Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp thảo luận nhóm lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học Ngữ văn THCS

1. Thuận lợi:

- Đa số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và trên chuẩn.

- Giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt cụm chuyên môn để nâng cao trình độ theo xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà.

- Bản thân nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp, tham gia dự giờ rút kinh nghiệm.

- Giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề, trách nhiệm cao với công việc, có ý thức cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy hiệu quả những giờ dạy học trên lớp.

- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học các em tạo điều kiện cho các em học tốt hơn.

- Đa số học sinh có sự chuẩn bị bài, làm bài ở nhà đầy đủ và dụng cụ học tập, sách giáo khoa đầy đủ.

2. Khó khăn:

- Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ít quan tâm đến việc học của các em.

- Tâm lí phụ huynh học sinh xem nhẹ các môn xã hội mà chú trọng các môn tự nhiên nhiều hơn.

- Qua thực tế giảng dạy cũng như sự trao đổi với đồng nghiệp thì học sinh trong quá trình học, phần đông học sinh ít phát biểu, thảo luận nhóm, chưa phát huy hết khả năng vốn có của mình, học sinh chưa thể hiện mình Điều đó cho thấy học sinh chưa nắm vững kiến thức bộ môn, chưa biết vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.

- Có một thực tế hiện nay là rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn chương hay. Do vậy, khi làm bài học sinh còn suy luận chủ quan, làm bài sai kiến thức cơ bản,“Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” ghi nhầm chi tiết của tác phẩm này với tác phẩm khác, sai tên tác giả, tác phẩm, lẫn lộn nhà văn này với nhà văn khác. Đa phần học sinh học tập môn Ngữ văn là rất thụ động, các em không quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên đã giảng. Điều này khiến các em không phát huy được sự sáng tạo.Vì chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy rất khó khăn.

Nhưng bên cạnh đó một số GV cũng chưa thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng khai thác biện pháp thảo luận nhóm theo hướng tích cực phát huy tính chủ động của Hs trong giờ học Ngữ văn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp thảo luận nhóm lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
BIỆN PHÁP THẢO LUẬN NHÓM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN THCS
 Trần Thanh Hiền 
 Giáo viên trường THCS Giá Rai A
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Xã hội ngày nay, con người rất coi trọng trong vấn đề giáo dục, vì vậy làm thế nào để dạy học tích cự và thực sự có hiệu quả ở tất cả các môn học là một vấn đề cần thiết. Và làm thế nào để có phương pháp dạy học môn Ngữ văn tốt càng khó khăn rất nhiều. Vì thế giáo viên không có cách tổ chức dạy gây hứng thú cho học sinh thì rất dễ gây ra sự buồn chán, không tư duy mất khả năng diễn đạt cảm xúc
- Nắm bắt những vấn đề gặp phải khi dạy học môn Ngữ văn đa số trường THCS đều áp dụng phương pháp dạy mới, lấy học sinh (HS) làm trung tâm, tổ chức cho các em thảo luận nhóm để các em tự chủ trong việc tìm hiểu tri thức mới. Như vậy để tìm hiểu rõ hơn về về biện pháp học nhóm cũng như hiệu quả mà biện pháp này mang lại trong giờ học Ngữ văn ở trường THCS tôi đã thực hiện hoạt động thảo luận nhóm nhằm góp phần tích lũy tri thức, những kinh nghiệm cần thiết cho công việc giảng dạy sau này.
II. THỰC TRẠNG
- Tổng số CB-GV-NV: 33/19 nữ, trong đó: CBQL: 2/0 nữ; GV: 28/16 nữ; NV: 3/3 nữ. 
- Tổng toàn trường: 15 lớp; 517 học sinh, trong đó
+ Lớp 6: 4 lớp; 145 học sinh; 	+ Lớp 7: 4 lớp; 136 học sinh; 
+ Lớp 8: 4 lớp; 136 học sinh; 	+ Lớp 9: 3 lớp; 100 học sinh
Trong quá trình thực hiện biện pháp có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Đa số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và trên chuẩn.
- Giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt cụm chuyên môn để nâng cao trình độ theo xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà.
- Bản thân nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp, tham gia dự giờ rút kinh nghiệm.
- Giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề, trách nhiệm cao với công việc, có ý thức cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy hiệu quả những giờ dạy học trên lớp.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học các em tạo điều kiện cho các em học tốt hơn.
- Đa số học sinh có sự chuẩn bị bài, làm bài ở nhà đầy đủ và dụng cụ học tập, sách giáo khoa đầy đủ.
2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ít quan tâm đến việc học của các em.
- Tâm lí phụ huynh học sinh xem nhẹ các môn xã hội mà chú trọng các môn tự nhiên nhiều hơn.
- Qua thực tế giảng dạy cũng như sự trao đổi với đồng nghiệp thì học sinh trong quá trình học, phần đông học sinh ít phát biểu, thảo luận nhóm, chưa phát huy hết khả năng vốn có của mình, học sinh chưa thể hiện mìnhĐiều đó cho thấy học sinh chưa nắm vững kiến thức bộ môn, chưa biết vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
- Có một thực tế hiện nay là rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn chương hay. Do vậy, khi làm bài học sinh còn suy luận chủ quan, làm bài sai kiến thức cơ bản,“Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” ghi nhầm chi tiết của tác phẩm này với tác phẩm khác, sai tên tác giả, tác phẩm, lẫn lộn nhà văn này với nhà văn khác. Đa phần học sinh học tập môn Ngữ văn là rất thụ động, các em không quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên đã giảng. Điều này khiến các em không phát huy được sự sáng tạo.Vì chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy rất khó khăn.
Nhưng bên cạnh đó một số GV cũng chưa thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng khai thác biện pháp thảo luận nhóm theo hướng tích cực phát huy tính chủ động của Hs trong giờ học Ngữ văn.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Biện pháp thảo luận nhóm lấy HS làm trung tâm trong giờ học Ngữ văn THCS
1. Các loại hình thảo luận nhóm:
- Nhóm 2 học sinh: Đây là hình thức 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi giải quyết tình huống trong suốt quá trình học. Nhóm này được gọi là nhóm cố định.
- Nhóm 4,5 HS: Thảo luận các bài tập, câu hỏi, tình huống do GV nêu ra. Có hai loại hình bài tập dành cho kiểu nhóm này là bài tập hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề). Sau đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết vấn đề của nhóm mình với nhóm khác.
- Nhóm ghép: Số thành viên trong nhóm bằng số vấn đề cần giải quyết cùng lúc. Việc tổ chức thành viên trong nhóm có tính chất lưu động, Trong lần đầu mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khác nhau của một bài học, mỗi thành viên trong nhóm phải ghi chép. Sau khi giải quyết xong vấn đề, tất cả thành viên trong nhóm được tách ra để thành lập nhóm mới. Hình thức ghép có ưu điểm rất lớn là việc báo cáo công việc của nhóm sẽ do tất cả các thành viên trong nhóm đảm nhận chứ không phải do một HS khá giỏi đảm nhận cách học này góp phần làm tăng sự tự tin cho các thành viên trong nhóm.
- Nhóm kim tự tháp: Đây là loại ghép nhóm theo hình kim tự tháp. Đầu tiên GV đưa ra một vấn đề cho mỗi HS làm việc độc lập. Sau đó ghép 2 HS thành một cặp để các em này chia sẽ ý kiến của mình, kế đến các cặp sẽ kết hợp lại thành 4 người, tiếp tục trao đổi ý kiến, các nhóm 4 sẽ kết hợp lại thành nhóm 8, nhóm 16. Cuối cùng cả lớp sẽ có một bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. 
- Nhóm hoạt động trà trộn: Do HS tự thành lập. Trong hình thức này tất cả các HS trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp để thu thập thông tin từ các thành viên nào mình muốn. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho HS cảm thấy thích thú năng động hơn. Đối với các HS trung bình hoặc kém thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. Cũng bằng cách học này, HS sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn là bảng “Trưng cầu ý kiến” hoặc “Khảo sát ý kiến” của tập thể. Hoạt động này rất thích hợp với giờ ôn tập. 
2. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm: 
Để thực hiện dạy học theo biện pháp thảo luận nhóm trong một giờ học cụ thể, các tình huống dạy học thảo luận nhóm được xây dựng theo những bước sau đây:
- Bước 1: Xác định mục tiếu dạy học để giờ học đạt kết quả, GV cần xác định mục tiêu bài học, trên cơ sở đó xác định mục tiêu cần đạt của các bài tập thảo luận về 2 mặt: Kiến thức và kĩ năng tư duy, kĩ năng xã hội như giao tiếp, trình bày ý kiến mà người học cần đạt qua bài học đó.
- Bước 2: Thành lập nhóm trong một tiết dạy, không phải lúc nào cũng dành toàn bộ thời gian của tiết học cho việc thảo luận nhóm, mà chỉ thảo luận ở những vấn đề trọng tâm, phức tạp, đôi khi là những vấn đề tương đối khó Do đó, từng cá nhân HS không thể tự giải quyết vấn đề mà phải cùng thảo luận nhóm với những bạn khác để cùng chia sẽ kiến thức và tư duy.
- Bước 3: Giao vấn đề cho các nhóm thảo luận, quy định thời gian thảo luận. Có nhiều cách giao vấn đề : Viết các câu hỏi lên bảng, viết sẵn nội dung bài tập ra giấy photo cho mỗi nhóm một tờ, xem đoạn video
- Bước 4: Quản lý các nhóm trong quá trình các nhóm thảo luận, GV phải đi đến các nhóm, nêu câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh hoạt động của HS khi chệch hướng hoặc nhắc nhở về thời gian, nhắc nhở HS thụ động.
- Bước 5: Báo cáo kết quả và đánh giá. GV tổ chức cho HS thảo luận chung trên lớp bằng cách yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả. Khi đại diện nhóm trình bày kết quả GV ghi lại những ý kiến đúng, nêu câu hỏi gợi mở cho HS tiếp tục phát hiện những vấn đề mà nhóm chưa tìm ra câu trả lời, yêu cầu các nhóm khác bỗ sung. Sau đó GV bỗ sung chốt lại vấn đề, nhận xét đánh giá.
	IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một thời gian ứng dụng biện pháp dạy học trên vào quá trình giảng dạy, tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Kết quả chất lượng học kỳ I, năm học 2019 -2020
Lớp
Môn
Sĩ số
Ðiểm trung bình môn HKI
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7/2
Văn
38
10
26,3
20
52,6
8
21,1
0
0
7/3
Văn
38
3
7,9
26
68,42
9
23,68
0
0
7/4
Văn
34
1
2,94
15
44,11
18
52,9
0
0
Cộng chung
110
14
12,72
61
55,45
35
31,81
0
0
2. Kết quả chất lượng cả năm, năm học 2019-2020
Lớp
Môn
Sĩ số
Ðiểm trung bình môn cả năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7/2
Văn
38
6
15,78
24
63,15
8
21,05
0
0
7/3
Văn
38
3
7,89
15
39,47
20
52,63
0
0
Cộng chung
76
9
11,84
39
51,31
28
36,84
0
0
	3. Kết quả chất lượng học kì I, năm học 2020-2021
Lớp
Môn
Sĩ số
Ðiểm trung bình môn cả năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7/1
Văn
34
18
52,94
15
41,12
1
2,94
0
0
7/3
Văn
33
9
27,27
18
54,54
5
15,15
0
0
Cộng chung
67
27
40,29
33
49,25
6
8,95
0
0
	V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Dạy học thảo luận nhóm lấy HS làm trung tâm trong giờ dạy học Ngữ văn là thực sự cần thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy, đi từ HS thụ động theo phương pháp truyền thống chuyển sang theo hướng phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả nhất nhưng thảo luận phải đúng lúc, đúng nội dung cần thảo luận và một điều quan trọng nhất là đòi hỏi người GV phải có bản lĩnh sư phạm và năng lực tổ chức cho HS thảo luận trong quá trình lên lớp và thêm nữa GV phải tâm huyết với ngành với nghề mới đem lại kết quả tốt nhất!
 VI. KIẾN NGHỊ
 Để thực hiện giảng dạy tốt hơn thì đối với nhà trường cần bỗ sung thêm tranh ảnh về nhà văn, nhà thơ trong chương trình chính khóa, mở thêm các phòng học có máy chiếu. Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất hơn nữa ! Xin chân thành cảm ơn !
 	 Người viết
 	 Trần Thanh Hiền
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai A xác nhận: Biện pháp “Biện pháp thảo luận nhóm lấy học sinh làm trung tâm trong giờ hoc Ngữ Văn THCS” của giáo viên: Trần Thanh Hiền áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phường 1, ngày 30 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hồ Quốc Huân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_thao_luan_nhom_lay_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan