Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch sử 10 THPT ban cơ bản

Làm thế nào để dạy về các giá trị? Làm thế nào để khuyến khích HS

khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái

độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình? Và làm thế

nào để HS biết mình có thể tạo nên sự khác biệt trên thế giới này và cảm thấy

bản thân có đủ khả năng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn? Những câu hỏi đó

chứng tỏ rằng giáo dục GTS cần trải qua một quá trình vừa mang tính khoa

học, vừa mang tính nghệ thuật cao. Chương trình giáo dục Giá trị sống

(LVEP) của UNESCO đã đưa ra khung lí thuyết phương pháp giáo dục GTS

như sau:

- Bước một, xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị để tất

cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được

tôn trọng và an toàn.

- Bước hai, thấu hiểu các yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị. Mỗi hoạt

động GTS bắt đầu với ba yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị bao gồm: tiếp nhận

thông tin, suy ngẫm, và khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống. Cụ thể là :

+ Tiếp nhận thông tin: Đây là cách dạy về giá trị theo kiểu truyền thống.

Sách vở, kể chuyện, các nguồn thông tin có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong

việc khám phá các giá trị.

+ Suy ngẫm: Các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm đòi hỏi học viên

phải đưa ra những ý tưởng của riêng mình.6

+ Khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống: Giáo viên cần nắm vững

rằng HS là lứa tuổi rất ham tìm tòi, hiểu biết những gì đang diễn ra quanh

mình, vì thế hãy tìm những lĩnh vực mà HS quan tâm, như AIDS, nghèo đói,

bạo lực, ma túy, tham nhũng, tình trạng ô nhiễm tại địa phương Những lĩnh

vực này sẽ gợi mở chủ đề thảo luận rất thực tế, thiết thực về tác động của giá

trị và phản giá trị, cũng như hành động của chúng ta tạo nên sự khác biệt như

thế nào.

- Bước ba, tổ chức thảo luận: Việc tạo một không gian thảo luận cởi mở,

tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết. Một không gian như vậy

giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm

giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm

được sự đồng cảm hơn. Thảo luận trong một môi trường mang tính hỗ trợ có

thể giúp hàn gắn, chữa lành tổn thương rất hiệu quả.

Quá trình thảo luận còn có thể giúp cho điều tiêu cực được chấp nhận và

từ đó tạo bầu không khí cởi mở để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tiêu

cực này. Khi tất cả được thực hiện với sự tôn trọng chân thành, HS sẽ dần được

tháo bỏ được hàng rào phòng thủ và không còn biện minh cho tính tiêu cực

của mình. Một khi những giá trị tích cực được khám phá, các em sẽ cảm thấy

bản thân mình có giá trị, dần dần thấy tự do và có ý chí mạnh mẽ để hành động

khác đi.

- Bước bốn, khám phá các ý tưởng: Tiếp theo sau các cuộc thảo luận là

hoạt động tự suy ngẫm hoặc lên kế hoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ

thuật, viết nhật kí, hoặc kịch Những cuộc thảo luận khác sẽ giúp hình thành

bản đồ tư duy các giá trị và phản giá trị để xem xét tác động của giá trị và phản

giá trị đối với bản thân, mối quan hệ và xã hội. Các hoạt động giá trị có thể

khơi dậy niềm thích thú thật sự ở người học, cổ vũ cho quá trình học thật và

thúc đẩy chuyển hóa động cơ thành hành động cụ thể. Bước này giúp giáo viên

hiểu và hỗ trợ HS.

- Bước năm, đưa các giá trị vào cuộc sống: Thầy cô giáo hướng dẫn HS

ứng dụng các hành vi dựa trên nền tảng giá trị với gia đình, xã hội, môi trường.

Chính những việc cảm thấy bản thân có khả năng tạo nên sự khác biệt sẽ xây

dựng lòng tự tin và cam kết sống với các giá trị.

Dựa trên khung lí thuyết này giáo viên môn Lịch sử có thể áp dụng một

cách linh hoạt và sáng tạo phù hợp với đối tượng giáo dục, môi trường giáo

dục của lớp mình, trường mình.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch sử 10 THPT ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 diện GTS 
- HS rung cảm từ việc 
tiếp cận các tư liệu định 
hướng cho GTS đoàn kết. 
 27 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
+ Tư liệu 2(Đại Việt sử ký toàn thư- Bản kỷ, quyển 3 
“Hội nghị Diên Hồng”): Thượng hoàng triệu phụ lão 
trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và 
hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói “ đánh”, muôn 
người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng. 
Hội nghị Diên Hồng thời Trần 
+ Tư liệu 3: Cho HS xem các bức ảnh: Về hoạt động 
đắp đê; về Thánh Gióng được dân làng góp của nuôi 
lớn; về câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh “ 
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành 
công, đại thành công”. 
Hoạt động đắp đê 
Dân làng góp của nuôi Thánh Gióng 
 28 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
- GV yêu cầu HS tưởng tượng suy ngẫm và chia sẻ 
cảm xúc, suy nghĩ trước lớp qua bài tập sau: 
+ Câu 1: Em thử nghĩ xem, để trị thủy một dòng sông 
thì chỉ cần 1 người, 1 làng có làm được không? 
+ Câu 2: Theo em tại sao Thánh Gióng lại lớn nhanh 
và có sức mạnh phi thường như vậy? 
+ Câu 3: Các phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng đều 
nhất tề hô “ đánh” nó thể hiện điều gì? 
+ Câu 4: Nếu không đoàn kết thì dân ta có thể sống 
được ven các dòng sông không? Nếu không đoàn kết 
thì dân tộc ta có đương đầu nổi thế lực ngoại xâm 
hùng mạnh không? 
- Dự kiến sản phẩm: 
+Câu 1: Cần đoàn kết nhiều người mới làm được hoạt 
động trị thủy, thủy lợi. 
+ Câu 2: Thánh Gióng lớn nhanh và có sức mạnh phi 
thường như vậy là nhờ dân làng đoàn kết góp gạo, góp 
vải  nuôi Thánh Gióng. 
+ Câu 3: Các phụ lão trong Hội nghi Diên Hồng nhất 
tề hô “ đánh” thể hiện tinh thần và ý chí đoàn kết của 
nhân dân ta chống giặc ngoại xâm. 
+ Câu 4: Nếu không đoàn kết thì dân ta không thể sinh 
sống và lao động sản xuất được ven các dòng sông. 
Nếu không đoàn kết thì nhân dân ta không thể đánh 
bại được giặc ngoại xâm. 
-GV chốt: Như vậy, các em có thể thấy vai trò của giá 
trị đoàn kết dân tộc nó quan trọng như thế nào trong 
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
- HS chia sẻ chân thành 
những cảm xúc và suy 
nghĩ từ trái tim trước tập 
thể lớp 
Hoạt động 3: Khám phá giá trị 
- Triển khai dự án học tập: 
+ Chủ đề: Giá trị đoàn kết. 
+ Thời gian tìm hiểu: 1 tuần. 
+ Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm. GV chia lớp 
làm 4 nhóm cùng thực hiện một dự án. 
3. Khám phá giá trị 
 29 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
+ Yêu cầu của dự án: 
Yêu cầu 1: Liệt kê các sự kiện trong lịch sử dân tộc 
cho thấy được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta? 
Yêu cầu 2: Sưu tầm một bức ảnh với chủ đề đoàn kết. 
Yêu cầu 3: Sưu tầm một câu nói nổi tiếng thể hiện giá 
trị của đoàn kết. 
Yêu cầu 4: Nêu những việc làm, hành động hằng ngày 
của em thời gian qua thể hiện tinh thần đoàn kết. 
Yêu cầu 5: Viết một đọan nghị luận về giá trị đoàn kết 
theo cảm nhận của nhóm em. 
+ Hoàn thành các yêu cầu rồi đóng thành một tập. 
+ Kiểm tra, đánh giá: Sau 1 tuần GV sẽ thu sản phẩm 
dự án của mỗi nhóm để đánh giá, biểu dương các 
nhóm làm tốt dự án. 
- HS nhận ra được giá trị 
của đoàn kết trong quá 
trình thực hiện dự án. 
Hoạt động 4: Liên hệ - Khắc sâu giá trị 
- GV cho HS liên hệ Làm gì để giữ lấy khối đoàn 
kết và những cách mà bạn thể hiện để bồi đắp tình 
đoàn kết. 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Đấu tranh với các biểu hiện chia rẽ, bè phái. 
+ Sống tình cảm, gắn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn 
nhau. 
+ Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể, làm việc 
tập thể, tương trợ lẫn nhau. 
+ Tăng cường giao lưu, kết bạn, tham gia các tổ 
chức đoàn thể, các hội, đội, nhóm 
+ Sống có lý tưởng, trách nhiệm với bản thân, gia 
đình, quê hương và đất nước. 
- GV cho HS cùng hát bài Nối vòng tay lớn của 
nhạc sỹ Trịnh Công Sơn để kết thúc bài học 
4. Liên hệ - Khắc sâu 
giá trị 
- Cách để thể hiện tinh 
thần đoàn kết trong học 
tập, rèn luyện và trong 
cuộc sống . 
+ Bài học giá trị: Đoàn 
kết là một truyền thống 
quý báu, có từ lúc mở 
nước của dân tộc. Nhờ 
đoàn kết đã giúp dân tộc 
Việt sinh tồn và phát 
triển. Ngày nay, trong 
công cuộc xây dựng và 
bảo vệ tổ quốc ta phải giữ 
gìn và phát huy giá trị đó. 
 30 
6. Triển khai hoạt động dạy học dự án. 
- Giao dự án học tập cho 4 nhóm về nhà thực hiện. 
- Thời gian hoàn thành: 1 tuần. 
- Kiểm tra, đánh giá: Sau 1 tuần, GV thu sản phẩm của các nhóm. Nhận xét, 
đánh giá sản phẩm các nhóm. 
Sản phẩm của dự án học tập qua bài 14:” GTS đoàn kết” tôi đính kèm ở 
phần phụ lục của đề tài. 
 31 
Giáo án 2: Giáo dục giá trị truyền thống yêu nước 
 Qua bài 19 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV. 
1. Mục tiêu 
Giúp HS: 
- Cảm nhận được truyền thống yêu nước của dân tộc 
- Hiểu được giá trị của truyền thống yêu nước. 
- Biết được làm thế nào để thể hiện được lòng yêu nước. 
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng xã hội và cảm xúc cá nhân 
2. Phƣơng pháp giáo dục: 
 Phương pháp nêu vấn đề, hoạt động nhóm, dạy học theo góc 
3. Chuẩn bị của GV và HS 
- GV: Giáo án, Tài liệu tham khảo, Video clip, Tivi (Máy chiếu), Loa, một 
số đạo cụ khác 
- HS: Những chia sẻ, hiểu biết đã có về giá trị đoàn kết 
4. Thời lƣợng và thời điểm giáo dục. 
- Thời gian: 5-7 phút trên lớp. 
- Thời điểm: Cuối tiết học. 
5. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục giá trị 
* Ổn định tổ chức 
* Các hoạt động cụ thể 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 1: Tạo bầu không khí giá trị 
- Mời các em đứng dậy, đặt tay lên ngực trái của mình, 
lắng nghe bài hát “ Tổ quốc gọi tên mình” của nhạc sỹ 
Đinh Trung Cần. 
+ Hỏi HS: Nghe xong bài hát đó, em thấy lòng mình 
thổn thức tình cảm gì đối với đất nước? 
+ Dự kiến sản phẩm: Em thấy trong mình rạo rực lòng 
yêu nước. 
- GV chốt: Vậy hôm nay, thầy muốn đưa các em đi 
khám phá 1 giá trị quan trọng trong truyền thống văn 
hóa dân tộc ta: Đó là giá trị truyền thống yêu nước. 
1. Bầu không khí giá trị 
- Cảm nhận được tinh - 
HS cảm nhận được tinh 
thần đoàn kết trong tâm 
hồn, trong cơ thể, cảm 
xúc . 
 32 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 2: Nhận diện GTS 
- Cung cấp tài liệu cho HS: 
+ Tư liệu 1( Trích SGK Lịch sử 10, trang (8) 
“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột 
đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột 
da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta 
phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa 
cũng nguyện xin làm” ( Theo Thơ văn Lý-Trần) 
+ Tư liệu 2: Tranh vẽ: Trần Quốc Toản bóp nát quả 
cam. 
+ Tư liệu 3(Câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng): 
“ Ta thà làm ma nước Nam chứ không chịu làm vương 
đất Bắc”. 
2. Nhận diện GTS 
- HS rung cảm từ việc 
tiếp cận các tư liệu gợi 
lên long yêu nước trong 
các em. 
 33 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
- GV yêu cầu HS tưởng tượng suy ngẫm và chia sẻ 
cảm xúc, suy nghĩ trước lớp qua các câu hỏi sau: 
+ Câu 1: Em thử nghĩ xem, Trần Quốc Tuấn trằn trọc, 
băn khoăn khi vận nước nguy nan trước quân xâm 
lược Mông – Nguyên là xuất phát từ điều gì? 
+ Câu 2: Theo em, hành động bóp nát quả cam trên 
tay thể hiện suy nghĩ gì trong lòng Trần Quốc Toản? 
Hành động như thế của một thiếu niên gợi cho em cảm 
xúc gì không? 
+ Câu 3: Câu nói của Trần Bình Trọng khi rơi vào tay 
giặc và được giặc dụ hàng nó toát lên ý nghĩa gì ? 
- Dự kiến sản phẩm: 
+Câu 1: Trần Quốc Tuấn có hành động như vậy là 
xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn. 
+ Câu 2:Trần Quốc Toản hành động như xậy là vì 
trong lòng đang sục sôi lòng yêu nước, căm thù giặc. 
+ Câu 3: Câu nói của Trần Bình Trọng toát lên lòng 
yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước, không màng 
đến vinh hoa phú quý của bản thân. 
- GV chốt: Như vậy, những nhân vật lịch sử này mặc 
dù cách thể hiện khác nhau, nhưng đều gặp nhau ở 
lòng yêu nước nồng nàn. Chính họ là kết tinh cho tình 
thần yêu nước của nhân dân ta, tạo nên giá trị truyền 
thống yêu nước quý báu của dân tộc. 
- HS chia sẻ chân thành 
những cảm xúc và suy 
nghĩ của mình. Toát lên 
được cảm xúc về lòng 
yêu nước trong các em. 
Cảm nhận được truyền 
thống yêu nước của cha 
ông. 
 34 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 3: Thảo luận- Khám phá giá trị 
Triển khai dạy học theo góc: 
+ Chủ đề: Giá trị Yêu nước. 
+ Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm. GV chia lớp 
làm 4 nhóm . Mỗi nhóm trong thời gian 2 phút sẽ thực 
hiện các yêu cầu sau đây: 
Yêu cầu 1: Thực hiện một hành động thể hiện mình là 
một người yêu nước? 
Yêu cầu 2: Vẽ một bức tranh với chủ đề yêu nước. 
Yêu cầu 3: Hát một khúc hát với nội dung chứa đựng 
lòng yêu nước 
Yêu cầu 4: Nêu một số việc làm của em thời gian qua 
thể hiện mình là một người yêu nước. 
- Hoàn thành các yêu cầu rồi các nhóm trình bày sản 
phẩm của mình trước lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương các nhóm làm tốt. 
3. Khám phá giá trị 
- HS khám phá được giá 
trị yêu nước qua nhiều 
góc độ khác nhau. 
Hoạt động 4: Liên hệ - Khắc sâu giá trị 
- GV nêu vấn đề: Làm gì để thể hiện lòng yêu nước 
và những cách mà bạn thể hiện để bồi đắp lòng yêu 
nước. 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ 
Chí Minh. 
+ Sống, chiến đấu, lao động theo hiến pháp và pháp 
luật. 
+ Tham gia các hoạt động trong chương trình “ Tôi 
yêu tổ quốc tôi” như: Góp đá xây Trường Sa; thi 
đua lập thân lập nghiệp; tuổi trẻ Việt Nam xung 
kích, sáng tạo 
+Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ y tế để 
chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Cô vid- 19. 
. 
- GV cho HS cùng hát bài Giai điệu tổ quốc của 
nhạc sỹ Trần Tiến để kết thúc bài học 
4. Liên hệ - Khắc sâu 
giá trị 
- Cách để thể hiện tinh 
thần yêu nước trong học 
tập, rèn luyện và trong 
cuộc sống . 
- Bài học giá trị: 
Tấm gương về lòng yêu 
nước của cha ông sẽ mãi 
lưu truyền trong lịch sử. 
Trở thành tài sản quý báu 
của dân tộc, đó là gốc rễ 
vững bền cho sự ổn định 
và phát triển. Tuổi trẻ 
ngày nay cần bồi đắp và 
phát huy trong hoàn cảnh 
lịch sử mới. 
 35 
Sản phẩm của HS trong phương pháp dạy học theo góc: Tôi đính kèm ở 
phần phụ lục của đề tài. 
3.3. Đánh giá kết quả quá trình áp dụng. 
3.3.1. Phạm vi ứng dụng 
Đề tài “Xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống thông qua 
môn Lịch sử 10 THPT ban cơ bản” được tôi và các đồng nghiệp ứng dụng tại các 
trường THPT trên địa bàn. Nhìn chung, khi ứng dụng đề tài này, giáo viên tiến 
hành một cách thuận lợi, đúng nguyên tắc và phương pháp giáo dục GTS cho HS, 
HS hứng thú và có khả năng thích ứng tốt với hoạt động giáo dục này, thể hiện 
hiểu biết và tiềm năng vốn có của mình vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo, 
có ý nghĩa. 
3.3.2. Mức độ vận dụng 
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi môn Lịch sử lớp 10THPT, nhưng hoàn toàn 
có thể phát triển, áp dụng cho môn Lịch sử nói chung. 
Đề tài có tính gợi mở, hướng tiếp cận nhiều nội dung giáo dục khác trong 
nhà trường ngoài giáo dục GTS, như giáo dục kĩ năng sống, tư vấn hướng nghiệp, 
tư vấn tâm lí học đường, giáo dục giới tínhtăng cường giáo dục tích hợp trong 
nhà trường, nhất là đối với các môn khoa học xã hội. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. 
4.1. Khảo sát sau khi áp dụng đề tài 
a) Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm dạy học, tiến hành khảo sát HS, 
tôi thu được kết quả như sau: 
 Phiếu khảo sát thái độ học tập của HS sau bài học 
Họ và tên học sinh: ............................................................................................ 
Lớp ..................................................................................................................... 
Trường................................................................................................................. 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có 
câu trả lời phù hợp với em 
Nội dung đánh giá Thích 
Không 
thích 
Không 
thay đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay đổi 
tích cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Cảm nhận của em khi được học nội dung 
giáo dục GTS qua môn Lịch sử? 
 36 
Bảng khảo sát thái độ học tập của HS sau bài học 
Trường 
THPT 
Năm 
học 
Lớp 
Không sử dụng phương pháp 
của đề tài 
Lớp 
Sử dụng phương pháp của đề tài 
Thích 
Không 
thích 
Không 
thay 
đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay 
đổi 
tích 
cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thích 
Không 
thích 
Không 
thay 
đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay 
đổi 
tích 
cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
THPT 
Thanh 
Chương 
3 
2020-
2021 
10B 
4/40 
10% 
36/40 
90% 
35/40 
87.5% 
5/40 
12.5% 
10C 
35/41 
85.3% 
6/41 
14.7% 
5/41 
12% 
36/41 
88% 
10D1 
3/40 
8% 
37/40 
92% 
35/40 
88% 
5/40 
12% 
10D5 
38/42 
90% 
4/42 
10% 
3/42 
7% 
39/42 
93% 
THPT 
Cát 
Ngạn 
2020-
2021 
10A 
2/37 
5% 
35/37 
95% 
34/37 
92% 
3/37 
8% 
10C 
40/41 
98% 
1/41 
2% 
1/41 
2% 
40/41 
98% 
10B 
3/41 
7% 
38/41 
93% 
37/41 
90% 
4/41 
10% 
10D 
39/41 
95% 
2/41 
5% 
3/41 
7% 
38/41 
93% 
THPT 
Nguyễn 
Sỹ Sách 
2020-
2021 
10C4 
6/46 
13% 
40/46 
87% 
39/46 
85% 
7/46 
15% 
10C1 
46/47 
98% 
1/47 
2% 
2/47 
4% 
45/47 
96% 
10C5 
5/42 
12% 
37/42 
88% 
38/42 
90% 
4/42 
10% 
10C6 
39/41 
95% 
2/41 
5% 
1/41 
3% 
40/41 
97% 
THPT 
Thanh 
Chương 
1 
2020- 
2021 
10D1 
1/40 
3% 
39/40 
97% 
39/40 
98% 
1/40 
2% 
10A4 
38/40 
95% 
2/40 
5% 
3/40 
8% 
37/40 
92% 
10A3 
2/44 
5% 
42/44 
95% 
41/44 
93% 
3/44 
7% 
10A5 
39/40 
98% 
1/40 
2% 
2/40 
5% 
38/40 
95% 
 37 
 b) Sau khi sử dụng trao đổi với đồng nghiệp trên địa bàn thử nghiệm dạy học 
theo nội dung của đề tài, tôi tiến hành khảo sát giáo viên và thu được kết quả như 
sau: 
Phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên sau khi áp dụng đề tài 
Họ và tên giáo viên: ............................................................................................... 
Giảng dạy môn:........................................................................................................... 
Trường: ...................................................................................................................... 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong 
bảng có câu trả lời phù hợp với thầy/cô 
Nội dung đánh giá 
Dễ thực 
hiện và 
có hiệu 
quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không 
cao 
Tiếp tục 
thực 
hiện và 
nhân 
rộng 
Không 
tiếp tục 
sử 
dụng 
Tiếp 
tục sử 
dụng 
và có 
cải tiến 
Ý kiến của thầy cô khi thực 
nghiệm dạy học tích hợp 
giáo dục GTS trong môn 
Lịch sử? 
 Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên sau bài dạy: 
Trường 
Năm 
học 
Kết quả 
Dễ thực 
hiện và có 
hiệu quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không cao 
Tiếp tục 
thực hiện 
và nhân 
rộng 
Không tiếp 
tục sử dụng 
Tiếp tục sử 
dụng và có 
cải tiến 
THPT 
Nguyễn 
Sỹ Sách 
2020-
2021 
2/2 
0/2 
2/2 
0/2 
2/2 
THPT 
Thanh 
Chương 3 
2020-
2021 
3/3 0/3 3/3 0/3 3/3 
THPT Cát 
Ngạn 
2020-
2021 
2/2 0/2 2/2 0/2 2/2 
THPT 
Thanh 
Chương 1 
2020-
2021 
2/2 0/2 2/2 0/2 2/2 
 38 
4.2. Phân tích kết quả khảo sát 
- Về phía HS 
Qua số liệu khảo sát, với việc lồng ghép giáo dục GTS cho HS qua môn 
Lịch sử như trên, tôi nhận thấy các em vô cùng hứng thú, tích cực trong học tập và 
hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, tạo môi trường cho HS được 
hoàn thiện, phát triển nhân cách và năng lực bản thân. 
Với những lớp không áp dụng đề tài, hiệu quả giáo dục thấp. 
- Về phía giáo viên 
Qua khảo sát ý kiến của GV trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng các giáo viên 
áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử 
dụng và nhân rộng hơn. 
 Như vậy, kết quả trên cho thấy việc xác định đúng nội dung và phương 
pháp để giáo dục GTS cho HS là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Đó thực sự là 
hình thức giáo dục gắn lí thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương, nối 
dài bục giảng và thực tiễn đời sống. Sau mỗi bài học GTS như thế, hứng thú học 
tập của HS trong môn học được gia tăng; hiểu biết về GTS của HS được mở rộng 
và nâng cao; kĩ năng học tập và các kĩ năng sống được hình thành và rèn luyện; 
phẩm chất nhân cách của người học ngày càng hoàn thiện. 
 Bản thân giáo viên cũng được sáng tạo và làm mới mình trong nghề, 
mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người. Với những kết 
quả đó, tôi có thể khẳng định rằng đề tài “ Xác định nội dung và phương pháp 
giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch sử 10 THPT ban 
cơ bản” đã thực sự góp phần vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất 
lượng giáo dục. 
4.3. Đánh giá tính hiệu quả 
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Tôi và các đồng nghiệp đã thể 
nghiệm phương thức giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Những lợi ích 
của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học và người dạy 
và nhà trường. 
Về phía người học: Tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ 
sống, tạo cơ hội cho HS thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển 
những phẩm chất, kĩ năng tư duy bậc cao quan trọng và cần thiết cho công việc và 
cuộc sống ngoài đời của HS. 
Về phía người dạy: Giáo dục GTS cho HS giúp bản thân người giáo viên 
ngày càng hoàn thiện hơn về phẩm chất, lối sống, năng lực chuyên môn của mình, 
nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp, nhà trường, các tổ 
chức xã hội cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với HS. Giáo viên cảm 
thấy yêu nghề, yêu trò hơn khi xây dựng những chuyên đề giáo dục GTS cho HS 
 39 
mang tính hiệu quả cao và làm cho HS của mình thích thú, đam mê hơn với các nội 
dung giáo dục trong nhà trường. Đề tài thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm 
gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
 40 
C. KẾT LUẬN 
I. Kết luận 
- Đối với bản thân: Qua thực hiện đề tài bản thân tôi có thêm được một cách 
tiếp cận mới trong phương pháp dạy học lịch sử, vừa sinh động, hấp dẫn vừa chứa 
đựng yếu tố giáo dục sâu sắc cho thế hệ trẻ, nhất là giáo dục định hướng về giá trị 
sống. 
- Đối với bộ môn: Góp phần làm phong phú thêm lý luận về phương pháp 
dạy học lịch sử, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học cho bộ môn. 
- Đối với đồng nghiệp: Tôi tin tưởng rằng đề tài là một tư liệu tham khảo tốt 
trong giảng dạy, khai mở những ý tưởng, phương pháp dạy học mới cho bộ môn. 
II. Một số kiến nghị 
- Đối với đồng nghiệp môn Lịch sử: Hi vọng thầy cô xem đây là một tư liệu 
tham khảo bổ ích, một hướng tiếp cận mới trong đổi mới phương pháp dạy học góp 
phần nâng cao chất lượng dạy học của môn Lịch sử. Đồng thời cũng mong các 
đồng nghiệp góp ý, phát triển đề tài lên ở khối 11, 12. Để từ đó chúng ta có một 
nội dung dạy học tích hợp GTS thật hiệu quả, ý nghĩa và đồng bộ. 
- Đối với giáo viên các môn học khác: Nhất là các môn KHXH, tôi rất mong 
thầy cô có thể áp dụng hướng đi mới này trong nội dung và PPDH để làm phong 
phú hơn bài học của bộ môn mình giảng dạy, cũng như góp phần chung vào giáo 
dục GTS cho HS THPT. 
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo, các trường THPT: Tôi mong các lãnh đạo 
Sở, cũng như các trường cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra 
kiểm tra để nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong các 
môn học nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung. 
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm được tôi và các đồng 
nghiệp đúc rút trong quá trình dạy học. Những gì tôi trình bày trong đề tài là sự 
nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài và thực sự đã 
mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới giáo dục GTS 
cho HS ở trường THPT. Tuy nhiên, đề tài sẽ còn những chỗ chưa thật sự thỏa 
đáng, rất mong nhận được những góp ý từ Hội đồng khoa học các cấp và các đồng 
nghiệp để tôi bổ sung hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xac_dinh_noi_dung_va_phuong_phap_giao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan