Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp "trò chơi" nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo, Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn.

Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THPT tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Văn các em được sống trong không khí cổ xưa để cảm nhận tình yêu chân thành của Mỵ Châu thời An Dương Vương dựng nước qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy”; nghẹn ngào thổn thức cùng nỗi đau của Kiều trong bi kịch "Trao duyên"; khắc khoải với giấc mơ hoàn lương và khao khát hạnh phúc của Chí Phèo (Nam Cao); thả mình trong tiếng cười trào phúng sâu cay của Vũ Trọng Phụng trong “Hạnh phúc của một tang gia”.

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 16059 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp "trò chơi" nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gữ nói.
( Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện)
Hình ảnh minh hoạ cho phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ viết.
(Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện)
Với trò chơi này giáo viên cũng có thể áp dụng khi dạy bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố”- Tiết 22-23, Sách Ngữ Văn 11- tập 1. Sau khi dạy xong đến phần củng cố giáo viên tổ chức cho các em chơi khoảng 3 phút nhằm khắc sâu hơn kiến thức bài học. Giáo viên chiếu những hình ảnh lên máy chiếu hoặc treo những hình ảnh đã chuẩn bị sẵn lên bảng phụ và cho các em nhìn vào hình và đọc xem hình ảnh ấy muốn nói tới câu thành ngữ nào? Ai đọc đúng và nhanh sẽ được giáo viên tuyên dương trước lớp hoặc nhận phần quà nhỏ của giáo viên. Như vậy các em sẽ rất ấn tượng với bài đã được học do dó mà sẽ nhớ bài lâu hơn.
Hình ảnh minh họa cho bài thực hành về thành ngữ điển, điển cố
( Khi chiếu bằng máy chiếu những hình trên là hình động, học sinh rất dễ đoán ra câu thành ngữ)
2.5. Trò chơi ô chữ bí mật.
Hình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học. 
Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
 Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học. Ví dụ sau khi học xong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”- Tiết 40 - Ngữ văn 10- Tập 1, giáo viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành tổ chức trò chơi để củng cố bài học. Sau khi phổ biến thể lệ cuộc chơi giáo viên treo ô chữ lên bảng và trình bày ô chữ chúng ta cẩn tìm hôm nay gồm 7 chữ cái, đây là một trong những giá trị nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du. Để tìm được ô chữ này chúng ta có 7 câu hỏi gợi ý ở hàng ngang:
1/ Đây là tên của nhân vật được đề cập đến trong bài thơ? 
2/ Địa danh được nhắc đến trong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”?
3/ Đây là tập thơ Tiểu Thanh còn sót lại sau khi chết?
4/ Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Đau đớn thay phận........... Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”?
5/ Từ “độc” trong phần nguyên tác của bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký dịch ra phần phiên âm có nghĩa là gì?
6/ Đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông?
7/ Đoạn thơ sau Nguyễn Du muốn nhắc đến nhân vật nào trong Truyện Kiều?
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
 Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
Đáp án của trò chơi trên sẽ là:
T
I
Ể
U
T
H
A
N
H
T
Â
Y
H
Ồ
P
H
Ầ
N
D
Ư
Đ
À
N
B
À
Đ
Ọ
C
P
H
Ụ
N
Ữ
Đ
Ạ
M
T
I
Ê
N
2.6. Trò chơi ghép hình đúng.
Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc điểm vào một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn bị sẵn các mảnh ghép. Những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, có thể là chữ viết thể hiện nội dung.
Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học một cách lôgic.
Cách chơi: Giáo viên treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung liên quan đến bài học lên bảng. Tuỳ vào mục đích bài học mà giáo viên cho học sinh xung phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh hoặc xếp những mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theo yêu cầu của giáo viên, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn sẽ là đội chiến thắng.
Dưới đây là một ví dụ minh họa khi tổ chức trò chơi để ôn tập kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới của bài học: Khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử- Tiết 66- Ngữ Văn 11- tập 2. Khi đi tìm phần tìm hiểu chung, mục 1- tác giả thì giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi này bằng cách cho các mảnh ghép gồm hình của 3 tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và các mảnh ghép có đánh dấu theo số thứ tự 1, 2,3... (làm bằng giáy rô ki) ghi các thông tin liên quan về ba tác giả trên. Giáo viên chia lớp làm các nhóm tự thảo luận lắp ráp các hình và các mảnh ghép ghi thông tin lại với nhau rồi đội nào xung phong lên ráp đúng các thông tin tương ứng với mỗi tác giả thì đội đó chiến thắng, nếu không đúng sẽ nhường phần cho các đội khác (Học sinh sẽ dễ dàng ghép được các thông tin và hình ảnh tương ứng với nhau khi sử dụng phương pháp loại suy ). Giáo viên nhận xét và kết thúc trò chơi, với việc áp dụng trò chơi này các em sẽ ôn tập được kiến thức cũ về tác giả Xuân Diệu, Huy Cận mà các em đã học ở các tiết học trước đồng thời cũng hình thành được kiến thức mới về tác giả Hàn Mặc Tử. Như vậy giáo viên vừa tiết kiệm được thời gian chỉ mất 7 phút (vừa dò bài cũ vừa dạy được kiến thức mới), lại tạo được hứng thú cho các em khi học bài mới vì thế tiết học sẽ trở nên sôi động hơn...Trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho rất nhiều tiết giảng văn đặc biệt là phần tìm hiểu về các tác giả...
Sau đây là hình ảnh minh họa cho trò chơi: Giáo viên treo lên bảng những mảnh ghép như sau:
a/ Hình ảnh của 3 tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử. 
b/ Các mảnh ghép ghi thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả trên và được đánh dấu theo thứ tự từ 1-13.
1/ (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha. Quê quán: Hà Tĩnh
2/ Tác phẩm chính: Tập “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời
3/ Gia đình: viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn
4 / Năm 1936, mắc bệnh phong. Mất tại trại phong Quy Hoà.
5/ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Quê: Đồng Hới - Quảng Bình.
6/ Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
7/Tác phẩm: Thơ thơ (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), Riêng chung (1960)...
8/ Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
9/ Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của VN thế kỷ XX.
10/ (1919 - 2005). Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
11/ Ông là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
12/ Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào Thơ Mới.
13/ Các tác phẩm chính:Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý....
3/ Đáp án chúng ta sẽ có 3 hình sau ( Học sinh có thể ghép theo hàng dọc như ở dưới hoặc ghép theo hàng ngang)
*/ Hình 1: Tác giả Xuân Diệu
1/ (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha. Quê quán: Hà Tĩnh
6/ Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
7/Tác phẩm: Thơ thơ (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), Riêng chung (1960)...
9/ Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của VN thế kỷ XX.
*/ Hình 2: Tác giả Huy Cận
10/ (1919 - 2005). Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
2/ Tác phẩm chính: Tập “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời
11/ Ông là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
8/ Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
*/ Hình 3: Tác giả Hàn Mặc Tử
5/ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Quê: Đồng Hới - Quảng Bình.
3/ Gia đình: viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn
4 / Năm 1936, mắc bệnh phong. Mất tại trại phong Quy Hoà.
13/ Các tác phẩm chính:Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý....
12/ Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào thơ Mới.
2.7.Trò chơi trả lời nhanh
 Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi đều liên 
quan đến kiến thức của các bài học trước.
 Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh về các nội dung đã được học.
 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ điểm 
 Cách chơi: Chia nhóm. Mỗi đội chọn cho mình một gói câu hỏi. Cử đại diện người để lên trả lời câu hỏi. Cuối cùng giáo viên tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời đúng và số điểm cao nhất thì đó là đội chiến thắng.
Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THPT. Bên cạnh các trò chơi đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác như:Tập làm phóng viên, trò chơi ghép đôi, trò chơi đố vuichủ yếu phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế ở địa phương.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học Văn tôi thấy đã đạt được một số kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học.
Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát.
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.	
* Đối với học sinh: Giúp các em
Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phát biểu xây dựng bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.Các em có điều kiện cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập...
Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài ta sẽ so sánh 2 bảng số liệu ghi kết quả khảo sát ý kiến và chất lượng học tập của học sinh 3 lớp thực nghiệm trong năm học 2012- 2013 ( 10A1, 10A4, 11A6) trước và sau khi áp dụng phương pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn :  
* Khi chưa áp dụng đề tài: 
Số học sinh khảo sát
Hay phát biểu
Hứng thú với giờ học
Điểm thi đầu vào đạt TB trở lên
Điểm kiểm tra đầu năm từ TB trở lên
Lớp 10A1, 10A4
6/80
34/80
16/80
Lớp 11A6
3/30
12/30
11/30
Tổng số
9/ 110
( 8.12%)
46/110 (41.81%)
16/80
(20%)
11/30
(36.66%)
* Sau khi áp dụng đề tài
Số học sinh khảo sát
Hay phát biểu
Hứng thú với giờ học
Điểm thi học kì 1 từ TB trở lên
Điểm thi học kì 1 từ TB trở lên
Lớp 10A1 10A4
37/80
50/80
54/80
Lớp 11A6
12/30
19/30
21/30
Tổng số
49/110
( 44.54% )
69/110
(62.72%)
54/80
(67.5%)
21/ 30
(70%)
 Kết quả khảo sát ngày 22/02/2013 cho thấy so với kết quả khảo sát đầu năm như phần thực trạng đã nêu thì rõ ràng hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt (Khối 10 đầu vào môn Văn rất thấp chỉ: 20%, qua hơn một học kì áp dụng phương pháp trò chơi kết quả điểm thi học kì 1 (sở ra đề, chấm tập trung) đã nâng lên: 67.5%. Khối 11 kết quả điểm khảo sát đầu năm từ 36.66% giờ đã nâng lên: 70% ). Cũng nhờ vào việc áp dụng trò chơi trong giờ dạy học mà trong những năm qua chất lượng bộ môn của bản thân tôi được nâng lên rõ rệt, cụ thể là:
Năm học 2010-2011 tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên: 72%
Năm học 2011- 2012 tỉ lệ học sinh khối 11 đạt trung bình trở lên là 78%, tỉ lệ học sinh khối 12 thi tốt nghiệp đạt trung bình trở lên là 98,63%.
Điều này giúp tôi tin tưởng vào thành công của đề tài. Chắc chắn kết quả học tập của năm học 2012-2013 và năm sau sẽ đạt cao hơn. 
 Tuy nhiên, thành công của đề tài còn nhờ vào sự nhiệt tình hưởng ứng của đội ngũ giáo viên văn trường THPT Nguyễn Huệ và đã được học sinh tích cực đón nhận, học tập và rèn luyện. Để hoàn thiện hơn nữa đề tài, xin được tiếp nhận những ý kiến góp ý của quý đồng nghiệp. 
V/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua quá trình thử nghiệm “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở THPT Nguyễn Huệ” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
 1/ Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Văn có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên khi sử dụng nó không nên quá lạm dụng, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn như khởi động buổi học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề của bài học. Nếu trong buổi học thấy tình trạng học sinh mệt mỏi cũng có thể sử dụng trò chơi học tập để giúp học sinh thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học tập, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Văn vừa giúp học sinh thấy thoải mái, vừa phát huy tính tự lực của các em đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi.
 2/ Giáo viên cần đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học, hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn mới thu hút, lôi cuốn được tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tự nhiên và có tình thần trách nhiệm xây dựng bài. Từ đó, chất lượng dạy và học bộ môn Văn ngày càng được nâng cao.
 3/ Ngoài ra giáo viên cần nghiên cứu tùy theo số lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, nếu tổ chức trò chơi không tốt sẽ bị hạn chế về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 
 4/ Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà, phải theo dõi quá trình học tập của học sinh để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho học sinh. 
 5/ Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn Văn, giáo viên có thể sưu tầm và thiết kế các loại trò chơi cho từng bài thuộc từng phần học và nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học và các phương pháp dạy học khác.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I/ GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề tích cực hóa học tập của học sinh trong dạy học nói chung môn Ngữ Văn nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, kích thích tư duy của các em, phát huy tính năng động, nâng cao hứng thú học tập cho bộ môn. Trong số những biện pháp dạy học tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia hợp tác để nâng cao tính tự giác tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Văn.
 	Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho học sinh hứng thú với môn học và các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học, kết quả học tập của các em dần được nâng cao đã chứng minh được tính đúng đắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra.
 Khả năng ứng dụng của đề tài: Thực tế đa số học sinh thích tham gia tổ chức trò chơi trong giờ học Văn để được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, tranh luận cùng thầy cô, bạn bè. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của giáo viên.
II. KIẾN NGHỊ
 Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, có chính sách động viên cho giáo viên thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy.
Bình Long 05 tháng 03 năm 2013
	Người thực hiện.
Phan Thị Hồng Thơm
Tµi liÖu tham kh¶o
Từ điển tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên- Trung tâm từ điển học 2006.
2. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học- GS Trần Bá Hoành-TS Nguyễn Trọng Hoàn Đại học Sư Phạm Hà Nội. 2005.
3. Phương pháp dạy học - GS Phan Trọng Luân- NXB Giáo dục. 2000
4. Tạp chí dạy học ngày nay- Nhiều tác giả- NXBGiáo dục. 2006
5. Bộ sách giáo khoa chương trình Ngữ văn 10, 11- NXB Giáo dục 2007.
PHỤ LỤC
Hình 1: Hội thảo khoa học quốc gia về Dạy học Ngữ văn ở trường Phổ thông Việt Nam (07-01-2013)
Hình 2: Mức độ phát biểu của học sinh 3 lớp 10A1, 10A4, 11A6 trong giờ học 
Hình 3: Mức độ học sinh 3lớp 10A1, 10A4, 11A6 hứng thú với giờ học Văn
Hình 4: Học sinh đang chơi trò chơi “ô chữ bí mật”
Hình 5: Một giờ học Văn sôi nổi khi giáo viên tổ chức trò chơi.
Hình 6: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh.
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_Van_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_phat_huy_tinh_nang_dong_cua_hoc_sinh_gay_hung_thu_trong_gio.doc
Sáng Kiến Liên Quan