Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11
1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
Theo quan điểm của P. Bêcơn (1561-1626) nhà Triết học nổi tiếng người Anh, phương pháp được ví như ngọn đèn lớn soi sáng cho con người đi trong đêm tối.Trong dạy học cần phải có phương pháp, vì phải làm cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất, với sự nỗ lực của bản thân mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy kết quả trong trường phổ thông được đánh giá không chỉ ở mặt nội dung mà còn cả ở mặt phương pháp.
Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng đã được đề cập trong một số nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết trung ương 2 Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”.
Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.”
1.2. Một số vấn đề lí luận về kỹ thuật dạy học
1.2.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học
- Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. (Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang)
- “Dạy là sự điều chỉnh tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách nào đó phát triển và hình thành nhân cách”.
- “Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách”.
- Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỹ thuật là những biện pháp, phương thức sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người”
ông dân với kinh tế chương trình Giáo dục công dân 11, vận dụng các quan điểm dạy học theo phương pháp tích cực tôi mạnh dạn đưa ra các đề xuất: - Đưa ra các đề xuất về mức độ và phạm vi sử dụng các kỹ thuật dạy dạy học tích cực. - Trên cơ sở dạy học với các kỹ thuật dạy học tích cực tăng cường, phát huy tính tích cực, tự giác học tập, tìm tòi, nghiên cứu của học sinh phát triển tư duy lôgic và năng lực kĩ thuật cho học sinh. - Giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển, định hướng hoạt động cho học sinh và đưa ra kết luận chính xác nhất về kiến thức cho học sinh. - Tính hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực được kiểm chứng lại thông qua việc thực nghiệm ở chương 3. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM I. Mục đích nội dung và phương pháp thực nghiệm 1. Mục đích thực nghiệm - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của đề tài: Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế của môn Giáo dục công dân 11 nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy trừu tượng, phát triển năng sáng tạo, nắm vững tri thức. - Xử lí, phân tích, đánh giá tác động hoạt động của học sinh thông qua chỗi các hoạt động. Để đạt được mục đích này, thực nghiệm có nhiệm vụ sau: - Triển khai dạy học một vài bài theo tiến trình soạn thảo với phương pháp dạy học tích cực. - Đánh giá vai trò của phương pháp dạy học tích cực trong dạy học qua đó có những điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện các mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. - So sánh, đánh giá kết quả bài dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá sơ bộ hiệu quả của việc dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đã soạn. 2. Nội dung thực nghiệm 2.1 Đối tượng thực nghiệm - Việc thực nghiệm được tôi tiến hành ở bốn lớp 11A1, 11A2 và 11A6 , 11A7 trường THPT. - Lớp thực nghiệm (TN) là lớp 11A1 gồm có 30 học sinh và lớp 11A2 có 32 học sinh. - Lớp đối chứng (ĐC) là lớp11A6 có 30 học sinh 11A7 gồm có 32 học sinh. - Với chất lượng đầu vào của cả bốn lớp là tương đương nhau. 2.2. Nội dung bài thực nghiệm Trên cơ sở của phương pháp dạy học tích cực để xây dựng bài giảng tôi đã tiến hành soạn một giáo án trong phần Công dân với kinh tế chương trình môn Giáo dục công dân 11. Tên bài soạn là: “Cung-cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”. 2.3. Phương pháp thực nghiệm Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo trình tự: thăm dò, điều tra đầu vào (trình độ của học sinh, cơ sở vật chất,..), tiến hành thực nghiệm, kiểm tra đánh giá kết quả và xử lí số liệu. Khi thực nghiệm: Tiến hành dạy hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng cùng nội dung, cùng khoảng thời gian. Các bài kiểm tra do tôi tự làm. Lớp thực nghiệm do tôi dạy với giáo án soạn riêng còn lớp đối chứng tôi dạy theo giáo án bình thường. Kết quả thu được được thông qua ban thanh tra giáo dục của trường THPT. Trao đổi với đồng nghiệp về ý tưởng bài dạy cụ thể, nội dung, mục tiêu và cách thức tiến hành bài thực nghiệm. Phân tích làm rõ điểm khác nhau giữa cách dạy thực nghiệm với cách dạy thông thường, dự kiến khó khăn và cách giải quyết, chuẩn bị đầy đủ phương tiện cho dạy thực nghiệm. 3. Giáo án thực nghiệm Tiết 9- Bài 5: CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Nêu được sự vận dụng quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2. Về kĩ năng Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một số loại sản phẩm hàng hóa ở địa phương. 3. Các năng lực cần phát triển - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác và giao tiếp; năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội; năng lực điều chỉnh hành vi kinh tế; năng lực tự phát triển bản thân. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Phương pháp dạy học - Thuyết trình; - Đàm thoại. - Thảo luận nhóm. - Các kỹ thuật dạy học tích cực: kỹ thuật “mảnh ghép”. 2. Kiến thức trọng tâm - Khái niệm cung, cầu. - Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Sự vận dụng quan hệ cung–cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK GDCD 11, SGV GDCD 11; Giáo án. - Tài liệu tham khảo. - Bảng tương tác. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách vở, đồ dùng học tập. - Các sản phẩm được giao. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( GV cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm) 3. Dạy bài mới Hoạt động 1: Khởi động - Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS trước khi bắt đầu bài học. - Nội dung: Chơi trò chơi “Hãy chọn giá đúng” - Sản phẩm: HS tích cực chơi chò chơi. - Cách thức tiến hành: GV: Cho HS chơi trò chơi “Hãy chọn giá đúng” HS được chia thành 3 đội chơi. GV đưa ra luật chơi. HS các đội lần lượt được đưa ra giá của sản phẩm theo sự chỉ đạo của giáo viên. Sản phẩm 1: Sản phẩm 2: Sản phẩm 3: Sản phẩm 4: GV tổng kết đội chiến thắng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục đích: Trang bị những kiến thức cơ bản về cung, cầu; quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cho HS. Phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; phát triển bản thân. - Nội dung: Tìm hiểu khái niệm cung, cầu; mối quan hệ cung cầu; sự vận dụng quan hệ cung cầu. - Sản phẩm: HS nêu được khái niệm cung, cầu; thấy được mối quan hệ cung cầu; sự vận dụng quan hệ cung cầu của Nhà nước, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. - Cách thức tiến hành: Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm cung, cầu a. Khái niệm cầu GV chiếu lại các sản phẩm trong phần khởi động. Em muốn mua những hàng hóa nào? Và có thể mua, sẵn sàng mua được những hàng hóa nào? - HS nghe và nhận nhiệm vụ - Trả lời câu hỏi của giáo viên. Dẫn dắt đến khái niệm cầu. - HS rút ra khái niệm cầu: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. - GV phân tích mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. + Thu nhập + Giá cả + Thị hiếu + Dân số + Kỳ vọng b. Khái niệm cung GV: Khi muốn mua hàng hóa em sẽ mua ở đâu? Những hàng hóa đó do đâu mà có? Cho ví dụ. - Trả lời câu hỏi. - GV dẫn dắt đến khái niệm cung. - HS rút ra khái niệm cung: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. - GV phân tích mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến cung. + Số lượng người bán + Giá cả + Công nghệ + Chính sách + Kỳ vọng - GV phát phiếu học tập số 1 (02 học sinh 1 phiếu học tập thảo luận theo nhóm cặp đôi) để luyện tập phần khái niệm cung, cầu. - HS thảo luận cặp đôi, rồi điền vào phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1. Chỉ ra đâu là cầu hàng hóa? (Tích vào ô trống bên cạnh) 1. Bạn A muốn mua một chiếc ô tô nhưng chưa có tiền 2. Bạn H vừa mua một quyển truyện giá 25.000đ 3. G được bố mẹ cho mỗi tháng 100.000đ để tiêu vặt. G muốn mua một chiếc ba lô giá 300.000đ. Bạn dự định sẽ mua chiếc ba lô sau 3 tháng nữa từ số tiền để dành mà bố mẹ cho. 4. K được học bổng 2.000.000đ. Các bạn trong lớp rủ K cùng mua giày giá 200.000đ để nhiều người cùng mua sẽ được giảm giá. Nhưng K không muốn mua. Bài 2. Chỉ ra đâu là cung hàng hóa? (Tích vào ô trống bên cạnh) 1. Bác M là một nông dân trồng lúa. Mùa vụ này bác thu hoạch được 5 tạ thóc. Bác sử dụng số thóc như sau: 2 tạ mang ngay ra chợ bán với giá 500.000đ/ tạ để lấy tiền chi tiêu. 1 tạ để tiêu dùng cho gia đình. 2 tạ sẽ bán vào tháng sau với giá 500.000đ/tạ để lấy tiền nộp học cho con 2. Công ty B sản xuất được 1 tấn nguyên liệu đường mía. Nhưng giá nguyên liện này đang bấp bênh không ổn định, nên công ty không bán mà tích trữ trong kho đợi khi giá ổn định sẽ đem bán. 3. Nhà may C quyết định bán lỗ vốn 100 bộ quần áo đã lỗi mốt. - GV chữa phần phần bài tập thảo luận của học sinh. Hoạt động 2.2. Quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa a, Nội dung của quan hệ cung - cầu. - GV: Theo em quan hệ cung - cầu là quan hệ giữa ai với ai? Diễn ra ở đâu? Nhằm mục đích gì? - HS trả lời. - GV đưa ra sơ đồ yêu cầu học sinh khái quát thành nội dung quan hệ cung -cầu. Hình 8: Sơ đồ quan hệ cung - cầu - HS quan sát sơ đồ, tự khái quát thành nội dung quan hệ cung - cầu: Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. * Phần biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu và vận dụng quan hệ cung - cầu giáo viên sử dụng kỹ thuật mảnh ghép GV tổ chức cho HS tiến hành thảo luận, chia lớp thành 3 nhóm, quy định chỗ ngồi cho các nhóm. Vòng 1: Nhóm chuyên gia - GV giao nhiệm vụ của nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên gia 1: Tìm hiểu nội dung cung - cầu tác động lẫn nhau? Sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà sản xuất, kinh doanh? Nhóm chuyên gia 2: Tìm hiểu nội dung cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường? Sự vận dụng quan hệ cung cầu của Nhà nước? Nhóm chuyên gia 3: Tìm hiểu nội dung giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu? Sự vận dụng quan hệ cung - cầu của người tiêu dùng? (Nhiệm vụ của các nhóm đã được giao về nhà nên các nhóm có thêm 2 phút thảo luận để thống nhất cách trình bày nội dung của mình) Sản phẩm của các nhóm: Sản phẩm nhóm 1: Sản phẩm nhóm 2: Sản phẩm nhóm 3: Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - Thành lập nhóm mảnh ghép có đầy đủ thành viên của các nhóm chuyên sâu. - Các thành viên nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày nội dung thảo luận, giải đáp các tắc mắc trong vòng 7 phút. - Nhóm mảnh ghép hoàn thành các nhiệm vụ. Nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép: hoàn thành phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Quan hệ cung - cầu được thể hiện ở những nội dung nào? .................................................................................................................................................................................................. 2. Nhà nước, người sản xuất và kinh doanh, người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung cầu như thế nào?................................................................................. .. Nhiệm vụ mới của nhóm mảnh ghép: theo dõi clip và trả lời câu hỏi. Clip trên đã thể hiện nội dung nào của quan hệ cung - cầu? HS các nhóm mảnh ghép thảo luận đưa ra đáp án. GV nhận xét, kết luận. - Giáo viên tổng kết các nội dung đã thảo luận bằng sơ đồ tư duy. Biểu hiện nội dung qusn hệ cung - cầu: + Cung - cầu tác động lẫn nhau + Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. + Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. Hình 9: Sơ đồ phần biểu hiện nội dung quan hệ cung - cầu Hình 10: Sơ đồ phần vận dụng quan hệ cung - cầu Sự vận dụng quan hệ cung - cầu: + Nhà nước + Nhà sản xuất, kinh doanh + Người tiêu dùng 4. Luyện tập củng cố - Mục đích: HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời một số câu hỏi, bài tập. GV kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh về cung, cầu; nội dung quan hệ cung - cầu; sự vận dụng quan hệ cung - cầu. - Nội dung: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm. - Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu hỏi. - Cách thức tiến hành: HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, với mỗi câu hỏi HS giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời. 5. Giao nhiệm vụ về nhà - Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để lí giải một số quan điểm trong đời sống, biết áp dụng những gì đã học vào việc làm hàng ngày. - Nội dung: Làm các bài tập sách giáo khoa và bài tập GV giao. - Sản phẩm: kết quả làm bài tập của học sinh. - Cách thức tiến hành: HS làm bài tập trong sách giáo khoa. Bài tập tình huống: Còn một tháng nữa là đến ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10. Dự báo năm nay cầu về thị trường hoa tươi tại Thành phố X tăng 30% so với năm ngoái. Câu hỏi: Trước thông tin nghiên cứu thị trường trên, em hãy đóng vai nhà cung cấp hoa tươi để ra các phương án kinh doanh có lợi nhất? 4. Kết quả thực nghiệm 4.1. Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm. Thông qua quá trình soạn giáo án và tiến hành làm thực nghiệm cho thấy: Về nội dung: - Hai giáo án tiến hành dạy cùng một bài. - Nội dung chính dựa trên sách giáo khoa. Mục tiêu và cách sử dụng phương pháp dạy học tích cực: - Mục tiêu: Cả hai giáo án chung một mục tiêu là học sinh phải hiểu và nắm chắc: Khái niệm cung, cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Sự vận dụng quan hệ cung - cầu. - Cách sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực: + Giáo án đối chứng dùng phương pháp dạy học truyền thống tức là chủ yếu là giáo viên giảng bài và giải thích cho học sinh; học sinh chép. + Giáo án thực nghiệm dùng các kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm tự giác hoạt động; tức là hoạt động của học sinh là chính còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Học sinh phải làm việc, suy nghĩ, thảo luận nhiều hơn. Khi dạy học sinh theo phương pháp thực nghiệm sẽ gặp phải một số khó khăn: + Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị bài dạy. + Mất nhiều thời gian để học sinh và thảo luận và thuyết trình. Nhận xét: Qua bài thực nghiệm tôi thấy: - Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, suy nghĩ và thảo luận. - Học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học. - Học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua chuỗi các hoạt động, biết vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của học sinh nhanh hơn. Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau: - Phương pháp dạy học tốn nhiều thời gian và công sức. - Hoạt động thảo luận, thuyết trình của học sinh khó kiểm soát được chính xác thời gian. 4.2. Phân tích – đánh giá kết quả thực nghiệm 4.2.1. Bài kiểm tra Mục đích: Để đánh giá thực nghiệm tiết dạy, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra 5 phút sau tiết dạy. Bài kiểm tra nhằm mục đích: Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở mức độ nào: nhớ, hiểu và vận dụng. Nội dung bài kiểm tra: Đề bài: Cho tình huống: Nhà bạn H trồng rất nhiều bưởi Diễn. Đi học về thấy mẹ đang ngồi thẫn thờ trước mấy tải bưởi mới hái. H hỏi mẹ Mẹ sao thế? Mẹ ốm à? Mẹ: Không sao con à mẹ đang buồn vì mấy quả bưởi này đây. H: Sao mẹ lại buồn? Năm nay bưởi nhà mình được mùa mà! Mẹ: Chính vì nhà ai cũng được mùa nên mẹ mới buồn. H thắc mắc không hiểu vì sao lại như vậy? Em hãy giúp H giải đáp thắc mắc đó? Bài kiểm tra này được tiến hành trong 5 phút sau khi học xong bài học. HS làm ra giấy. GV thu bài về nhà chấm điểm. 4.2.2. Xử lí kết quả Kết quả bài kiểm tra được đánh giá như sau: - Trường hợp 1 : Sử dụng giáo án đối chứng như phương tiện để minh họa, giáo viên giảng và giải thích còn học sinh tiếp thu và ghi nhớ. Lớp Sĩ số Điểm 9– 10 Điểm 7– 8 Điểm 5 – 6 Điểm 0 – 4 SL % SL % SL % SL % 11 A6 30 1 3 7 23 19 64 3 10 11A7 32 1 3 12 38 17 53 2 6 Tổng số 62 2 3 19 31 36 58 5 8 - Trường hợp 2 : Sử dụng giáo án thực nghiệm với những kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm tòi kiến thức, giáo viên chỉ hướng dẫn. Lớp Sĩ số Điểm 9– 10 Điểm 7– 8 Điểm 5 – 6 Điểm 0 – 4 SL % SL % SL % SL % 11 A1 30 6 20 19 63 5 17 0 0,00 11A2 32 6 19 20 62 6 19 0 0,00 Tổng số 62 9 19 39 63 11 18 0 0,00 Kết luận chương 3 Việc thực nghiệm được tiến hành với số lượng học sinh hạn chế và nội dung dùng thực nghiệm chưa nhiều. Tuy nhiên, những kết quả thu được chứng tỏ rằng sử dụng phương pháp dạy với các kỹ thuật dạy học tích cực phần công dân với kinh tế chương trình giáo dục công dân 11 sẽ kích thích được khả năng nhớ và hiểu bài của học sinh. Trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo cho học sinh, giúp các em tự lĩnh hội kiến thức mới. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, tập trung cao hơn đặc biệt các em không cảm thấy nhàm chán. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc giáo dục con người toàn diện luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.Vì vậy, ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho việc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Đối với môn Giáo dục công dân việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực có nhiều ưu điểm để dạy cho học sinh phổ thông là điều cần thiết và cấp bách. Nhất là trong thời đại mới hiện nay, chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Để vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên phải cỏ sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, năng lực, kĩ năng, tư duy sáng tạo và năng lực phát triển bản thân cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Thông qua tìm hiểu nội dung phần công dân với kinh tế và nghiên cứu về kỹ thuật dạy tích cực tôi đã đưa ra đề xuất về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực với các mức độ: minh họa và tìm tòi. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định kết quả của việc dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định, dạy học phần công dân với kinh tế chương trình Giáo dục công dân 11 theo phương pháp dạy học tích cực có thể tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh hứng thú học, tích cực phát huy khả năng tư duy sáng tạo, phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh và giúp các em tự lĩnh hội kiến thức mới. 2. Kiến nghị. Qua quá trình thực tiễn dạy bằng kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng tôi thấy: Đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học hiện nay, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy thì chất lượng giảng dạy mới được nâng cao. Hơn thế nữa các phương pháp dạy học tích cực không phải là vạn năng, không phải lúc nào cũng sử dụng được. Vì vậy trong khi dạy học người giáo viên cần kết hợp hài hoà với các phương pháp truyền thống. Qua nghiên cứu thực hiện đề tài tôi tự thấy bản thân phải cố gắng học tập và trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa. Để có thể áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật dạy học tích cực vào công tác giảng dạy sau này của bản thân, góp một phần nhỏ bé nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đây tôi cũng mong Sở Giáo dục và đào tạo đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn nữa để từ đó giáo viên có thể tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức để áp dụng phù hợp các phương pháp giảng dạy. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp cũng như các chuyên gia để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Bảy (chủ biên) Đặng Xuân Điều - Nguyễn Thành Minh, Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010. 2. Vương Tất Đạt, Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân (dùng cho THPT), Nxb Đại học sư phạm Hà nội, 1994. 3. Đinh Văn Đức- Dương Thuý Nga (đồng chủ biên) Nguyễn Như Hải - Đào Thị Hà- Vũ Thị Thanh Nga, Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, 2009. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân, Sách giáo viên lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân, Sách giáo khoa lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011. 6. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin. 7. Trang web: 8. Trang web: https://www.hoinongdanninhbinh.org.vn/news/Nong-dan-SXKDG/Guong-nong-dan-ung-dung-cong-nghe-tien-tien-vao-san-xuat-cac-loai-hoa-1943/ Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Phạm Thị Hồng Nhung THPT Xuân Hòa Giảng dạy môn GDCD 2 Nguyễn Thị Hà THPT Xuân Hòa Giảng dạy môn GDCD .., ngày...tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) , ngày.....tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Xuân Hòa, ngày.....tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Phạm Thị Hồng Nhung
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_vao.docx