Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn trong giờ học nói Tiếng Anh để giáo dục cho học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình hiện nay
- Giới thiệu cho học sinh về học theo dự án
- Hướng dẫn học sinh thảo luận tên dự án “Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình hiện nay”, xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề HS có hứng thú, lựa chọn ba loại hình ô nhiễm môi trường điển hình nhất tại Ninh Bình
- Phân nhóm và phân công dự án cho từng nhóm dựa trên sở thích nhưng vẫn đảm bảo sự đồng đều giữa các nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Ninh Bình (nhóm trưởng Nguyễn Xuân Tiến)
Nhóm 2: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nước tại sông Đáy, sông Vân Ninh Bình (nhóm trưởng Nguyễn Duy Tùng)
Nhóm 3: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (nhóm trưởng Phạm Thế Trung và Đỗ Thị Mai Khanh)
- Giáo viên hỗ trợ học sinh xây dựng đề cương nghiên cứu về loại hình ô nhiễm môi trường của mỗi nhóm với 3 phần chính: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
- GV cung cấp một số nguồn tài nguyên giúp học sinh tìm kiếm thông tin phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của dự án: thư viện, Internet, khảo sát thực tế trong cộng đồng, phỏng vấn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục, với định hướng chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong những phương pháp dạy học tích cực theo định hướng đó, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Qua việc tích hợp của giáo viên trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi phương pháp này là chưa nhiều, vẫn đang được Bộ và các Sở Giáo dục đào tạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán về cơ sở. Bản thân nhóm tác giả đề tài cũng nhận thấy rằng để dạy tích hợp trong các bộ môn nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, giáo viên cần dành nhiều thời gian, công sức chuẩn bị để có thể nắm vững các nội dung liên quan đến các môn học khác. Ngoài ra, giáo viên phải có năng lực cần thiết để tổ chức đa dạng các hoạt động ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường và ngoài trường. Với mong muốn áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường, nhóm tác giả đã tiến hành dự án ““Vận dụng kiến thức liên môn trong giờ học nói Tiếng Anh để giáo dục cho học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh nhà (Ninh Bình) hiện nay.” Thông qua dự án, kiến thức ở nhiều môn học Vật lý, Địa lý, Sinh học, Công nghệ, Hóa học, GDCD và Tin học đã được khéo léo vận dụng, và thể hiện qua những vở kịch nói Tiếng Anh về ba loại hình ô nhiễm nghiêm trọng tại Ninh Bình (đất, nước và không khí). Dưới hình thức học nhóm, diễn kịch, các em sẽ khảo sát thực tế, nhận thức rõ nét hơn về ý thức bảo vệ môi trường của bản thân mà không bị áp đặt một cách cứng nhắc. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tên dự án dạy học: “Vận dụng kiến thức liên môn trong giờ học nói Tiếng Anh để giáo dục cho học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh nhà (Ninh Bình) hiện nay.” 2. Mục tiêu dạy học: Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng các vấn đề thực tế cuộc sống đã học ở các môn Vật lý, Địa lý, Sinh học, Công nghệ, Hóa học, GDCD và Tin học vào giờ học nói (Speaking) bài 10 Tiếng Anh 11 “Nature in danger” (tạm dịch Thiên nhiên gặp nguy hiểm) để nói (dưới hình thức kịch) về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho vấn đề bảo vệ môi trường tại Ninh Bình hiện nay. Cụ thể kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là: STT Môn Kiến thức học sinh có thể vận dụng được 1 Vật lý Điện và sử dụng điện trong đánh bắt cá Hiện tượng mao dẫn, thế năng, động năng dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất Sóng âm và ô nhiễm tiếng ồn 2 Sinh học Hệ sinh thái và mối tương quan giữa các loài Hô hấp ở động vật (các loài chim) Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển động vật (nước, không khí, đất) Thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu tác động tới hóc môn thực vật 3 Hóa học - Thành phần hóa học của không khí bị ô nhiễm (khí CO2, CH4, CO, NH3, SO2, HCl) - Thành phần hóa học nước ô nhiễm (chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng thực vật, các hóa chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ, các chất phóng xạ, chất độc hóa học) - Độc tố trong đất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng) Địa lý Vai trò của rừng đối với cuộc sống con người (nguồn gien quý giá (cung cấp lâm thổ sản; điều hòa lượng nước trên mặt đất; lá phổi xanh; chống xói mòn đất) Vai trò của nước đối với sự sống trên trái đất, chu trình nước trong tự nhiên Khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất. 4 GDCD - Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường chung, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 5 Tin học - Cách sử dụng MS – Word - Cách sử dụng các công cụ tìm kiếm trên mạng Ngoài ra, học sinh sử dụng từ vựng Tiếng Anh liên quan đến chủ đề môi trường nói chung và ô nhiễm nói riêng trong sản phẩm kịch (role play) của mình Kĩ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin, quan sát và trình bày vấn đề. - Kĩ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn - Kỹ năng hoạt động nhóm. - Kỹ năng thuyết trình, đóng vai (role-play) Thái độ: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Tiếng Anh cũng như các môn khoa học khác như: Vật lý, Hóa học, Địa lý, Giáo dục công dân 3. Đối tượng dạy học của dự án: - Số lượng: 30 - Lớp: 11Tin - Chương trình Tiếng Anh Cơ bản Thuận lợi: Lực học của học sinh tương đối đồng đều, lớp học sôi nổi, phần lớn các em thích tìm tòi, khám phá và yêu thích học môn Tiếng Anh. Khó khăn: Đây là lần đầu tiên các em học sinh được làm quen với phương pháp học tập theo dự án, do đó các em vẫn còn bỡ ngỡ, thời gian đầu nhiều em vẫn chưa thực sự chủ động trong công việc. Ngoài ra, thời gian thực hiện dự án trùng với rất nhiều lịch học bù chương trình của các em, lớp học phải di chuyển thường xuyên địa điểm nên quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. 4. Ý nghĩa của dự án Ý nghĩa thực tiễn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tỉnh nhà Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển nhanh theo hướng công nhiệm hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội với nhiều khu công nghiệp – cụm công nghiệp gây hậu quả xấu cho môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, và không khí. Môi trường nước Môi trường nước khu vực thành phố Ninh Bình đang bị ô nhiễm nặng bởi chất hữu cơ, amoniắc, H2S, nitrat... gây mùi rất nặng xung quanh khu vực, đặc biệt là vào mùa hè. Nước sông Vân đoạt Vũng Trắm còn có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ. Lòng sông Đáy ngày càng nông dần do tiếp nhận các chất thải trực tiếp xả vào dòng nước, gây cản trở giao thông đường thủy. Môi trường không khí Phần lớn các khu vực nội thị của tỉnh đang bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải độc hại từ các cơ sở sản xuất thủ công, các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng kém chất lượng.... Tại một số khu vực như cảng Ninh Bình, phân xưởng sản xuất đất đèn, các lò đúc thép trong khu vực nội thị... cùng với các tuyến đường giao thông xuống cấp chật hẹp, mặt gồ ghề đọng đất bụi, hoạt động thi công nâng cấp các tuyến nội thị, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông cũ xả khí thải cũng đã gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Môi trường đất Kết quả điều tra, thống kê mới đây của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 1946 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung Ninh Bình là một trong những khu vực bị ô nhiễm môi trường đất với hàm lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong đất báo động. Tỉnh Ninh Bình đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và kiểm soát tốt chất lượng môi trường trên địa bàn. Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015, luôn coi trọng tuyên truyền bảo vệ môi trường tới người dân. Trong nhà trường, việc giáo dục cho học sinh tỉnh nhà có ý thức bảo vệ môi trường là một điều hết sức quan trọng. Thông qua giáo dục, học sinh được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lý các vấn đề môi trường, có thái độ thân thiện với môi trường; góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới, những người chủ tương lai của tỉnh nhà. Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học: - Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. - Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và logic. - Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Đồ dùng dạy học: + Tranh ảnh, tư liệu về vấn đề ô nhiễm nước, không khí, đất tại Ninh Bình hiện nay. + Tư liệu phương pháp dạy học tích hợp (thiết kế powerpoint) - Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án: Khai thác tài liệu qua các trang websites, soạn thảo văn bản, các chương trình thiết kế đồ họa (thiết kế đạo cụ trong vở kịch) 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học + Mục tiêu: - Giúp học sinh vận dụng các kiến thức thực tế đã học ở các môn Vật lý, Địa lý, Sinh học, Hóa học, GDCD và Tin học vào giờ học nói Tiếng Anh để nói về vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí, đất tại Ninh Bình hiện nay. - Học sinh thể hiện sản phẩm thu được bằng vở kịch được diễn trước lớp từ đó giúp học sinh phát huy khả năng thuyết trình, khả năng làm việc theo nhóm, nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. + Cách tổ chức dạy học: Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. + Phương pháp dạy học: Lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, trợ giúp cho học sinh. + Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua các hoạt động của học sinh. - Kiểm tra thông qua tiêu chí đánh giá các thành viên theo nhóm và đánh giá sản phẩm của cả nhóm. + Hoạt động giáo viên và học sinh: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Buổi 1 Ngày 15/12/2014 - Giới thiệu cho học sinh về học theo dự án - Hướng dẫn học sinh thảo luận tên dự án “Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình hiện nay”, xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề HS có hứng thú, lựa chọn ba loại hình ô nhiễm môi trường điển hình nhất tại Ninh Bình - Phân nhóm và phân công dự án cho từng nhóm dựa trên sở thích nhưng vẫn đảm bảo sự đồng đều giữa các nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Ninh Bình (nhóm trưởng Nguyễn Xuân Tiến) Nhóm 2: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nước tại sông Đáy, sông Vân Ninh Bình (nhóm trưởng Nguyễn Duy Tùng) Nhóm 3: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (nhóm trưởng Phạm Thế Trung và Đỗ Thị Mai Khanh) - Giáo viên hỗ trợ học sinh xây dựng đề cương nghiên cứu về loại hình ô nhiễm môi trường của mỗi nhóm với 3 phần chính: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp - GV cung cấp một số nguồn tài nguyên giúp học sinh tìm kiếm thông tin phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của dự án: thư viện, Internet, khảo sát thực tế trong cộng đồng, phỏng vấn - Tìm hiểu về học theo dự án - Thảo luận tên dự án, các tiểu chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu gồm 3 phần: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp - Từng nhóm bầu trưởng nhóm, cùng thảo luận và thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể tìm tài liệu cho từng thành viên trong nhóm. HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực hiện (4 tuần) Tuần 1: Tìm kiếm và thu thập tài liệu Tuần 2: Phân tích và xử lý thông tin, nộp kịch bản Tuần 3: Dàn dựng kịch tuần 4: Trình bày sản phẩm (kịch) Buổi 2 Ngày 22/12/2014 - Giúp đỡ học sinh về nội dung của dự án. - Cung cấp tiêu chí kiểm tra, đánh giá các sản phẩm. - Gv kiểm tra thông tin thu thập của các nhóm, đưa ra góp ý - Các thành viên trong từng nhóm thảo luận, trao đổi thông tin, hình ảnh sưu tầm được - Các nhóm lập dàn ý dưới dạng sơ đồ về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho từng loại hình ô nhiễm đã được phân công dựa trên những tư liệu đã thu được (Phụ lục A) - Xây dựng ý tưởng kịch bản dựa trên sơ đồ đã lập. Buổi 3 Ngày 29/12/2014 - GV nhận xét, góp ý nội dung vở kịch, gợi ý phân vai, đề xuất hỗ trợ chuẩn bị trang phục, đạo cụ. - Cùng học sinh thống nhất lại tiêu chí đánh giá sản phẩm - Lên kế hoạch báo cáo sản phẩm. - Các nhóm trình bày ý tưởng về nội dung vở kịch, chỉnh sửa dựa trên góp ý của giáo viên và các nhóm khác (Phụ lục B) - Các nhóm phân vai kịch và chuẩn bị đạo cụ - Các nhóm cùng giáo viên thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm. Buổi 4 Ngày 12/1/2015 - Phát phiếu đánh giá cho học sinh (đánh giá thành viên trong nhóm và đánh giá chéo nhóm) (Phụ lục C) - Tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp. - Thu phiếu đánh giá - Các nhóm hoàn tất và trình bày sản phẩm (kịch) theo từng nhóm. - Các nhóm cùng đánh giá sản phẩm. Buổi 5 Ngày 14/1/2014 - Công bố kết quả dự án của từng nhóm, khen thưởng cho những cá nhân và nhóm có kết quả hoàn thành dự án xuất sắc (Phụ lục E) - Phát phiếu điều tra lấy ý kiến về dạy học dự án liên môn (Phụ lục D) - Gợi ý cho học sinh hướng phát triển tiếp theo của dạy học theo dự án. - Học sinh ghi nhận kết quả của dự án. - Hoàn thành phiếu điều tra - Có kế hoạch tiếp theo cho việc thực hiện các dự án mới trong tương lai Những hoạt động chính trong dự án được tóm tắt trong clip nộp kèm hồ sơ dạy học. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh dựa trên trung bình điểm các hình thức dưới đây: - Mỗi cá nhân tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của bản thân và các thành viên trong nhóm thông qua phiếu đánh giá (thang điểm 10). (Phụ lục C) - Các nhóm đánh giá chất lượng sản phẩm (kịch) của nhóm bạn thông qua phiếu đánh giá nhóm (thang điểm 10). (Phụ lục C) - Đánh giá của giáo viên (thang điểm 10) Ngoài ra sau khi học sinh hoàn thành dự án, các em hoàn thành phiếu điều tra lấy ý kiến về dạy học dự án liên môn (kỹ năng, thái độ học sinh đạt được cũng như thái độ các em đối với phương pháp dạy học dự án liên môn) (Phụ lục D) 8. Các sản phẩm của học sinh Có 3 sản phẩm của 3 nhóm học sinh là 3 vở kịch nói được quay clip Dự án nhóm “Free Birds” Sản phẩm (vở kịch): Ô nhiễm không khí thành phố - hiện tại và tương lai Dự án nhóm “Water” Sản phẩm (vở kịch): Nước và con người Dự án nhóm “Three Soils” Sản phẩm (vở kịch): Hãy cứu dất – tài nguyên quý giá của con người Mỗi sản phẩm (vở kịch) được gửi kèm kịch bản được xây dựng bằng Tiếng Anh (có bản dịch tiếng Việt kèm theo) III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Dự án được tiến hành trong bốn tuần với bốn buổi gặp mặt chính. Tuần đầu, các em học sinh được chia nhóm, tìm kiếm, thu thập tài liệu dưới sự gợi ý và hỗ trợ của giáo viên. Tuần hai, các em gặp nhau tại lớp học để lập dàn ý dưới dạng sơ đồ tư duy về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho từng loại hình ô nhiễm, từ đó lên ý tưởng vở kịch. Sau khi hoàn thành dàn ý, các em phân vai kịch và chuẩn bị đạo cụ. Các vở kịch được trình bày trước lớp vào tuần bốn, được đánh giá bới các thành viên trong nhóm và chéo nhóm. Cuối cùng, các em hoàn thành phiếu điều tra lấy ý kiến đối với dạy học dự án liên môn. Đa số các em đều ghi nhận đã phát triển những kỹ năng và thái độ học tập tích cực; mong muốn tham gia những dự án học tập tiếp theo. Nhóm tác giả nhận thấy rằng dạy tích hợp trong bộ môn tiếng Anh là điều hết sức cần thiết bởi nó đem lại kết quả tốt đẹp không những cho người học mà còn cả với người dạy. Vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng học sinh. Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học, cùng xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Các thầy cô giáo phải đọc nhiều hơn, hiểu biết sâu sắc hơn. Phương pháp dạy tích hợp, liên môn là một chủ trương mới do đó khó tránh khỏi giáo viên ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác cũng như xây dựng ý tưởng tích hợp liên môn. Dưới đây là những đề xuất nhóm tác giả đưa ra với mong muốn áp dụng rộng rãi hơn nữa phương pháp học tập tích hợp liên môn vào thực tế giảng dạy. 1. Các thầy cô giáo ở các bộ môn khác nhau có thể trao đổi về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học; cùng dự giờ, rút kinh nghiệm và góp ý với nhau để nâng cao hiệu quả dạy học. Với chương trình hiện hành, các thầy cô cùng trao đổi để xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn gồm các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 2. Khi xây dựng giáo án của từng tiết học trong môn tiếng Anh, giáo viên sẽ dễ dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến các kiến thức nào để từ đó xây dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng các kiến thức ở môn học khác. Bài học có nội dung liên quan đến cuộc sống dưới đáy biển như Unit 9 Undersea World . ở lớp 10, các thầy cô giáo có thể khai thác về vị trí, đặc điểm hệ động thực vật của biển Việt Nam trong môn địa lý hay sinh vật. Bài học về công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử như Unit 16 Wonders of the world ở lớp 12, giáo viên có thể tích hợp vào đó kiến thức về lịch sử, địa lý hay mỹ thuật. Công trình ấy do ai xây dựng? ở đâu? thuộc quốc gia nào? có vị trí địa lý ra sao?... Hay công trình ấy có liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử nào? hoặc nó có những nét đẹp gì nổi bật về kiến trúc, mỹ thuật đáng cho người ta ghi nhớ?... Bài học liên quan tới các nguồn năng lượng trong Unit 11 Sources of Ennergy ở lớp 11 sẽ thú vị và bớt “hàn lâm” hơn với các thuật ngữ về nguồn năng lượng khi tích hợp nguyên lý hoạt động trong môn vật lý, ảnh hưởng hóa học, sinh học của các nguồn năng lượng cũ Ngay cả môn công nghệ, với Unit 5 Technology and you ở lớp 10, giáo viên cũng có thể tích hợp vào các kiến thức về tin học, văn hóa trong sử dụng mạng xã hội. Chắc chắn tiết học sẽ hết sức sinh động khi các vấn đề về mail, chat, facebook, instagram được đề cập tới. 3. Giáo viên đã được tập huấn, bồi dưỡng về các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh nhưng công tác quản lý, chỉ đạo, công tác thi, đánh giá kết quả học tập chưa tạo thuận lợi cho họ áp dụng các phương pháp này. Nay các cấp quản lý giáo dục và nhà trường cần phải tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên phát huy sáng tạo. Đồng thời với việc tổ chức tốt các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cần phải động viên, khích lệ kịp thời các nhân tố mới, mặc dù lúc đầu có thể đó chưa phải đã là những cá nhân, giải pháp thật sự có kết quả tốt vì “ngày đầu chưa quen”. Trên đây là những kiến nghị từ nhóm tác giả thực hiện dự án “Vận dụng kiến thức liên môn trong giờ học nói Tiếng Anh để giáo dục cho học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh nhà (Ninh Bình) hiện nay.” Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của ban giám khảo và các quý thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO thuc-giua-phat-trien-kinh-te-voi-o-nhiem-moi-truong-o-ninh-binh.html
File đính kèm:
- main text.doc
- muc luc.doc
- Trang bia.doc