Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn, phương pháp làm việc theo dự án trong việc đọc hiểu đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc - Tố Hữu) nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh

+ Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao.

- Hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống:

+ Do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

+ Tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy.

-Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học cũ khi áp dụng vào đoạn trích Việt Bắc – Tố Hữu :

 - Đối với giáo viên:

+Ưu điểm: Tìm hiểu sâu kiến thức về bài thơ Việt Bắc, chọn ra những đoạn thơ hay để bình, chủ đông cung cấp cho HS những dẫn chứng hay có liên quan.

 + Hạn chế: Giáo viên chưa tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến tác phẩm Việt Bắc. Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn : Chủ đề về Đất nước. Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế.

- Đối với học sinh:

+ Ưu điểm: Hs có thể tiếp cận kiến thức đoạn trích Việt Bắc có đinh hướng và khoa học.

+ Nhược điểm: Đa số học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng một cách thụ động, không có nhu cầu tìm tòi tự học. Phân môn Ngữ văn đối với nhiều học sinh chỉ là môn học xét tốt nghiệp chính vì vậy nhiều học sinh không đầu tư thời gian, nếu có chỉ chiếu lệ. Đối với tác phẩm thơ học sinh lại càng lười học hơn bao giờ hết.

- Chính vì vậy khi thiết kế tiết dạy Việt Bắc, Gv thường thiết kế theo mô típ:

+ Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài Việt Bắc.

+ Lên lớp GV kiểm tra bài cũ, dẫn vào đoạn trích Việt Bắc.

+ Đặt câu hỏi cho các phần liên quan, gọi học sinh trả lời, đinh hướng câu trả lời và chốt kiến thức.

+ Học sinh trả lờ theo câu hỏi, lắng nghe Gv giảng và ghi lại kiến thức vào trong vở.

- Minh chứng: Giáo án Việt Bắc thiết kế theo phương pháp dạy học cũ (Phần phụ lục)

 

doc43 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn, phương pháp làm việc theo dự án trong việc đọc hiểu đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc - Tố Hữu) nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó được một Việt Nam hoà bình như hôm nay. Vậy thì hôm nay, khi chúng ta được thừa hưởng những thành quả mà cha ông ta để lại, chúng ta đã làm được những gì cho đất nước? Đó là một câu hỏi không thể bỏ ngỏ phải không các em! 
GV tích hợp bộ môn giáo dục công dân và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục định hướng kĩ năng sống cho HS:
- GV hỏi:
Những phẩm chất tốt đẹp của người việt Bắc cũng chính là những vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Thế hệ trẻ các em hôm nay học tập được những gì qua đức tính tốt đẹp đó?
- HS trả lời.
- GV: chốt kiến thức.
- GV chiếu cho HS xem những hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp.
GV dẫn dắt: Nhưng nỗi nhớ tha thiết và tự hào nhất trong tâm thức của những người cán bộ cách mạng chính là hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc. Những hình ảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập sôi động của cuộc kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca. Hồi tưởng về cuộc kháng chiến anh hùng, giọng thơ bỗng trở nên sôi nổi, cuồn cuộn hào hùng. Trước hết là hình ảnh Việt Bắc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. 
- Đại diện nhóm 4 trình bày, nhóm 1 phản biện, các nhóm khác góp ý, bổ sung. 
GV nhận xét, chốt lại.
GV so sánh: hình ảnh 3 quân trong Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão )
GV so sánh: Đánh một trận... sụt toang đê vỡ (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi )
GV dẫn: Hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến không thể không nhớ đến những kỉ niệm gắn liền với Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ kính yêu.
GV tích hợp bộ môn lịch sử:
- Chiếu hình ảnh cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái 
- Cung cấp những kiến thức có liên quan đến hai địa danh mái đình Hồng Thái và cây đa Tân Trào:
+ Đình Hồng Thái thuộc xã Tân trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, là nơi họp quốc dân Đại hội (tháng Tám- 1945) thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng và phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
+ Cây đa Tân Trào là nơi diễn ra lễ xuất phát của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 
GV tích hợp bộ môn giáo dục công dân: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là một niềm tự hào của mọi thế hệ Việt Nam. Là ánh sáng soi đường để đến hôm nay chúng ta học tập về lòng yêu nước, ý chí, nghị lực kiên cường vượt lên gian khó của cả một dân tộc anh hùng. Đúng như Chế Lan Viên đã viết “Ôi, kháng chiến mười năm qua đi như ngọn lửa / Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”. Vậy ngày hôm nay, dù đất nước đã hòa bình độc lập, chúng ta được sống trong cuộc sống yên bình, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước, các em phải biết trân trọng và tự hào về quá khứ cảu cha anh, học tập và rèn luyện nghiêm túc để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết (5 phút).
- Trình bày ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, bài học được rút ra sau khi tìm hiểu tác phẩm Việt Bắc?
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 10-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Gionevo về Đông dương được ký kết, hòa bình được lập lại ở Việt Bắc, các cơ quan TW Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại Hà Nội.
- Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở người đi.
2. Tác phẩm : Toàn bộ bài thơ gồm 150 câu thơ lục bát và được chia làm hai phần:
 - 90 câu đầu: Tình cảm thủy chung son sắt của những người cán bộ về xuôi với quê hương cách mạng thông qua nỗi nhớ da diết.
 - 60 câu sau: Sự gắn bó giữa miền ngược với miền xuôi và ước mơ về một Việt Bắc sẽ được xây dựng trong tương lai.
=> Bài thơ được viết theo lối đối đáp dân gian “mình – ta” thường thấy trong những khúc hát giao duyên, những bài ca dao dân ca truyền thống.
4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
- Việt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa danh lịch sử. 
- Việt Bắc là cái nôi của cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa và là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
5. Đoạn trích
a.Vị trí đoạn trích: 
- Nằm phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
b. Bố cục:
- Đoạn trích chia 2 phần:
+ Phần 1( 20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.
+ Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra đi
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi (20 câu đầu).
* Cách xưng hô mình – ta 
- Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó 
- Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca.
-> Cho thấy người dân Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến về xuôi đã coi nhau như những người thân thiết ruột thịt không thể xa rời.
* 4 câu thơ đầu: lời ướm hỏi của người ở lại. 
- Câu hỏi tu từ được sử dụng liên tiếp: Gợi kỉ niệm thời gian, không gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt.
 - Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết.
à Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.
 * 4 câu tiếp: lời đáp của người ra đi.
- Người ra đi thấu hiểu tâm trạng của người ở lại, cũng thấy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn ...không nỡ xa rời
- Hình ảnh “áo chàm” à hoán dụ, gợi bình dị, thân thương của những người dân Việt Bắc.
- Hành động: cầm tay à sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng).
àTiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
 * 12 câu tiếp “Mình đi cây đa”: Tác giả gợi những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến.
 -Thiên nhiên Việt Bắc hoang sơ hư quạnh, mang đặc trưng vùng miền: suối lũ, mây mù,hắt hiu lau xám, trám bùi....để già...
- Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào à gắn liền với Việt Bắc, là hình ảnh tiêu biểu của thủ đô kháng chiến.
à Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình, thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi. 
 2. Lời của người ra đi (70 câu sau)
 * Khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt (4 câu đầu “Ta với bấy nhiêu).
- Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt.
- Từ láy: mặn mà, đinh ninh, nghệ thuật So sánh: bao nhiêu  bấy nhiêu à gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và Việt Bắc.
 => Khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt với Việt Bắc.
* Nỗi nhớ về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở Việt Bắc (câu 25- câu 52)
- Nhớ về thiên nhiên:
Trăng lên... lưng nương
..Rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
 => Liệt kê các địa danh, cảnh vật.
=> Vẻ đẹp đơn sơ, dung dị, đậm sắc thái miền núi nhưng gợi cảm, thi vị.
-) Bức tranh tứ bình về cảnh thiên nhiên:
+ Mùa đông: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng
+ Mùa hè: ve kêu rừng phách đổ vàng
+ Mùa thu: rừng thu trăng rọi hoà bình
=> Phối màu hài hoà, liên tưởng độc đáo -> Bức tranh thiên nhiên miền núi rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh ->Một bức tranh tứ bình kiểu mĩ học cổ điển rất cân xứng, hài hòa.
Nhận xét: Thiên nhiên Việt Bắc được gợi tả với những hình ảnh đặc trưng: tươi tắn, yên bình, thơ mộng.
- Nhớ về con người Việt Bắc:
+ Người mẹ, cô em gái, người đan nón,..
+ Nắng ánh dao gài thắt lưng
=> từ ngữ chính xác, hình ảnh giàu sức gợi cảm –> vẻ đẹp chung thuỷ, chịu khó, cần mẫn, khéo léo, tài hoa của những con người Việt Bắc .
- Nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc:
-+ Âm thanh của cuộc sống: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối...
+ Những ngày tháng công tác: chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng,ngày tháng cơ quan...
=>Cuộc sống giản dị, thiếu thốn nhưng thấm đượm nghĩa tình cách mạng, tràn đầy tinh thần lạc quan vào tương lai tuơi sáng cuả CM.
* Nhớ về cuộc kháng chiến của dân tộc ( câu 53- câu 90)
- Việt Bắc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến (Câu 53- câu 62).
- Cuộc hành quân (8 câu thơ đầu).
 + Hình ảnh: đoàn quân, đoàn dân công đoàn xe ...→ hình ảnh kì vĩ, lớn lao.
+ Từ láy: điệp điệp, trùng trùng,thăm thẳm, rầm rập.
+ Biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, nhịp thơ...
=> Cuộc hành quân thần tốc,vũ bão với nhiều lực lượng tham gia, tầm vóc sánh ngang cùng vũ trụ.
- Niềm vui chiến thắng:tin vui chiến thắng liên tiếp báo về tràn ngập khắp mọi nơi.
 Nhận xét: Bức tranh sử thi hoành tráng ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng.
*) Câu 75-hết:
- Công tác kháng chiến: điều quân, giữ đê, phòng hạn...
- Hình ảnh: Bác Hồ, lá cờ đỏ sao vàng, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
Ä Việt Bắc trở thành biểu tượng của niềm tin CM, tượng trưng cho sức mạnh kháng chiến, sức mạnh của toàn dân tộc.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.
- Bài thơ là đỉnh cao của thơ ca kháng Pháp, của thơ ca cách mạng Việt Nam.
2. Bài học rút ra: 
- Bài học về tinh thần yêu nước.
- Bài học về trách nhiệm với quê hương đất nước.
- Bài học về ý thức tìm hiểu, giữ gìn lịch sử.
- Bài học sống có lí tưởng, có khát vọng.
- Bài học về bảo vệ danh lam thắng cảnh.
- Bài học đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
Tiết 4 – tự chọn :
 Từ kiến thức tổng hợp cung cấp cho học sinh trong tiết 1+2 +3 GV định hướng cho HS tự tổ chức buổi học thực tế (qua máy chiếu) tìm hiểu về khu di tích lich sử ATK- Tân Trào.
 Hoạt động 1: Nhóm 1: Giới thiệu chung về An toàn khu (ATK)
Đại diện nhóm 1 trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
Lược đồ minh họa về các địa danh ATK
- Theo Từ điển Bách khoa Quân sự, “ATK là khu vực rộng lớn trong khu vực căn cứ địa cách mạng, có các điều kiện thuận lợi về địa hình, địa thế, dân cư, chính sách, quân sự được tổ chức bố phòng tốt, bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối cho các cơ quan lãnh đạo cách mạng (kháng chiến) đóng tại đó.
- Ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, tại căn cứ địa Việt Bắc có ATK Trung ương (TW) ở địa bàn Định Hoá, Chợ Đồn, Đại Từ, Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan  Ban Chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ở và làm việc tại ATK cho đến ngày kháng chiến thắng lợi.
 Hoạt động 2: Nhóm 2: Tuyên Quang thủ đô kháng chiến
- Đại diện nhóm 2 trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
- Trong hệ thống các căn cứ địa, ATK của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ATK TW ở Việt Bắc giữ một vị trí hết sức quan trọng. Trong tổng số 5 huyện được chọn làm ATK thì ATK ở Tuyên Quang chiếm tới ba; quan trọng hơn đây là nơi ở và làm việc trong phần lớn thời gian kháng chiến chống Pháp của TW Đảng, Bác và Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến giành những thắng lợi to lớn, quyết định.
- Xây dựng và đảm bảo an toàn cho ATK là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tỉnh Tuyên Quang mà trực tiếp là ba huyện ATK Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn đã làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: xây dựng và bảo vệ thành công ATK; bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, TW Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và cán bộ các ban ngành đóng tại địa bàn; góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
=> ATK ở Tuyên Quang có vai trò lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Nó là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Bằng những hy sinh lớn lao, sự vững vàng của thế trận lòng dân, quyện chặt trong thế hình sông núi, suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, Tuyên Quang đã luôn cố gắng xứng đáng với tên gọi ATK thần thánh- nơi đặt đầu não kháng chiến ta, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Bác.
- Đoạn video tiêu biểu để giới thiệu về thủ đô kháng chiến Tuyên Quang (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
 Hoạt động 3: Nhóm 3: Bác Hồ và chiến khu Việt Bắc. Đại diện nhóm 3 trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
- Việt Bắc là mảnh đất đầu tiên Bác Hồ đặt chân sau khi trải qua 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Hồ Chủ tịch đã ở đây cùng Trung ương trải qua những năm tháng gian khổ, lãnh đạo toàn dân đi đến Cách mạng Tháng Tám thành công.
- Trong suốt thời gian sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Bác luôn gần gũi với người dân ở đây. Một vị lãnh tụ hết lòng vì nhân dân, sống cả đời vì mong muốn độc lập tự do. Những hình ảnh ghi lại cuộc sống của Bác tại Chiến khu Việt Bắc đã khắc sâu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
 => Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người vĩ đại nhưng rất mực giản dị, gần gụi. Đối với đồng bào các dân tộc, hình ảnh “Ông Ké” trở nên vô cùng quen thuộc và ấm áp!
- Kể chuyện về Bác Hồ, bài học rút ra từ câu chuyện:
Câu chuyện: “BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ Ở VIỆT BẮC”
Hơn một năm xa Tổ Quốc, trải qua ngót 30 chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ trở về Pác Bó năm 1944. Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp.
Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước. Bác tự tay cởi quần áo tắm cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. 
Trong số bọn trẻ được tắm cho hôm đó, có cháu bị chốc đầu, tóc  dính bết . Tắm gội xong Bác còn làm thuốc rịt cho các cháu, thuốc xót, thấy cháu kêu khóc, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào: “Không sao chỉ một lát là hết xót nhanh thôi cháu ạ!”
    	 Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đang đứng quanh đó: “Các cô , các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi”. 
        Chúng tôi im lặng cảm động. Trông thấy các cháu mặt quần áo bẩn và rách Bác không vui, Bác bảo: “Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặt, chổ nào rách thì khâu lại”.
        Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói: “Ông già này là con người quí giá lắm đấy”. Rồi bà cố bảo tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. 
Bác tỏ vẻ không bằng lòng: “Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?”. Và Bác đứng dậy bưng bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói: “Đây mới là người cần đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày độc lập, vui hưởng thái bình”.
       Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học: là học sinh của trường, thành viên của lớp, mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời phải cùng nhau đoàn kết xây dựng nên ngôi trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu ngày càng Thân thiện – Chất lượng – Hiệu quả, là địa chỉ đỏ trong lòng người dân Thành phố.
 Hoạt động 4: Nhóm 4: Sáng tác nghệ thuật về đất và người Việt Bắc. Đại diện nhóm 4 trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
- HS ngâm thơ:
"Cảnh rừng Việt Bắc" của Bác Hồ
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạt cũ với xuân này
1947
- Đại diện HS hát những bài hát về Tây Bắc, ngâm những đoạn thơ tiêu biểu trong bài Việt Bắc.
- Học sinh chiếu những bài hát, khúc ngâm đặc sắc...
- Tranh, ảnh
* Sau khi đại diện 4 nhóm trình bầy, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
*GV chốt kiến thức: Qua 4 tiết học các en có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tác phẩm Việt Bắc, mảnh đất và con người Việt Bắc. Trong tương lai với kiến thức được trang bị, cô tin các em sẽ có dịp thăm lại chiến khu xưa để có thêm những trải nghiệm cụ thể, sâu sắc và ý nghĩa hơn nữa.
d. Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
Kết quả kiểm tra  cụ thể : Số lượng học sinh : 29/ lớp
 Kiểm tra: Sau khi dạy xong bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá bằng hình thức kiếm tra trắc nghiệm và tự luận trong thời gian 15 phút. Đề kiểm tra theo hướng tích hợp, yêu cầu sự ghi nhớ và sự sáng tạo của học sinh.
Đề bài:
Câu 1: Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc kéo dài trong bao nhiêu năm:
A. 10 B. 9 C. 15 D.11
Câu 2: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ thực dân Pháp buộc phải làm gì với nước ta?
A. Đầu hàng
B. Trở về nước
C. Ký hiệp định Gionevo công nhận nền hòa bình độc lập của ta
D. Cung cấp lương thực và vũ khí
Câu 3: ATK được TƯ Đảng và chính phủ chọn đóng trên địa bàn mấy Tỉnh:
A. 5 B. 6 C. 9 D. 3 .
Câu 4: Từ hiểu biết về Chiến khu Việt Bắc và bài thơ Việt Bắc, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) thể hiện suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương.
Đáp án
Câu 1: B ;Câu 2: C ;Câu 3: B; Câu 4:
- Yêu cầu viết thành đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức.
- Nội dung gợi ý:
+ Tinh thần, trách nhiệm với quê hương là một truyền thống của người Việt Nam, của người Ninh Bình.
+ Thế hệ trẻ cần biết phát huy bằng những việc làm thiết thực.
+ Phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm, xâm phạm đến lợi ích của dân tộc, của quê hương.
+ Liên hệ bản thân 	
Bảng 1: Lớp 12 B không dạy học tích hợp – Năm học 2015 - 2016
≥ 8,0
≥ 6,5 và < 8,0
≥ 5,0 và < 6,5
< 5,0
Số lượng
5
10
10
4
Tỉ lệ %
17.2
34,5
34.5
13.8
Bảng 2: Khi lớp 12 C dạy học tích hợp – năm học 2016 - 2017
≥ 8,0
≥ 6,5 và < 8,0
≥ 5,0 và < 6,5
< 5,0
Số lượng
10
10
08
1
Tỉ lệ %
34,5
34,5
23,2
7.8
Bảng 2: Kết quả thu được sau khi vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn (Thống kê theo kết quả chưa đạt mục tiêu bài dạy và đạt mục tiêu bài dạy):
CHƯA TÍCH HỢP
TÍCH HỢP
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
13.8%
86,2%
7.8%
92.2%
2. Tư liệu sử dụng trong bài
 a. Dùng sơ đồ - bảng biểu ( Một số sơ đồ - bảng biểu sử dụng trong bài)
Sơ đồ 1: Nhớ về thiên nhiên,con người Việt Bắc Nhớ về thiên nhiên 
-Trăng lên... lưng nương
-rừng nứa, bờ tre
- Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
-rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- mơ nở trắng rừng 
-ve kêu rừng phách đổ vàng 
-rừng thu trăng rọi hoà bình
Núi rừng rực rỡ sắc màu,rộn rã âm thanh 
Một bức tranh tứ bình kiểu mĩ học cổ
 điển rất cân xứng, hài hòa.
Vẻ đẹp đơn sơ, dung dị, đậm sắc 
thái miền núi nhưng gợi cảm, 
thi vị
 Liệt kê cá địa danh, cảnh vật; 
 hình ảnh gợi cảm
Phối màu hài hoà, liên tưởng
độc đáo
Nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc với những nét đặc trưng: thơ mộng, tươi tắn, yên bình
Nhớ về con người Việt Bắc
Người mẹ nắng 
cháy lưng
 Nắng ánh dao 
gài thắt lưng
Cô em gái
 hái măng
Tiếng hát ân tình
thuỷ chung 
Vẻ đẹp chung thuỷ, chịu khó, cần mẫn,
 khéo léo, tài hoa. 
Người
 đan nón 
Từ ngữ chính xác, hình ảnh giàu sức gợi cảm
 Sơ đồ 2: Nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc
 Nhớ cuộc sống ở Việt Bắc 
Âm thanh cuộc sống : tiếng mõ 
rừng chiều, tiếng chày đêm nện 
cối, tiếng suối xa 
Những ngày công tác: chia củ 
sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp
 cùng, lớp học i tờ, giờ liên hoan, 
ngày tháng cơ quan
điệp từ nhớ sao, nhớ từng, tiểu đối 
Cuộc sống giản dị, thiếu thốn nhưng thấm
đượm nghĩa tình cách mạng, tràn đầy tinh
thần lạc quan vào tương lai tươi sáng cuả cách mạng.
3. Dùng tranh ảnh minh họa ( Tranh ảnh về Cảnh núi rừng Việt Bắc, về con người Việt Bắc, Về người lính trong kháng chiến chống Pháp)
* Thiên nhiên Việt Bắc và bức tranh tứ bình trong bài thơ
Rừng xanh hoa chuổi đỏ tươi
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
* Con Người Việt Bắc
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Bác Hồ và người dân Việt Bắc
Tiếng hát ân tình thủy chung
Người dân Việt Bắc khi lên nương
 * Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp
Bác Hồ trên đường đi công tác
4. Sản phẩm của học sinh:
4.1. Hình ảnh minh chứng cho hoạt động của học sinh:
a. Hình ảnh thảo luận nhóm, thống nhất nội dung công việc, giao nhiệm vụ của học sinh trong tiết 1
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
b. Hình ảnh: Hoạt động báo cáo sản phẩm của học sinh sau khi đã làm việc nhóm Tiết 2+3+4:
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
NHÓM 4
c. Hình ảnh: phản biện gữa các nhóm:
NHÓM 2 PHẢN BIỆN NHÓM 1
NHÓM 3 PHẢN BIỆN NHÓM 2
NHÓM 4 PHẢN BIỆN NHÓM 3
NHÓM 1 PHẢN BIỆN NHÓM 4
4.2. Sản phẩm làm việc của từng nhóm : Các bản trình chiếu trên Powerpoint có gắn các đoạn video có liên quan (trong mục sản phẩm của học sinh – Đĩa CD).

File đính kèm:

  • doc6. NBBL vận dụng kiến thức liên môn, phương pháp làm việc theo dự án trong việc đọc hiểu đoạn trích.doc
Sáng Kiến Liên Quan