Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím

THỰC TRẠNG .

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Chi Bộ và của BGH nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.

- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng chuyên đề hàng năm.

- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.

- Được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học.

2. Khó khăn:

- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng gõ phím còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới.

- Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông trên 40 học sinh một lớp, diện tích phòng máy nhỏ hẹp, phòng máy có 24 máy nhưng là máy cũ nên thường hay hư hỏng nên ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Đa số mỗi trường chỉ có một giáo viên, nên việc dự giờ rút kinh nghiệm trao đổi chuyên môn đúng chuyên ngành là rất hạn chế.

- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
 SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
 Lộ Quốc Nghị
Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Đông
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi thời đại công nghệ 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp này liên quan tới các lĩnh vực công nghệ hệ thống vật lý không gian mạng, internet và hệ thống mạng internet với phạm vi rộng khắp lên tất cả các ngành, và lĩnh vực trong đời sống. nó đã tác động lớn và làm thay đổi tới cuộc sống hàng ngày của con người như chúng ta đã trải nghiệm đã thấy và đã biết.
Tiếp cận công nghệ thông tin hiện nay đang là bước đầu tiếp cận với công nghệ 4.0, đây cũng là nhu cầu thiết thực và thiết yếu của ngành công nghệ thông tin với nhu cầu của con người. Đặt ra kiến thức về công nghệ thông tin là rất quan trọng. 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp từ lần thứ 3 và đặc biệt lần thứ 4 này thì Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng tới công nghệ thông tin. Ngành giáo dục đã được cập nhật và trang bị ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ và thay đổi một cách đáng kể, yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin là thiết yếu và thường xuyên. Học sinh đã được tiếp cận thực tiễn với tin học từ mầm non dần bằng các phần mềm ứng dụng để học tập, môn tin học được đưa vào giảng dạy ngay bắt đầu từ tiểu học trở lên.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông với vai trò là môn học tự chọn.Theo luật giáo dục năm 2018 thì môn tin hoc được đưa vào môn học chính cấp THCS từ năm học 2022- 2023.
Từ năm học 2005 - 2006, môn Tin học ở THCS là môn học tự chọn cho những trường có điều kiện với thời lượng 2 tiết/tuần với khối 6 và khối 9. Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 6 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy đặt biệt là phần nhập nội dung văn bản. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện thao tác gõ phím trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá -giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành gõ phím giúp các em gõ nhanh hơn, chính sát hơn, nên khi dạy bài “sử dung phần mềm Mario để luyện gõ phím” tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá và tự học.
Với kiến thức, kinh nghiệm và thời gian để viết lên giải pháp này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các đồng chí, đồng nghiệp để giải pháp được hoàn thiện hơn, từ đó kinh nghiệm này có thể áp dụng phổ biến rộng rãi hơn. 
II. THỰC TRẠNG .
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Chi Bộ và của BGH nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng chuyên đề hàng năm.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học.
2. Khó khăn:
- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng gõ phím còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới.
- Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông trên 40 học sinh một lớp, diện tích phòng máy nhỏ hẹp, phòng máy có 24 máy nhưng là máy cũ nên thường hay hư hỏng nên ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.
- Đa số mỗi trường chỉ có một giáo viên, nên việc dự giờ rút kinh nghiệm trao đổi chuyên môn đúng chuyên ngành là rất hạn chế. 
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn:
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy giờ thực hành học sinh rất ngại thực hành trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh khá giỏi thực hành, số còn lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực hành thì không thực hành được. Vì thế, kết quả khảo sát đầu năm học thấp.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020 (phần thực hành trên máy)
Khối
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
132
20
15.2
25
18.9
37
28
40
30.3
10
7.6
2. Trước khi học sinh thực hành:
*. Trước khi học sinh thực hành giáo viên yêu cầu học sinh học thộc bàn phím máy tính.
- Hàng phím số: 
- Hàng phím trên: 
- Hàng phím cơ sở: Chứa 2 phím có gai F, J:
- Hàng phím dưới:
- Các phím điều khiển: Ctrl, Alt, Shift, Windows, Enter, Esc, Backspace, Tab, Caps lock, Spacebar (dấu cách)
*. Yêu cầu hoc sinh học thuộc vị trí các ngón tay trên bàn phím: 
- Ngón Út bàn tay trái gõ các phím: Q A Z
- Ngón Danh bàn tay trái gõ các phím: W S X
- Ngón Giữa bàn tay trái gõ các phím: E D C 
- Ngón Trỏ bàn tay trái gõ các phím: R F V T G B
- Ngón Trỏ bàn tay phảy gõ các phím: Y H N U J M
- Ngón Giữa bàn tay Phảy gõ các phím: I K 
- Ngón Danh bàn tay phảy gõ các phím: O L 
- Ngón Út bàn tay phảy gõ các phím còn lại
3.Trong tiết thực hành:
- Giới thiệu về phần mềm
Bảng chọn File: Các lệnh hệ thống
Bảng chọn Student: Cài đặt thông tin học sinh
Bảng chọn Lessons: Lựa chọn các bài học để luyện gõ phím
Các mức luyện tập:
1- Dễ
2- Trung bình
3- Khó
4- Mức luyện tập tự do
 Trong quá trình thực hành giáo viên yêu cầu học sinh từ bài 1 đến bài 6
Bài chỉ luyện tập các phím ở hàng cơ sở
Bài luyện thêm các phím ở hàng trên
Bài luyện thêm các phím ở hàng dưới
Bài luyện tập kết hợp toàn bộ các phím
Bài luyện tập kết hợp toàn bộ các phím
Bài luyện thêm các phím ở hàng số
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chỉnh sai cho học sinh kịp thời trong quá trình thực hành.
- Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc.
IV.K ẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy ý thức học sinh trong các tiết thực hành phần gõ văn bản được nâng cao, học sinh đã có hứng thú tập trung vào nội dung yêu cầu theo định hướng của giáo viên, không còn tự do mải chơi trong các tiết thực hành, đã có sự cạnh tranh cùng tiến bộ khi học sinh .
Không bị hao phí thời gian trong việc giáo viên quản lí các máy tính trong phòng máy, trợ giúp các máy tính của học sinh.
	Qua giải pháp này giáo viên có thể quan sát, quan tâm, hiểu và phân chia đối tượng học sinh trong phòng một cách hợp lí đảm bảo trợ giúp, định hướng các em đúng theo hướng phát triển năng lực và nắm được kiến thức kĩ năng thực tế khi sử dụng máy tính nhằm tạo tiền đề cho các em phát triển theo hướng mở về công nghệ thông tin.
So sánh bảng tỷ lệ kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp kết quả và kĩ năng thực hành của học sinh tiến bộ. Cụ thể kết quả như sau:
 Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc.
Kết quả đạt được sau kiểm cuối năm trong năm học 2019-2020 (phần thực hành trên máy)
Khối
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
132
35
26.5
45
34.1
42
31.8
10
7.6
Tỉ lệ điểm cuối năm cả học sinh có tiến bộ, tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn, học sinh kem không còn, tỉ lệ học sinh giỏi đã được nâng lên. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi thực hiện giải pháp này học sinh tích lũy được kinh nghiệm gõ phím nhanh, chính sát hơn và đã tự hình thành được kĩ năng cơ bản để có thể tự khám phá máy tính, khám phá những phần mềm đơn giản cũng như tích lũy thêm được kiến thức về vốn từ tiếng anh.
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giời học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày. 
Đối với giáo viên bài học được định hướng cho học sinh một cách đa chiều, giúp học sinh vừa hình thành kiến thức lại có được kĩ năng sử dụng phần mềm, giáo viên có thể quan tâm nhiều hơn tới học sinh còn chậm tiến bộ, định hướng được nâng cao cho học sinh tiến bộ khác, tiết dạy không nhàn chán, không còn tâm lý gây áp lực tới học sinh
VI. KIẾN NGHỊ
1.Đối với nghành
Đối với các bậc lãnh đạo đầu tư thêm và cập nhật cấu hình máy tính cũng như các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ trong phòng tin học để học sinh có cơ hội cập nhật và phát triển nhanh vượt bước sang công nghệ hiện đại 5.0 để sớm bắt kịp các quốc gia phát triển. 
2 Đối với nhà trường
Tiếp tục đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, tài liệu nâng cao.
Tham mưu xin kinh phí để sữa chữa kịp thời các máy bị hỏng
Phong Thạnh Đông, ngày 17 tháng 4 năm 2021
 Người viết	
 Lộ Quốc Nghị
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Đông xác nhận: Biện pháp “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” của giáo viên: Trịnh Bích Phương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Phong Thạnh Đông, ngày 26 tháng 04 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_phan_mem_mario_de_lu.doc
Sáng Kiến Liên Quan