Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Sinh học 8

Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập là một vấn đề tất yếu. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế .Chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy và quản lí và không nên từ chối những gì có sẵn mà CNTT mang lại, người giáo viên nên biết cách tận dụng nó, biến thành công cụ hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công việc và mục đích của mình. Để một tiết dạy thành công và thu hút sự chú ý của các em học sinh cần phải có các hình ảnh sống động mô tả thí nghiệm, việc làm bằng tay thì rất khó khăn nhưng nếu biết ứng dụng công nghệ thông tin phần mền MS powerpoint, đầu DVD. vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng và có hiệu quả góp phần nhằm nâng cao chất lượng

 Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT “ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học , bậc học, ngành học” tôi nhận thức được rằng việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong nhà trường.

 

doc21 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 9770 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực của học sinh.
 b. Phướng pháp chuyên gia:
 Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn, trao đổi cùng đồng nghiệp giúp định hướng đề tài nhiên cứu.
 c. Phương pháp điều tra:
 Sử dụng phiếu thăm dò xin ý kiến của giáo viên và học sinh.
8. Cấu tróc của đề tài:
 CÊu tróc ®Ò tµi gåm 3 phÇn: 
 Phần 1:§Æt vÊn ®Ò:
 1.LÝ do chän ®Ò tµi
 2.Môc ®Ých nghiªn cøu
 3.§èi t­îng vµ kh¸ch thÓ nghiªn cøu
 4.Gi¶ thuyÕt khoa häc
 5.NhiÖm vô nghiªn cøu
 6.Ph¹m vi nghiªn cøu
 7.Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
 8 Cấu trúc của đề tài
 Phần 2: Nội dung nghiên cứu
 Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 
 Chương II. Thực trạng vấn đề ngiên cứu 
 Chương III. Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy sinh học 8 .
 Phần 3 Kết luận và kiến nghị:
 1. Kết luận
 2. Kiến nghị 
PHẦN 2 .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I. Cơ sở lí luận:
 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy và học theo mục tiêu, nội dung và chương trình SGK đã đổi mới ,việc đổi mới phương pháp dạy và học là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều mấu chốt của việc đổi mới phương pháp chính là giúp cho học viên biết cách học sáng tạo để chủ động hơn và hào hứng hơn trong quá trình học tập, tập dần với thói quen tự mình tìm hiểu và khám phá những tri thức mới. Để áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên cần phải:
 1. Đặt mình vào vị trí của người học, vấn đề quen thuộc của thầy giáo có thể là điều rất mới của người học.
 2. Cố gắng tạo ra tình huống có vấn đề, làm xuất hiện ở người học nhu cầu tư duy nghiên cứu kiến thức mới.
 3. Đừng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều, chọn hệ thống kiến thức hợp lý để tham gia lôi cuốn người học vào bài học.
 4. Đừng bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của người học. Khuyến khích các câu trả lời tốt.
 5. Tăng cường những câu hỏi mà người học phải phán đoán, lựa chọn, hướng dẫn người học cùng tranh luận với nhau mà giáo viên là trọng tài.
 6. Nên vừa giảng vừa luyện. Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức.
Chương II. Thực trạng của vấn đề
 Trong quá trình giảng dạy và học tập với mong muốn đóng góp một vài ý kiến của mình vào vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở cấp THCS . Xuất phát từ tình hình thực tế học môn sinh học của học sinh Trường THCS Hồng Giang hiện nay do điều kiện thiếu thốn về mọi mặt đối tượng học sinh đa số là con em nông thôn, khả năng tiếp thu bài còn chậm, số lượng học sinh yếu kém nhiều, không đồng đều chất lượng. Đặc biệt trong chương trình Sinh học 8 khi nghiên cứu về cơ thể người các em gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, khi giải thích các hiện tượng còn rời rạc, chưa chặt chẽ. Để học sinh chú ý học thì cần làm một cái gì đó mới mẻ, gây sự hứng thú học tập của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin là một trong các cách tạo ra sự mới mẻ đó.
 Chính vì vậy tôi quyết định chon đề tài này để nghiên cứu nhằm tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
Chương III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 
1. Những khó khăn khi sử dụng giáo án điện tử.
 Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghỉ rằng rất tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng, việc soạn bài công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ lí thuyết là cả một vấn đề đối với giáo viên. Để có một bài giảng tốt phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị, tìm tòi hình ảnh,âm thanh nên giáo viên thường hay tránh. Khảo sát từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp truyền thống thì hiệu quả mang lại chỉ khoảng 30% có hứng thú học tập, trong khi đó nếu chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì hiệu quả lên đến 95%. Thực ra việc soạn giảng giáo án power point công phu và vất vả hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về máy tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê, lòng nhiệt tình trong công việc, sự nhạy bén, sự sáng tạo và tính thẩm mỹ.
 Hơn nữa trong quá trình soạn giảng, để có một giáo án điện tử giảng dạy có chất lượng, hiệu quả và gây được hứng thú học tập cho học sinh thì bản thân giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm hình ảnh minh họa, âm thanh và tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây là là một trong những vấn đề mà giáo viên hay tránh né trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng.
 Chính vì những khó khăn trên trong quá trình công tác và giảng dạy tôi thấy chỉ có trong các tiết thao giảng, hoặc các tiết do nhà trường chỉ định, bắt buộc thì giáo viên mới sử dụng nhưng chỉ mang tính chất đối phó.
2. Yêu cầu cần để thiết kế giáo án điện tử.
 Mặc dù giáo án điện tử chưa được sử dụng rộng rải, chưa thực sự phổ biến trong các nhà trường song hiệu quả, không khí học tập mà nó mang lại khác hẳn so với phương pháp truyền thống. Thực tế để một tiết dạy có hiệu quả thì người dạy cần phải:
- Có một kiến thức nhất định về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn power point.
- Biết cách truy cập Internet và biết cách tải các tư liệu có liên quan về máy tính.
- Biết cách chỉnh sữa hình ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh.
- Biết cách kết nối, cách trình chiếu và cách sử dụng máy chiếu.
 Nếu chúng ta chỉ nghe thì có vẻ rất phức tạp nhưng nếu muốn sử dụng công nghệ thông tin thì bắt buộc chúng ta phải nắm vững những yêu cầu trên. Tùy từng môn học mà các yêu cầu đặt ra khác nhau. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của power point củng như chưa phát huy được hiệu quả của công nghệ thông tin trong giảng dạy. 
 Ví dụ minh họa 
Tiết 17 : Bài 17 TIM VÀ MẠCH MÁU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS chỉ ra được vị trí,hình dạng, cấu tạo ngoài và trong của tim.
 - Phân biệt được các loại mạch máu.
 - HS trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kỳ co dãn của tim.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ hệ tuần hoàn và bảo vệ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị máy chiếu ,máy tính , màn chiếu.
 - Bảng phụ
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ - Hệ tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
Hoạt động I: Tìm hiểu cấu tạo của tim
- GV trình chiếu tranh hình dạng vị trí của tim 
- GV yêu cầu HS quan sát và hỏi:
 Tim nằm ở vị trí nào trong cơ thể người?
 Tim có hình dạng như thế nào?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét và chốt lại kiến thức
- GV: Tim nằm giữa 2 lá phổi, vậy nó có cấu tạo ngoài như thế nào , chúng ta chuyển sang phần 2.
- GV trình chiếu tranh màng tim và hướng dẫn cho HS quan sát lớp màng bên ngoài.
Tim của chúng ta được bao bọc bên ngoài là gì?
Màng tim cấu tạo bằng loại mô gì?
- GV : Khi bóc lớp màng ngoài là lớp cơ cấu tạo nên quả tim.
- GV giới thiệu phía trong màng tim còn có chất dịch giúp tim co bóp dễ dàng, giảm ma sát, va đập khi hoạt động mạnh.
- GV trình chiếu động mạch vành tim. 
 - GV hướng dẫn HS quan sát động mạch vành tim và hỏi.
 Xung quanh tim có gì? Có tác dụng gì đối với tim?
- GV nêu thêm về nguyên nhân gây tắc động mạch vành tim và hậu quả .
- GV trình chiếu tranh câm H17.1 sgk t54 ,yêu cầu HS quan sát ghi nhớ các 
- GV cho HS lên xác định các thành phần ngoài của tim.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV : Tim có tác dụng co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể . Vậy nó có cấu tạo trong như thể nào để phù hợp với chức năng này chúng ta chuyển sang phần 3.
- GV trình chiếu tranh cấu tạo trong của tim, phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm
 Nội dung của phiếu: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
Thành tim được cấu tạo bằng loại mô gì?
So sánh thành cơ tâm nhĩ và thành cơ tâm thất?
So sánh thành cơ tâm thất phải và thành cơ tâm thất trái?
Giữa tâm nhĩ với tâm thất ,tâm thất với động mạch mỗi bên thông với nhau bằng bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
- GV đi đến các nhóm quan sát, hướng dẫn .
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV dùng quả tim lợn thật cho học sinh quan sát các ngăn tim, van tim,thành tim và mach máu.
- GV trình chiếu tranh cấu tạo trong của tim và giảng giải:
+ Trên thành tim có yếu tố thần kinh tự động 
tim hoạt động không theo ý muốn của con người.
 + GV giới thiệu van tim( van 2 lá ; 3 lá,van thất động) van giúp máu lưu thông theo 1 chiều nhất định.từ TN TT và từ TT ĐM .
- GV liên hệ thực tế hiện tượng hở van tim .
- Dựa vào tác dụng của van tim ,GV cho HS làm bảng 17.1sgk: Nơi máu được bơm tới.
- Đáp án bảng 17.1 sgk
Các ngăn tim
Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất phải
Tâm thất trái co
Động mạch chủ
Tâm thất phải co
Động mạch phổi
- GV: Chúng ta đã biết hệ tuần hoàn gồm tim và mạch máu, ở phần I chúng ta đã nghiên cứu về vị trí, hình dạng, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tim.Vậy mạch máu nó có cấu tạo như thế nào chúng ta chuyển sang phần II
Hoạt động II: Tìm hiểu về các loại mạch máu.
- GV trình chiếu tranh H17.2 sgk trang 55 yêu cầu HS quan sát và hỏi:
 Có mấy loại mạch máu? ( 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch)
-HS trả lời, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV chỉ trên tranh cấu tạo 3 loại mạch để HS quan sát.
- GV phát phiếu học tập(phiếu số 2): So sánh cấu tạo và chức năng của các loại mạch. GV yêu HS quan sát tranh H17.2 thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- HS hoàn thành phiếu học tập.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án chuẩn.
- GV : khi tim co bóp đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch gọi là chu kì co dãn của tim. Vậy chu kì co dãn của tim gồm mấy pha chúng ta chuyển sang nghiên cứu phần III.
Hoạt động III: Tìm hiểu về chu kì co dãn của tim.
- GV trình chiếu tranh chu kì co dãn của tim H17.3, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:
Cho biết 1 chu kì co dãn của tim gồm mấy pha? 
Thời gian và đặc điểm của mỗi pha ?
- GV tổng thời gian của 1 chu kì là 0,8 s . Vậy TN được nghỉ bao nhiêu giây? TT nghỉ bao nhiêu giây? Tim hoàn toàn nghỉ ngơi bao nhiêu giây?
- GV : 1 chu kì co dãn của tim bằng 0,8s trung bình ở người trưởng thành mỗi phút có khoảng 60/0,8 = 75 nhịp tim. Vậy nếu số nhịp tim quá thấp hoặc quá cao đều dẫn đến tình trạng bệnh lí.
- GV hỏi: Trong 1 chu kì hoạt động của tim qua các pha cơ tim đã có thời gian nghỉ chưa?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt kiến thức: Cơ tim đã có thời gian nghỉ ngơi và được phục hồi nhờ o2 và dinh dưỡng do máu mang tới tim làm việc suốt đời mà không biết mệt. 
I: Cấu tạo của tim
Vị trí,hình dạng
- Vị trí: Tim nằm trong lồng ngực giữa hai lá phổi, hơi lệch sang trái.
- Hình dạng: Hình chóp, đỉnh phía dưới ,đáy phía trên.
Cấu tạo ngoài của tim
- Bao bọc bên ngoài là màng tim,cấu tạo bằng mô liên kết.
- Xung quanh tim có động mạch vành tim có tác dụng nuôi dưỡng tim.
Cấu tạo trong của tim
- Thành tim cấu tạo bởi mô cơ tim giúp co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể.
- Tim gồm 4 ngăn( 2TN và 2 TT
- TN có thành cơ mỏng có tác dụng thu máu về tim.
- TT có thành cơ dày hơn giúp đẩy máu vào động mạch với vận tốc và áp lực lớn.
+ TTP có thành cơ dày để đẩy máu vào động mạch phổi.
+ TTT có thành cơ dày nhất để đẩy máu vào động mạch chủ. 
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất, tâm thất với các mạch máu có các van giúp máu chỉ lưu thông theo một chiều nhất định.
II: Các loại mạch máu.
Nội dung : (Bảng phụ )
III: Chu kì co dãn của tim
- Tim co bóp theo chu kì . Mỗi chu kì gồm 3 pha (0,8 s):
- Pha nhĩ co(0,1s ): Đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ; nghỉ 0,7 s.
- Pha thất co( 0,3s ): Đẩy máu từ TT vào động mạch ; nghỉ 0,5s
- Pha dãn chung: Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s.
-Do có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt.
4: Củng cố:
- GV trình chiếu cho HS chơi trò chơi: ô chữ kì diệu 
- GV phổ biến luật chơi: ô chữ gồm 7 hàng ngang tương ứng với7 câu hỏi .Mỗi học sinh được chọn 1 hàng tương ứng với câu hỏi. Nếu trả lời đúng sẽ có 1 từ trong ô chữ kì diệu hiện ra. Trả lời ít nhất được 5 câu mới được đoán ô chữ.
5:Hướng dẫn về nhà:	
- Học và làm các bài tập sách giáo khoa.
- Chuẩn bị trước bài:” Vận chuyển máu qua hệ mạch – Vệ sinh hệ tuần hoàn”
1. Phiếu học tập: So sánh đặc điểm và chức năng các loại mạch
Nội dung
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
Cấu tạo
- Thành cơ thể 
- Lòng mạch
..................................................................
..................................................................
..................................................................
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
..................................................................
....................................................................................................................................
Chức năng
..................................................................
..................................................................
..................................................................
2.Đáp án phiếu học tập: So sánh cấu tạo và chức năng các loại mạch
Nội dung
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
Cấu tạo
- Thành cơ thể 
- Lòng mạch
- Đặc điểm khác
-Gồm 3 lớp: Biểu bì, lớp cơ trơn và lớp mô liên kết dày hơn tĩnh mạch 
- hẹp hơn tĩnh mạch
-Không có van
-Gồm 3 lớp: biểu bì, cơ trơn và mô liên kết mỏng hơn động mạch
- lòng rộng hơn động mạch
- Có van một chiều nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
-Thành mỏng chỉ gồm một lớp tế bào
- Lòng hẹp.
- Nhỏ và phân nhánh nhiều.
Chức năng
Thích hợp với chức năng dẫn máu đi nuôi cơ thể với vận tốc cao và áp lực lớn.
Thích hợp với chức năng thu máu từ các cơ quan về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Thích hợp với chức năng trao đổi chất với từng tế bào.
3. Kết quả: 
Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Hồng Giang trong những năm qua tôi nhận thấy : 
 Trước đây, cùng với những lí do về nhận thức là đồ dùng dạy học không được trang bị đầy đủ, không được hiện đại, tối ưu hoá. Và vì thế, với những bài giảng có nội dung kiến thức khá dài và rất trừu tượng như bài: “Tim và mạch máu”, để triển khai đầy đủ các mục, nhất là để khai thác kỹ các phần trọng tâm, các giáo viên thường rất khó thực hiện được trong một đơn vị thời gian chỉ là một tiết. 
 Phương pháp dạy học thường được các giáo viên áp dụng cho các bài có nội dung kiến thức dài và khó, lại trừu tượng như bài “Tim và mạch máu” này chủ yếu là theo phương pháp cũ: truyền thụ kiến thức theo một chiều. Học sinh vì thế thường không có hứng thú học tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài mới rất thấp. 
Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các bài giảng, các giáo viên dễ dàng hơn rất nhiều khi đổi mới các phương pháp dạy học. 
Bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề: mô tả thí nghiệm, kết hợp sơ đồ, mô hình hoá, sử dụng phiếu học tập cùng với việc ứng dụng trình duyệt Power Point, Time Pro, Paint... vào thiết kế bài: “Tim và mạch máu” cũng như nhiều bài học khác trong chương trình sinh học 8 , tôi đã thu được một số kết quả nhất định như:
 -Trước khi áp dụng sang kiến tôi cho học sinh làm bài kiểm tra kết quả thu được:
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
150
10
6,6
30
20
60
40
35
23,4
15
10
 - Sau khi áp dụng sáng kiến này vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Hồng Giang tôi thu được kết quả như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
150
20
13,3
35
23,3
85
56,6
8
5,3
2
1,5
+ Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới và làm được tất cả các bài tập có liên quan. 
+ Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài học. Từ chỗ nhiều em không thích học môn Sinh nay đã trở thành những học sinh rất ham mê học Sinh, các em hào hứng tham gia mọi tiết học, bài học và vì thế hiệu quả giờ giảng không ngừng được nâng lên.
+ Các giờ dạy của tôi theo phương pháp này đã được các đồng nghiệp dự giờ đánh giá cao. 
+ Năm học 2015-2016 tôi có 4 học sinh đạt giải hoc sinh giỏi cấp huyện sinh 8 .
PHẦN 3.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 I. Kết luận của đề tài.
 Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đề tài này của tôi cũng là phù hợp với xu thế đó.
 Với những hình ảnh trực quan sinh động mà chính xác, ứng dụng CNTT vào dạy học đã làm cho giờ học trở nên cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều. Do phải trình bày trên Word nên không thể hiện được hết hình động rất trực quan và sinh động ở bài “ Tim và mạch máu” này nếu trình bày trên Power point thì rất sinh động.
 Không những thế, nhờ phần lớn các kiến thức khó và trừu tượng đã được chúng ta thể hiện qua các sidle nên chúng ta có thể tiết kiệm được tối đa thời gian thuyết trình không cần thiết để tập trung vào khai thác, mở rộng, đào sâu các kiến thức trọng tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề, nhằm phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em. 
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nâng cao hiệu quả giảng dạy nhờ sự hổ trợ của hình ảnh, âm thanh làm cho giờ dạy sinh động hơn. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế cần lưu ý một số điểm sau:
Không nên lạm dụng công nghệ thông tin,ứng dụng công nghệ thông tin không có nghĩa là chúng ta không cần sử dụng bảng, phấn. Phần trình chiếu chỉ là phương tiện hổ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy,phần ghi bảng của thầy mới là kiến thức cơ bản trọng tâm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức.
Cần bố cục trình diễn hợp lí về cỡ chữ, màu nền, màu chữ. Thông thường nên dùng nền sáng và chữ màu tối
Không nên lạm dụng các hiệu ứng hiển thị điều này gây mất tập trung cho học sinh vào nội dung bài học
Không nên diễn giải quá nhanh, khi lựa chọn hình ảnh đưa ra phải phù hợp với nội dung của bài.
Phải kết hợp hài hòa giữa lời nói và hình ảnh trình chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát tranh, mẫu vật, phân chia nhóm
Việc soạn giáo án, lựa chọn phương tiện dạy học,tổ chức dạy học phải mang một phong cách riêng, tuyệt nhiên không có giáo án khuôn mẫu mà phải phụ thuộc vào từng kiểu bài để thiết kế cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
 II. Kiến nghị. 
 Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, từ đó chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị như : phòng học, hệ thống máy chiếuđồng thời khuyến khích, động viên để giáo viên đầu tư thiết kế bài giảng bằng công nghệ thông tin theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Khi giảng dạy giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí vui vẻ, năng động trong lớp học, tránh tình trạng nhồi nhét. Phải kết hợp tốt các phương tiện dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo viên có thể vận dụng đề tài này trong tất cả các tiết dạy ở tất cả các bộ môn.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi xin được đóng góp vào ngành nhằm nâng cao hơn nữa kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và giảng dạy.
Trong quá trình làm đề tài này khong sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Di Tàn, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Người viết SKKN
 Nguyễn Văn Tư

File đính kèm:

  • docSKKN_ung_dung_CNTT_vao_giang_day_sinh_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan