Sáng kiến kinh nghiệm Ứng xử giữa thày trò

1. Lí do chọn đề tài:

Đối với mỗi người giáo viên việc giảng dạy và giáo dục học sinh có thuận lợi và đạt được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng xử của người thày đối với các học trò của mình. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu vì thiết nghĩ đây là vấn đề có yếu tố quyết định đến quan hệ thày trò - mối quan hệ luôn gắn bó với cuộc đời mỗi người thày giáo. Dạy học là một nghệ thuật, và trong môn nghệ thuật này những ứng xử giữa thày trò luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng.

2. Mục đích nghiên cứu:

Ngoài những quan hệ trong cuộc sống gia đình hàng ngày người học sinh cũng như người giáo viên phải tiếp xúc với khá nhiều các quan hệ có tính chất xã hội ở nhà trường, ở xã hội. Những quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thày giáo, không phải là quan hệ ruột thịt mà là quan hệ xã hội, quan hệ chức năng . do vậy nó có những nét riêng trong cách ứng xử. Đi sâu nghiên cứu đề tài này tôi nghĩ không nhằm mục đích gì khác ngoài việc rút ra những kinh nghiệm, những cách ứng xử để cho bản thân là một người giáo viên, cũng như các đồng nghiệp của mình ngày càng khéo léo gần gũi học sinh hơn, cố gắng để không mắc phải những sai lầm không đáng có trong ứng xử thày trò.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4676 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng xử giữa thày trò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả:
Họ Và tên: Trương Thị Dương
Chức danh : Giáo viên
Địa chỉ : Trường THCS Phú Long
Nội dung
A/ Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài:
Đối với mỗi người giáo viên việc giảng dạy và giáo dục học sinh có thuận lợi và đạt được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng xử của người thày đối với các học trò của mình. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu vì thiết nghĩ đây là vấn đề có yếu tố quyết định đến quan hệ thày trò - mối quan hệ luôn gắn bó với cuộc đời mỗi người thày giáo. Dạy học là một nghệ thuật, và trong môn nghệ thuật này những ứng xử giữa thày trò luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Ngoài những quan hệ trong cuộc sống gia đình hàng ngày người học sinh cũng như người giáo viên phải tiếp xúc với khá nhiều các quan hệ có tính chất xã hội ở nhà trường, ở xã hội. Những quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thày giáo, không phải là quan hệ ruột thịt mà là quan hệ xã hội, quan hệ chức năng ... do vậy nó có những nét riêng trong cách ứng xử. Đi sâu nghiên cứu đề tài này tôi nghĩ không nhằm mục đích gì khác ngoài việc rút ra những kinh nghiệm, những cách ứng xử để cho bản thân là một người giáo viên, cũng như các đồng nghiệp của mình ngày càng khéo léo gần gũi học sinh hơn, cố gắng để không mắc phải những sai lầm không đáng có trong ứng xử thày trò.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích trên. Tác giả nghiên cứu vấn đề "ứng xử của giáo viên với học sinh" nhằm làm rõ hơn mối quan hệ thày - trò là quan hệ giữa người dạy và người học. Nhiệm vụ trọng đại của người thày giáo là giáo dục, rèn luyện học sinh trở thành người có ích cho xã hội. Trong quá trình giáo dục học sinh người thày cần phải có sự khéo léo ứng xử. Do đó đề tài này nhằm thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu các tình huống thực tế, kinh nghiệm ứng xử và từ đó rút ra những bài học cho bản thân và đồng nghiệp
4. Đối tượng nghiên cứu:
Trong mối quan hệ thày - trò, ở đây đối tượng cần được nghiên cứu là người giáo viên - những kỹ sư tâm hồn - người ươm những mầm xanh cho tổ quốc và học sinh - những thế hệ măng non, những người chủ tương lai của đất nước, chủ của những kiến thức và khoa học kỹ thuật tiến bộ; Những giao tiếp và cách giải quyết những vấn đề giữa thày và trò, những tình huống ứng xử sư phạm đã mang lại những kết quả tốt, thậm chí có thể làm nên bước ngoặt mở lối cho cuộc đời một con người. Cũng có những tình huống do ứng xử không tốt gây nên những chuyện đáng buồn. Trong đề tài này ta sẽ nghiên cứu về vấn đề đó.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Cũng không có tham vọng nhiều. Tôi thấy đây là một vấn đề lớn nhưng vì điều kiện thực tế nên luôn xác định phạm vi chính là giữa mình, giữa các đồng nghiệp trong cơ quan với học sinh của địa phương mình và những gì nghe thấy, gặp thấy ở các trường xung quanh.
B/ Giải quyết vấn đề
1/ Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Từ lâu vấn đề ứng xử trong quan hệ người – người trong xã hội, nhất là trong quan hệ thày – trò được nhiều nhà tâm lí học và giáo dục quan tâm. Để có được thành công trong các quan hệ đó, các nhà tâm lí học cho rằng mỗi chúng ta cần có sự khéo léo ứng xử. Bàn về sự khéo léo ứng xử K.D.Uskinxki nhà sư phạm vĩ đại người Nga đã khẳng định rằng “Sự khéo léo ứng xử về sư phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục học dù có giỏi đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà giáo dục tốt”. Sự khoé léo ứng xử – có nghĩa là sự tiếp xúc là cảm giác về mức độ – nhờ đó mà có khả năng giữ mình một cách đúng đắn. vậy ứng xử là gì ? ứng xử là một từ ghép của từ “ứng” và “xử”, mà “ứng” và “xử” lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau như: ứng phó, ứng đáp, ứng đối và ứng biến; và xử: xử sự, xử lí, xử thế  như vậy “ứng xử là sự phản ứng của con người với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ, cách nói năng – tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
ứng xử được thể hiện trong một tình huống giao tiếp cụ thể, song không phải mọi sự giao tiếp đều có sự ứng xử xảy ra.
Thiết nghĩ nghiên cứu sự ứng xử Thày – trò là rất cần thiết để phản ánh sự tác động của một tình huống giao tiếp cụ thể, lựa chọn thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng thích hợp nhằm đạt kết quả trong sự giao tiếp giữa thày và trò.
2/ Cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu:
Dân tộc ta từ xa xưa đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong con mắt người học trò người thày có một vị trí vô cùng quan trọng là hình ảnh mẫu mực để các trò noi theo nên trong ứng xử với thày các trò luôn luôn tôn kính; ngược lại người thày cũng luôn hết lòng hết sức không quản vất vả để bằng mọi cách giúp những người học trò của mình ngày càng tiến bộ.
Ngày nay, ảnh hưởng của cơ chế thị trường đời sống kinh tế đã tác động không nhỏ đến mối quan hệ thày – trò . Nhiều học sinh vô lễ xúc phạm các thày cô giáo, những người thày đã đánh mất mình, không nghiêm túc trong đánh giá kết quả học sinh, đánh chửi học sinh  gây ra nhiều chuyện buồn lòng. 
Với thực trạng học sinh ở Phú Long, đa số các em được cha mẹ quan tâm, thày cô nhiệt tình dạy dỗ chỉ bảo hầu hết các em đều lễ phép, chăm ngoan. Tuy nhiên cá biệt cũng có những học sinh nghịch ngựm, vô lễ với các thày cô giáo mà ở đó có một phần lỗi của người thày, bắt đầu xuất phát từ vấn đề ứng xử Thày – trò , chưa tạo được cho học sinh sự kính phục, niềm tin, động cơ học tập.
3/ Các giải pháp, ý kiến của tác giả
ứng xử của người thày chỉ có kết quả khi hiểu được đặc điểm của tạp thể, của lứa tuổi, của từng em và cần phải nắm được hoàn cảnh của từng em. Trên cơ sở đó có cách ứng xử phù hợp với từng học sinh , với tập thể lớp. Mặt khác người thày phải thực sự là tấm gương sáng về trí tuệ và đạo đức đối với học sinh. Nếu người thày không có uy tín về đạo đức và trí tuệ đối với học sinh thì mọi cố gắng trong ứng xử của thày đều kém hiệu quả.
Người thày bị mất tác dụng trước học sinh thường do những nguyên nhân sau:
+ Thoả mãn với những tri thức đã có, không vươn lên trong học tập chuyên môn
+ Trong quan hệ hàng ngày thường là người thờ ơ, thiếu trách nhiệm với công việc chung.
+ Trong quan hệ với đồng nghiệp, với những người xung quanh thiếu chân tình.
+ Trong gia đình là người là người thiếu trách nhiệm với người thân.
ứng xử của thày với trò trong quan hệ Thày – trò được thể hiện trong công tác giảng dạy, công tác giáo dục học sinh
a/ Trong công tác giảng dạy: “Người thày giáo hầu như đứng giữa một vòng chằng chịt những mảnh gương hàng trăm con mắt sắc sảo, dễ cảm xúc, biết ghi lại một cách kì diệu tất cả những ưu khuyết điểm của họ” – Kalinin.
Tính tích cực của học sinh trong giờ lên lớp không chỉ phụ thuộc vào trình độ tinh thông khoa học và nghệ thuật sư phạm của giáo viên mà còn phụ thuộc vào thái độ của giáo viên đối với học sinh. Sự dịu dàng, khéo léo tế nhị, sự nghiêm khắc khi cần thiết, sự ân cần thể hiện qua ánh mắt, nụ cười đều có ý nghĩa nhất định đối với học sinh. Trong giờ lên lớp, giáo viên cần giữ thái độ nhịp độ vừa phải. Không nên gay gắt, nói to nhất là khi vấn đáp học sinh, khi giả thích và củng cố kiến thức. Sự bình tĩnh, kiên trì là rất cần thiết đối với giáo viên trong giờ lên lớp, nhất là đối với học sinh trả lời ấp úng, chưa rõ vấn đề. Giáo viên phải kiên trì lắng nghe học sinh trình bày cho dù việc đó làm mát thời gian. Không nên nóng nảy mạt sát học sinh. Làm như vậy sẽ đưa đến chỗ ghét giáo viên và ghét bộ môn của giáo viên dạy.
Khi tiếp xúc với học sinh cũng như khi giao tiếp với học sinh trong giờ lên lớp giáo viên cần chú ý mấy điểm sau:
Nhịp điệu của làm việc của giáo viên nên vừa phải không nên tỏ ra vội vàng luống cuống.
Cần coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học. Mọi hoạt động của người thày, từ việc xác định mục tiêu của bài dạy đến việc sắp xếp nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phải căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm lí nói chung và khả năng nhận thức của học sinh. Cần tạo điều kiện cho học sinh tự giác, tích cực hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức. Kalinin, nhà giáo dục người Nga nói: Người thày giáo tồi là người mang chân lí đến cho học sinh, người thày giáo giỏi là người tổ chức cho học sinh tự tìm kiếm chân lí.
Khi giáo viên sai lầm thì thành thật xin lỗi học sinh.
Vẻ mặt của giáo viên quá lạnh lùng, hoặc sự vồn vã quá mức sẽ gây lúng túng cho học sinh, điều đó sẽ không tạo ra không khí làm việc thâm mật trong lớp. Theo Makarencô (nhà giáo dục Nga), để có không khí làm việc thâm mật trong giờ lên lớp thì khi vào lớp người thày phải có bộ mặt rạng rỡ, nhiệt tình khi nhìn toàn lớp, nhìn từng người, ai cũng thấy được thày để ý, được thày quan tâm, tất cả đều ở trong tầm mắt của thày.
Khi vào lớp , quan sát cả lớp rồi chào các em, và có thái độ gần gũi với học sinh từ đầu đến cuối giờ lên lớp.
Quan sát học sinh, thấy em nào vắng mặt cần nhẹ nhàng hỏi: “Bạn Hoa còn ốm à ?”, “Chắc bạn Huy có việc nên đến muộn”.
Trước khi kiểm tra bài nên nói: “Tất cả đã sẵn sàng rồi chứ – nhưng kìa trên bàn của A còn bề bộn những gì thế kia”.
Khi giáo viên trả bài kiểm tra, học sinh nào điểm tốt nên nêu gương, học sinh nào điểm thấp nên động viên. Tuỳ từng em mà giáo viên đề ra những yêu cầu phù hợp. Khi nhận xét học sinh, giáo viên nên tế nhị khéo léo khích lệ tính tích cực của học sinh : “ồ, em trả lời có nhiều ý đúng (gần đúng), em xem còn thiếu gì nữa không ?” hoặc “tôi cho em điểm 6, đáng lẽ ra em còn khá hơn, hãy cố gắng lên hy vọng lần sau em sẽ đạt điểm cao hơn”  Xỉ vả học sinh không có lợi ích gì, chỉ làm cho học sinh thêm ngại học, chán học mà thôi
Sự khéo léo ứng xử của giáo viên, làm tăng uy tín các giáo viên đối với học sinh, làm cho các em lạc quan tin tưởng vào sự cố gắng của mình và quý trọng giáo viên hơn.
Lạc quan, tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh là rất cần thiết, không nên định kiến với học sinh. “ Trong cuộc họp hội đồng giáo viên người ta nêu tên em B, một học sinh lưu ban lớp 8 đã xúc phạm cô giáo. Hội đồng quyết định kỷ luật em. Nhưng nguyên nhân nào đã dẫn đến sự xúc phạm này ? Cô giáo trả bài kiểm tra, B vui mừng được điểm 8, em rất sung sướng với thành tích hiếm có này, nhưng niềm vui chưa được mấy chốc: - B, có lẽ nào em tự làm được bài? Cô giáo nói – em hãy lên bảng giải một bài khác. B không giải được, kết quả là trong sổ điểm, điểm 1 lập tức thay cho điểm 8, cậu bé tức giận không làm chủ được đã văng tục với cô giáo.
b/ Trong công tác giáo dục
Công tác giáo dục là một vấn đề phức tạp đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Cũng như trong công tác giảng dạy, việc ứng xử của giáo viên đối với học sinh chỉ có hiệu quả khi có sự hiểu biết học sinh, tôn trọng nhân cách các em, khi có uy tín về chuyên môn, về đạo đức và lối sống đối với học sinh, và chỉ khi có kinh nghiệm nghề nghiệp.
Trong quan hệ ứng xử người thày cần nhìn nhận, ứng xử vứi học sinh như con cháu anh em và bạn bè. Tuy nhiên với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, mỗi học sinh cần phải có cách ứng xử riêng.
Đối với học sinh trung học cơ sở – các em đã có những biến đổi đáng kể trong đời sống tâm lý: chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con nữa. Các em có xu hướng làm người lớn, muốn được người lớn tôn trọng và xác nhận những việc các em đã làm cho tập thể và xã hội. Chúng ta (các thày cô giáo) không thể ứng xử với các em như với học sinh tiểu học, mà cần thay đổi cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi các em: tôn trọng, yêu cầu cao, và sự cảm thông.
Trước giờ học, một cô giáo dạy lớp 9 thu tiền học phí của học sinh và kẹp vào một cuốn sách để trên bàn. Trong giờ giải lao cô đếm lại tiền để nộp cho nhà trường thì thấy thiếu 50.000đ. Những học sinh có mặt tại lớp đều đồng thanh: 
Chắc bạn nào lấy trộm.
Rõ ràng cô mất tiền không thể nào khác được. Cô giáo bình tính nói trước lớp. Sau giờ học một cậu học sinh đến tìm cô giáo và nói thầm:
Thưa cô ! Em đã lấy tiền của cô. Em xin lỗi cô, em sẽ không bao giờ làm như thế nữa. Khi nào có tiền em xin hoàn trả lại cho cô.
Em lấy để làm gì ? Cô giáo hỏi.
Em muốn chạy tiền thuốc cho mẹ vì mẹ em đang bị ốm nặng.
Cô giáo đã không “tiết lộ bí mật này”, cô giáo còn tặng em ít tiền mua thuốc cho mẹ và còn đến thăm mẹ của cậu học sinh nọ. Chính điều đó đã tác động đến phần sau thẳm của tâm hồn cậu học sinh này. Cho nên, đến tận khi tốt nghiệp phổ thông, cậu học sinh đó bao giờ cũng nghĩ đến cô giáo với niềm biết ơn vô hạn.
Lòng tự trọng của học sinh phổ thông đã phát triển, trong công tác giáo dục; khen thưởng hay phê bình uốn nắn học sinh cần tế nhị.
Một cô giáo cùng đi dạo chơi với học sinh của lớp mình. Đang lúc một học sinh gái phấn khởi chạy nhảy đùa nghịch thì cô giáo buông lời nhận xét: giá mà trong học tập em cũng hăng say thế nhỉ ? Lập tức em học sinh cụt hứng và thú vui cũng bị dập tắt nốt.
Một cô giáo khác gặp học sinh của mình trong rạp hát cùng đi xem với bố mẹ. Cô liền hỏi em trước mặt bố mẹ: Thế nào, em đã kể cho bố mẹ nghe vì sao em bị gọi vào phòng giám hiệu chưa?
	Phải nhắc lại rằng, công tác giáo dục là rất phức tạp và đòi hỏi phải tế nhị. Tránh sự áp đặt chụp mũ khi nhận xét, đánh giá học sinh: “tôi không cần tìm xem ai là thủ phạm. Song tôi tin rằng nhất định em là người đứng đầu trong số đó”. Mặc dù em đó không tham gia vào trò nghịch ngợm. Sự võ đoán phủ đầu như vậy là rất nguy hại trong công tác giáo dục học sinh.
	Khi phê bình, nhắc nhở học sinh cần qua sát thái độ, phản ứng của các em: nét mặt, ánh mắt, và đặc biệt là phản ứng của tập thể.
	Sự khéo léo ứng xử trong công tác giáo dục, uốn nắn học sinh đặt ra mấy điểm sau:
Thứ nhất, nhanh chóng làm cho các em mắc sai lầm chú ý đến việc học tập, tạo điều kiện cho các em bình tĩnh và đánh giá khách quan lỗi lầm của mình.
Thứ hai, cố gắng tạo ra không khí thân mật, cảm thông giữa thày và trò, không khí này hết sức cần thiết. Cần tạo hoàn cảnh để các em cởi mở thành thật, không nên tiến hành cuộc nói chuyện với học sinh có lỗi trong phòng đợi của giáo viên. Vì lúc ấy, có thể sẽ có giáo viên khác tuỳ tiện góp lời phàn nàn của mình. Điều đó tạo cho học sinh ấy ấn tượng khó sửa chữa.
Thứ ba, không nên có thái độ bàng quan khi học sinh thanh minh về một vấn đề nào đó: giáo viên vừa nghe vừa đọc báo cáo; vừa nghe vừa nói chuyện với người khác  Cách ứng xử này làm các em hiểu rằng thày giáo (cô giáo) coi thường mình. Từ đó sẽ tạo nên hàng rào tâm lí giữa giáo viên và học sinh.
Thứ tư, khi nhắc nhở học sinh về một vấn đề nào đó, giáo viên cần có thái độ tự chủ, nghiêm nghị bằng những câu nói nhẹ nhàng, nhưng lại là mệnh lệnh: “đừng làm ồn nữa”, “hôm nay ai trực nhật nhỉ”, “gọi bạn X lại đây cho thày”.
Thứ năm, không nên chỉ trích cay nghiệt hoặc thuyết giáo đạo đức dài dòng. Cần tạo điều kiện cho các em tự nhận thức được việc làm, thái độ của mình
Một lần, trong giờ học, một học sinh nam huých vào sườn một bạn gái rất mạnh, làm bạn khóc. Cô giáo không đuổi cậu học sinh ra khỏi lớp, mà đến giờ giải lao gặp riêng cậu ta nói chuyện:
Em có em gái không
Có ạ - cậu bé trả lời.
Nếu có ai đánh em gái của mình thì em sẽ làm gì?
Cậu bé đỏ mặt nhìn cô giáo. Cậu ta đỏ mặt nhìn cô giáo. Cậu ta hiểu rằng mình có lỗi với bạn. Cậu ta chủ động xin lỗi bạn gái trước lớp và hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa.
	Có thể nói rằng sự khéo léo ứng xử của giáo viên đối với học sinh là một nghệ thuật sư phạm. Đó là một quá trình sử dụng linh hoạt sáng tạo những kiến thức sư phạm trong quá trình giáo dục, ứng xử với học sinh. Sự khéo léo ứng xử của giáo viên bắt nguồn từ những phẩm chất tốt đẹp về chính trị và đạo đức của giáo viên. Đó là lòng yêu thương hết mực học trò, sự tôn trọng nhân cách và tự do cuả các em, niềm tin tưởng mạnh mẽ vào bản chất tốt đẹp và khả năng to lớn của thanh thiếu niên, cùng những phẩm chất tốt đẹp khác của giáo viên. Những phẩm chất này giúp cho người giáo viên cảm hoá được học sinh, gần gũi được với các em.
	Để ứng xử có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh, giáo viên cần tôn trọng các quy tắc ứng xử sau:
+ Tôn trọng học sinh
+ Xác nhận và dộng viên, khuyến khích những tiến bộ của học sinh.
+ Lạc quan, tin tưởng vào học sinh.
+ Nghiêm khắc với học sinh
+ Lắng nghe học sinh: tức là sử dụng thính giác để tiếp nhận thông tin và ứng xử với học sinh: Em trình bày nhỏ quá, thày và các bạn nghe không rõ, em có thể nói to hơn được không ? 
+ Sử dụng thị giác: thày giáo, cô giáo trong quá trình giảng bài hay nói chuyện với học sinh cần quan sát xem các em học hành thế nào; phản ứng của các em ra sao ?... chỉ càn một cái nhìn nghiêm khắc có thể làm thay đổi thái độ hành vi của các em. Ví dụ tong giờ học có một học sinh làm việc riêng, cô ngưng giảng nhìn về phía em học sinh đó cũng đủ để em học sinh đó và các em khác hiểu rằng cô giáo không bằng lòng với hành vi của những người làm việc riêng trong giờ học.
+ Sử dụng xúc giác: những hành vi bắt tay, vỗ vai  khi một học sinh làm được một việc tốt cũng gay được ấn tượng mạnh mẽ đối với học sinh, làm cho mối qua hệ thày trò thêm gần gũi, thân mật hơn.
C/ Kết thúc vấn đề
1/ ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài
Đề tài này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với mỗi người giáo viên, nếu làm tốt được vấn đề này người thày không chỉ giúp mình ngày càng được yêu mến kính trọng, giúp nhiều học sinh ngoan ngoãn, tự tin, thành danh mà còn giúp cho xã hội chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, mối qua hệ Thày – trò mãi mãi không bị những tác động xấu làm ảnh hưởng.
2/ Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi tính. Tâm lí con người vô cùng phức tạp và phong phú. Chúng ta khó có thể tìm được sự giống nhau toàn diện về tâm lí của một người này với một người khác. Sự khác nhau đó thể hiện ró trong cung cách ứng xử của của mỗi người. Có người thày ứng xử với người khác xuất phát từ cái tâm nhân hậu, cái tâm nhân hậu xui khiến người ta ứng xử với người đời một cách độ lượng, nhân đạo và tôn trọng nhân cách của người khác, luôn luôn mong muốn người khác tiến bộ thành đạt. Cũng có những người ứng xử với người khác xuất phát từ cái tâm không nhân hậu, luôn ti tiện, ích kỷ, không biết cảm thông chia sẻ với người khác về những rủi ro bất hạnh của họ, đố kỵ với những thành đạt cuả người khác, không muốn người khác hơn mình. Trong nói năng ứng xử thường xúc phạm đến đến lòng tự trọng của người khác, nói xấu, coi thường họ.Trong thực tế không ai giống ai trong cung cách ứng xử.
Tuy nhiên để là một người thày luôn được học trò kính trọng nể phục và yêu mến, đồng nghiệp, bạn bè gần gũi cảm thông chia sẻ thì mỗi người thày giáo cần phải có cái tâm trong dạy học luôn hết lòng với các hoạ trò “tất cả vì học sinh thân yêu”. Biết tự nhìn nhận đánh giá bản thân, thừa nhận và khắc phục những sai lầm đã mắc phải dù chỉ là nhỏ, rút kinh nghiệm qua từng lần ứng xử, học hỏi mọi người xung quanh.
3. Lời kết:
ứng xử là một đề tài muôn thủa của phép đối nhân xử thế của đời người, đặc biệt là ứng xử thày – trò. Thiết nghĩ để tăng tính khả thi của đề tài này mỗi giáo viên, mỗi con người chúng ta hãy không ngừng học hỏi, không ngừng rút kinh nghiệm và tiếp thu từ thực tiễn để cho bản thân tự mình ngày càng ứng xử tốt hơn sư phạm hơn có hiệu quả cao hơn. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và cấp trên.
Quỳnh lưu, ngày 12 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện
 Trương thị dương

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_ung_xu_Cua_GV_voi_HS.doc
Sáng Kiến Liên Quan