Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử tiếng Anh

Để giúp các em học sinh bước đầu có những khái niệm cơ bản về môn học cũng như làm quen với một ngôn ngữ mới, người giáo viên phải thật khéo léo trong việc giới thiệu ngữ liệu mới, giáo viên cần phải dùng giáo cụ minh họa một cách thật chính xác. Vì vậy, khi muốn các em làm quen với một từ vựng mới, giáo viên sẽ dùng nhiều hình thức khác nhau để minh họa như sử dụng tranh, ảnh, tình huống nhờ những các phần mềm hỗ trợ, học sinh được tiếp cận với kiến thức và hoạt động gần với thực tế hơn, thay vì hình thức tiếp thu kiến thức qua bài giảng của giáo viên như trước đây hoặc qua tham khảo sách báo. Học sinh được quan sát các hình ảnh thực tế được nhiều góc độ, đoạn phim tư liệu có tính trực quan sinh động, dễ tiếp thu. Do vậy, học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vững chắc hơn. Mặt khác, nếu như có sự chuẩn bị chu đáo từ phía giáo viên khi soạn giảng, học sinh có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn và khó trong một thời gian ngắn.

So sánh thời gian trong một tiết học giữa 2 phương pháp:

Vai trò của âm thanh, hình ảnh được khai thác tối đa giúp học sinh hiểu bài nhanh, vận dụng được những kiến thức mới vừa được học trong các bài tập ứng dụng, thuộc bài ngay tại lớp và có thể được phát triển tốt hơn các kỹ năng. Có thể nhận thấy nhờ ứng dụng CNTT, không khí lớp học cũng sống động hơn, học sinh hào hứng tham gia vào bài học, trả lời các câu hỏi liên quan đến việc hiểu bài. Việc dạy trên máy vừa kích thích được khả năng học tốt của các học sinh khá giỏi, vừa lôi kéo được sự chú ý của tất cả các học sinh trong lớp nhờ luôn chú ý đến những gì xuất hiện trên màn hình máy vi tính.

Việc giảng dạy với sự hỗ trợ của máy vi tính không phải là xa tầm tay đối với giáo viên, máy vi tính sẽ hỗ trợ đắc lực cho rèn luyện giao tiếp của học sinh, làm cho lớp học trở nên sinh động và thành công, tất nhiên vai trò của giáo viên vẫn đặc biệt quan trọng.

Qua đây, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân, cũng như mong muốn các giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ cùng xây dựng một diễn đàn (trình bày các giáo án điện tử, chia sẻ kinh nghiệm sư phạm và kỹ thuật trong việc soạn một bài giảng hay.) nhằm trao đổi, học hỏi các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các trường học nhằm giúp học sinh tiến xa hơn phạm vi các bài học ở trường, tạo ra một thế hệ học sinh năng động, tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động, góp phần vào công cuộc xây đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

doc29 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện với học sinh trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho học sinh, giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài (việc này chúng ta có thể bắt đầu ngay từ phần khởi động).
 - Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Tiếng Anh là giáo viên phải tạo ra được “môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ
học tiếng với các giờ học khác. Thầy cô giáo cần chủ động, tự giác tìm tòi, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, thường xuyên áp dụng những kiến thức này trong quá trình dạy học.
 -Thường xuyên trao đổi kiến thức thông tin về CNTT với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
 -Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn giảng.
3.1.2. Đối với học sinh
 	 -Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của môn học, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp
 	-Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học, như từ điển, sách ngữ pháp và sách nâng cao 
 	-Xác định đúng động cơ học tập, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp, nhóm).
 	-Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh 
 	-Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho bản thân.
 	-Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài, Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần mềm học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,....
3.1.3. Về phía nhà trường
Thường xuyên nâng cấp cơ sở vật chất hiện có trong điều kiện có thể để giáo
viên và học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghe - nói thông qua các thiết bị như: đài, máy vi tính, tranh ảnh.
3.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG, PHẦN MỀM HỖ TRỢ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH
3.2.1. Phần mềm Microsoft Office (Powerpoint)
3.2.2. Phần mềm Adobe Presenter
3.2.3. Phần mềm Violet
3.2.4. Phần mềm Lecture Maker
3.2.5. Phần mềm Audacity
3.2.6. Phần mềm Hotpotato
3.2.7. Ứng dụng Quizlet
3.2.8. Ứng dụng Google Form
3.2.9. Ứng dụng Storyjumper
3.3. NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC KỸ NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG TỪ VỰNG – NGỮ ÂM
3.3.1. Hoạt động từ vựng – ngữ âm
Trang web Quizlet.com
Đây website cho phép người học tạo và sử dụng flashcard trực tuyến để học từ vựng. Quizlet có thể sử dụng trên máy tính và cả điện thoại di dộng. Vì vậy, học sinh sẽ linh hoạt và chủ động hơn cho việc học và ôn tập từ mới. Flash Card là loại thẻ mang thông tin (từ, số hoặc cả hai), được sử dụng cho việc học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân. Giáo viên sử dụng flashcard để dạy học từ vựng rất hiệu quả và gây hứng thú với học sinh.
Dưới đây là một ví dụ minh họa trong việc kiểm tra từ vựng với đa dạng hình thức: viết từ vựng cụ thể, trắc nghiệm, câu hỏi Đúng/ Sai.
Tiếng Anh 6: Unit 6: Our Tet holiday
Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng website này để tự tạo ra những flashcard hình ảnh dạy học từ vựng phong phú, sinh động tích hợp với âm thanh cho học sinh nghe trự tiếp khi dạy học, hoặc in thành những thẻ riêng biệt – được coi là đồ dùng tự làm.
Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 6 - Unit 10: Our houses in the future
3.3.2. Kỹ năng nghe
Phần mềm Audacity
Audacity là một phần mềm miễn phí có thể được sử dụng để ghi âm trực tiếp, tạo ra đề thi nghe. Mặt khác, giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để chèn, chỉnh sửa âm thanh nhằm tạo ra những file hình, tiếng phục vụ công việc giảng dạy.
Trong dạy học tiếng Anh 7: Unit 8: Places – Section B: Asking the way, tôi đã ứng dụng hiệu quả phần mềm này để tạo ra một file âm thanh cho học sinh nhận diện nội dung cuộc hội thoại: hỏi và chỉ dẫn đường đi. (Đĩa CD minh họa đính kèm)
3.3.3. Kỹ năng đọc
3.3.3.1. Ứng dụng Google Form
Google Form là một ứng dụng miễn phí của Google, giúp tạo ra các biểu mẫu đẹp, có thể tích hợp được với hình ảnh, âm thanh, video. Giáo viên có thể sử dụng ứng dụng này để làm khảo sát, điều tra.
Sau đây là phiếu khảo sát dùng cho học sinh khối 6: Unit 8: Sports and games
3.3.3.2. Phần mềm Hot potato
Hot Potatoes là một chương trình để tạo các ứng dụng E-learning trên mạng, Hot Potatoes hỗ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng sau đó có thể xuất thành dạng HTML. Với những ưu - khuyết điểm khác nhau theo kinh nghiệm của riêng tôi, giáo viên có thể kết hợp cả hai phần mềm tuỳ tình huống để có thể tạo ra các bài tập điện tử thật thiết thực cho bài giảng của mình.
Ví dụ: Khi giảng giáo án điện tử với những câu trắc nghiệm ngắn nội dung ngắn liền với bài, ta có thể dùng Violet biên soạn và nhúng thẳng vào Powerpoint. Nhưng khi ôn tập cuối chương hay học kỳ với lượng câu hỏi nhiều và dài thì nên dùng HotPotatoes thiết kế là hữu dụng nhất.
Các chức năng của Hot potato:
+ JQuiz: Dùng tạo các bài tập hổ trợ 4 loại câu hỏi "đa lựa chọn", "câu hỏi trả lời ngắn", "câu hỏi lai" và "câu hỏi nhiều câu trả lời".
+ JCloze: Gồm các bài tập điền vào chổ trống.
+ JCross: Tạo bài tập dạng trò chơi ô chữ Crosswords.
+ Jmix: Môđun dùng để tạo các câu hỏi sắp xếp các từ/cụm từ lộn xộn thành một câu/đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu.
+ JMatch: Tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi.
+ The Masher: Công cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi.
3.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Trước hết, không phải bài nào trong chương trình cũng có thể thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. Việc lựa chọn bài soạn giảng phù hợp  quyết định phần lớn đến thành công của tiết dạy.
Trong quá trình soạn giáo án điện tử, nhiều giáo viên có thói quen lựa chọn, có phần lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu phức tạp khác nhau trong một slide và cho rằng điều đó sẽ nâng cao chất lượng tiết học, gây hứng thú cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp và cầu kì khi chạy các slide. Vì như thế sẽ làm mất sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học, đôi khi làm cho các em quá phấn khích, trầm trồ mà không chú ý đến nội dung và lời nói của giáo viên.
	Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản,
sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng, không nên chọn những màn nền cầu kì, nhiều màu sắc, không thể hiện rõ nội dung, làm cho học sinh khó đọc và ảnh hưởng đến quá trình ghi chép của các em. Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình, tránh quá nhiều chữ rườm rà (có thể trình bày theo dạng dàn bài giống như quá trình ghi bảng). Giáo viên cần kết hợp giữa trình chiếu, viết bảng và lời giảng của giáo viên một cách linh hoạt, phù hợp để đạt hiệu quả cao.	
Do ưu thế của giáo án điện tử nên ngày nay có nhiều trang thông tin cung cấp tư liệu hình ảnh, phim tư liệu...của tất cả các môn học, trong đó có những tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy tất cả các môn học. Khai thác các trang thông tin thông qua mạng Internet là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên cần có kĩ năng chọn lọc trong vô số những tư liệu đó những gì phục vụ tốt nhất cho bài giảng, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung bài học, dễ dẫn đến cháy giáo án. Bên cạnh đó, ở một số chuyên trang về giáo dục còn giới thiệu các giáo án điện tử mẫu. Giáo viên nên xem đó là những bài giảng tham khảo, không nên lấy đó làm của mình, đưa vào giảng dạy luôn mà trên cơ sở học hỏi để thiết kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh và địa phương mình.
Tuy giáo án điện tử có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh được những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế của nó là do chạy lần lượt các slide nên không để lại dàn bài như viết bảng. Khi soạn giáo án, giáo viên có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tạo một slide dàn ý sau cùng để củng cố bài học. Cũng có những ý kiến cho rằng để khắc phục hạn chế trên giáo viên nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng. Một điều cần lưu ý là nếu kết hợp hai hình thức trên với nhau giáo viên phải thực sự nhuần nhuyễn, thành thao các thao tác, chủ động thời gian, kiến thức, công nghệ và hoạt động học của học sinh. Nếu không chính điều đó sẽ gây mất thời gian, giáo viên làm việc quá nhiều mà hiệu quả không cao. Sự kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại một cách nhuần nhuyễn tất nhiên sẽ đưa lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới là điều nên làm. Nhưng cho dù phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu chăng nữa thì nó chỉ hỗ trợ việc cho việc giảng dạy và tạo ra bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả và không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường.
Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt người học tham gia tích cực bài giảng và kết quả là phải xem người học lĩnh hội được tri thức bao nhiêu. Học sinh phải tích cực, chủ động tiếp cận, khám phá tri thức mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
3.5. GỢI Ý CÁC BƯỚC SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM MS POWERPOINT
Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp
Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học. Gọi tên một vài loại bài thích hợp với giáo án điện tử cho tất cả các môn học là một điều khó. Tuy nhiên, theo tôi có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không. Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi/kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng tượng có thể tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học tập). Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề. Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người biên soạn).
Bước 2: Lập dàn ý trình bày
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp. Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Thoạt đầu, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Ở mỗi phần kiến thức nếu nảy ra câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động nào giáo viên có thể ghi chèn vào. Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm song song với phần ấy. Việc xác định và chọn lựa hình ảnh, âm thanh nên thực hiện song song với việc thiết kế các bài tập và hoạt động. Theo kinh nghiệm, để dàn ý bài dạy trở nên rõ ràng nhờ vậy có thể dễ dàng biến nó thành bài soạn, chúng tôi trình bày các ý tưởng của bài dạy dưới dạng các slide. 
Trong lúc hình thành dàn ý bài dạy dưới dạng các slide như thế này, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn.
Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ biên soạn
Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: trong sách giáo khoa, sách báo rồi nhập vào máy tính bằng cách sử dụng máy scanner và phần mềm Adobe Photoshop; trong các đĩa CD, VCD, DVD, do tự tạo bằng cách sử dụng phần mềm Flash, CorelDraw.
Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là, giáo viên cần hình dung ra những biện pháp - hoạt động giúp học sinh khai thác nội dung các tư liệu ấy thao cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. Mặt khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này, học sinh sẽ được yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà giáo viên khơi gợi ra từ những hình ảnh nào đó. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cuối cùng, chúng ta nên nghĩ đến việc lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau.
Bước 4: Viết giáo án điện tử
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point. 
Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các hiệu ứng. Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với quá nhiều nét cong, sử dụng nhiều hiệu ứng trong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt, v.v... Bất kỳ một sự lạm dụng hoặc sử dụng không thích hợp như miêu tả trên cũng có thể trở thành "một con sâu" phá hỏng "cây giáo án" của chúng ta.
PHẦN KẾT QUẢ
Lớp
Sĩ số
Rất hứng thú với bài giảng điện tử
Chưa quen với việc học với bài giảng điện tử
Khó ghi bài trong giờ học với bài giảng điện tử
Không hứng thú học với bài giảng điện tử
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
6ª1
31
24
77.41
4
12.9
3
9.69
0
0
6ª2
30
22
73.33
5
16.66
2
 6.66
1
3.35
6ª3 
25
19
76
3
12
1
4
2
8
Nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn tin học, khuyến khích giáo viên soạn bài trên máy tính, sử dụng trình chiếu hoặc bài giảng điện tử vào giờ dạy một cách tích cực. Các hoạt động ngoại khóa như thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tế hay những buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe giới tính đều được ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng môi trường học tập hấp dẫn, phát huy tính sáng tạo của thầy và trò. Đến nay, khá nhiều giáo viên trong nhà trường đều soạn bài bằng máy tính và tích cực giảng dạy thông qua hệ thống máy chiếu. 
Qua bảng thông kê hứng thú học tập của học sinh với bài giảng điện tử, có thể nói đa số học sinh thích học tiếng Anh với bài giảng điện tử. Một số học sinh chưa quen vì các em đã quen với cách học ghi chép nội dung kiến thức trên bảng. Một số ít thấy khó ghi bài trong giờ học, điều này có thể có những nguyên nhân như: các em quá tập trung vào các hiệu ứng quên việc ghi bài hoặc giáo viên chưa quy định chỗ nào phải ghi chép trong bài giảng. Dù thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận được ưu điểm của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử bởi vì trước hết nó làm cho học sinh chú ý và hứng thú học tập hơn. Nhờ có thông tin qua kênh hình, kênh tiếng và những hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh sống động, học sinh sẽ tập trung và khắc sâu kiến thức, nội dung bài học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Tuy nhiên, mỗi giáo viên cần củng cố kỹ năng soạn bài giảng điện tử, không quá lạm dụng các hiệu ứng làm cho học sinh phân tâm, mầu nền của các slice trình chiếu không loè loẹt. Bài giảng điện tử phải mang tính sư phạm cao, cần phải khai thác tối đa lợi thế của hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim chứ không thể sử dụng các slice trình chiếu như những bảng phụ thông thường. 
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
	Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.
2. KIẾN NGHỊ
- Giáo viên cần được tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: giaovien.net, moet.edu.vn,  Nhà trường nên có câu lạc bộ Bài giảng điện tử để các giáo viên có thể trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới.
- Trang bị thêm phòng chức năng riêng cho môn tiếng Anh và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy projector nối mạng,và hướng dẫn sử dụng, dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố . 
- Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường trong toàn huyện , thành lập các đoàn thanh kiểm tra về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở các đơn vị trường.
- Có chính sách hỗ trợ giáo viên về kinh phí trong việc mua các phần mềm bản quyền để ứng dụng trong việc soạn bài giảng điện tử như các phần mềm : Adobe presenter 7, Violet
- Tổ chức định kỳ hội thi Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin giỏi để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp .
 - Các nhà quản lý giáo dục nên đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin; chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng. 
- Các cấp quản lý giáo dục có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những đơn vị trường và cá nhân tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông trở thành tiêu chí để bình xét thi đua hàng tháng, trong học kỳ và cả năm học.
Trong bài viết này còn những khiếm khuyết, tôi rất mong những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các cấp chỉ đạo để cùng nhau hoàn thiện chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào soạn bài giảng tiếng Anh.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
	., ngày .tháng 3 năm 2016 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.“Nghiên cứu thái độ của giáo viên và học sinh PTTH Việt Nam đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ.”. M.A. Thesis Linguistics, Vi Thị Hồng Ngân, ĐHNN – ĐHQG Hà nội, 2007.  
2. “Nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học nói tiếng Anh của học sinh” M.A. Thesis Linguistics, Nông Thị Khánh Vân, ĐHNN - ĐHQGHN, 2008.

File đính kèm:

  • docỨng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử tiếng Anh.doc
Sáng Kiến Liên Quan