Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du"

Dạy văn là một công việc khó khăn, một thử thách lớn đối với người giáo viên. Làm thế nào để dạy một tiết văn hay, có sức lôi cuốn, đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo đúng phương pháp ? Điều đó đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải luôn luôn có sự tìm tìm tòi, khám phá , sáng tạo để có những hướng đi mới, những con đường mới trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh.

Với đề tài" Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du ", tôi hi vọng rằng nó sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc dạy một số đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều nói riêng cũng như công việc dạy môn Ngữ văn theo hướng đổi mới hiện nay.

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4296 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Du: bằng nét bút hiện thực khắc hoạ tính cách mật qua dáng vẻ, cử chỉ.
Chương III. Định hướng dạy học
1.Thiết kế bài giảng:
Văn bản: Mã Giám Sinh mua kiều
 (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức :
- Giúp học sinh đọc và cảm nhận được từ văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều :
+ Tư cách bỉ ổi kiểu con buôn của Mã Giám Sinh và thân phận tủi cực của Kiều
+ Thực trạng xã hội xấu xa và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du.
+ Bút pháp tả thực xen ước lệ; khắc hoạ tính cách qua miêu tả ngoại hình , lời nói , cử chỉ , thể thơ lục bát uyển chuyển trong kể truyện , miêu tả và biểu cảm .
- Kĩ năng :
Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát phân tích nhân vật qua hình dáng , ngôn ngữ , cử chỉ , hành động .
- Tư tưởng , thái độ : 
Có thái độ phê phán xã hội phong kiến xưa với thế lực đồng tiền , cảm thông với hoàn cảnh của nàng Kiều .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : tư liệu truyện Kiều , tranh minh hoạ đoạn trích .
- Trò : học thuộc đoạn thơ , soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK .
C. Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy học :
 Tiết 1:
* Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 
( truyện Kiều - Nguyễn Du ) . Phân tích tâm trạng nàng Kiều ở bbốn câu thơ cuối . 	Đáp án - yêu cầu :
Diễn tả tâm trạng của Kiều ở 8 câu thơ cuối , tác giả chọn cách biểu hiện " tả cảnh ngụ tình " . Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển , từ " cánh buồm thấp thoáng " , cánh " hoa trôi man mác " đến nội cỏ rầu rầu " , " tiếng sóng ầm ầm " đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn , thân phận nổi trôi vô định , nỗi buồn tha hương , lòng thương nhớ người yêu , cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ . Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều : từ xa đến gần , màu sắc từ nhạt đến đậm , âm thanh từ tĩnh đến động , nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu kinh sợ . Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận , sẽ nổi lên , xô đẩy , vùi dập cuộc đời Kiều . Điệp từ " buồn trông " mở đầu câu thơ 6 chữ , tạo âm hưởng trầm buồn . " Buồn trông " đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng .
* Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giới thiệu bài ( khởi động )
 Trong cuộc đời lưu lạc 15 năm , Thuý Kiều đã nhận được sự giúp đỡ của bao người tốt cũng như gặp phải sự hiếp đáp làm nhục của không ít kẻ xấu . Sống dưới xã hội phong kiến bất công , là một tuyệt thế giai nhân , có lúc Kiều đã trở thành một món hàng để bọn " con buôn "," ngã giá " .
Sao trời giở thói đa đoan
Giai nhân nỡ để lên bàn câu đo
Cũng giao giá cũng ỡm ờ
Có kè thêm bớt bày trò con buôn
Nghìn năm sau hẳn vẫn còn
Rùng mình ghê tởm chuyện buồn bán mua .
Đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều " là khúc dạo đầu của đoạn đời chìm nổi , bất hạnh của Thuý Kiều đồng thời cũng giới thiệu cho người đọc một chân dung nhân vật đặc sắc : Mã Giám Sinh .
* Các bước thực hiện :
?. Đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều " nằm ở đoạn nào của tác phẩm truyện Kiều
 HS dựa vào tóm tắt tác phẩm truyện Kiều trả lời
?. Qua sự chuẩn bị ở nhà , em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích 
 HS ( tóm tắt ) . Sau khi gia đình bị vu oan , Kiều quyết định bán mình cứu cha và em khỏi tai hoạ . Kẻ tìm đến mua Kiều là gã Mã Giám Sinh " bảnh bao " , " trạc ngoại tứ tuần". Kiều trở thành đối tượng để người mua xem xét , đắn đo , cân sấc , cân tài . Sau một hồi cò kè bớt một thêm hai , Mã Giám Sinh đã mua được Kiều với giá ngoài bốn trăm .
HS đọc chú giải nắm nghĩa của từ khó
Nhắc lại nghĩa của chú thích 1,2,3,8,11
 GV hướng dẫn đọc : cần phân biệt giọng người kể chuyện với lời nhân vật .
 - Nhân vật Mã Giám Sinh nói ở mỗi lần với một ngữ điệu khác nhau :
 + Khi đến nhà Kiều : ăn nói cộc lốc , váo vênh .
 + Trong cuộc mua bán : nói năng điệu đàng nhưng cũng lộ rõ sự vô học .
 - Lời mụ mối đưa đẩy chào hàng dẻo quẹo 
 - Lời người kể chuyện từ tốn , khách quan nhưng dụng ý châm biếm vẫn rõ .
 GV đọc mẫu :
 HS : 4 hs đọc một lần toàn đoạn trích 
 Nhận xét cách đọc .
?. Vì sao văn bản này được đặt tên là Mã Giám Sinh mua Kiều 
 HS phát biểu : vì văn bản này kể và tả việc mua Kiều của Mã Giám Sinh
?. Có thể đặt tên khác cho văn bản này được không ? Nếu có em sẽ đặt tên gì ? Vì sao ?
 HS tự bộc lộ ý kiến 
?. Nhân vật nào là trung tâm của cuộc mua bán này , nhân vật nào là nạn nhân của cuộc mua bán này ? Vì sao ?
 HS phát biểu
 - Mã Giám Sinh kẻ chủ động mang tiền đi mua người dưới danh nghĩa đi hỏi vợ xuất hiện từ đầu đến cuối văn bản là nhân vật trung tâm .
 - Thuý Kiều , người phải cam chịu nhục nhã , bán mình để lấy tiền chuộc cha là nạn nhân .
?. Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
 Họ sinh suy nghĩ trả lời: tự sự xen miêu tả, biểu cảm.
 Học sinh đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu.
? Mã Giám Sinh xuất hiện ở nhà Kiều với tư cách là một người như thế nào?
 Học sinh phát biểu, phát hiện.
GV: Mã Giám Sinh được giới thiệu là học trò trườnh Quốc Tử Giám ở kinh đô từ xa đến hỏi Kiều làm vợ xin lễ vấn danh
? Em có nhận xét gì về cách ăn nói của hắn.
 Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
GV: Cách ăn nói của hắn cấc lấc cụt lủn, không có chủ ngữ , không thèm thưa gửi. Đó chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm của cậy tiền chứ đâu phải một sinh viên trường Quốc Tử Giám. Theo lời giới thiệu Mã từ xa đến vậy mà hắn lại trả lời "cũng gần"; Mã Giám Sinh trong truyện Kiều quê ở Lâm Trung nhưng hắn lại bảo ở Lâm Thanh. Như vậy ngay câu trả lời đầu tiên hắn đã hai lần nói gian , gây cho mọi người sự nghi ngờ, muốn dõi theo từng dáng vẻ, cử chỉ , hành động của hắn. Nhà thơ Nguyễn Du đã hướng ngòi bút chụp thẳng bộ mặt trang phục của Mã Giám Sinh.
 Học sinh đọc 5 câu thơ tiếp.
? Theo dõi đoạn thơ em thấy những câu nào Nguyễn Du diễn tả ngoại hình, dáng vẻ của Mã Giám Sinh.
 Học sinh phát hiện, trả lời.
? Dựa vào chú thích * và bằng sự hiểu biết, em hãy giải thích nghĩa của câu thơ " quá niên trạc ngoại tứ tuần"
 Học sinh phát biểu :
 - Quá niên: qua tuổi thanh niên (đứng tuổi)
 - Ngoại tứ tuần: ngoài tuổi 40.
? Câu thơ " Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" gợi hình ảnh về một con người như thế nào 
 Học sinh phát biểu: ăn diện, ưa chải chuốt, bóng bẩy.
? Đặc điểm đó gắn với con người ở tuổi quá niên cho ta hiểu thêm điều gì về người ấy .
 Học sinh suy nghĩ, trả lời
GV bình:
 Công bằng mà nhận xét thoạt nhìn Mã Giám Sinh cũng có vẻ đáng ưa. Nhưng với cái tuổi ngoài 40 ở nước Trung Hoa trung đại mà mới đi hỏi vợ đã là hơi lạ. Có quan sát kĩ lưỡng người đọc mới nhận ra được bản chất trai lơ , đỏm dáng của hắn . Râu cạo nhẵn đã đành mày còn tỉa tót, ở tuổi ấy , thời ấy đàn ông thường để râu dài để chứng tỏ mình đã vào tuổi " tứ thập nhi bắt hoặc" rồi . Đằng này Mã lại muốn cưa sừng làm nghé. Từ " nhẵn nhụi" gợi cảm giác về sự phẳng lì và trơ gây cho người đọc sự thiếu thiện cảm khó gần. Từ "bảnh bao" thường dùng tả trẻ em chứ ít khi nói về người tuổi ngoài 40.
 Rõ ràng Nguyễn Du đã phủ lớp hào nhoáng lên vẻ bên ngoài nhân vật để chế giễu châm biếm mỉa mai. Trong danh sách hình thức và nội dung là hai khái niệm song song , nhưng đôi khi vì thiếu nội dung người ta cần hình thức che đậy. Sự tỉa tót của Mã Giám Sinh hẳn có dụng ý lừa người. Người ta buộc phải nhìn đến bầu đoàn của hắn.
? Lao xao có nghĩa là gì ? Câu thơ cho ta thấy quan hệ thầy tớ của Mã Giám Sinh như thế nào.
 Học sinh phát biểu: Lao xao: ồn ào láo nháo.
? Có điều gì đặc biệt trong bút pháp của Nguyễn Du khi miêu tả bầu đoàn của Mã Giám Sinh
 Học sinh suy nghĩ trả lời :
 - Đặt vị từ lên trước danh từ.
 - Sử dụng từ láy " lao xao".
GV: Tố Như tả rất kĩ, rất tinh đến từng chi tiết. Ông không viết " thầy đi trước, tớ đi sau" mà lại đặt từ chỉ vị trí lên trước danh từ có dụng ý làm nổi bật cái vẻ lộn xộn nhốn nháo, thiếu đứng đắn không có lịch sự trong ngoại giao cho dù mức tối thiểu. Từ láy lao xao rất gợi. Nó gợi lên cái dáng bộ thầy trò vừa đi vừa tiếng to tiếng nhỏ không ngớt, chẳng hề tôn trọng nhà chủ, chẳng hề tôn trọng ai, nhặng xị, cá mè một lứa.
? Nhà thơ đã tả về hành động của Mã Giám Sinh ở câu thơ nào .
 Học sinh phát hiện 
? Em hãy phân tích kiểu ngồi của Mã Giám Sinh.
 Học sinh phát biểu.
GV: "Tót" là hành động nhanh khác với tót với ( tuyệt với). Ghế trên thường ở vị trí trang trọng dành cho các bậc cao nhân huynh trưởng. Mã Giám Sinh là kẻ đi hỏi vợ mà lại nhảy tót lên ngồi trễm trệ thì thật là chướng tai gai mắt.
? Như thế, những câu thơ mở đầu đã cho em cảm nhận gì về nhân vật Mã Giám Sinh.
 Học sinh phát biểu.
GV: Như vậy, 9 câu thơ mở đầu, bằng việc kể tả về ngôn ngữ, dáng vẻ , hành động của nhân vật , Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung bộ mặt , ngoại hình của Mã Giám Sinh cũng như phần nào bản chất tính cách của y . Nhưng phải đến cuộc gặp gỡ mua bán nàng Kiều , chân tướng Mã Giám Sinh mới bị lộ tẩy , bị phanh phui. Y hiện nguyên hình là tên buôn thịt bán người vô lương, độc ác.
 Tiết 2:
 Học sinh đọc từ " Đắn đo...dám nài"
? Khi đối diện với nàng Kiều, Mã có thái độ và hành động hài
 Học sinh phát hiện 
? Có gì đặc biệt trong cách họ Mã chọn hàng " Đắn đo cân sắc, cân tài. ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ"
 Học sinh phát biểu.
GV: So đo suy tính , Mã đúng là một tên mua người nhiều kinh nghiệm, lọc lõi, không sợ bị hớ. Y cẩn thận so đi tính lại, nhìn ngược, ngắm xuôi. Mã cân, đong, đo, đếm bằng mắt bằng tay, bằng tai. Y thử bắt Kiều làm thơ trên quạt, ép Kiều đánh đàn, bắt khoan bắt nhặt đến điều...mỗi lúc một ưa, một vừa ý mới tuỳ cơ lựa lời rất khách sáo văn hoá. Y lại trở về giọng điệu của chàng trai đi hỏi vợ " Rằng mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường".
? So với câu trả lời khi xuất hiện ở nhà Kiều, cách ăn nói của Mã Giám Sinh lúc này có gì khác.
 Kọc sinh đối chiếu, so sánh.
? Từ đó lộ ra đặc điểm nào trong tính cách của Mã Giám Sinh.
 Học sinh phát biểu
GV: Vì sao lúc này y lại khôn lựa khéo nói như vậy. Hẳn vì muốn khoe y là giám sinh cơ mà. Giọng điệu lời lẽ ở đây không mâu thuẫn với cử chỉ hành động trước đó. Gã chỉ chăm chú vào việc mua bán là trên hết. Bản chất con buôn mạt hạng lấn át vai kịch đóng hờ. Cho nên cái câu hỏi giá hàng lại được đưa đẩy bằng lời lẽ khuôn sáo, lễ phép xa xôi nghe thật buồn cười lố bịch.
 Học sinh đọc hai câu thơ cuối.
? Cò kè có nghĩa là gì ? Em thấy khi nào người ta cò kè, thêm bớt.
 Học sinh phát biểu.
? Hành động cò kè thêm bớt giúp em hiểu thêm điều gì về tính cách của Mã Giám Sinh.
 Học sinh trao đổi phát biểu
GV: Nếu trước đó khi dành ghế trên, Mã vội vàng ngồi "tót" thì khi mặc cả hắn chậm rãi, tính toán, chi li, hết thở dài lại cò kè thêm bớt. Câu thơ " Cò kè bớt một thêm hai" gợi cảnh kẻ mua người bán đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra thắt vào, nâng lên, đặt xuống.
? Kết quả của cuộc mua bán này như thế nào.
 Học sinh y mặc cả mãi chỉ còn non một nửa so với giá phát ban đầu của mụ mối (nghìn vàng còn có bốn trăm)
GV: Kể ra Mã là một tay mua thành thạo sành sỏi. Cuối cùng Mã nói vài câu hẹn ước cái lễ nghi tiếp theo " nạp thái", " vu quy" nhưng thực chất là định ngày đưa người đi lấy hàng.
? Như vậy, xuyên suốt đoạn trích, bút pháp của Nguyễn Du có gì độc đáo khi xây dựng nhân vật Mã Giám Sinh. ( Đánh dấu x vào sau mỗi phương án em cho là đúng)
a) Kết hợp kể và tả. –
b) Để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua dáng vẻ, lời nói hành động. –
c) Sử dụng từ ngữ cụ thể, suồng sã. –
d) Đan xen bộc lộ thái độ khinh ghét, châm biếm, mỉa mai. –
 Học sinh trao đổi phát biểu
? Từ đó, Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ như thế nào
 Học sinh phát biểu
? Thái độ của em về nhân vật họ Mã này.
 Học sinh tự bộc lộ ý kiến.
GV chốt phần 1: 
 Mã Giám Sinh lần đầu tiên xuất hiện trong lễ vấn danh là cơ ngoài, mua người về lầu xanh là một. Gã sinh viên trường Quốc Tử Giám đã ngoài 40 này đóng kịch rất tồi. Hình dáng cử chỉ lố bịch kệch cỡm hợp của và vô học. Cử chỉ nhảy tót ngồi trên ghế , câu trả lời lấc cấc, ép đàn thử thơ, cò kè mặc cả là rất thật. Câu hỏi giá rất lễ phép nhưng lại là giả dối. Thật giả nơi Mã Giám Sinh đều rất đơn giản vụng về . Người đọc có thể nhận thấy ngay Mã chỉ là tên mua người cho chủ nhà chứa, tên lưu manh thô bỉ, mạt hạng dưới ngòi bút của Nguyễn Du . Trong truyện Kiều ta còn gặp gã, còn phải chứng kiến những hành động ti tiện đểu giả, hèn nhát khác của tên bợm đội lốt sinh viên già ấy. Qua cuộc mua bán càng căm ghét Mã Giám Sinh người đọc lại càng thương cảm cho nằng Kiều tội nghiệp.
 Học sinh đọc những câu thơ về Thuý Kiều
? Lúc này Kiều đang trong cảnh ngộ như thế nào
 Học sinh phát biểu
? Trong cảnh ngộ ấy, hình ảnh nàng Kiều hiện lên chân thực cụ thể , sống động . Em hình dung dáng vẻ tâm trạng Kiều như thế nào qua những lời thơ miêu tả của Nguyễn Du.
 Học sinh phát biểu
GV: Trong suốt cuộc mua bán ta thấy Kiều bị động rụt rè, sượng sùng, xấu hổ, nước mắt ròng ròng, mặc kệ mụ mối làm gì thì làm. Bảo đi thì đi , bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, đàn thì đàn, làm thơ thì vâng lời làm thơ vô hồn vô cảm. Là một người ý thức được nhân phẩm , Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái , đau khi nghĩ tới nỗi mình tình duyên dang dở , uất bởi nỗi nhà bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều lúc này là sự đau đớn tái tê.
? Có gì đặc sắc trong bút pháp của Nguyễn Du khi miêu tả Thuý Kiều
 Học sinh suy nghĩ, trả lời
? Từ đó cho thấy Kiều là một thân phận như thế nào
 Học sinh trao đổi , phát biểu 
? Theo em Kiều có nhận ra bản chất của Mã Giám Sinh hay không ? Tại sao nàng lại nhận lời ?
 Học sinh bộc lộ suy nghĩ 
GV: Có thể nàng không nhận ra bản chất của Mã Giám Sinh và lúc này cái nhục , cái tức , cái xấu hổ ê chề đã khiến nàng không để ý đến sự đáng ngờ của Mã Giám Sinh
Nhưng cũng có thể nàng phần nào nhận ra sự giả dối của thầy trò Mã Giám Sinh nhưng hoàn cảnh tình thế bắt buộc không cònn cách giải quyết nào khác nàng đành phải nhắm mắt đưa chân mà xem con tạo xoay vần đến đâu .
? Thân phận nàng Kiều gợi cảm xúc nào trong em 
 Học sinh bộc lộ : thương cảm , ái ngại cho nàng 
? Em đọc được từ văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều một tính cách và một thân phận nào của con người 
 Học sinh : 
 +, tính cách Mã Giám Sinhthô lỗ thực dụng đền bất nhân
 +, Thân phận Thuý Kiều cô độc bị chà đạp 
? Đièu đó cho thấy thực trạng xã hội mà Kiều đang sống như thế nào 
 Học sinh : xã hội trắng đen lẫn lộn , những giá trị tốt đẹp bị chà đạp bởi quyền lực của đồng tiền 
? Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du khi kể lại sự việc này 
 Học sinh :
 - khinh bỉ , căm phẫn sâu sắc bọn buôn người đồng thời tố cáo xã hội phong kiến xưa với sức mạnh của đồng tiền chà đạp lên con người 
 - Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp . Nhà thơ như hoá thần vào nhân vật để nói lên nỗi đau tủi hổ của Thuý Kiều
? Đoạn trích cho ta thấy tài năng nghệ thuật nào của Nguyễn Du
 Học sinh : xđ và khắc hoạ tính cách nhân vật . Đọc ghi nhớ SGK
 Học sinh đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn trích
I. Tìm hiểu chung :
1.Vị trí của đoạn trích .
- Đoạn trích nằm ở phần II . Gia biến và lưu lạc - mở đầu đoạn trường của người con gái họ Vương .
2. Chú giải :
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Chân tướng Mã Giám Sinh:
- Là người khách xa đến hỏi vợ
 " viễn khách" .... " vấn danh"
Hỏi tên, rằng: " Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: " Huyện Lâm Thanh cũng gần
- Cách ăn nói nhát gừng , cộc lốc thiếu hẳn sự lễ độ lịch sự
" Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao"
- Người đàn ông đứng tuổi mà vẫn chịu ăn chơi, cố làm ra vẻ trẻ trung.
" Trước thầy sau tớ lao xao"
- Quan hệ thầy tớ: ồn ào, láo nháo, thiếu lịch sự, cá mè một lứa.
" Ghế trên ngồi tót sỗ sàng"
- Hành động thiếu lịch sự, vô văn hoá.
à Mã Giám Sinh là kẻ giả dối, tự do, phóng đãng, hợm hĩnh và vô văn hoá
Đắn đo cân sắc, cân tài
ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ
- Xem xét trực tiếp, kĩ lưỡng, tỉ mỉ đến thô bạo.
Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.
- Khi phải tiêu tiền thì tỏ thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách ra vẻ lịch sự.
- Giả dối xảo quyệt kiểu con buôn.
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm
- Rất thận trọng khi mua bán, cốt sao có lợi cho mình.
- Keo kiệt, bủn xỉn, thực dụng đến thô bạo.
Nghệ thuật: bút pháp kể, tả; để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua dáng vẻ, lời nói hành động.
Nhân vật Mã Giám Sinh: giả dối, thực dụng, bất nhân, một tay buôn thịt bán người bỉ ổi, vô lương, độc ác.
2. Hình ảnh nàng Kiều
- Kiều chấp nhận đem mình ra làm món hàng để Mã Giám Sinh mua.
+ Bao nhiêu nước mắt trào cùng bước chân, phản ánh nội tâm đau đớn:
" Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng"
+ Tự mình cúi mặt không dám ngước lên phản ánh nỗi hổ thẹn trong lòng:
" Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày"
+ Dáng vẻ tiều tuỵ vô hồn
" Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai"
- Bút pháp ước lệ, thể hiện ở hệ thống ngôn từ so sánh bóng bẩy.
- Thân phận nàng Kiều cô độc , bị chà đạp
III. Tổng kết :
D. củng cố và hướng dẫn về nhà :
? Trong cuộc mua bán này , Kiều hiện lên như một giá trị đẹp bị lăng nhục .Em có nghĩ như thế không ? Vì sao ?
Về nhà : học thuộc lòng và diễn cảm đoản trích nắm chắc giá trị nội dung , nghệ thuật của đoạn thơ .
Chuẩn bị bài : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga .
2. Khảo sát kết quả:
a) Câu hỏi khảo sát:
Sau khi thực hiện xong đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 9B trường THCS Cần Kiệm.
- Số lượng học sinh được khảo sát 35/35.
- Thời gian khảo sát 60 phút.
- Câu hỏi khảo sát như sau:
Câu 1: Phân tích những nét về ngoại hình , tính cách để làm nổi bật bản chất của Mã Giám Sinh?
Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều trong cuộc mua bán ?
Câu 3: Bút pháp nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích như thế nào ?
b) Kết quả khảo sát:
Lớp
Tổng số học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Kết quả
9B
35
3
14
16
2
94,4%
Phần kết luận
1. Tổng kết:
Có thể nói, quá trình dạy học văn là một quá trình có chương trình, kế hoạch hướng vào những mục tiêu, yêu cầu thống nhất, một quá trình gắn liền với hoạt động của trí tuệ và cảm xúc của giáo viên , học sinh. Đó còn là một quá trình lao động sáng tạo nặng nhọc mang tính chất đặc thù của người giáo viên. Mỗi giáo viên phải có sự nghiên cứu, tính toán, nghiền ngẫm một cách công phu, qua từng công đoạn, trong mỗi khâu , mỗi biện pháp cách thức thủ thuật...để tổ chức học sinh, khơi dậy niềm say mê trí tuệ, tâm hồn và dẫn dắt tư duy học sinh...giúp các em chủ động, trực tiếp đối diện với tác phẩm, tiếp xúc với tác giả qua tác phẩm; thưởng thức khám phá cái hay, cái đẹp, những giá trịnhiều mặt của tác phẩm văn chương. Với đề tài " Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều theo chương trình THCS mới từ tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du" chúng tôi hi vọng sẽ phần nào mang một ngọn gió mới vào phương pháp dạy học văn theo chương trình cải cách hiện nay.
2. Kiến nghị:
Văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều được xếp vào chương trình Ngữ văn 9 tập 1 là phù hợp. Tuy nhiên, phần đọc hiểu văn bản cần tăng thêm số lượng câu hỏi ở nhiều loại khác nhau để học sinh có định hướng tìm hiểu trước khi đến lớp. Từ "vâng" ở câu thơ cuối" Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm " thay cho từ "vàng" trong sách giáo khoa trước đây được hiểu như thế nào. Vấn đề này người biên soạn sách giáo khoa nên giải thích và đưa vào phần chú thích để giáo viên và học sinh dễ nắm bắt.
Thư mục tài liệu tham khảo
1. Giảng văn văn học Việt Nam trong chương trình phổ thông trung học cơ sở, Phan Trọng Luận, xuất bản tại Huế, năm 2001.
2. Giáo trình lý luận văn học tập 2 (tác phẩm thể loại)
3. Nguyễn Viết Chữ, phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể nhà xuất bản ĐHSP, năm 2001.
4. Phan trọng Luận, phương pháp giảng dạy văn, xuất bản tại Huế năm 2001
5. Sách giáo viên văn 9 tập 1, nhiều tác giả, nhà xuất bản giáo dục năm 2005
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 3 môn Ngữ văn , nhiều tác giả, nhà xuất bản giáo dục năm 2004.
7. Thiết kế Ngữ văn 9 tập 1, nhiều tác giả, nhà xuất bản Hà Nộ, năm 2005.
8. Trần Đình Chung, Hệ thống câu hỏi đọc hiểu của Ngữ văn 9, nhà xuất bản giáo dục, năm 2005.

File đính kèm:

  • docSKKN_Van_9_Cuc_hot.doc
Sáng Kiến Liên Quan