Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ Trung Đại (Tiết 1) - Lịch sử 11 (Ban cơ bản)
Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực của người học. Ở Việt Nam,trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã được ban hànhđòi hỏi người giáo viên nói chung và giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng cần phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Phương pháp đóng vai(PPĐV) trong dạy học Lịch sử là một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Ở nước ta, trong những năm gần đây, PPĐVbước đầu được các nhà nghiên cứu giáo dục và giáo viên quan tâm; đồng thời đã được vận dụng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này vẫn chưa được sử dụng một các phổ biến trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Với những ưu điểm và tính mới mẻ của PPDH này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới PPDH, đưa phương pháp này vào vận dụng dạy học bộ môn Lịch sử nhằm làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên;
nội dung kịch bản, diễn xuất của diễn viên). Cuối cùng, giáo viên nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.Giáo viên nhấn mạnh: Trong các cuộc phát kiến địa lý, cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô là quan trọng nhất vì đã tìm ra 1 châu lục mới: Châu Mỹ. Sau khi các nhóm hoàn thành phần đóng vai, giáo viên cho học sinh hoàn thành kiến thức vào bảng sau và ghi vào vở theo mẫu sau: Các cuộc phát kiến địa lý Thời gian Hướng đi Kết quả B. Đi-a-xơ C. Cô-lôm-bô Va-xcô đơ Ga-ma Ph. Ma-gien-lan - Gợi ý sản phẩm: Các cuộc phát kiến địa lý Thời gian Hướng đi Kết quả B. Đi-a-xơ 1487 Đông Vòng qua cực Nam Châu Phi. Nơi đó ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng. C. Cô-lôm-bô 8.1492 Tây Tìm ra Châu Mỹ. Va-xcô đơ Ga-ma 7.1497 -> 5.1498 Đông Đến Calicut thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Ph. Ma-gien-lan 1519 - 1522 Tây Thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. 2.3. Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý. - Mục tiêu: Hiểu và đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lý đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. - Phương thức: Giáo viên cho học sinh đọc thông tin dưới đây, kết hợp quan sát kỹ những hình ảnh. TƯ LIỆU HỖ TRỢ “Những cuộc phát kiến địa lý đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản Châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ. Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lý còn làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ”. Hình 9 Hình 10 Trả lời các câu hỏi sau: 1. Đánh giá những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lý . Theo em, tác động nào quan trọng nhất ? Tại sao? 2. Miêu tả hình 6 và 7. Những hình ảnh trên nói lên điều gì? Em có nhận xét gì về số phận của những người trong 2 bức hình trên? 3. Theo em, tác động tiêu cực nào quan trọng nhất? Tại sao? Học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên cho các học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt kiến thức và yêu cầu học sinh ghi vào vở học tập. - Gợi ý sản phẩm: Tác động của các cuộc phát kiến địa lý - Tích cực: + Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, về con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng. + Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của CNTB - Tiêu cực: làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 3. Hoạt động củng cố,luyện tập - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về “Các cuộc phát kiến địa lý” - Phương thức: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức của bài học bằng trò chơi: “Học mà chơi, chơi mà học”. - Gợi ý sản phẩm: + Giáo viên sẽ chuẩn bị một số quân bài từ Át cơ (tương ứng với câu số 1), 2 cơ cho đến 10 cơ và cử 1 học sinh đóng vai quốc vương của nước Bồ Đào Nha để điều khiển trò chơi. Ngoài ra, giáo viên chọn 10 học sinh trong vai quần thần của quốc vương Bồ Đào Nha. Luật chơi như sau: Quốc vương sẽ phát các quân bài cho quần thần của mình sau đó sẽ gọi bất kỳ tên quân bài và người có con bài tương ứng phải trả lời nhanh câu hỏi (số thứ tự câu hỏi tương ứng với quân bài). Gợi ý một số câu hỏi như sau: 1. Ai là người được phong làm phó vương Ấn Độ ? (Va-xcô đơ Ga – ma). 2. Chiếc tàu được C. Cô-lôm-bô sử dụng trong chuyến thám hiểm vào tháng 8 năm 1492 có tên gọi là gì ? (San-ta Ma-ria). 3. Điểm cực nam của Châu Mỹ có tên gọi là gì ? (Eo biển Ma-gien-lan). 4. Đến thế kỷ XV, các nhà hàng hải có quan niệm như thế nào về hình dạng của Trái Đất ? Quan điểm đó có gì khác biệt với trước ? (Hình tròn – trước đó quan niệm là hình vuông). 5. Cuộc phát kiến của Ma-gien-lan được tiến hành đi theo hướng nào ? (đi theo hướng tây). 6. Ai là người mở ra hy vọng tìm đường ra sang Ấn Độ?(B. Đi-axơ) 7. Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ ? (C. Cô-lôm-bô). 8. Ai là người thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển ? (Ma-gien-lan) 9. Trong 4 cuộc phát kiến địa lý đã học, cuộc phát kiến nào quan trọng nhất ? Tại sao? (C. Cô-lôm- bô vì đã tìm ra 1 châu lục mới: châu Mỹ) 10. Ở thế kỷ XV, quốc gia nào đã độc chiếm con đường buôn bán từ Tây Á qua Địa Trung Hải? (Ả Rập) 4. Dặn dò, ra bài tập về nhà Giáo viên yêu cầu học sinh: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. - Đọc trước mục 3 Phong trào Văn hóa Phục hưng (bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại). - Sưu tầm tranh ảnh,lược đồ, tư liệu có liên quan đến Phong trào Văn hóa Phục hưng . - Giáo viên lưu ý cho học sinh: về nhà đọc thêm mục 2 Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu (mục này đọc thêm). 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thêm một số nội dung liên quan đến các cuộc phát kiến địa lý: - Theo em, các nhà hàng hải đã mua những mặt hàng gì ở các nước phương Đông? Tại sao lại mua những mặt hàng đó? - Theo em,người dân châu Á, châu Phi, châu Mỹ có thái độ như thế nào trước sự có mặt của người châu Âu? - Nếu em là người dân châu Âu sinh sống ở thế kỷ XV, em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương đông của các nhà thám hiểm không? Vì sao? 4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm Sau mỗi tiết học TN và ĐC tôi đã tiết hành trao đổi, lấy ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú khi được học bằng PPĐV. Kết quả tôi thu nhận được như sau: Bảng 4. Mức độ hứng thú của học sinh sau khi dạy học TN Trường THPT Lớp (TN/ĐC) Sĩ số PPDH Mức độ Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú SL % SL % SL % Nơi tôi công tác 10A9 (TN) 39 PPĐV 37 95 2 5 0 0 10A8 (ĐC) 42 Thuyết trình, thảo luận nhóm 12 28,6 20 47,6 10 23,8 Nguyễn Xuân Ôn 10A5 (TN) 42 PPĐV 42 100 0 0 0 0 10A8 (ĐC) 42 Thuyết trình, thảo luận nhóm 12 28,6 22 52,4 8 19 Quang Trung 10A1 (TN) 43 PPĐV 39 90,7 4 9,3 0 0 10A4 (ĐC) 40 Thuyết trình, thảo luận nhóm 10 25 25 62,5 5 12,5 Như vậy, theo kết quả ở bảng 4 ta thấy: Ở trường THPT nơi tôi giảng dạy: đối với lớp được học bằng PPĐV, mức độ hứng thú của học sinh đối với bài học rất cao: chiếm 95 %, chỉ có 5 % học sinh cảm thấy bình thường khi học bằng phương pháp mới này. Tuy nhiên, tại lớp giáo viên không sử dụng PPĐV, không có sự đầu tư thì mức độ hứng thú của học sinh chỉ đạt 28,6 %, số học sinh không hứng thú với bài học chiếm 23,8 %. Sự hứng thú của học sinh tại những lớp TN ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn và Quang Trung đạt kết quả tương đối cao. Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ học sinh đã có niềm yêu thích và say mê đối với môn lịch sử. - Về kết quả học tập: Sau mỗi tiết dạy TN, tôi đều tiết hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN và ĐC. Các lớp đều chung một đề kiểm tra với mức độ tương đương nhau, thời gian kiểm tra: 10 phút. Hình thức kiểm tra: Tự luận + Câu hỏi kiểm tra như sau:Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Nếu là người dân sống ở thế kỷ XV, em có tán thành hướng đi tìm con đường sang Châu Á và Châu Phi của các nhà thám hiểm hàng hải không? Tại sao? + Đáp án: * Về nguyên nhân(4,0 điểm) Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc và thị trường cao.(1,0 điểm) Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. (1,0 điểm) Khoa học – kỹ thuật có bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ(2,0 điểm) * “Nếu là người dân sống ở thế kỷ XV.”: Đây là câu hỏi mở nên giáo viên cho học sinh lựa chọn 2 luồng ý kiến khác nhau (tán thành/không tán thành). Học sinh lý giải hợp lý có thể cho điểm tối đa: gợi ý 2 phương án trả lời như sau: - Tán thành con đường sang Châu Á và Châu Phi của các nhà hàng hải. (0,5,điểm). Lý do: + Trước khi các cuộc phát kiến địa lý diễn ra: Do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu về vàng bạc, hương liệu, thị trường ở Tây Âu tăng cao.Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. Châu Á và Châu Phi là những nơi đông dân, giàu tài nguyên -> đáp ứng được nhu cầu của Tây Âu thời bấy giờ. (3,0 điểm) + Sau các cuộc phát kiến địa lý: đem lại nguồn của cải khổng lồ cho các nước Tây Âu, thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đem lại những hiểu biết mới cho con người, tìm ra châu lục mới: Châu Mỹ (2,5 điểm) - Không tán thành: (0,25 điểm) Sau các cuộc phát kiến địa lý người Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước Châu Á, Châu Phi, chiếm đất của người dân bản địa và bắt họ đưa về Châu Âu để bán họ làm nô lệ -> đã dẫn đến tình trạng cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. (5,5 điểm) Kết quả học tập ở 3 trường thu được như sau: Bảng 5. Kết quả học tập của học sinh sau TN Trường THPT Lớp (TN/ĐC) Sĩ số Xếp loại điểm số Giỏi (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) TB (5-6 điểm) Yếu (< 5 điểm) SL % SL % SL % SL % Nơi tôi giảng dạy 10A9 (TN) 39 10 25,6 22 56,4 7 18 0 0 10A8 (ĐC) 42 3 7,1 11 26,2 27 64,3 1 2,4 Nguyễn Xuân Ôn 10 A5 (TN) 42 26 61,9 16 38,1 0 0 0 0 10A8 (ĐC) 42 8 19,1 15 35,7 19 45,2 0 0 Quang Trung 10A1 (TN) 43 13 30,2 19 44,2 11 25,6 0 0 10A4 (ĐC) 40 2 5 17 42,5 17 42,5 4 10 Nhìn vào bảng 5 cho thấy: kết quả TN ở 3 trường với chất lượng khác nhau nhưng kết quả của 3 trường đều cho thấy tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC, còn tỷ lệ học sinh yếu và kém thì ngược lại. So sánh kết quả học tập trước TN với sau TN: Bảng 6 So sánh kết quả trước và sau TN của học sinh Xếp loại điểm số Trường THPT nơi tôi dạy (Lớp 10A9) THPT Nguyễn Xuân Ôn (Lớp 10A5) THPT Quang Trung ( Lớp 10A1) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Giỏi ( 9 – 10 điểm) 7,7 % 25,6 % 11,9% 61,9 % 2,3 30,2 % Khá (7 - 8 điểm) 28,2 % 56,4 % 33,3 % 38,1 % 18,6 42,2 % TB (5 – 6 điểm) 56,4 % 18 % 52,4 % 0 % 55,8 25,6 % Yếu (< 5 điểm) 3 % 0 2,4 0 % 23,3 0 % Ở bảng 6 có thể thấy rõ kết quả học tập trước và sau thực nghiệm ở 3 trường khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi sau thực nghiệm tăng lên, tỷ lệ điểm TB và yếu giảm hẳn.Điều đó khẳng định trong quá trình vận dụng PPĐV vào dạy học thì khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp TN tốt hơn lớp ĐC. PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Đánh giá quá trình thực hiện đề tài Phương pháp đóng vai là một phương pháp dạy học tích cực, có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học môn Lịch sử nói chung và dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) nói riêng. Trong chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực hiện nay, lựa chọn vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử là hết sức cần thiết để phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Trong phạm vi của đề tài SKKN, tôi đã hoàn thành được những nội dung sau: - Nghiên cứu lý luận chung về PPĐV, từ đó đề xuất các hình thức tổ chức đóng vai trong bài học cung cấp kiến thức mới (nội khóa), bài ngoại khóa, bài kiểm tra đánh giá, quy trình vận dụng, các yêu cầu khi vận dụng PPĐV trong dạy học môn lịch sử. - Nghiên cứu thực trạng vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử ở một số trường THPT, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của thực tiễn và đưa ra những giải pháp vận dụng hiệu quả PPĐV trong dạy học Lịch sử . - Nghiên cứu chương trình, SGK Lịch sử 10 để xác định mục tiêu của bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1), trên cơ sở đó đề xuất những nội dung có thể vận dụng PPĐV trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1). - Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho đề tài SKKNthu thập nhận xét, đánh giá của giáo viên và học sinh (tại những lớp TN và lớp ĐC) để có thể so sánh hiệu quả của PPĐV với các PPDH truyền thống. 2. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục 2.1. Đối với học sinh Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh tại những lớp được lựa chọn TN tôi thấy việc sử dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh hơn là những tiết dạy bình thường. Cụ thể: - Ở những lớp TN, số học sinh tham gia vào hoạt động học nhiều hơn so với lớp ĐC. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Đa số, học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra. Đây là điều mà ở những lớp ĐC khó đạt được. - Các hoạt động khám phá đã kích thích được tính tích cực, chủ động suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng giao tiếp, khả năng sự dụng ngôn ngữ, tự giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức một cách hợp lý. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC. 2.2. Về phía giáo viên Ngoài thăm dò ý kiến của học sinh, tôi còn tham khảo sự đóng góp ý kiến của giáo viên (tại trường THPT nơi tôi công tác và trường THPT nơi tôi chọn TN) thông qua việc dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy và nhận được những ý kiến phản hồi tương đối tích cực từ các đồng nghiệp. Các giáo viên đều nhận thấy rằng: - Đề tài có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hấp dẫn cho giờ học, học sinh cảm thấy hứng thú vì được tự mình khám phá những nội dung mới mẻ liên quan đến bài học. - Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh khi sử dụng phương pháp học tập mới. Với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ này học sinh đã được phát huy sự sáng tạo của mình, thể hiện sự hiểu biết của bản thân đối với các vấn đề có liên quan đến bài học. - Thông qua PPĐV trong dạy học, học sinh được hóa thân thực sự vào nhân vật lịch sử từ đó, giáo viên đã kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tự khẳng định bản thân trước tập thể. Kết quả khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để bản thân tôi rút kinh nghiệm trong việc vận dụng PPĐV vào dạy học. Đồng thời là sự khích lệ đối với bản thân tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong giảng dạy, xây dựng tình yêu và niềm say mê đối với môn Lịch sử. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ được áp dụng thường xuyên vào việc giảng dạy bộ môn Lịch sử của giáo viên tại trường THPT để học sinh được tận hưởng những ưu điểm vượt trội của PPĐV mang lại. 3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra những kinh nghiệm sau: - Phải có sự chuẩn bị chu đáo về ý tưởng, về xây dựng đề cương, tham khảo tài liệu có liên quan. - Đề tài được lựa chọn phải gắn liền với thực tiễn giảng dạy của giáo viên. - Để có một để tài chất lượng và vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả thì giáo viên phải có sự đầu tư cho nội dung của đề tài. - Khi tiến hành TNSP, giáo viên nên mở rộng phạm vi áp dụng đối với nhiều đối tượng học sinh trong trường THPT nơi mình công tác và một số trường THPT trên địa bàn để thấy được hiệu quả giáo dục của đề tài khi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. - Bên cạnh đó, giáo viên nên lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên bộ môn và học sinh để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, khắc phục những hạn chế để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. II. KIẾN NGHỊ Bên cạnh những ưu điểm thì PPĐV trong dạy học Lịch sử cũng còn có nhiều hạn chế, đặc biệt trong điều kiện giáo dục Việt Nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vì vậy, để vận dụng PPĐV một cách có hiệu quả trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng, tôi xin mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau: 1. Về phía giáo viên Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ thì giáo viên phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong mặt trận đổi mới. Bên cạnh sự tâm huyết và lòng yêu nghề, giáo viên cần phải chủ động tìm tòi, học hỏi trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học. Giáo viên phải đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, tìm đọc thêm tài liệu, cập nhật thông tin đặc biệt là những nguồn thông tin mang tính thời sự hiện nay để làm phong phú nguồn tư liệu giảng dạy của mình. Kết hợp khai thác sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu, chú ý lồng ghép những câu chuyện liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử để tạo hứng thú cho người học. Giáo viên luôn phải chú trọng đổi mới và đầu tư cho giáo án và bài giảng. Trong giáo án và bài giảng của mình giáo viên phải chủ động về kiến thức, linh hoạt về PPDH. Nếu không có sự đầu tư về giáo án và bài giảng thì chắc chắn giờ dạy của giáo viên sẽ không hiệu quả, chất lượng giáo dục sẽ hạn chế. Điều này tôi rút ra từ thực tế bản thân. Ngoài ra, giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn đến học sinh, cần định hướng cho học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Phải tăng cường cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, nhiên cứu tài liệu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường cho học sinh làm việc theo nhóm, giao cho học sinh sưu tầm và làm bài tập theo dạng đề tài khoa học với yêu cầu ở mức độ vừa phải, hướng dẫn học sinh lựa chọn thông tin, sau đó sẽ thuyết trình. 2. Về phía tổ chuyên môn - Cần tăng cường đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới PPDH, thường xuyên thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH, tích cực hướng tới dạy học phát triển năng lực cho học sinh, định hướng bồi dưỡng giáo viên trong đổi mới chương trình, SGK thời gian tới. - Động viên tinh thần cầu thị, tự học, tự bồi dưỡng và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp của giáo viên. 3. Về phía nhà trường - BGH nhà trường cần phải song hành với giáo viên trên mặt trận đổi mới PPDH. Quan tâm và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dung dạy học theo phương pháp hiện đại phù hợp với đặc thù của môn học. - Có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo viên tích cực trong việc đổi mới, sáng tạo PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả 4. Về phía gia đình Phối hợp và ủng hộ giáo viên trong việc đổi mới cách dạy và học. Thay đổi quan niệm và cách nhìn nhận về môn Lịch sử. Khuyến khích, động viên con em mình tham gia các hoạt động tập thể. Đặc biệt,phụ huynh có thể tham gia một số hoạt động ngoại khóa cùng với con mình để hiểu con mình hơn và giúp học sinh tự tin, tích cực hơn trong học tập. 5. Về phía các cấp, ban ngành có liên quan Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, học tập về chuyên môn cho giáo viên Lịch sử, đặc biệt là giáo viên cần phải được tập huấn, làm quen với các phương pháp dạy học tích cực trong đó có PPĐV. Hiện nay, trong phương pháp dạy học và kỳ thi THPT quốc gia đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên việc dạy và học vẫn đang áp dụng nội dung chương trình của SGK hiện hành. Do đó, việc đổi mới thi cử phải song song với đổi mới nội dung, chương trình SGK để giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo viên tích cực trong việc đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học. Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạyđể thể hiện trong đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các ban ngành, các cấp có liên quan để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn PPDH của mình. Diễn Châu, ngày 4 tháng 3 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Vân Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử lớp 10,11,12 (Ban cơ bản) - NXB Giáo dục 2006. 2. Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển toàn diện học sinh - TS Nguyễn Văn Ninh, Tạp chí giáo dục số 33 (kỳ 2- 5.2014). 3. Tìm hiểu kiến thức Lịch sử 10 - NXB giáo dục (11.2008). 4. Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử THPT của nhóm tác giả: Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Văn Ninh - NXB Đại học sư phạm Hà Nội năm 2018. 5. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên (Chủ biên), NXB Đại học sư phạm năm 2001. 7. Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử Việt Nam (thế kỷ X - giữa thế kỷ XIX) Lớp 10, THPT - Chương trình chuẩn. Luận văn thạc sỹ sư phạm Lịch sử, tác giả Mai Thị Kim Chi - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014.
File đính kèm:
- 41_Nguyen_Thi_Van_Ha_DC5_5c2976e9d5.doc