Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong soạn giảng Bài 16 “Sóng. Thủy triều. Dòng biển” – Địa lý 10 ban cơ bản
Cơ sở lý luận
Công nghệ Giáo dục Đào tạo được hiểu là: việc dạy và học được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện, các công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Các công nghệ này có tính chuyển giao cho người khác. Trong số các phương tiện và công nghệ đó, CNTT có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sáng tạo nhất đối với Công nghệ giáo dục. Theo nghĩa rộng, như UNESCO định nghĩa: “là tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương tiện và kỹ thuật học tập và đánh giá, được nhận thức và sử dụng tuỳ theo những mục tiêu đang theo đuổi và có liên hệ với những nội dung giảng dạy và những lợi ích của người học: đối với người dạy, sử dụng một công nghệ giáo dục thích hợp có nghĩa là biết tổ chức quá trình học tập và đảm bảo sự thành công của quá trình đó”
Chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học “thầy nói - trò nghe”, “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp dạy học mới, trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh, còn học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.”
Hiện nay theo chương trình cải cách giáo dục đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục. Điều 24.2 “Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng kĩ năng tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nhằm tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”
Ta đã biết, địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội là 2 yếu tố gắn bó mật thiết tác động qua lại với nhau, giữa chúng có mối quan hệ nhân quả.Vậy ngay từ đầu cấp học, học sinh cần phải nắm bắt các kiến thức địa lý tự nhiên để làm nền tảng cho học tập phần địa lí kinh tế- xã hội ở phần sau.
Tuy nhiên giáo viên sẽ không làm tốt điều này nếu không có sự hổ trợ một cách đắc lực của công nghệ thông tin, bởi thời lượng không thay đổi trong khi lượng kiến thức nhiều, chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy là không cao.
Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp thành công hơn trong giảng dạy môn địa lí và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin.
ng hiện tượng này trong cuộc sống. 2.Về kỹ năng - Hình ảnh và bản đồ, tìm đến nội dung của bài học. - Sử dụng bản đồ các dòng biển để trình bày về các dòng biển lớn( tên, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy, phân bố của chúng ) II.THIẾT BỊ DẠY HỌC - Các hình trong sách giáo khoa. - Tranh ảnh video về sóng biển, sóng thần... - Bản đồ tự nhiên thế giới, tập bản đồ thế giới và các châu lục. III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 1.Về nội dung - Trọng tâm của bài học là mục II: Thủy triều và mục III : Dòng biển. - Trong một tháng, thủy triều lớn nhất vào thời kỳ Trăng Tròn và không Trăng.Trong một năm,thủy triều lại có hai lần lớn vào các ngày xuân phân và ngày thu phân: Đó là lúc tia sáng của Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo, sức hút của Mặt Trăng đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất. - Mặt Trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời khá nhiều, nhưng Mặt Trăng có sức hút với khối nước biển rất lớn,vì Mặt trăng ở gần Trái Đất hơn nếu so với Mặt Trăng. 2. Về phương pháp - Phương pháp động nảo - Giáo viên tổ chúc đàm thoại gợi mở, thảo luận trên cơ sở hình và bản đồ kết hợp với sách giáo koa. VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Đảm bảo các khâu của quá trình lên lớp. - Mở bài: (Thời gian 1 phút). - Thỉnh thoảng ta vẫn nghe nói “ Biển lặng” vậy có bao giờ biển hoàn toàn tỉnh lặng? Và những ngày Trăng tròn và không trăng, trăng lưỡi liềm thì có hiện tượng gì sẽ sảy ra? Mặt Trời lúc đó nằm ở vị trí nào so với Trái Đất và Mặt Trăng... Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu . Hoạt động 1: Tìm hiểu về sóng. I- Sóng biển.(Thời gian 10 phút ) Nhấp chuột vào mục I. Sóng biển ( HS xem hình động của sóng) Bước 1:( Thời gian 3 phút) Giáo viên hỏi cả lớp trong lớp chúng ta ai đã từng đi biển rồi ? Giáo viên hỏi tiếp em thấy trên mặt biển có hiện tượng gì? Giáo viên tiếp : Bằng cách cho học sinh đọc sách giáo khoa và quan sát các hình ảnh động về sóng biển, sóng thần.(Hình 1.1 - Ở phần phụ lục) Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm cùng thảo luận 1 câu với các nội dung câu hỏi sau: (mục đích có nhóm phản biện) - Hai nhóm đầu: Sóng là gì ? Nguyên nhân gây ra sóng? (HS quan sát hình 1.3) - Hai nhóm tiếp theo : Thế nào là sóng bạc đầu ? (HS quan sát hình 1.2) - Hai nhóm tiếp:Thế nào là sóng thần ? Nguyên nhân gây ra sóng thần và hậu quả của nó? (HS quan sát hình 1.4 ) - Hai nhóm còn lại: Mô tả đôi nét về sóng thần (giáo viên gợi ý theo dỏi hình trên giáo án và những kiến thức biết được từ các phương tiện thông tin đại chúng) Bước 2 :(Thời gian 5 phút) Giáo viên cử đại diện nhóm đứng lên trình bày , nhóm cùng làm chung một câu hỏi bổ sung, sau đó giáo viên chuẩn xác kiến thức và có thể thuyết giảng thêm ngoài nguyên nhân gây ra sóng biển là do gió còn có do nguyên nhân cơ học ví dụ như mũi tàu , núi lửa... Gió phá vở tình trạng cân bằng về trọng lượng của mặt nước làm cho các phân tử nước trên mặt xuống tới một độ sâu, và dao động tuần hoàn xung quanh vị trí cân bằng của chúng. Để minh họa ta có thể lấy một ví dụ : cánh đồng lúa khi gió thổi giống như ngọn sóng dao động lên xuống. Tương tự như vậy nếu ta thả một vật nổi trên mặt sóng thì vật ấy không bị đẩy đi nơi khác mà chỉ lên cao xuống thấp ở một chổ. GV đặt câu hỏi thêm: Em biết gì về đợt sóng thần gần đây nhất của nhân loại và những hậu quả của nó ? (Đợt sóng thần ngày 26/12/2004 như Thái Lan, Indonesia, sóng thần tấn công Nhật Bản14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter xảy ra ngoài khơi Nhật Bản. 15h55 cùng ngày, sóng thần bắt đầu tấn công bờ biển Đông Bắc nước này. Đoạn video dưới đây ghi lại cảnh đê biển tại thành phố biển Miyako, tỉnh Iwate, của Nhật Bản bị nhấn chìm bởi con sóng thần, gây thiệt hại nặng nề cho đất nước này được Cục Địa chất Mỹ cho rằng, để gây nên trận sóng thần dữ dội như thế, trận động đất cùng ngày phải tạo ra mức năng lượng tương đương 475 triệu tấn thuốc nổ TNT hay 326 triệu thùng dầu thô - số lượng mà cả thế giới tiêu thụ trong 4 ngày.) ? Làm thế nào để nhận biết sóng thần sóng thần sắp xảy ra? (Cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ, sau đó nước biển sủi bọt, một thời gian sau nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ, cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua) ?Ảnh hưởng của sóng biển đến địa hình ven bờ (Hình 1.5) và biện pháp khắc phục? Cho học sinh ghi chép kiến thức trên bảng. Chuyển ý các em có biết không, mối quan hệ giữa Mặt Trăng,Mặt Trời và Trái Đất đả tạo nên một hiện tượng kỳ diệu trên biển cả , vậy hiện tượng kỳ diệu đó là gì chúng ta qua mục: Hoạt động 2: Tìm hiểu về thủy triều. II- Thủy triều.Thời gian khoảng 15 phút ( Hoạt động của cả lớp) Trước khi qua phần khái niệm giáo viên cho học sinh xem hình động về Thuỷ Triều bằng cách nhấp chuột vào mục II Thuỷ Triều. 1. Khái niệm - Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về thủy triều chỉ cho các em xem lúc mực nước dâng lên và hạ xuống (Hinh 2.1), kết hợp với sách giáo khoa , giáo viên hỏi học sinh: Em hãy cho biết thủy triều là gì? Sau khi học sinh trả lời giáo viên chuẩn xác kiến thức, lúc này học sinh có thể hình dung ra hiện tượng thủy triều . Giáo viên hỏi tiếp, vậy nguyên nhân gây ra thủy triều, đây là phần kiến thức khó dựa vào sách giáo khoa học sinh có thể trả lời đó là do ảnh hưởng của sức hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời . Nhưng để học sinh hiểu dể hình dung ra vấn đề, giáo viên cần giải thích: Mở sidle vị trí của Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng (hình 2.2), như chúng ta biết Mặt Trăng có khối lượng chỉ bằng một phần 27 triệu Mặt Trời nhưng chỉ ở cách Trái đất chỉ một khoảng bằng 1/390 khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất nên sức hút của Mặt Trăng đối với Trái Đất lớn hơn sức hút của Mặt Trới là 2,17 lần. Mặt Trăng có sức hút Trái Đất thì ngược lại Trái Đất cũng có sức hút Mặt Trăng,cả hai hợp thành một hệ thống hút lẩn nhau thì Mặt Trăng mới quay quanh Trái đất mãi được.Theo định luật Newton thì sức hút giữa Mặt Trăng và Trái Đất bằng Mm/(60R)2 Trong đó M là khối lượng Trái Đất, m là khối lượng Mặt Trăng và R là đường kính Trái Đất,60R là khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng sức hút đó không phải là đồng nhất khắp địa cầu mà thay đổi tùy theo vị trí của các nơi đối với Mặt Trăng xa hay gần .Ở tâm Trái Đất sức hút ấy là Mm/(59R)2, xa mặt Trời nhất là Mm/(61R)2. Do vận động của Trái Đất mà sinh ra sức ly tâm c,sức này chống lại sức hút của Mặt Trăng.Bất cứ nơi nào trên Trái Đất cũng có sức và hợp lực của hai sức ấy là sức sinh ra thủy triều. - Sau khi học sinh đã nắm được nguyên nhân Giáo viên hỏi tiếp : Các em quan sát hình ảnh trên (Hình 2.3), hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?( không trăng hoặc trăng tròn) kết hợp hai hình trên học sinh có thể trả lời được. - Giáo viên hỏi tiếp vậy dựa vào hình 16.1 và 16.3 (SGK) cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất nhất ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? (trăng khuyết). - Giáo viên hỏi thêm thủy triều có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất và đời sống ? (Thủy triều thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống,nhất là những vùng ven biển, người ta quan sát vào thùy triều để hạ thủy những con tàu.ở các cửa sông người ta dựa vào thủy triều để đánh bắt cá .Sản xuất điện ví dụ trên thế giới một số nước đã khai thác nguồn năng lượng này như: Thủy Điển, trạm điện thuỷ triều ( Michel – Pháp ),(Hình 1.8.1)...; trong lĩnh vực quân sự : Liên hệ Ng« QuyÒn ®¸nh tan qu©n Nam H¸n dùa vµo thuû triÒu - trận Bạch Đằng năm 938(Hình 2.5) ; Tàu, thuyền chờ triều lên ra khơi (Hình 2.6).Làm muối ở nước ta Tuy nhiên, thủy triều cũng có những ảnh hưởng không tốt.chẳng hạn như việc triều dang làm ngập úng ở thành phố Hồ Chí Minh – Hình 2.7). - Từ những kiến thức trên có thể ghi phần đặc điểm. - Chuyển ý Khi nhắc đến khái niệm “dòng sông” chúng ta sẽ hình dung ngay đến những dòng sông xinh đẹp ở lục địa ,hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu những "dòng sông” không chảy trên lục địa mà chảy ngay trong biển cả, chúng ta qua mục : Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng biển III- Dòng biển. (Nhấp chuột vào mục III Dòng biển xem hình ảnh động.) Thời gian khoảng 15 phút chủ yếu là hoạt động nhóm. Bước 1: Các nhóm nghiên cứu kiến thức sách giáo khoa, quan sát các hình 16.4, tập bản đồ thế giới và các châu lục, bản đồ tự nhiên thế giới, thảo luận, hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm .(giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm) Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1 : Bán cầu Tính chất dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Bắc Nóng Nhóm 2.hoàn thành phiếu học tập số 2 Bán cầu Tính chất dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Bắc Lạnh Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập số 3 Bán cầu Tính chất dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Nam Nóng Nhóm 4: Nhoàn thành phiếu học tập số 4 Bán cầu Tính chất dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Nam Lạnh Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày kết hợp với chỉ hình 16.4 hoặc bản đồ tự nhiên thế giới .Từng nhóm lên trình bày chỉ bản đồ , giáo viên cho học sinh khác bổ sung sau đó chuẩn xác kiến thức và cho học sinh đối chiếu phiếu phản hồi kết hợp với quan sát cụ thể trên màn hình (Hình 3.1- Các dòng biển nóng ở Bắc Bán Cầu; Hình 3.2 - Các dòng biển nóng ở Nam Bán Cầu; Hình 3.3 - Các dòng biển lạnh ở Bắc Bán Cầu; Hình 3.4 - Các dòng biển lạnh ở Nam Bán Cầu) - Chứng tỏ các dòng biển thường chảy đối xứng qua 2 bên bờ đại dương ? Rút ra kết luận về quy luật dòng biển ở 2 bán cầu ? (Hình 3.5 - Các dòng biển trên thế giới) Giáo viên bổ sung các câu hỏi sau: - Tại sao hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ,còn ở bán cầu Nam thì ngược lại?(do lực coriolit, hướng gió tác động, bắc bán cầu lục địa nhiều...) - Tác động của dòng biển nóng, lạnh đối với khí hậu ven bờ nơi nó chảy qua? (Hình 3.6) (Dòng nóng kết hợp với gió gây mưa lớn, dòng lạnh kết hợp với gió gây nghịch nhiệt làm thời tiết khô hơn, giáo viên liên hệ với thời tiết khu Đông Bắc vào mùa Đông của Việt Nam với thời tiết lạnh khô.) 4/ Đánh giá : -Sau bài học giáo viên đánh giá học sinh bằng cách đạt ra những câu hỏi. Nối các dữ kiện sau sao cho hợp lý Mặt Trời Mặt Trăng Trái Đất Nằm vuông góc với nhau Triều kém Vào các ngày 7 và 23 âm lịch Vào các ngày 1 và 15 âm lịch Triều cường Nằm trên đường thẳng Tại sao bờ Đông lục địa thường ấm hơn bờ Tây của các đại dương? IV - PHỤ LỤC: Thông tin phản hồi. Dòng biển nóng ở Bắc bán cầu : Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Ảnh hưởng ven bờ 1. Dòng Bắc TBD (Cư rô si vô ) Xích đạo Hướng Tây gặp lục địa châu Á chảy lên hướng Bắc Làm ấm bờ Đông Nhật Bản 2.Dòng Bắc ĐTD ( Gơn xtrim ) Xích đạo Hướng Tây gặp lục địa bắc Mỹ chảy lên hướng Bắc Làm ấm bờ Đông Hoa Kỳ Dòng biển lạnh ở Bắc bán cầu : Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy ảnh hưởng ven bờ 1. Dòng California 30-400VB Men theo bờ tây lục địa Bắc Mỹ chảy về xích đạo Làm lạnh , khó gây mưa bờ tây Bắc Mỹ 2. Dòng canari 30-400VB Men theo bờ tây lục địa Phi chảy về xích đạo Làm lạnh , khó gây mưa bờ tây châu Phi 3. Dòng Ôi a shi vô Cực Men theo bờ Đông châu Á Làm lạnh , khó gây mưa bờ Đông bắc châu Á 4. Dòng Labrađo Cực Men theo bờ Đông Bắc Mỹ Làm lạnh , khó gây mưa bờ Đông bắc Bắc Mỹ Dòng biển nóng ở Nam bán cầu : Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Ảnh hưởng ven bờ 1. Dòng Nam ĐTD (Brazil) Xích đạo hướng Tây gặp bờ Đông lục địa Nam Mỹ chảy về phía nam Làm ấm bờ Đông lục địa Nam Mỹ 2. Dòng Nam ÂĐD (Mô Zăm Bich) Xích đạo hướng Tây gặp bờ Đông lục địa Phi chảy về phía nam Làm ấm bờ Đông lục địa châu Phi 3. Dòng Nam TBD (Đông Úc) Xích đạo hướng Tây gặp bờ Đông lục địa Úc chảy về phía nam Làm ấm bờ Đông lục địa Úc Dòng biển lạnh ở Nam bán cầu : Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy ảnh hưởng ven bờ 1. Dòng lạnh Pêru Khoảng 30-400VN Men theo bờ Tây Nam Mỹ chảy về xích đạo Làm lạnh , khó gây mưa bờ Tây lục địa Nam Mỹ 2 Dòng lạnh Benghela Khoảng 30-400VN Men theo bờ Tây Châu Phi chảy về xích đạo Làm lạnh , khó gây mưa bờ Tây lục địa Phi 3 Dòng lạnh Tây Úc Khoảng 30-400VN Men theo bờ Tây lục địa Úc chảy về xích đạo Làm lạnh , khó gây mưa bờ Tây lục địa Úc 5/ Hoạt động nối tiếp : Làm bài tập và đọc trước bài mới. 3 . Kết quả đạt được * Đối với giáo viên: - Giáo viên tích cực đầu tư nghiên cứu để xây dựng những hình ảnh phù hợp với nội dung chương trình của từng mục trong từng bài. - Giáo viên thành thạo được kĩ năng xây dựng các loại giao án điện tử trên máy tính để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Nâng cao năng lực chuyên môn. - Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng internet, phần mềm Encatar..., tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính xác, điều đó chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học, bảng phụ - Đối với việc kiểm tra đánh giá, củng cố bài với những bài tập trắc nghiệm, giải ô chữ liên quan đến những nội dung cơ bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, tạo cho giờ học sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức. - Khi soạn giáo án càng làm chúng ta thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được những ý tưởng mới. Điều đó đã giúp chúng ta tự nâng cao trình độ tin học, mở rộng hơn kiến thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng được bồi đắp thêm. Hơn nữa khi dạy sẽ nhàn hơn, đỡ tốn công sức trong lúc giảng bài hơn, nhất là với bộ môn chỉ 1 - 2 tiết một tuần như địa lí, bởi bài soạn đó sẽ sử dụng dạy cho nhiều lớp. - Trong các tiết dạy giáo án điện tử, bài dạy giáo viên hiện lên sinh động qua các slide, các hình ảnh, sơ đồ, mô hình khiến học sinh dễ hiểu, các em rất hứng thú tập trung vào giờ học giúp giáo viên tránh được tình trạng “dạy chay”- “học chay” như trước đây. - Giáo án điện tử dễ bổ sung, sửa chữa, dễ trao đổi với đồng nghiệp, giáo viên tự tin khi giảng dạy. - Trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng” * Đối với học sinh: - Học sinh nắm và hiểu nội dung kiến tức bài học nhanh hơn qua quan sát trực tiếp các hình ảnh, những đoạn video..đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các em - Thu hút được sự chú ý, tò mò, hứng thú học tập, học sinh tích cực, chủ động, tìm tòi và thu nhận kiến thức từ hình ảnh trực quan sinh động. - Dễ hiểu bài, nắm được bài, học sinh thực sự đóng vai trò là người trung tâm. - Cùng một thời lượng nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động sâu sắc và vững vàng hơn. - Học sinh được mở rộng kiến thức từ một bài dạy, dần làm quen với các phương tiện hiện đại. *Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Lớp Tổng số học sinh Giỏi Điểm từ 8-10 Khá Điểm từ 6 =>7,5 Trung bình Điểm từ 5=> 6 Yếu Điểm <5 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 10A6 (Lớp đối chứng ) 46 6 13,0 15 32,6 20 44,5 5 10,9 10A7 (Lớp thưc nghiệm) 47 12 26,0 20 43,0 15 31,0 0 0 10A11 (Lớp đối chứng ) 46 4 8.7 13 28.3 23 50 6 13 10A12 (Lớp thưc nghiệm) 45 8 17,8 22 48,9 14 31,1 1 2,2 C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trực tiếp giảng dạy, tôi thấy có ý nghĩa rất lớn và đống vai trò cực kỳ quan trọng đối với bộ môn địa lí nói riêng và chương trình đị lí lớp 10 nói riêng, đặc biệt là phần địa lí tự nhiên.Bỡi các phương tiện hiện đại giúp cho giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, khắc phục được một số khó khăn về đồ dùng dạy học: giáo viên có thể sử dụng được các tranh ảnh tư liệu, những hình ảnh động, phim video, các hình vẽ trong sách giáo khoa, tự vẽ được các bản đồ, biểu đồ thích hợp cho từng nội dung bài dạy từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học và giảm được một phần thời gian cho giáo viên trong khâu chuẩn bị đồ dùng. Từ đó tránh được tình trạng giáo viên “dạy chay”, học sinh “ học chay”, mà lại phù hợp với phương pháp dạy học mới : dạy - học lấy học sinh làm trung tâm và sử dụng đồ phương tiện trực quan trong quá trình dạy - học. Để đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề. Qua thực tế thực hiện, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện hiện đại máy chiếu Projector trong dạy học địa lý là rất cần thiết. Tuy nhiên, giáo viên chỉ nên coi bài giảng điện tử là một công cụ trong quá trình chuyển tải thông tin chứ không phải là “cây đũa thần” có thể thay thế được mọi thứ. Trong một tiết học sẽ diễn ra các tình huống sư phạm khác nhau đòi hỏi giáo viên phải xử lý. Ngoài ra, giờ học cũng không thể thiếu sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, lúc đó bảng phấn là công cụ cần thiết để hai bên thể hiện suy nghĩ trực tiếp. Do đó trong quá trình dạy học, bản thân giáo viên phải biết tự rút ra bài học cho mình sau mỗi tiết dạy trình chiếu và nên dạy ở một số bài phù hợp hoặc chỉ dùng trình chiếu tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ video...sử dụng kết hợp với bảng viết nhuần nhuyễn chắc chắn se mang lại hiệ quả cao tốt nhất đối vói môn học này. Còn nếu không cẩn thận thì chúng ta có thể chuyển từ chế độ đọc - chép truyền thống sang chế độ nhìn - chép hiện đại, nếu như thầy trò phụ thuộc vào các bài giảng điện tử,hiệu quả của tiết dạy vì thế không được cải thiện nhiều. Trong quá trình dạy học, sử dụng công nghệ hiện đại đúng cách mang lại nhiều hiệu quả tích cực là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu sử dụng không phù hợp, lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng Trong quá trình giáo dục, học sinh là nhân tố trung tâm, người giáo viên phải đóng vai trò khơi gợi, dẫn dắt học sinh tiếp cận với tri thức. Muốn làm được điều này, quá trình tiếp xúc, tương tác giữa thầy và trò là không thể thiếu. Quá trình này không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức mà còn giúp học sinh cảm nhận được tình cảm, sự khích lệ, động viên của thầy cô. Cũng thông qua quá trình tương tác này, sự uốn nắn của giáo viên đối với học sinh từ những hành động nhỏ nhất như: tư thế ngồi, cách viết, cách đọc sẽ được thực hiện. Với vai trò quan trọng này của người giáo viên, máy móc, thiết bị dù hiện đại tới đâu cũng không thể thay thế được. Việc đưa giáo án điện tử và công nghệ thông tin vào giảng dạy đã góp phần “làm mới” tiết học lên nhiều. Nhằm hướng tới mục tiêu hiện đại hóa giáo dục, bắt kịp với xu thế của thời đại, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị dạy học tiên tiến vào quá trình giảng dạy và học tập là một chủ trương đúng đắn phù hợp với với xu thế. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, cần có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, căn cứ trên điều kiện thực tế của từng đơn vị trường học như: Năng lực tiếp thu của học sinh, khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên, đặc thù từng môn học Việc thực hiện đề tài chỉ được tiến hành ở số lớp còn ít, trong thời gian ngắn, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, bản thân tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn trong thời gian tiếp theo và tiến hành sử dụng rộng rãi hơn ở tất cả các khối lớp. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý xây dựng của các đồng nghiệp và các thành viên trong Hội đồng Khoa học của ngành giáo dục tỉnh nhà và để bản tôi có thể thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn được tốt hơn. II. Kiến nghị. Trong quá trình giảng dạy thực tế, với những kết quả đạt được qua các tiết tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian qua, tôi có một số kiến nghị như sau: đề nghị nhà trường nên đầu tư đầy đủ hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh có được những tiết học trên lớp đạt kết quả cao hơn để học sinh được hiểu biết sâu và rộng hơn, từ đó làm tăng thêm sự yêu thích bộ môn ở các em Đối với các giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí cấp THPT cần đầu tư nghiên cứu và ứng dụng phương tiện dạy-học này. Việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử vào thực tiễn là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, vật chấtvì vậy cần triển khai đồng bộ, quyết liệt.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_soa.doc