Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Tại Điều 28 của luật giáo dục đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Với phương hướng đổi mới phương pháp trên, trong dạy học nói chung và dạy địa lý nói riêng, giáo viên không chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức mà phải rèn luyện được kĩ năng và các năng lực hoạt động cho học sinh, đặc biệt kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Địa lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm. Việc học bộ môn Địa lí 10 của học sinh vẫn còn nặng về lí thuyết, khả năng vận dụng vào thực tế của các em còn rất hạn chế. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp đó là vận dụng kiến thức địa lí địa phương để dạy học.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 07/12/2023 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại gió nào hoạt động?
 - Khi dạy nội dung gió mùa, giáo viên đặt câu hỏi “Tại sao về mùa hè Hà Tĩnh thường có thời tiết khô nóng và oi bức?” sau đó hỏi: “Tại sao cùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh nhưng vùng biển Lộc Hà luôn có mưa nhiều hơn vùng Hương Khê, Hương Sơn?”. Học sinh dựa vào kiến thức về gió mùa trả lời, đặc biệt là việc xác định hướng gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông để giải thích câu hỏi liên hệ thực tế của giáo viên.
 - Khi dạy phần gió địa phương, GV có thể nêu vấn đề: “Em hãy cho biết các ngư dân ven biển Lộc Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân đã lợi dụng gió để ra khơi đánh bắt hải sản như thế nào?” HS dựa vào kiến thức được học và thực tế để trả lời.
	Ví dụ 3. Bài 15: “Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất”
Khi học xong mục II (Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông), Giáo viên nêu câu hỏi: “Kể tên các con sông ở Hà Tĩnh mà em biết? Hãy cho biết chế độ nước sông của Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào? Vì sao?”
HS trả lời và GV bổ sung thêm: Một số sông ở Hà Tĩnh: sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Rào Cái, sông Rào Trổ chế độ nước sông chịu tác động trực tiếp của chế độ mưa. Vị trí Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung Bộ, mùa mưa diễn ra chủ yếu vào mùa thu đông nên sông thường đầy nước, gây lũ lụt. 
2.4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, video...để dạy học. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ. Có hai cách sử dụng phương tiện trực quan để liên hệ và lồng ghép kiến thức địa lí địa phương:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về địa lí địa phương từ phương tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
 - Giáo viên dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiện tượng, một vấn đề thực tế xảy ra ở địa phương	
 Ví dụ 1. Bài 24: “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư. Đô thị hóa”
	Khi dạy mục I (Phân bố dân cư), giáo viên có thể sử dụng bản đồ phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh (2018) và yêu cầu HS khai thác kiến thức thông qua các câu hỏi như:
	- Dân cư Hà Tĩnh phân bố như thế nào?
	- Để đánh giá sự phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí nào? Tiêu chí đó có ý nghĩa tuyệt đối hay tương đối, vì sao? Nêu dẫn chứng cụ thể theo bản đồ.
	- Tại sao sự phân bố dân cư ở Hà Tĩnh có đặc điểm như vậy?
	Học sinh quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Dân số Hà Tĩnh hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Hà Tĩnh (chiếm khoảng 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối thấp là Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê
Ví dụ 2. Bài 28: “Địa lí ngành trồng trọt”
Khi dạy bài này ở phần khởi động, giáo viên sử dụng một số mẫu vật là các loại nông sản của Hà Tĩnh như: gạo, ngô, khoai lang, mía, lạc, đậu, sắn, ổi, cam, bưởi... Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh:
	- Sắp xếp các loại nông sản theo nhóm cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp.
	- Cho biết vì sao Hà Tĩnh có thể trồng được những loại cây trồng đó?
	- Giá trị kinh tế của từng nhóm sản phẩm là gì?
Học sinh sắp xếp các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Các em trả lời câu hỏi và bước đầu hình dung được mỗi loại cây trồng đều có vai trò, đặc điểm sinh thái và sự phân bố khác nhau.
Hình ảnh về việc sử dụng mẫu vật tại lớp học
Ví dụ 3. Bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận tải”	
Khi dạy bài này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh minh họa về các loại hình giao thông vận tải ở Hà Tĩnh như: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Cảng nước sâu Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Qua đó học sinh thấy được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển giao thông vận tải đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh đối với ngành giao thông vận tải Hà Tĩnh.
2.4.3. Phương pháp điều tra, sưu tầm
Phương pháp điều tra, sưu tầm là phương pháp phổ biến ở các lớp bậc THPT, đặc biệt là đối với môn Địa lí, GV có thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn tài liệu là một đoạn văn, một bài viết, bài báo về Hà Tĩnh giúp học sinh tìm hiểu, phân tích được những khía cạnh khác nhau về đặc điểm của địa phương có liên quan đến nội dung bài học. 
Ví dụ 1. Bài 23: “Cơ cấu dân số”, khi dạy mục II.1 (Cơ cấu dân số theo lao động), giáo viên có thể trích dẫn tài liệu về nguồn lao động của Hà Tĩnh: 
 “Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra, vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019, tổng dân số Hà Tĩnh là 1.288.866 người, chiếm hơn 1,3% dân số cả nước, tăng 61.828 người so với năm 2009. Số người sống tại khu vực thành thị là 251.968 người, chiếm 19,55% và ở khu vực nông thôn là 1.036898 người, chiếm 80,45%. Dân số nam là 640.709 người, chiếm 49,71% và dân số nữ là 648.157 người, chiếm 50,29% tổng dân số. Tỷ số giới tính 98,9 nam/100 nữ.
 Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên ở Hà Tĩnh được cải thiện đáng kể, đạt 98,5%, không có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ trong 10 năm qua cũng được thu hẹp. Tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ chỉ chiếm 1,9%. Diện tích bình quân đầu người ở Hà Tĩnh là 26,6 m2/người, cao hơn diện tích ở bình quân đầu người toàn quốc” (trích baohatinh.vn)
Qua đoạn tài liệu học sinh thấy được những hạn chế của nguồn lao động Hà Tĩnh hiện nay. Từ đó nhận thức được trách nhiệm của bản thân các em - những người lao động trẻ tương lai đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Ví dụ 2. Bài 24: “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư. Đô thị hóa”
Khi dạy mục III (Đô thị hóa), giáo viên có thể trích dẫn đoạn tài liệu để học sinh nắm được sự phân bố, số lượng, các loại đô thị ở Hà Tĩnh và sự phát triển đô thị trong tương lai của tỉnh nhà.
“Đến ngày 1 tháng 8 năm 2018, Hà Tĩnh có ba loại đô thị: loại II, loại IV và loại V với 15 đô thị, trong đó gồm: 1 đô thị loại II (Ngày 13/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 175/QĐ-TTg công nhận TP Hà Tĩnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh), 2 đô thị loại IV (Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh) và 12 đô thị loại V.” (trích baohatinh.vn)
2.4.4. Phương pháp cho bài tập vận dụng và nghiên cứu
Đối với một số bài học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm các bài tập vận dụng và nghiên cứu ở trên lớp hoặc chuẩn bị ở nhà như tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, quá trình phát triển kinh tế, dân cư – xã hội, vấn đề môi trườngcủa địa phương mình. 
Muốn thực hiện tốt một bài tập nghiên cứu, giáo viên cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Bài tập đưa ra phải rõ ràng, không đánh đố học sinh.
+ Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu.
+ Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phải dựa trên những nguyên tắc và nguyên lí chung, rút ra được những giải pháp, kết luận.
Để tiến hành nghiên cứu, HS phải quan sát tình hình thực tế ở địa phương, thu thập các tài liệunhờ đó rèn luyện được một số kĩ năng địa lí cơ bản, phát triển được năng lực tư duy, năng lực thực hành và đặc biệt giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm của địa phương làm cơ sở để sau này các em trở thành những người lao động có ích cho quê hương.
Ví dụ 1. Bài 20:“Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí”. 
Để học sinh hiểu được nội dung quy luật, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu trước khi học bài mới:
	- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em tìm hiểu hậu quả của việc khai thác rừng quá mức ở tỉnh Hà Tĩnh, kèm theo một số câu hỏi gợi mở như sau:
+ Ở Hà Tĩnh, phần lớn diện tích rừng tập trung ở những huyện nào?
+ Nguyên nhân diện tích rừng của Hà Tĩnh bị suy giảm?
+ Khi diện tích rừng suy giảm sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến các thành phần tự nhiên khác và đời sống con người? Liên hệ thực tế.
+ Theo em, cần có giải pháp gì để bảo vệ rừng ở địa phương?
	- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và vẽ sơ đồ.
	- Bài làm của các nhóm phải dựa vào các câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp và giúp các em nhận thức được “trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiểu thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ”. 
Ví dụ 2. Bài 33: “Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp”
Để dạy mục II (Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp), giáo viên yêu cầu HS chia nhóm tìm hiểu và sưu tầm hình ảnh về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ở Hà Tĩnh trước khi đến lớp.
Đối với bài tập này, giáo viên có thể gợi ý cho HS tìm hiểu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Hà Tĩnh:
	- Điểm công nghiệp: nhà máy chế biến nước mắm ở Nghi Xuân, Lộc Hà, Kỳ Anh, nhà máy sản xuất gỗ Vũ Quang, khai thác mỏ sắt Thạch Khê...
	- Khu công nghiệp tập trung: Vũng Áng, Hạ Vàng, Gia Lách...
	Ví dụ 3. Bài 42: “Môi trường và sự phát triển bền vững”
Để HS hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường, giáo viên có thể giao bài tập vận dụng cho các em:“Tìm hiểu thực tế và viết báo cáo ngắn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn huyện Thạch Hà”. Trong báo cáo phải thể hiện được:
	- Địa điểm quan sát nguồn nước: HS có thể chọn một trong các địa điểm sau:
	+ Xung quanh các khu chợ (chợ Cày, chợ Già, chợ Mương ...).
	+ Khu vực xung quanh sông Cày, Sông Già.....
	+ Khu vực nuôi trồng thủy sản ở Thạch Long, Thạch Sơn...
 + Khu vực gần nơi chăn nuôi (trang trại ở Thạch Ngọc, Ngọc Sơn...)...
	- Nguồn nước tại các địa điểm quan sát ô nhiễm như thế nào?
	- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở các địa điểm quan sát trên địa bàn huyện Thạch Hà gì?
	- Giải pháp bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ở địa phương. 
Giáo viên tổng hợp và đánh giá bài làm của các nhóm HS.
Một số bài báo cáo tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương của HS
2.4.5. Sử dụng trò chơi trong dạy học
“Học mà chơi - chơi mà học”, Trò chơi dạy học là một loại hoạt động giáo dục do giáo viên tiến hành để dạy học. Trong quá trình dạy học, sử dụng trò chơi kết hợp với kiến thức địa lí địa phương sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ, lý thú, giúp học sinh học và rèn luyện những kỹ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội, kỹ năng cộng tácTrong chương trình Địa lí 10, tôi áp dụng một số trò chơi như:
- Trò chơi tiếp sức: 
 	Ví dụ 1. Chương VII - Địa lí Nông nghiệp: GV thiết kế trò chơi “Nhận dạng sản phẩm nông nghiệp ở Hà Tĩnh”, chia đội chơi theo huyện (3 đội: Thạch Hà, Hương Khê, Lộc Hà) lần lượt các HS lên bảng viết, đội nào viết đúng và nhanh sản phẩm huyện mình được phân công thì đội đó giành chiến thắng. Trò chơi giúp HS phân biệt các sản phẩm nông nghiệp và lí giải được vì sao các vùng lại có sản phẩm nông nghiệp khác nhau như vậy.
- Trò chơi đóng vai: Các trò chơi phân vai theo các chủ đề, đóng kịch, trò chơi tập thể, trò chơi phóng tác những nghề nghiệpcó liên hệ kiến thức địa lí Hà Tĩnh. 
Ví dụ 2. Chương X- Môi trường và sự phát triển bền vững, sau khi học xong, GV tổ chức cho HS:
+ đóng vai là người lãnh đạo địa phương em đề xuất giải pháp nào để bảo vệ môi trường địa phương.
+ đóng vở kịch: Một nhóm bạn trên đường đi học về gặp 1 người dân ý thức kém đem rác ra đổ xuống sông. Xử lí tình huống của nhóm bạn sẽ như thế nào?
+ đóng vai là một phóng viên truyền hình: trình bày về tình hình môi trường ở địa phương em và phỏng vấn một số người dân xã mình 
HS hứng thú với trò chơi “Khi tôi là phóng viên” ở lớp 10A4
2.4.6. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 Đây là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức như hoạt động câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, sân khấu hóa 
-Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS. Mục đích là để học sinh được tìm hiểu, tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng ở ngoài thực tế. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại xung quanh Hà Tĩnh có thể được tổ chức là:
Ví dụ 1. Chương VII - Địa lí nông nghiệp: 
Tham quan một số trang trại chăn nuôi hoặc trồng chè ở Thạch Ngọc, Hương Khê, trang trại Hoa Hồng 
Ví dụ 2. Chương VIII - Địa lí công nghiệp: 
Tham quan các công trình nhà máy, xí nghiệp: Khu công nghiệp Vũng Áng, khu vực khai thác mỏ sắt Thạch Khê
Ví dụ 3. Chương IX - Địa lí dịch vụ: 
Tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh: Ngã Ba Đồng Lộc, Khu di tích (Trần Phú, Nguyễn Du), Hồ Kẻ Gỗ, bãi biển Thạch Bằng, Thạch Hải, Thiên CầmTham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề: nghề làm nón Thạch Việt, nghề đan lát Thạch Long, nghề chế biến nước mắm ở Thạch Hải, làng mộc Thái Yên, làng rèn Trung Lương
Ví dụ 4. Chương X - Môi trường và sự phát triển bền vững: 
Tham quan và dọn vệ sinh xung quanh môi trường biển (Thạch Bằng, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Anh), sông (Cày, Hộ Độ, Nghèn). hoặc xung quanh khu vực mà bản thân HS đang học tập và sinh sống.
Hoạt động trải nghiệm của HS tại khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh)
HS dọn vệ sinh môi trường xung quanh trường học
- Xây dựng các chuyên đề dạy học dưới hình thức sân khấu hóa, áp dụng cho đối tượng toàn khối 10, thể hiện được nội dung kiến thức bài học và có liên hệ thực tế vấn đề tại địa phương. Trong chuyên đề, GV tổ chức cho HS thi thiết kế video, trò chơi, diễn thời tranggây hứng thú đối với HS.
Hình ảnh thực hiện chuyên đề “Chung tay bảo vệ môi trường” tại trường THPT
2.5. Kết quả thực hiện 
Trong năm học 2018 – 2019, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm vận dụng kiến thức địa lí địa phương ở lớp 10A4, lớp đối chứng là 10A5. Kết quả thực nhiệm được thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra 1 tiết học kì II môn Địa lí năm học 2018 - 2019:
Lớp
Tổng số lớp
Kết quả kiểm tra
Yếu – Kém
( 1- 4 điểm)
Trung bình
( 5 – 6 điểm)
Khá
( 7- 8 điểm)
Giỏi
( 9- 10 điểm)
Số bài
Tỉ lệ
%
Số bài
Tỉ lệ
%
Số bài
Tỉ lệ
%
Số bài
Tỉ lệ
%
TN:10A4
40
1
2,5
10
25,0
18
45,0
11
27,5
ĐC:10A5
40
3
7,5
18
45,0
14
35,0
5
12,5
Bảng phân phối tổng hợp điểm kiểm tra ở lớp ĐC và TN
 Biểu đồ tổng hợp so sánh kết quả TN và ĐC 
* Nhận xét kết quả thực nghiệm: Căn cứ kết quả sau thực nghiệm của hai lớp 10A4 và 10A5, có thể rút ra nhận xét: 
	- Kết quả đánh giá bài kiểm tra ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể: tỉ lệ khá giỏi ở các lớp TN là 29 bài (chiếm 72,5%) trong khi đó các lớp ĐC là 19 bài (chiếm 47,5%). Ngược lại, tỉ lệ học sinh yếu kém ở các lớp TN ít hơn so với các lớp ĐC. Cụ thể: Nhóm ĐC có số bài đạt điểm TB trở xuống là 21 bài (chiếm 52,5%), trong khi đó nhóm TN số bài đạt điểm TB trở xuống là 11 bài (chiếm 27,5%).
	- Điểm trung bình chung giữa lớp TN và ĐC cũng có sự chênh lệch. Lớp TN có điểm trung bình chung cao hơn lớp ĐC. Qua đó chúng ta thấy các lớp tham gia TN có kết quả tốt hơn lớp ĐC. Điều này chứng tỏ việc dạy học TN bước đầu thu được kết quả nhất định trong việc vận dụng liên hệ thực tế địa lý địa phương trong giảng dạy.
Qua kết quả trên có thể khẳng định việc dạy học vận dụng địa lí địa phương giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú với những vấn đề liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày. Phần lớn các em có khả năng trả lời được câu hỏi của bài học sau khi giáo viên đã vận dụng Địa lí địa phương. Như vậy HS có thể nắm kiến thức bài học lâu hơn và đặc biệt là có khả năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tế dễ dàng hơn. 
PHẦN KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa của đề tài 
 	Qua việc áp dụng linh hoạt các phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào một số bài học thuộc chương trình Địa lí lớp 10, bản thân tôi nhận thấy học sinh có những chuyển biến tích cực, tư duy sáng tạo, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. 
- Việc được tiếp cận, tìm hiểu, trải nghiệm những thông tin về địa lí địa phương đã tạo hứng thú cho học sinh từ đó có động cơ học tập đúng đắn, tích cực tiếp nhận kiến thức mới, có thể vận dụng điều đã học vào lao động sản xuất, thực tiễn sau này.
	- Học sinh rèn luyện một số kĩ năng học tập qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức. Khi nghiên cứu, thảo luận, báo cáo, tranh luận tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong học tập.               
 - Có khả năng nhận biết, giải thích một số hiện tượng địa lí nơi mình sinh sống.
  - Biết được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội, đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh của địa phương, từ đó định hướng nghề nghiệp sau này cho bản thân.            
- Yêu quê hương đất nước, yêu địa phương mình nhiều hơn, Có niềm tin vào sự phát triển ở địa phương, nâng cao ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương.
2. Một số kiến nghị 
2.1. Đối với nhà trường: 
- Nhà trường cần đầu tư mua sắm thêm các tài liệu, tranh ảnh, bản đồ liên quan đến địa lí địa phương để việc vận dụng và giảng dạy địa lí địa phương được thuận lợi hơn.
2.2. Đối với tổ chuyên môn: 
- Sau mỗi tiết dự giờ giáo viên trong tổ nên có thêm ý kiến góp ý cho phần vận dụng địa lí địa phương trong bài dạy để bài dạy được hoàn chỉnh hơn và nhân rộng cho nhiều bài dạy môn địa lí trong nhà trường ở các khối lớp.
2.3. Đối với bản thân mỗi giáo viên: 
- Giáo viên cần nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức thực tế địa lí địa phương trong dạy học.
2.4. Đối với học sinh: 
- Học sinh phải luôn tìm tòi, quan sát các vấn đề xung quanh địa phương mình để trả lời các câu hỏi có liên quan trong các tiết học. Đồng thời phải có ý thức tự giác, tích cực, chủ động xây dựng và phát triển địa phương mình.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi qua quá trình dạy học môn Địa lí lớp 10. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của Sở GD và ĐT để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD – ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn địa lí lớp 10, NXB GD Việt Nam.
2. Bùi Thiết (2000), Từ điển Hà Tĩnh, Sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm.
4. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong giảng dạy địa lý ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở THPT, NXB giáo dục.
6. Hoàng Lê Tạc, Đặng Quang Quỳnh, Nguyễn Ngọc Minh (1999), Tài liệu giúp dạy tốt môn địa lý, Trung tâm thông tin Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
7. Lê Thông (2003), Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB GD Hà Nội.
8. Tham khảo một số sáng kiến đồng nghiệp.
9. Một số tạp chí, trang web: baohatinh.vn, hatinh.gov.vn, dulichhatinh.com.vn.....
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HS
Để thực hiện đề tài nghiên cứu về việc vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào dạy học Địa lí 10, kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy (cô). Thầy (cô) trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu (X) vào các ô phù hợp.
Họ và tên:.
 Đơn vị công tác:
Câu 1: Theo thầy (cô) việc vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 như thế nào?
£ rất cần thiết £ cần thiết £ không cần thiết
Câu 2: Thầy (cô) thường vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm mục đích gì?
£ bổ sung kiến thức địa lí địa phương cho HS
£ giải thích, minh họa cho bài dạy
£ tạo hứng thú học tập cho HS
£ giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 3: Thầy (cô) vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào các bài học Địa lí 10 ở mức độ nào? 
£ thường xuyên £ thỉnh thoảng £ không bao giờ
Câu 4: Thầy (cô) thường sử dụng nguồn tài liệu nào để thu thập kiến thức địa lí địa phương vận dụng dạy học Địa lí 10?
£ sách và các tài liệu ĐLĐP £ phát thanh, truyền hình, báo chí
£ internet £ kiến thức thực tế của bản thân
Câu 5: Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học Địa lí 10 nào để vận dụng kiến thức địa lý địa phương tạo hứng thú học tập cho HS?
£ nhóm các phương pháp truyền thống
£ nhóm các phương pháp dạy học tích cực 
HẾT..

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_dia_li_dia_phuong_t.docx
Sáng Kiến Liên Quan