có cách học để tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng hơn. Các em quen dần với việc giải và hoàn thành một bài thi. Từ đó, các em bình tĩnh và tự tin hơn trước các kì thi. Kết quả học tập của học sinh cao hơn nhiều so với trước đây. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia khá cao, nhiều em đậu vào Đại học và Cao đẳng. 
Năm học
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
2015-2016
12B1
35
100%
2016-2017
12D3
31
100%
2017-2018
12A2
41
100%
2018-2019
12D2
38
100%
Năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 tôi đã giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Toán trực tuyến cho các lớp mình giảng dạy để các em truy cập và tự học, thì thấy kết quả khi làm bài kiểm tra được nâng cao rõ rệt, cụ thể như sau: 
Năm học
Lớp
Sĩ số
Học lực giỏi
Học lực khá
Học lực trung bình
Học lực yếu
2018-2019
12D2
38
13
21
4
0
2019-2020
12A4
37
22
13
2
0
Kỹ thuật trên có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:
1. Ưu điểm
Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của mình. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nhiều với nội dung của các câu hỏi trong đề thi THPT Quốc Gia, từ đó giúp học sinh nâng cao dần kĩ năng làm bài kiểm tra. Góp phần nâng cao tính tự học của học sinh cũng như tăng thêm khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin vào việc học tập. 
Sáng kiến kinh nghiệm góp phần thiết thực vào việc ôn thi trung học phổ thông quốc gia của học sinh. Nó giúp học sinh thấy được cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả khi nắm vững phương pháp. 
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và điều kiện kinh tế phát triển thì phần lớn các trường THPT đều được trang bị các thiết bị công nghệ như: máy chiếu, tivi LED kích thước lớn và hơn hết là sự đổi mới kịp thời của đội ngũ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã giúp cho các bài giảng lí thuyết trở nên sinh động (sử dụng video, hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng..), từ đó giúp học sinh dễ hiểu dễ hình dung, dễ tiếp thu bài học hơn. Các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh ngày càng nhiều tính năng và rẻ; các trang mạng xã hội ngày càng có nhiều học sinh sử dụng từ đó giúp học sinh có điều kiện thuận lợi tiếp cận kiến thức thông qua thiết bị công nghệ ngày càng dễ dàng hơn. Hiện nay có khá nhiều các website học tập trực tuyến như: moon.vn; hocmai.vn; viettelstudy.vngiúp học sinh thuận lợi trong việc ôn tập củng cố kiến thức cũng như chủ động được thời gian tự học ở nhà. 
2. Nhược điểm
	Một số học sinh chưa nắm được kỹ thuật sử dụng máy tính nên đôi lúc còn lúng túng khi làm bài tập về nhà.
Nội dung kiến thức của môn Toán lớp 12 nhiều và tương đối nặng, vì thế phần đông các giáo viên thường không đủ thời gian để giải đáp cũng như hỗ trợ học sinh giải quyết các câu hỏi lí thuyết và bài tập cần thiết vì cần dành thời gian để hướng dẫn học sinh cách giải quyết các bài tập định lượng. Học sinh hiện nay rất lười học lí thuyết, mà chủ yếu làm bài tập vận dụng tính toán nên khi gặp những câu hỏi lí thuyết các em thường rất ngại làm. Các website học tập trực tuyến tuy nhiều, nội dung các gói học cũng phong phú, nhưng dường như đều không có các kiểu bài ôn tập hoàn toàn thuần túy lí thuyết mà chủ yếu tập chung giải quyết chuyên đề hoặc một đề thi hoàn chỉnh vì thế khả năng làm các câu hỏi trắc nghiệm thuần túy lí thuyết của các em học sinh còn hạn chế. Ngoài ra cũng phải kể đến chất lượng các câu hỏi lí thuyết trên Internet cũng chưa đảm bảo về chất lượng hoặc chất lượng chưa cao cũng như học phí của một khóa học trực tuyến vẫn còn khá cao. 
V. Mức độ ảnh hưởng:
	Trước hết, đề tài này nhằm cung cấp cho quý thầy cô giáo và các em học sinh ở các lớp 12 như một tài liệu tham khảo. Với lượng kiến thức nhất định nêu trên học sinh có thể nhìn nhận vấn đề để định hướng được các dạng toán Bộ giáo dục đã cho trong kỳ thi THPT Quốc gia, từ đó người học sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về khi giải một bài toán. Đồng thời, qua những cách làm trên từ máy tính cũng như trên smartphone các em học sinh sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm và phương pháp giải toán cho riêng mình ; người học có thể quay trở lại để kiểm chứng những lí thuyết đã được trang bị để làm toán, từ đó thấy được sự lôgic của toán học. 
	Ở cấp độ trường trung học phổ thông Tân Châu, đề tài có thể áp dụng để cải thiện phần nào chất lượng bộ môn, củng cố phương pháp giải toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ; giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của các khái niệm, định nghĩa, định lí cũng như những kiến thức liên quan đã được học, giúp các em tránh khỏi lúng túng trước một bài toán đặt ra và không mắc phải những sai lầm thường gặp.
	Hiện nay nhà trường đang phát động phong trào kiểm tra tập thể một số môn qua máy tính (kiểm tra trực tuyến) nên việc ứng dụng Google Form trong xây dựng các bài tập trực tuyến để học sinh rèn luyện ở nhà là rất cần thiết, nó giúp cho các em làm quen trước với cách thi trên máy tính cũng như thi đánh giá năng lực ở một số trường Đại học. Việc làm này không chỉ áp dụng ở môn Toán mà có thể sử dụng cho nhiều môn học khác nhau như môn sử, địa, GDCD,... Google Form có thể giúp quý thầy cô xây dựng nhiều dạng bài trắc nghiệm hoặc cũng có thể dùng nó để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, thậm chí cả tự luận trực truyến vào trong việc dạy học của mình ở tất cả các môn học khác nhau. Ngoài việc vận dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy để ôn tập chương, giáo viên và học sinh cũng có thể vận dụng vào trong tiết dạy bài mới, tổng kết bài học hay phương pháp giải tổng quát của một dạng toán nào đó. 
VI. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là sự thay đổi từ các phương pháp dạy học tiêu cực (truyền thụ áp đặt, một chiều từ thầy giáo đến học sinh) đến các phương pháp tích cực, sáng tạo (tổ chức, định hướng nhận thức, phát huy tính sáng tạo, chủ động để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng). Nhưng không phải ngay lập tức thay đổi bằng những phương pháp hoàn toàn mới lạ mà phải là một quá trình áp dụng phương pháp dạy học hiện đại trên cơ sở phát huy các yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh chuyển từ thụ động sang chủ động. Một trong những yếu tố phát huy tính tích cực, sáng tạo là dạy học có sự tham gia nhiệt tình, hưng phấn của học sinh, giúp học sinh tìm ra cách học mới. 
Kết quả của việc ứng dụng Google Form trong xây dựng bài trắc nghiệm trực tuyến: Đưa ra được 8 bước cụ thể để xây dựng một bài trắc nghiệm trực tuyến miễn phí bằng ứng dụng Google Form. Tạo thêm một kênh học tập trực tuyến miễn phí cho các em học sinh, từ đó giúp học sinh hoàn thiện, bổ sung và nắm kĩ nội dung lí thuyết đã học ở lớp. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nhiều với nội dung của các câu hỏi trong đề thi THPT Quốc Gia, giúp các em nâng cao dần kĩ năng làm bài kiểm tra. Góp phần nâng cao tính tự học của học sinh cũng như tăng thêm khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin vào việc học tập.
Đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Đề tài đã chỉ ra được các vướng mắc của một lớp đối tượng học sinh trong khi giải toán, tiếp thu kiến thức.
- Đề tài đã chỉ ra hướng đi nhằm đơn giản các đơn vị kiến làm cho học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn, rễ hiểu hơn. 
- Đề tài đã tạo ra cho các thầy, cô giáo một thay đổi trong quá trình nhìn nhận, đánh giá năng lực của một bộ phận học sinh.
- Đề tài có thể được dùng trong những tiết luyện tập để nâng cao kết quả hoạt động giáo dục.
- Đề tài có thể tạo cho các em hứng thú học tập hơn, ở những lớp có hướng dẫn kỹ thuật này các em học sinh với mức học trung bình trở lên bước đầu đã có kỹ năng giải các bài tập . Học sinh biết áp dụng tăng lên rõ rệt.
+ Nguyên nhân thành công và sự tồn tại:
* Nguyên nhân thành công:
- Sự hỗ trợ của BGH trường, đặc biệt là tổ chuyên môn.
- Mỗi học sinh có ý thức về việc học tập của mình.
- Giáo viên tạo được sự hứng thú để các học sinh phát huy tính tự học của mình trong việc tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi mà các em thắc mắc.
- Các bạn khá giỏi có ý thức trong việc giúp bạn yếu, kém cùng tiến bộ.
- Đa số các em đều hứng thú với việc học toán và giải toán thông qua việc sử dụng internet.
- Hạn chế hiện nay của sách giáo khoa Toán 12 (cũng như các sách giáo khoa của bộ môn khác) là phần câu hỏi ôn tập lí thuyết sau mỗi bài khá ít (thường có từ 1 đến 2 câu). Thêm nữa là phần tổng kết chương chỉ mới tóm tắt kiến thức chứ chưa đưa ra các hệ thống bài tập ôn tập cho cả chương. Thực tế thì các câu hỏi lí thuyết chứa kiến thức liên quan của cả một chương thì đòi hỏi học sinh phải học kĩ lí thuyết và làm nhiều câu hỏi trắc nghiệm mới nắm sâu, nhớ rõ.
* Tồn tại :
- Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến sự học tập của con em mình.
- Một số học sinh còn chưa có máy tính có kết nối mạng Internet cũng như smartphone.
- Một số học sinh chưa thật sự ý thức được việc học và tự học.
- Một số học sinh chưa sắp xếp được thời gian biểu phù hợp cho bản thân để làm bài tập ở nhà.
- Thực tế hiện nay còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, đơn thuần là chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện kỹ năng tư duy tổng hợp cho nên để hệ thống được kiến thức của một chương hay làm những câu hỏi lí thuyết liên quan đến nội dung tổng hợp của chương rất khó khăn và lúng túng.
- Nội dung kiến thức của môn Toán lớp 12 nhiều và tương đối nặng, vì thế phần đa số các giáo viên thường không đủ thời gian để giải đáp cũng như hỗ trợ học sinh giải quyết các câu hỏi lí thuyết vì cần dành thời gian để hướng dẫn học sinh cách giải quyết các bài tập định lượng. 
Đề tài này có thể không tránh khỏi những sai sót nhỏ, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
	Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
+ Kiến nghị và đề xuất:
- Đối với giáo viên: Cần chủ động học tập nâng cao thêm kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc giảng dạy. Cần tăng cường thêm thời gian và công sức để xây dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến đủ lớn, đủ chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như khả năng kích thích tính tự học của học sinh. Cần khuyến khích, tuyên dương những học sinh tham gia ôn tập các bài trắc nghiệm trực tuyến trước lớp để động viên các em tích cực chủ động trong việc củng cố kiến thức đã học. 
- Đối với học sinh: Cần chủ động trong việc ôn tập trực tuyến, làm bài với tinh thần nghiêm túc cao và tích cực trao đổi với giáo viên các câu hỏi lí thuyết và bài tập chưa rõ ý để đạt được kết quả học tập cao nhất.
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mạnh dạn áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả vào các môn học khác nhau và ứng dụng thực tiễn cao vào trong giảng dạy. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 	Người viết sáng kiến
	 Đỗ Minh Vũ
	MỤC LỤC
I- Sơ lược lý lịch tác giả:	1
II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:	1
III- Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:	1
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:	1
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:	2
3. Nội dung sáng kiến:	2
3.1 Tiến trình thực hiện:	2
3.1.1. Đặt vấn đề :	2
3.1.2. Cơ sở lý luận:	3
3.1.3. Cơ sở thực tiễn:	3
3.2. Thời gian thực hiện: 	4
3.3. Biện pháp tổ chức:	4
3.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:	4
3.3.2. Đối tượng nghiên cứu:	4
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu: 	4
3.3.4. TÌM HIỂU VỀ GOOGLE FORM:	4
3.3.4.1. Google Form là gì ?	4
3.3.4.2. Lợi ích của việc sử dụng Google Form:	4
3.3.4.3. Cách đăng kí Google Form:	5
3.3.4.4. Giới thiệu màn hình soạn thảo của Google Form: 	5
3.3.5. KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN:	6
3.3.5.1. Nguyên tắc khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:	6
3.3.5.2. Các yêu cầu chung khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:	7
3.3.5.3. Kĩ thuật viết phần dẫn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:	7
3.3.5.4. Kĩ thuật viết các phương án lựa chọn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
nhiều lựa chọn:	7	
3.3.5.5. Lưu ý khi viết phương án nhiễu cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:	7
3.3.6. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT TRỰC TUYẾN BẰNG GOOGLE FORM: 	8
3.3.6.1. Bước 1: Cấu hình chức năng một chủ đề trắc nghiệm bằng Google Form:	8
3.3.6.2. Bước 2: Tạo mẫu một chủ đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn bằng Google Form:	9
3.3.6.3. Bước 3: Tạo một câu hỏi trắc nghiệm bằng Google Form:	10
3.3.6.4. Bước 4: Tạo một bảng tính excel để lưu trữ kết quả bài làm của học sinh:	11
3.3.6.5. Bước 5: Đăng bài trắc nghiệm lên internet:	13
3.3.6.6. Bước 6: Hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm:	14
3.3.6.7. Bước 7: Khai thác dữ liệu từ câu trả lời trực tuyến của học sinh:	14
3.3.6.8. Bước 8: Chỉnh sửa, cập nhật nội dung mới cho bài trắc nghiệm:	15
3.3.7. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOÁN TRỰC TUYẾN BẰNG GOOGLE FORM: 	15
3.3.7.1. Xác định nguồn nội dung câu hỏi: 	15
3.3.7.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu: 	15
IV. Hiệu quả đạt được:	16
V. Mức độ ảnh hưởng:	18
VI. Kết luận:	18

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_tap_trac_nghiem_truc_tuye.docx
Sáng Kiến Liên Quan