Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử Lớp 8
Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN.
Năm học 2022-2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn những năm qua. Tôi được tham dự các lớp tập huấn “Phương pháp dạy học mới” do Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã trực tiếp giảng dạy các khối lớp 6 đến lớp 9 nên có thuận lợi hơn khi áp dụng đề tài hướng dẫn học sinh bậc THCS thực hiện ghi bài theo sơ đồ tư duy.
Đa số học sinh đều chú ý nghe giảng, tích cực thảo luận nhóm tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài, cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài và đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
2.2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN.
Trong quá trình dạy học vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe”, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn.
Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học.
Một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử .còn yếu.
MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 Danh mục các chữ viết tắt 2 3 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 - 4 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. 5 2.2. Thực trạng của vấn đề. 2.2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài 2.2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài . 5 - 6 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giảo quyết vấn đề. 6 2.3.1. Lý luận chung: 4 2.3.2. Các biện pháp. 7 2.3.2.1. Phương pháp sử dụng SĐTD để tóm tắt sự kiện lịch sử: 7 - 8 2.3.2.2. Phương pháp sử dụng SĐTD để củng cố kiến thức: 9 - 10 2.3.2.3. Phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy để trình bày diễn 11 biến, kết quả một cuộc khởi nghĩa: 2.3.2.4. Phương pháp sử dụng SĐTD để trình bày nội dung từng 12 - 13 phần: 2.4. Hiệu quả. 13 - 14 3. KẾT LUẬN. 14 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 5 3.2. Bài học kinh nghiệm 15 3.3. Ý kiến đề xuất. 15 - 16 6 Tài liệu tham khảo: 17 7 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 18 dạy mang lại hiệu quả cao giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn học Lịch sử hơn so với một tiết dạy bằng giáo án điện tử thông thường. Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn Lịch sử là vấn đề bức xúc của xã hội. Việc dạy và học bộ môn Lịch sử chưa phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh, chất lượng bộ môn thường không đạt yêu cầu. Đối với học sinh trường THCS ................. chất lượng học tập các bộ môn văn hóa chưa cao, đặc biệt với môn Lịch sử, rất ít học sinh có hứng thú với bộ môn. Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm đối với môn Lịch sử lớp 8A để làm căn cứ đối chiếu kết quả trong quá trình thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả cụ thể như sau: Tổng số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp SL SL % SL % SL % SL % 8A 30 0 0 4 13.33 20 66.67 6 20 Căn cứ vào kết quả khảo sát và thực tế giảng dạy nhiều năm cùng với quá trình nghiên cứu các phương pháp giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy khó khăn nhất của môn Lịch sử là phát huy tính tích cực và lòng say mê của học sinh đối với lịch sử Dân tộc. Trong những lớp tôi đã dạy, học sinh chỉ trả lời được câu hỏi phát hiện, chủ yếu xem sách giáo khoa để trả lời, không trả lời được câu hỏi tái hiện và câu hỏi phát huy trí lực. Để học sinh tiếp thu tốt nội dung kiến thức bài học, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó việc sử dụng phương pháp dạy học thông qua Bản đồ tư duy là một phương pháp tôi thấy thích hợp và hiệu quả. Vì vậy, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử lớp 8”. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn. Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học. Một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ....còn yếu. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Lý luận chung: Qua nghiên cứu và thực nghiệm dạy học ở trường cho thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính giáo viên khi chứng kiến thành quả lao động của học trò. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Vì vậy việc trước tiên là chúng ta phải tìm cách tạo hứng thú và sau đó hướng dẫn học sinh theo các bước để vẽ. Đối với giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh nhiều cách vẽ BĐTD, biết cách sử dụng chữ viết, màu sắc và ký hiệu khi vẽ, từ đó các em có hứng thú khi vẽ một BĐTD. 2.3.2. Các biện pháp. Thực hiện dạy học bằng cách lập BĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau: 2.3.2.4. Phương pháp sử dụng BĐTD để trình bày nội dung từng phần: Ví dụ : Khi dạy Lịch sử 8 Tiết 48 : Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Câu hỏi: Thành phần xuất thân, cuộc sống, thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc? Vì sao họ lại có thái độ như vậy? Gv chia lớp thành 4 nhóm, học sinh vẽ sơ đồ tư duy. Tổng số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp SL SL % SL % SL % SL % 8A 30 3 10 9 30 16 53.33 2 6.67 Như vậy, qua kết quả kiểm tra có thể khẳng định rằng: Việc sử dụng BĐTD trong dạy học môn Lịch sử lớp 8 kết hợp với các phương pháp dạy học khác đã có một hiệu quả rõ rệt; chất lượng môn học lịch sử của học sinh lớp 8 trường THCS Chiềng Khoang đã nâng cao hơn. Đồng thời kết quả trên cũng chứng minh được tính đúng đắn - phù hợp - hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong dạy học môn Lịch sử lớp 8. Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy và học lịch sử là phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Khi thực hiện dạy và học theo Bản đồ tư duy chúng ta đạt được những kết quả sau: 1. Trình bày ý tưởng một cách rõ ràng 2. Tóm tắt thông tin của một bài học 3. Hệ thống kiến thức đã học 4. Tăng cường khả năng ghi nhớ 5. Suy nghĩ sáng tạo 6. Học tập thông qua biểu đồ 7. Đưa ra ý tưởng mới Nói chung, sử dụng dạy và học với BĐTD rất cần cho cả người dạy lẫn người học, giáo viên sẽ giảng bài hệ thống, học sinh tiếp thu kiến thức tích cực và hứng thú hơn. 3. KẾT LUẬN. 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương pháp đó việc sử dụng Bản đồ tư Nhà trường nên cho học sinh tham gia các hoạt động có sử dụng BĐTD, ví dụ trong sinh hoạt Đội TNTP, hội thi vẽ BĐTD toàn trường, toàn ngành... Đối với môn Lịch sử 8, nên đưa nội dung dạy học sinh cách lập BĐTD vào tiết làm bài tập lịch sử, chương trình lớp 8 có 2 tiết bài tập lịch sử. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, sự hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp. ............, ngày 15 tháng 12 năm 2022 NGƯỜI THỰC HIỆN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_m.docx