Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam Lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục do nhà trường định
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế,
thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được
giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.
Nội dung HĐTN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ
năng. HĐTN đã giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc
sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận
dụng kiến thức đã được học vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tổ chức
đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho việc giáo dục học sinh sinh động hơn, nhẹ
nhàng, hấp dẫn hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý. Trong quá trình thiết kế, tổ
chức, đánh giá các HĐTN, giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng
tạo, chủ động, linh hoạt của mình.
HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trườn, giúp HS được lĩnh hội các nội dung giáo dục
qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng
tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của HĐTN.
Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học
tập khác không thực hiện được. Mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập là lĩnh
hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con
đường khác nhau để phát triển nhân cách. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang
lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú.
uê hương đất nước. III. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (Tiếp theo) Mục IV. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập (2/9/1945) Mục V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám năm 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Phẩm chất, năng lực Mục tiêu TT 1. Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu để tìm hiểu về Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1 Trình bày được sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nội dung Tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa. 2 Trình bày được những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3 Hiểu được ý nghĩa của sự ra đời của nước Việt 4 38 Nhận thức và tư duy lịch sử Nam Dân chủ Cộng hòa. Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 5 Vận dụng kiến thức, kĩ năng Vai trò của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám. 6 Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân. 7 2. Năng lực chung Tự chủ và tự học Biết tự lựa chọn nội dung học tập, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện quan sát , tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện 8 Giao tiếp và hợp tác Biết lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp, lắng nghe tích cực, chia sẻ khi cần và biết hỗ trợ bạn cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. Biết hợp tác cùng các bạn trong làm việc nhóm, biết điều chỉnh cho phù hợp với đội, nhóm. 9 Giải quyết vấn đề và sáng tạo Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề theo yêu cầu. 10 3. Phẩm chất chủ yếu Yêu nước Có ý thức học tập, yêu truyền thống dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn các giá trị văn hóa. 11 Chăm chỉ Thường xuyên thực hiện và theo dõi các nhiệm vụ được phân công. 12 Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả đã thực hiện. 13 Trách nhiệm Có ý thức hoàn thành công việc được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn 14 39 thành nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, máy chiếu; Một số tranh ảnh liên quan đến bài học - Bảng, nam châm, giấy A0; Các tư liệu liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh - Các nhóm học sinh tìm hiểu các thông tin về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vai trò của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giải quyết vấn đề biển đảo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đoàn kết toàn dân. - Phân công nhiệm vụ hoạt động nhóm: Nhóm 1: Vẽ tranh minh họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập và mô tả được sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Nội dung Tuyên ngôn độc lập Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương từ 1930-1945, minh họa cho nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Nhóm 3 và nhóm 4: chuẩn bị cho nội dung dạy học với dự án: “ Vận dụng bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giải quyết vấn đề biển đảo ngày nay” . Các thành viên tìm hiểu về các biển đảo Việt Nam, vai trò biển đảo, Vận dụng bài học để giải quyết vấn đề biển đảo. Sản phẩm có thể thiết kế tập san, mô hình, vẽ tranh, ... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (1 tiết) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hoạt động 1. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập 2,4 Trình bày được sự ra đời sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nội dung Tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa. Hiểu được ý nghĩa của sự ra đời của nước Việt Nam Dạy học trải nghiệm Dạy học hợp tác Kĩ thuật phòng tranh, thuyết trình GV đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS, sản phẩm của HS và thuyết trình. Các HS đánh giá lẫn 40 Dân chủ Cộng hòa. nhau Hoạt động 2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3,5,6 Trình bày được những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vai trò của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám. Dạy học trải nghiệm Dạy học hợp tác Dạy học giải quyết vấn đề Kĩ thuật phòng tranh, thuyết trình Kĩ thuật KWLH GV đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS, sản phẩm của HS và thuyết trình. Các HS đánh giá lẫn nhau Hoạt động 3. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3,7 Trình bày được bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân. Dạy học trải nghiệm Dạy học hợp tác Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học dự án GV đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS, quá trình các thành viên thuyết trình và trả lời câu hỏi, các sản phẩm của HS. Các HS đánh giá lẫn nhau. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: 41 - Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, để các em xác định được vấn đề cần giải quyết, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. - Phương pháp: GV sử dụng đoạn phim về khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Qua sự kiện này hình thành cho HS thấy được cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi. Qua đoạn phim em có suy nghĩ gì? - Dự kiến sản phẩm: HS suy nghĩ có thể trả lời: - Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi. - Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Mục tiêu: 2,4 Trình bày được sự ra đời sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nội dung Tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa. Hiểu được ý nghĩa của sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS: - Nghiên cứu SGK chỉ ra sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ý nghĩa. - GV yêu cầu HS thuyết trình minh họa hình ảnh Chủ tich Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, trình bày trên giấy A0 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS dán các sản phẩm lên bảng. GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, thuyết minh các nội dung chính H. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 42 + Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội. + Ngày 28/8/1945, Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) thay mặt Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. * Đánh giá hoạt động học GV đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS, sản phẩm của HS. Các nhóm đánh giá lẫn nhau. Hoạt động 2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Mục tiêu: 3,5,6 Trình bày được những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vai trò của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám. Tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV chia các nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: - Nghiên cứu SGK trình bày những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. GV yêu cầu HS: - Sưu tầm các tranh ảnh minh họa cho sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Sưu tầm các tranh ảnh minh họa cho quá trình chuẩn bị 15 năm của Đảng, qua các phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945. - Thực hiện trải nghiệm chiến dịch “Tri ân”. * Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận, trình bày trên giấy A0 hoặc trình chiếu các hình ảnh. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS dán các sản phẩm lên bảng tạo thành phòng triễn lãm tranh ảnh. GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, thuyết minh các nội dung chính. 43 H. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguyên nhân thắng lợi: + Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy cao dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. + Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thể hiện qua khai thác các hình ảnh những người đứng đầu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đó là thắng lợi của 15 năm chuẩn bị của Đảng ta, ... + Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa. - Ý nghĩa lịch sử: Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp- Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đánh dấu bước phát triễn nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do... + Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền. + Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. - Chiến dịch trải nghiệm“ Tri ân” (Phụ lục) Sản phẩm: Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với dựng nước và giữ nước. Thanh niên Việt Nam - những thế hệ đi trước đã ngã xuống khi trong mình vẫn cháy rực lửa sống, khi trong mình còn biết bao mơ ước, hoài bão. Xin nghiêng mình trước sự hy sinh của những người con đất Việt. Vì sự tri ân sâu sắc, tuổi trẻ hôm nay nguyện vượt qua khó khăn, thử thách, không ngừng cố gắng, phấn đấu học tập, rèn luyện, ... * Đánh giá hoạt động học GV đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS,sản phẩm của HS. Các nhóm đánh giá lẫn nhau và trả lời các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan để nắm chắc kiến thức. 44 Hoạt động 3. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mục tiêu: 3,7: Trình bày được bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm tìm hiểu dự án “ Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay”. + Nhóm 3: Tìm hiểu về những vùng biển, đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam (theo Luật biển 1982). Tìm hiểu về vai trò của biển đảo trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay. + Nhóm 4: Tìm hiểu bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay. Tìm hiểu về một số hình thức, biện pháp tham gia bảo vệ biển đảo. * Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, xây dựng kế hoạch để hoàn thành dự án. - Các nhóm sưu tầm, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin về nội dung, nhiệm vụ được giao, phương án giải quyết. - Sản phẩm của các nhóm được khuyến khích làm theo nhiều hình thức khác nhau và thể hiện sự sáng tạo riêng như tập san, vẽ tranh, mô hình, hùng biện, thiết kế trò chơi, làm clip.... * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Sau khi đã hoàn thành dự án, các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của mình: Trình bày dưới hình thức tập san, vẽ tranh , mô hình biển đảo, hùng biện... H. Mô hình biển đảo 45 H. Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma“ Vòng tròn bất tử” Dự kiến sản phẩm (Phụ lục IV) * Đánh giá dự án: GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm. Các nhóm đánh giá lẫn nhau và rút kinh nghiệm. 3. Hoạt động luyện tập HS trải nghiệm“ Học lịch sử qua bài hát”: Bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng HS thể hiện qua dự án. Bài học về sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Bài học về tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân. 46 CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của việc xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945. II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM (Được thể hiện qua các nội dung cụ thể ở mục III của chương II) III. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 1. Đối tượng thực nghiệm HS lớp 12C1, 12C5 của trường THPT Đông Hiếu. 2. Thời gian thực nghiệm Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2020-2021. 3. Phương pháp thực nghiệm Sử dụng phương pháp TN và ĐC trước và sau khi học. Ở các lớp thực nghiệm, GV chú ý đến tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Ở lớp đối chứng, GV dạy học bình thường, không chú ý đến tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Sau khi dạy xong, học sinh cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm 10 phút. 4. Kết quả thực nghiệm Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi chọn các công thức sau đây để tính toán, xử lí và thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm. + Giá trị trung bình cộng ( X ), để so sánh mức học trung bình của HS hai nhóm lớp TN và ĐC. Việc xử lí kết quả qua các lần kiểm tra theo công thức sau: n i ii nx n X 1 1 Trong đó X là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh. + Độ lệch chuẩn (S), là tham số đo được mức độ phân tán kết quả học tập của HS quanh giá trị X. S càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của HS phân tán quanh X càng ít, tức là chất lượng tốt và ngược lại. 1 )( 1 2 n Xx S n i i - Về mặt định tính: đánh giá qua việc phân tích bài làm của HS; qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với HS và phiếu hỏi. 47 Kết quả về điểm số được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2; được tính toán bằng định lượng qua bảng 3.3. Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra trước thực nghiệm Lớp Tổng số HS Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 37 0 0 1 5 7 7 6 7 4 0 ĐC 39 0 0 3 6 8 5 8 7 2 0 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra sau thực nghiệm Lớp Tổng số HS Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 37 0 0 0 2 5 7 9 8 5 1 ĐC 39 0 0 3 5 7 6 8 7 3 0 Bảng 3.3. Bảng so sánh điểm trung bình và độ chênh lệch của bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm Lớp Số học sinh Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Giá trị trung bình ( X ) Độ chênh lệch Giá trị trung bình ( X ) Độ lệch chuẩn (S) TN 37 6,3 0,3 6,9 0,8 ĐC 39 6,0 6,1 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC Điểm số Xi Số HS 48 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC 5. Nhận xét kết quả thực nghiệm 5.1. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh chủ yếu vẫn tiếp thu kiến thức một cách thụ động và tạo cho các em thói quen không chịu tư duy khám phá kiến thức, thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn khi đứng trước yêu cầu nào đó, cũng như đứng trước tình huống của cuộc sống, chưa mạnh dạn trong liên hệ trách nhiệm bản thân. 5.2. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua các giờ dạy lịch sử được tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đem lại những hiệu quả rõ rệt: - HS học tập tự giác, chủ động, phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu. - Học sinh tích cực, hào hứng tham gia khai thác những kiến thức. - Học sinh tích cực chủ động tìm tòi kiến thức, học tập ở nhà - Học sinh tự tin, mạnh dạn trình bày những vấn đề bản thân khám phá, tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động học và hoạt động dạy làm cho môi trường dạy học trở nên thân thiện hơn. - Học sinh có suy nghĩ về trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó giúp các em có ý thức bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa. Điểm số Xi Số HS 49 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Mục tiêu chung của HĐTN là giúp hình thành phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu. HĐTN trong dạy học là mô hình học tập mới, giúp HS hình thành và phát triển được các phẩm chất, năng lực, khuyến khích HS tìm tòi, khám phá thực tiễn để tạo ra những sản phẩm học tập do chính mình làm nên. Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ra thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ trình độ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử qua trải nghiệm là phương pháp dạy học mới, tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú, đưa lại hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng, gây hứng thú cho người học, giúp HS liên hệ kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn, phát huy khả năng sáng tạo, tự lực học tập của HS, giúp các em hứng thú, say mê với môn Lịch sử. 2. Kiến nghị Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, HĐTN là chương trình bắt buộc xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Do đó cấp trên cần xây dựng một chương trình trải nghiệm cụ thể, thống nhất giữa các khâu trong quá trình dạy học, gắn với thực tiễn phù hợp với phẩm chất năng lực của HS. HĐTN được thực hiện có hiệu quả cao cũng đòi hỏi kinh phí hoạt động. Nhà trường cần tạo điều kiện vật chất cho GV, HS hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Tổ chuyên môn tăng cường hơn nữa sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, nghiên cứu bài học và chủ đề... GV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn... Trong quá trình dạy học GV cần tổ chức HĐTN tại các địa danh lịch sử, các chiến dịch cộng đồng để tăng cường chất lượng giáo dục thực tế giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn di sản của nhân loại, của địa phương, giúp các em hiểu hơn về giá trị cuộc sống, có trách nhiệm hơn với đất nước, quê hương. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông 2018 2. Cổng thông tin điện tử- Sở văn hóa và thể thao Tỉnh Nghệ An. 3.Đinh Thị Kim Thoa (2019) Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm theo Chương trình phổ thông mới, NXB Đại học sư phạm. 4. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 6. Lịch sử Việt Nam - NXB giáo dục. 7. Một số biện pháp tổ chức HĐTN cho học sinh trong dạy học Lịch sử của Tiến sĩ. Nguyễn Xuân Trường- Nguyễn Thị Thanh Thúy trên Báo Giáo- Thời đại. 8. Nguyễn Thị Duyên (2017), “Tổ chức bài học Lịch sử địa phương tại di tích lịch sử cho học sinh lớp 12 trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 9. Nghĩa Đàn: Đất nước- con người. NXB Văn hóa- thông tin(2008). 10. Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 10 năm 2017. 11. Bộ Giáo dục –Đào tạo (2020). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà- Môdun 2. 12. SGK lịch sử 12- NXB giáo dục. 13. Nguồn Intenet.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xac_dinh_noi_dung_va_cach_thuc_to_chuc.pdf