Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đổi mới kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý

Năm học 2007 - 2008 Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Một trong các yêu cầu của chuẩn là cần phải có kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Trong đó có tiêu chí có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo của chuyên môn đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.Yêu cầu này cũng chính là một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học.

 Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

 Quan niệm trước đây về kiểm tra đánh giá và quan điểm kiểm tra đánh giá hiện nay khác xa nhau. Trước đây, giáo viên vẫn giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Ngày nay trong dạy học, người ta coi trọng chủ thể tích cực, chủ động của học sinh. Theo hướng phân tích đó việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động sáng tạo của học sinh trước các vấn đề của đời sống. Muốn vậy, phải có những đánh giá thích hợp.

 Để đáp ứng với sự thay đổi về cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học của các môn học ở Tiểu học nói chung và phân môn địa lí nói riêng, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở môn học Địa Lý lớp 4,5. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học, hình thức dạy học, đổi mới về khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh .Nhưng có thể nói đổi mới về khâu kiểm tra đánh giá sẽ khuyến khích HS hứng thú nhất trong học tập . Vì vậy, tôi đã đưa ra các bước tiến hành kiểm tra đánh giá qua "vận dụng" phương pháp đổi mới kiểm tra trắc nghiệm như thế nào để nâng cao hiệu quả học tập địa lý của học sinh lớp 4,5.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đổi mới kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm có thể sử dụng ở đầu tiết, cuối tiết hoặc trong tiết tùy theo mục đích sử dụng và phương pháp của giáo viên. Bản thân tôi thường xuyên sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm lúc kiểm tra miệng ,15 phút hoặc sau những bài ôn tập chương.
 Với những bài kiểm tra trắc nghiệm từng phần, tiến hành trong mười lăm phút của tiết học hoặc kiểm tra miệng có thể ghi vào bìa , bảng phụ hoặc dùng máy chiếu phóng các câu hỏi lên bảng,học sinh xem chung và ghi câu trả lời lên phiếu làm bài cá nhân hoặc trả lời miệng.
 Đối với những bài kiểm tra sau khi học hết chương hoặc cuối học kì, cuối năm học thì cần đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức đánh giá sao cho kết quả đó chính xác với năng lực của mỗi học sinh. Để hạn chế học sinh nhìn bài nhau nên đồng thời dùng một số bài trắc nghiệm khác nhau, phát xen kẽ.
 Bước 6: Chữa bài trắc nghiệm.
 Giáo viên dựa vào câu hỏi để làm đáp án, sau đó đối chiếu mỗi bài làm của học sinh với đáp án gạch bỏ những câu trả lời sai và cuối cùng tính số câu trả lời đúng.
 Để tăng năng suất chấm, có thể dùng bảng đục lỗ làm bằng bìa hoặc giấy trong suốt có cấu trúc giống giấy làm bài của HS nhưng chỉ đục lỗ những câu trả lời đúng,khi chấm chỉ việc áp lên bài làm của học sinh đếm số câu đúng ở các lỗ, nhanh chóng tìm ra tổng số câu trả lời đúng.
 Bước 7: Xử lí kết quả trắc nghiệm.
 Sau khi có kết quả, GV phải tập hợp đối chiếu giữa HS này với HS khác, giữa lớp này với lớp khác để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy-học.GV phải liên tục nhận thông tin ngược và rút kinh nghiệm khi soạn bài trắc nghiệm.
 V. Kết quả đạt được:
 	 Trong năm học 2007-2008, bản thân tôi đã áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong mỗi giờ học phân môn Địa lý với nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra miệng, 15 phút...nên kết quả đạt được của phân môn Địa lý rất khả quan.
khối
giỏi
khá
trung bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HKI
khối 4(53)
20
37.7
20
37.7
12
22.7
1
1.9
khối 5(58)
19
32.8
18
31.0
18
31.0
3
5.2
HKII
khối 4(53)
46
86.8
7
13.2
0
0
0
0
khối 5(58)
57
98.3
1
1.7
0
0
0
0
	Như vậy, so với đầu năm học,tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng, điểm trung bình ,yếu giảm nhiều.Khi đưa các bài tập trắc nghiệm vào lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. 
	Học sinh hứng thú hơn,chăm chỉ hơn trong giờ học Địa Lý mà trước đây vốn rất nặng nề, đặc biệt là trong tiết ôn tập.
VI. Bài học kinh ngiệm:
 Bước sang thế kỉ XXI với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện kĩ thuật, phương pháp kiểm tra trắc nghiệm được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi, tác dụng. Nhưng trắc nghiệm không phải là phương pháp vạn năng, nó không thay thế hoàn toàn các phương pháp kiểm tra khác mà cần được sử dụng phối hợp với nhau một cách hợp lí mới phát huy được tác dụng của nó. 
	Mỗi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. song trong xu thế hiện nay, phương pháp kiểm tra trắc nghiệm được đánh giá cao vì nó có nhiều ưu điểm hơn và nhược điểm của nó đều có hướng khắc phục được.
	Qua nhiều lần sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong hoạt động dạy học hàng ngày, tôi nhận thấy phương pháp kiểm tra này phù hợp với nhân thức, tâm lí, kiến thức của học sinh tiểu học. Điều đó sẽ nâng cao được chất lượng học tập phân môn Địa Lý.Vì thế tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm sau:
	1.Cần kết hợp phương pháp kiểm tra trắc nghiệm nhuần nhuyễn với các phương pháp kiểm tra khác sẽ góp phần quan trọng trong dạy học. 
	2.Người giáo viên phải tâm huyết với học sinh, phải thực sự nắm vững kĩ thuật sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, nếu không sẽ đi dến kết quả trái ngược với mong muốn.
	3. Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học (phiếu, bảng phụ, bìa ....) để phục vụ cho hoạt động dạy học. 
VII. Kết luận:
	Địa lý là một phân môn khoa học, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về Địa lý các vùng, miền, địa lý Việt Nam, địa lý thế giới. Những năm trước đây, Địa lý luôn được coi là phân môn nặng tính lí thuyết, học sinh chỉ cần học thuộc những gì ở SGK mà GV cung cấp là đủ. Nay để đáp ứng yêu cầu phát triển về giáo dục, phương pháp dạy học Địa Lý cũng được thay đổi nhiều. Việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng cần phải có những điều chỉnh mang tính khách quan và chính xác để tạo điều kiện mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình. Tôi tin chắc rằng, việc đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với các môn học nói chung và phân môn Địa Lý nói riêng sẽ đáp ứng cao nhất cho yêu cầu đổi mới về kiểm tra đánh giá trong dạy học ngày nayvà là một trong những con đường có khả quan nhất nhằm phát huy tối đa tính năng động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh có thời cơ khám phá phát hiện tri thức mới.
	Trên đây là một số kinh nghiệm để nâng cao chất lương phân môn Địa lý cho học sinh mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp để được hoàn chỉnh hơn.
 ý kiến của HĐKH nhà trường. Người thực hiện. 
 Trương Thị Huế 
A.Phần mở đầu
1. Lý do: 
	Nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng thực hành Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc , viết) để giao tiếp và học tập. Từ đó, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Chữ viết l;à một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống....Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu hàng đầu trong dạy học Tiếng Việt.
Mặt khác, mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học đã chú trọng đến phong trào “ Vở sạch chữ đẹp”, “ Rèn chữ viết, luyện nết người”. Chính vì vậy, rèn chữ viết cho học sinh được coi trọng hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ việc cần thiết của việc rèn chữ viết trong đời sống và trong nhà trường, từ yêu cầu của ngành học, từ thực tế của nhà trường, học sinh , giáo viên. Điều đó đã làm cho bản thân tôi trăn trở đặt câu hỏi: Làm thế nào để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp đã thôi thúc tôi nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp rèn chữ viết.
II/Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng chữ viết học sinh lớp 3.
- Đưa ra biện pháp rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh.
III/ Giới hạn đề tài:
- Nghiên cứu phân môn tập viết, phân môn chính tả lớp 3.
- Phạm vi: học sinh lớp 3- Trường Tiểu học Xuân Thủy.
IV/Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu : Hoạt động rèn chữ viết ở phân môn Tập viết, chính tả.
- Đối tượng nghiên cứu: kỹ năng rèn chữ viết cho học sinh lớp 3.
v/ Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu áp dụng các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 thì sẽ giúp cho học sinh viết đúng, đẹp, nhanh.
VI/ Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn chữ viết.
- đánh giá thực trang chữ viết của học sinh lớp 3.
- Đề xuất một số biện pháp rèn chữ viết cho học sing.
VII/ Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận ( phân tích, tổng hợp)
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
B. Nội dung
I/ Cơ sở lý luận:
Sống trong cộng đồng xã hội, con người luôn có nhu cầu giao lưu tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm, tri thức cho nhau. Chính vì vậy ngôn ngữ xuất hiện, cùng với ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc để hỗ trợ cho ngôn ngữ truyền đạt thông tin.
Đối với nhà trường, chữ viết là phương tiện để giao tiếp.Thông qua chữ viết người giáo viên cung cấp cho học sinh từ những vốn kiến thức hàm lâm đến những kiến thức sơ đẳng nhất của cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế mà việc rèn chữ viết của thầy và trò góp phần cực kỳ quan trọng trong công tác giáo dục học sinh.
Muốn giao tiếp, muốn người khác đọc được chữ viết của mình, hiểu ý nghĩa điều minh giao tiếp thì người viết phải viết rõ ràng, viết đúng. Viết sai, viết ngoáy sẽ gây khó khăn cho người đọc và chính bản thân mình.
Đối với Trường Tiểu học thì việc dạy viết và rèn chữ viết lại càng quan trọng, cần thiết hơn. Vì ở lứa tuổi các em, lần đầu tiên được tiếp xúc với ngôn ngữ mới đó là ngôn ngữ viết. Nhà trường phải làm cho học sinh nhận thấy rằng: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan và sắc bén nhất. Chữ viết là phương tiện không thể thiếu và quan trọng không kém gì ngôn ngữ nói. Làm cho học sinh hiểu rằng: nói và viết không phải cho chính mình mà còn cho người khác nữa. Chính vì thế mà chúng ta phải rèn chữ viết cho học sinh ngay ở lứa tuổi tiểu học. Ngoài ra, việc rèn chữ viết còn góp phần hình thành nhân cách học sinh, tạo ra nơi các em những đức tính cần cù, cẩn thận, tính thần kỹ luật và tính thẫm mỹ.
II/ Cơ sở thực tiễn.
1.Thuận lợi:
Việc rèn chữ viết cho học sinh đã tiến hành qua nhiều năm. Đa số học sinh ngoan, chăm học, có ý thức tốt trong việc rèn chữ viết. Giáo viên có lòng nhiệt tình, tận tuỵ thương yêu học sinh.
Phong trào “ giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đã được đông đảo giáo viên và học sinh tham gia hưởng ứng.
2. Khó khăn:
Một số học sinh chưa chăm học, chưa có ý thức rèn chữ viết, chỉ viết cẩu thả, viết cho xong. Học sinh còn mắc lỗi phát âm do phương ngữ dẫn đến sai lỗi chính tả khi viết.
Đại đa số phụ huynh là nông dân nên việc chăm lo của phụ huynh đến các em chưa chu đáo. Một số khoán trắng cho giáo viên, thậm chí một số phụ huynh chưa nắm đặc điểm của chữ cái, thiếu sự quan tâm đến con em dẫn đến việc thiếu dụng cụ học tập cần thiết cho việc rèn chữ viết.
3. Thực trạng.
Trường Tiểu học Xuân Thủy qua nhiều năm đã có phong trào rèn luyện chữ viết đã có những kết quả đáng mừng. Chữ viết của học sinh nhìn chung đúng chuẩn, đúng mẫu song việc rèn chữ viết không thể đã có kết quả là dừng lại mà đó là cả một quá trình lâu dài, liên tục, cần có sự khổ công rèn luyện từ cả hai phía: Giáo viên và học sinh.
Lớp 3 là lớp học giữa cấp của bậc Tiểu học. Chữ viết của các em đã được rèn luyện qua hai năm học ở nhà trường. Các em đã nắm được đặc điểm của chữ viết và các nét cơ bản tạo thành chữ cái. Tuy nhiên do đặc điểm tâm lý là ngại viết, bài học của các em lại dài và nhiều vượt bậc so với lớp 1 và lớp 2 dẫn đến hiện tượng các em viết ngoáy, viết cẩu thả, viết cho xong việc cô giáo đã giao, nên các em viết sai mẫu và sai cỡ chữ, sai các nét khuyết, nét móc....., một số học sinh viết đúng nhưng còn chậm, còn sai nhiều lỗi do phát âm ( đặc điểm phương ngữ miền Trung như: Vân nói thành “ vanh”, nhanh nói thành “ nhân” ...
C. Giải quyết vấn đề :
I. Tìm hiểu thực tế :
	Năm học 2006 – 2007, tôi được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 3A. Với số lượng học sinh 26 em, trong đó :
	Nữ : 14 em.
	Con gia đình khó khăn : 6 em.
	Có 5 em chữ viết ở lớp 2 chưa đạt chuẩn VSCĐ.
Hưởng ứng phong trào:Viết chữ đẹp” ngay từ đầu tháng 9 của năm học,tôi đã khảo sát chữ viết của lớp để có biện pháp rèn chữ viết cho học sinh. Kết quả như sau:
	Viết dúng không sai lỗi chính tả: 6em
	Viết sai từ 1 đến 5 lỗi: 11 em
	Viết sai trên 5 lỗi: 9 em.
	Hỗu hết các em đều sai lỗi kĩ thuật,các nét khuyết: l, b h..
II. Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3:
1. Đối với giáo viên:
	a-Phân loại đối tượng: Những học sinh sai lỗi như nhau xếp về một nhóm.
	Nhóm viết hay sai lỗi chính tả.
	Nhóm em hay măc lỗi kĩ thuật
	Nhóm em viết đúng nhưng chưa đẹp.
	b-Bồi dưỡng cho các em lòng say mêvà quyết tâm rèn luyện chữ viết.
Tôi có suy nghĩ: Bất cứ việc gì nếu có lòng say mê thì việc thực hiện mới có kết quả cao. Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết của học sinh, tôi thường kể cho các em nghe gương rèn chữ của Cao Bá Quát ngày xưa, gương rèn chữ của các học sinh năm trước. Cho học sinh xem vở rèn chữ của thầy, của những học sinh tiêu biểu.Qua những mẩu chuyện, qua những thực tế, các em thêm tin tưởng và quyết tâm say mê rèn luyện.
	c- Để rèn tốt chữ viết cho học sinh, giáo viên phải nắm rõ đặc điểm của chữ viết. Giáo viên phải lưu ý việc đổi mới chương trình SGK, trong đó có việc thay đổi cở chữ.Sự đổi mới này các em đã thực hiện được 3 năm. Từ đó có sự điều chỉnh về chữ viết cho phù hợp với trẻ. Giúp trẻ viết nhanh, viết đẹp, dễ nhớ, dễ viết.
Ví dụ:
 -Nét viết không có nét thanh và nét đậm.
 - Hệ thống nét chữ được sắp xếp lại cho dễ dạy, dễ học. Có 14 nét cơ bản nhưng do yêu cầu viết đẹp thì ngoài các nét cơ bản còn có các nét hất, nét nối ...
	- Các thao tác liên kết nét, rê bút, lia bút.
	- Nắm đúng về kích thước độ cao các con chữ.
	- Có phương pháp khoa học trong việc rèn chữ cho học sinh.
	- Có tính gương mẫu, kiên trì, chu đáo với học sinh.
	- Chữ viết giáo viên phải đúng mẫu, đẹp.
2. Đối với học sinh.
	Làm cho học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của chữ viết trong đời sống, trong nhà trường.
	Nắm các nét chữ và các thao tác viết.
	Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
3. Những công việc cần tiến hành khi rèn chữ viết cho học sinh:
a. Rèn chữ viết qua phân môn Tập viết.
	Để dạy tốt bài tập viết cần lựa chọn phương pháp phù hợp, chủ yếu là phương pháp trực quan – phương pháp gợi mở vấn đáp – phương pháp luyện tập. Để giáo viên khắc sâu những biểu tượng chữ viết cho học sinh bằng nhiều con đường: Mắt nhìn, tay luyện, tai nghe... Học sinh chủ động phân tích được hình dáng, kích thước, mẫu chữ, cở chữ, tìm ra sự giống nhau của các con chữ. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc từng loại bài để giáo viên phát huy hết tác dụng của các phương pháp và các phương tiện dạy học như: mẫu chữ in sẵn, chữ viết to của cô giáo trên bảng lớp, chữ mẫu trong vở tạp viết.
	Cung cấp cho học sinh những quy định về cách viết và quy trình viết như tư thế ngồi viết: ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25-30 cm. Tay trái đặt bên trái quyển vở, tay phải cầm bút và điều khiển cây bút bằng 3 ngón tay ( Cái , trỏ , giữa), các ngón tay kết hợp đồng thời với cổ tay, cánh tay di chuyển mềm mại trên trang giấy theo nét viết. Tư thế ngồi viết đúng tạo nên tâm thế ngồi thoải mái khi viết, chống mệt mỏi và giữ gìn sức khoẻ.
	Đặc biệt, Giáo viên phải nắm qui trình dạy một tiết Tập viết:
Thao tác 1:Giới thiệu chữ cái ( viết hoa): 
ở thao tác này GV hướng dẫn cho HS nắm được cấu tạo chữ, các nét tạo thành chữ cái.So sánh điềm giống nhau hoặc khác nhau giữa các chữ cái.
Thao tác 2: Viết từ và câu ứng dụng:
	Muốn cho HS viết đúng, viết đẹp thì giáo viên cần cho HS nắm được các dòng kẻ, quy định độ cao, rộng của các con chữ và cho HS biết điểm xuất phát, điểm chuyển hướng, điểm kết thúc. Phần này rất quan trọng nó quyết định đúng sai khi thực hành chữ viết. Dạy cho HS biết các điểm liên kết, các con chữ và các khoảng cách sao cho phù hợp giữa các âm tiết. Đây là cơ sở để HS viết đúng, viết đẹp các từ, câu ứng dụng.
Ví dụ: Hướng dẫn viết từ ứng dụng “ Cửu Long”
	-Trước tiên giáo viên phải cho HS biết ý nghĩa của từ ứng dụng là tên một dòng sông ở phía Nam nước ta. Sau đó phân tích cấu tạo chữ.
	- Hướng dẫn cách viết: Chữ “Cửu” viết chữ “C” như đã học và từ điểm cuối của nét cong hất bút nối với điểm cuối của chữ Ư rối viết tiếp nét nối giữa chữ cái U và Ư. Khi viết khoảng cách các chữ không sát nhau hoặc không xa nhau. Sau đó hướng dẫn viết tiếp chữ “ Long”. Khoảng cách giữa 2 chữ bằng một con chữ O.
Thao tác 3: Luyện viết bảng con.
	Thao tác này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thao tác 1 và thao tác 2. Khi luyện ở bảng con, giáo viên giao nhiệm vụ cho HS và đi kiểm tra từng thao tác chữ. Khi viết đúng thì giáo viên cho HS luyện viết lần 2, lần 3 nhanh và đẹp hơn.
Thao tác 4: Luyện viết vở.
	Vở tập viết lớp 3 có cấu trúc gồm các phần : Viết chữ cái, viết từ, câu ứng dụng. Giáo viên cần hướng dẫn kĩ tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở. Việc rèn chữ viết ở vở vô cùng quan trọng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì chịu khó để HS có quyển vở đẹp.
b. Rèn chữ viết thông qua môn chính tả :
	Mục đích của việc dạy chính tả là rèn cho HS kĩ năng viết thành thạo thuần thục cách viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả. Giáo viên cho HS vận dụng tốt những kiến thức đã học ở phân môn Tập viết và luyện Chính tả. Đối với tất cả các loại bài chính tả ở lớp 3 giáo viên đều phải lưu ý rèn chữ thông qua các yêu cầu sau:
	- Tuân thủ luật chính tả để viết đúng chính tả ( O/Ô, dấu hỏi/ ngã, C/K...)
	- Cách trình bày bài viết ( thơ lục bát, thơ 5 chữ ...)
	- Trong bài viết, chữ viết phải đúng cở, đúng mẫu. 
Ví dụ:
	- Viết từ: Tránh lẫn lộn âm O,Ô, ta giải thích ngắn gọn như:
	+ Góc: Góc nhà, góc xó.
	+ Gốc: Gốc cây
	+ Trong: Trong ngoài.
	+ Trông: Trông đợi.
c. Rèn chữ viết thông qua các môn học khác:
	Như trên đã nói, rèn chữ viết là quá trình liên tục, lâu dài, việc rèn chữ viết chủ yếu thông qua môn tập viết và chính tả song những môn học khác như : Toán, Tập làm văn, TNXH ... cũng góp phần không nhỏ vào quy trình chữ viết.
	Đối với các phân môn, môn học này lượng kiến thức lớn, chủ yếu là rèn luyện cho HS tri thức. Tôi đã không ngừng nhắc nhở và rèn luyện chữ viết cho HS thông qua bài làm và ghi bài học để các em làm bài toán đúng, viết bài văn hay.
d. Chữ mẫu của giáo viên.
	Muốn HS có chữ đẹp, giáo viên phải thường xuyên luyện viết, tạo chữ mẫu cho các em quan sát. Bất kỳ viết ở đâu, bảng lớp hay những dòng phê trong vở các em, khi chấm bài, chữa bài giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
e. Tổ chức thi viết chữ đẹp
	Giáo viên tổ chức cho toàn lớp thi viết chữ đẹp qua hàng tuần, hàng tháng để phát hiện ra một số em còn sai sót, viết chưa đẹp để tiếp tục rèn luyện cho các em.
III. Kết quả
	Trong suốt năm học, bằng những việc làm trên, bản thân tôi đã thu được kết quả sau:
a. Phong trào VSCĐ: 24/26 em chiếm 92,3%
	Xoá bỏ học sinh viết sai chữ: 25/26 em chiếm 96,2%
	Nâng dần kĩ năng viết đẹp: 92,3%
	Tham gia thi” Viết chữ đẹp cấp trường”: 1 em đạt giải.
b. Kết quả trên đã góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của lớp:
	+ Văn hoá: 	- HSG: 6/26 em chiếm: 23,8%
	_HS khá: 15em chiếm 57,7%
	+Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 100%
 IV. Bài học kinh nghiệm.
1. Đối với Giáo viên:
	- Giáo viên phải luôn trau dồi chữ viết, tham gia luyện chữ viết vì đó là: “ tấm gương sáng cho HS noi theo” Giáo viên phải coi trọng cách viết bảng là trang viết mẫu mực của mình. Do vậy chữ viết phải đúng, rõ, đẹp và ngay ngắn.
	- Chuẩn bị bài chu đáo trong mọi giờ dạy ( nắm chắc nội dung bài dạy, trang bị kiến thức về chữ viết, đồ dùng dạy học, dự đoán trước những sai sót mà HS có thể mắc phải trong quá trình luyện viết.
	- Phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về luyện viết trong giáo viên, phụ huynh và học sinh “ nét chữ - nết người”. Điều này có ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đối với bậc tiểu học. Vì chữ viết của chính các em sẽ giúp các em tái hiện lại bài học thuận lợi hơn. Viết chữ đẹp còn tạo cho các em có thói quen tốt, cơ thể phát triển cân đối.
	- Thường xuyên kiểm tra, chỉ dẫn, uốn nắn cho HS.
	- Phát động phong trào thi đua viết chữ đẹp thoe hàng tháng, nhằm khơi dậy tính yêu thích viết chữ đẹp ở trong tâm hồn các em.
2.Đối với HS:
 Cần có tinh thần học tập thoải mái, có thái độ nghiêm túc, có ý thức cao trong học tập...
-HS phải phát âm chuẩn
3_Đối với phụ huynh:
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, bảng con, vở Tập viết, vở kẻ ly 5dòng...
Tăng cường rèn chữ viết cho con emở nhà để đảm bảo tính liên tục trong quá trình rèn chữ viết.
	D. Kết luận
Giáo dục toàn diệncho HS tiểuhọc là vấn đề cực kì quan trọng, đặt ra trách nhiệm cho GV Tiểu học. Dạy thế nào để cho HS đọc thông viết thạo để rồi đọc hay, viết đẹp.Dạy các em biết yêu cái đẹp, hướng mình tới cái đẹp của cuộc đời. Chữ viết là một công cụ giao tiếp sẽ giúp các em rèn những đức tính tốt của người HS như tính cần cù, cẩn thận,biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Là người GV Tiểu học, hơn ai hết chúng ta phải tạo ra sản phẩm của mình (những HS) toàn diện Rèn chữ viết góp phần quan trọng lớn lao trong việc hình thành nhân cách cho HS và không thể thiếu trong nhà trường.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong viêc rèn chữ viết cho HS mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra để các đồng chí đồng nghiệp tham khảo bổ sung để được hoàn chỉnh hơn.
	+
	Người viết
	Trương Thị Huế

File đính kèm:

  • docKinh nghiem DMKT mon Dia - Truong Thi Hue- TH Xuan.doc
Sáng Kiến Liên Quan