Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường Trung học Phổ thông

Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng sử dụng thư viện của giáo viên và học sinh THPT

Quá trình công tác tại trường THPT Nghi Lộc 5 và qua tìm hiểu thực tế một

số trường THPT trên địa bàn, tôi nhận thấy một số thực trạng sử dụng thư viện của

giáo viên và học sinh như sau:

2.1.1. Quy trình thực hiện mượn sách của học sinh tại thư viện nhà trường

Thư viện là nơi để lưu trữ, cung cấp, truyền bá thông tin, tài liệu tới tất cả mọi

người. Thư viện trường học không nằm ngoài số ấy. Hiện nay, mỗi trường học đều

có một hệ thống thư viện, nhiều nơi còn đạt Thư viện chuẩn, nhưng vì sao thư viện

trường học vẫn chưa được học sinh mặn mà lui tới thường xuyên. Nguyên nhân

chủ yếu như sau:

Thứ nhất, thư viện của một số trưòng học do diện tích trường học nhỏ, điều

kiện chưa cho phép, có trường thư viện chỉ là tận dụng từ một phòng học cũ, có

trường thư viện được đặt ở tận cuối hành lang tầng 3. Nhiều em học sinh rất ngại

leo lên tầng 3 để lên thư viện. Thông thường ở mỗi trường giờ nghỉ giải lao giữa

các tiết học là 5 phút. Thời gian đi lại cũng đủ mệt. Do đó nhiều em đã chọn ngồi

trong lớp nói chuyện với các bạn, hay ra sân chơi hơn là lên thư viện.4

Thứ hai, vốn tài liệu trong thư viện chưa nhiều, hình thức, tài liệu còn chưa đa

dạng phong phú, số lượng sách hạn chế. Chủ yếu vẫn chỉ có sách giáo khoa và

sách tham khảo, ít những tài liệu giải trí. Thêm vào đó, việc đầu tư kinh phí còn

khiêm tốn, số lượng máy tính kết nối internet trong thư viện không nhiều, tài liệu

bổ sung không thường xuyên, liên tục. cũng làm cho chất lượng của hoạt động

thư viện chưa được nâng cao.

Thứ ba, việc mượn sách và đọc sách chỉ tập trung ở một số học sinh có ý thức

học và yêu thích đọc sách. Đa số học sinh thỉnh thoảng hoặc không lên thư viện

mượn sách và đọc sách. Thư viện chưa thật sự được học sinh yêu thích và tìm đến,

chưa có sự lan tỏa trong cộng đồng.

Quy trình Mượn/ trả sách của các trường như sau

Mượn sách về nhà (phòng mượn trả sách):

- Bạn đọc làm thủ tục đóng thẻ tại bàn của CBTV.

- Bạn đọc tìm sách qua các “Mục lục thư viện”.

- Ghi nhận tên sách, ký hiệu xếp giá vào phiếu yêu cầu.

- Xuất trình thẻ và phiếu yêu cầu cho CBTV.

- Bạn đọc vào kho chọn sách cần mượn theo sự hướng dẫn của CBTV.

- Bạn đọc mang sách cần mượn đến bàn CBTV đăng ký mượn.

- Bạn đọc nhận sách, kiểm tra sách và nhận lại thẻ trước khi rời khỏi quầy.

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 3082 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn đọc đăng ký tài khoản vào website. 
Hình 11: Đăng ký tạo tài khoản 
Bước 2: Đăng nhập 
Những bạn đọc đã có tài khoản thì đăng nhập vào website: 
- Tên đăng nhập hoặc email: 
- Mật khẩu: 
 16 
Hình 12: Đăng nhập website 
Phần hiện thị nội dung tài liệu 
Hình 13: Phần hiện thị nội dung tài liệu 
Đăng ký câu lạc bộ. 
Sau khi học sinh đăng ký vào website, nếu học sinh muốn tham gia câu lạc bộ 
thì ấn vào đăng ký CLB trên website, quản trị câu lạc bộ sẻ vào phê duyệt. Mỗi 
hình thức sinh hoạt CLB sẻ được thông báo trên trang tin tức, hoặc trên fanpage 
nhà trường. 
 17 
Hình 14: Đăng ký tham gia CLB 
3.1.4. Phần dành cho giáo viên 
- Đăng nhập 
Bước 1: Thầy cô truy cập website: https://thuvienso-nl5.vn click “Login” 
Khi thầy/ cô truy cập vào website có thể xem toàn bộ tài liệu trên web, nhưng 
thầy/ cô muốn download, muốn update tài liệu thầy cô cần phải đăng nhập hệ thống. 
Hình 15: Đăng nhập hệ thống 
 18 
Bước 2: Dùng tài khoản quản trị hệ thống cấp để đăng nhập vào website. 
Hình 16: Đăng nhập hệ thống 
Bước 3: Sau khi giáo viên đăng nhập thành công, chọn tên người dùng góc 
trên, bên phải. 
Hình 17: Chọn tên người dùng 
Sau khi giáo viên đã đăng nhập thành công, giáo viên có thể update tài liệu 
(Hình 18). 
Update tài liệu gồm các mục 
- Tiêu đề: ghi rõ tiêu đề tài liệu cần update 
- Nội dung: mô tả về tài liệu cần update. 
- Chọn ảnh đại diện: 
- Chọn file tài liệu: file tài liệu dưới dạng video hoặc file tài liệu pdf 
 19 
- Chọn số trang: 
Hình 18: Update tài liệu 
Sửa thông tin tài khoản (Hình 19) 
- Avatar: Ảnh đại diện 
- Họ và tên giáo viên. 
- Ngày sinh 
- Địa chỉ 
Hình 19: Sửa thông tin tài khoản giáo viên 
Sau cùng giáo viên có thể đăng xuất tài khoản 
3.2. Tạo môi trường đọc sách điện tử cho học sinh. 
Đưa lên fanpage - Trường THPT Nghi Lộc 5 và mục tin tức trên website 
https://thuvienso-nl5.vn/, giới thiệu những cuốn sách hay theo chủ đề từng tháng, 
nhưng hoạt động CLB, những số báo CLB. 
Fanpage - trường THPT Nghi Lộc 5 hiện tại có số lượng người theo dõi và tiếp 
cận rất lớn, chủ yếu là học sinh, phụ huynh và các đồng nghiệp. Vì vậy chúng tôi đã 
sử dùng fanpage nhà trường như một kênh thông tin để hướng dẫn các em tiếp cận 
nguồn tài liệu điện tử trên website và nguồn sách hiện có tại thư viện nhà trường 
thông qua các bài viết, hình ảnh, các bài giới thiệu về sách của các bạn học sinh. 
 20 
Qua thống kê hiện tại cho thấy số lượng người tiếp cận fanpage nhà trường 
như sau. 
Fanpage Thống kê 
Số lượng người thích fanpage Trường THP Nghi Lộc 5 3526 người 
Số lượng người theo dõi fanpage Trường THP Nghi Lộc 5 3663 người 
Thống kê từ 12/2/ 2021 -> 11/3/2021 số người tiếp cận trang 92.091 người 
Thống kê từ 12/2/ 2021 -> 11/3/2021 số lượt tương tác bài viết 23.576 lượt 
Bảng 1: Thống kê lượt thích, theo dõi fanpage trường THPT Nghi Lộc 5 
Hình 20 : Video giới thiệu sách của học sinh trên website  
Với lượng người theo dõi fanpage như vậy, sử dụng fanpage như một công cụ 
truyền thông để tiếp cận học sinh và phụ huynh rất thuận lợi. 
Qua đó, thực hiện tuyên truyền về vai trò của việc đọc sách, hướng dẫn cách 
đọc sách hiệu quả cho mọi đối tượng có thể tiếp cận. Dựa vào sở thích, nhu cầu và 
phản hồi của bạn đọc đồng thời dựa vào chủ đề từng tháng của nhà trường, đăng tải 
lên fanpage và website có chọn lọc những bài viết chất lượng, link những tác phẩm 
hay, có ý nghĩa. 
Thành lập Ban kiểm duyệt gồm cán bộ thư viện, một số giáo viên. Ban kiểm 
duyệt có nhiệm vụ chọn lọc những tin tức, những tác phẩm hay, có giá trị nhân văn 
đăng tải lên fanpage và website https://thuvienso-nl5.vn/ của trường. 
- Xây dựng các chủ đề theo tháng để có kế hoạch kết hợp giữa thư viện 
điện tử và thư viện truyền thống. 
 21 
+ Tháng 9: Chủ đề “Mùa khai trường”: Giới thiệu những bài viết, tác phẩm 
hay có trên thư viện trong giờ chào cờ thứ hai đầu tuần. đưa các bài viết hay lên 
trang website: https://thuvienso-nl5.vn/ 
+ Tháng 10: Chủ đề: “Tình cảm gia đình”: Giới thiệu tới các học sinh những 
cuốn sách tiêu biểu trên website và thư viện như: Cho tôi một vé đi tuổi thơ – 
Nguyễn Nhật Ánh; Từ bỏ - Nguyễn Ngọc Tư, 
Cho học sinh vào tham gia giải đề ở các câu lạc bộ Toán học trên website: 
https://thuvienso-nl5.vn/ 
Đưa các chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ: Skill club, Câu lạc bộ toán học 
+ Tháng 11: Chủ đề: “Tri ân thầy cô”: Đại diện các lớp giới thiệu các cuốn 
sách hay có ý nghĩa về thầy cô như: Hồ Chí Minh về giáo dục (NXB Lao động – 
xã hội); Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp, 
Cho học sinh vào tham gia giải đề ở các câu lạc bộ Toán học trên website: 
https://thuvienso-nl5.vn/ để thi đua chào mừng 20/11. 
+ Tháng 12: Chủ đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
và tư thế, tác phong của anh bộ đội cụ Hồ”. Đăng tải tư liệu là link các cuốn sách 
về những tấm gương sáng đại diện cho thế hệ trẻ thời chiến như Nhật ký Đặng 
Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi 20,... 
Cho học sinh vào tham gia giải đề ở các câu lạc bộ Toán học trên website: 
https://thuvienso-nl5.vn/ 
+ Tháng 1; 2: Chủ đề: “Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và lịch sử 
Đảng bộ địa phương”. Chúng tôi sưu tầm những cuốn sách về Đảng Cộng sản Việt 
Nam và Đảng bộ địa phương. Những cuốn sách này được chuyển đến thư viện 
từng lớp học. Ngoài ra, đăng tải những bài viết có nội dung liên quan lên trên thư 
viện điện tử (fanpage và website). 
Cho học sinh vào tham gia giải đề ở các câu lạc bộ Toán học trên website: 
https://thuvienso-nl5.vn/ 
+ Tháng 3: Chủ đề: “Tháng thanh niên”. Phát động phong trào làm video các 
phong trào hoạt động đoàn kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn. Làm video giới thiệu 
những cuốn sách về học tập đăng tải lên fanpage nhà trường và website. 
Cho học sinh vào tham gia giải đề ở các câu lạc bộ Toán học trên website: 
https://thuvienso-nl5.vn/ 
+ Tháng 4: Chủ đề: “Ngày hội đọc sách”. Chúng tôi đăng tải trên thư viện 
điện tử thông tin về Ngày hội đọc sách Việt Nam và những cuốn sách hay để học 
sinh tìm đọc. 
+ Tháng 5: Chủ đề “Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử địa 
phương”. Chúng tôi sưu tầm cuốn sách về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử 
Nghệ An, phát sách tới từng lớp học. Trên thư viện điện tử, đăng tải những bài viết 
 22 
kết hợp với hình ảnh đẹp mắt để thu hút học sinh. Ngoài ra, kết hợp với đoàn 
trường tổ chức cho học sinh viêt bài tìm hiểu về lịch sử địa phương, những bài viết 
hay, ý nghĩa được đăng tải trên website. 
Sau khi thực hiện biện pháp này học sinh có ý thức tự giác đọc sách và tin tức 
bổ ích. Thông qua khảo sát, học sinh đã biết chọn lọc những nội dung đọc phù hợp. 
Khi thấy những trang mạng không chính thống, tin tức câu like, câu view, báo lá 
cải, học sinh đã biết cách nhận biết và hạn chế đọc. Từ đó, đạo đức và học lực của 
học sinh được nâng cao, số học sinh vi phạm nội quy nhà trường và mắc vào các tệ 
nạn xã hội có chiều hướng giảm rõ rệt. 
3.3. Tiếp tục phát triển thư viện trường học 
 Bổ sung đa dạng các thể loại sách cho thư viện trường. Chúng tôi tận dụng 
tối đa mọi nguồn sách như xin ở thư viện tỉnh, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ giáo 
viên, học sinh và trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, thư viện trường cũng mua thêm 
một số đầu sách mới để phục vụ bạn đọc. Tính từ tháng 8/2020 đến tháng 2/2021, 
Nhóm tác giả bổ sung thêm được 967 bản sách. Tại thư viện lớp học, luân phiên 
đổi sách hai tuần một lần để các bạn có thể thay đổi “món ăn tinh thần” thường 
xuyên, tránh sự nhàm chán. 
Khi bổ sung đa dạng các thể loại sách, học sinh đã bắt đầu chú ý đến việc đọc 
sách. Các em có nhiều sự lựa chọn về thể loại sách như sách văn học, sách tham 
khảo, sách về khoa học, về nấu ăn hay về giáo dục giới tính. Mỗi loại sách này đều 
có giá trị thiết thực với học sinh. 
Chúng tôi thực hiện khảo sát 969 học sinh và phỏng vấn 100 học sinh để đánh 
giá hiệu quả của việc đọc sách. Ngoài ra, dựa vào sổ sách của thư viện, chúng tôi 
có kết quả sau: 
Thông tin Tháng 4/2020 Tháng 3/2021 
Thời gian đọc sách 
1 ngày/ 1 học sinh 
30 phút 1h30’ 
Số lượt mượn sách 218 576 
Số lượt truy cập website tải tài liệu, giải 
số báo của CLB đến thời điểm báo cáo 
0 394 
Bảng 2: So sánh thời gian đọc sách và mượn sách của học sinh 
Thực hiện nhiều cách tuyên truyền, giới thiệu sách khác nhau như giới thiệu 
một cuốn sách hay, một câu chuyện ý nghĩa, qua một vở kịch, một bộ phim, 
Hoạt động tuyên truyền này thực hiện dưới cờ và trên thư viện điện tử. Trước đây, 
hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách thực hiện rất hình thức. Chủ yếu là những 
bài tuyên truyền, giới thiệu trên phòng đọc. Vì vậy, lượng học sinh tiếp cận còn ít. 
Khi thực hiện tuyên truyền, giới thiệu sách trên fanpage trên website với những 
 23 
hình thức đa dạng đã thu hút được đa số học sinh lắng nghe, tiếp cận và tìm đọc 
những cuốn sách này. Nội dung những bài tuyên truyền, giới thiệu gắn với kế 
hoạch nội dung từng tháng của nhà trường nên các em đã biết đọc có định hướng 
và chọn lọc. 
3.4. Nâng cao hiệu quả đọc sách qua hoạt động ngoại khóa, CLB. 
- Thành lập câu lạc bộ Toán học 
Câu lạc bộ có quy mô lớn và hoạt động rất tích cực ở các trường cao đẳng, đại 
học. Tuy nhiên, trong trường phổ thông, câu lạc bộ vẫn còn xa lạ. Vì vậy, cần 
thành lập câu lạc bộ để kết nối những học sinh có cùng sở thích, niềm đam mê 
tham gia dưới sự định hướng của giáo viên. 
 Câu lạc bộ đã thu hút được đông đảo học sinh và giáo viên tham gia. Câu lạc 
bộ do thầy giáo Nguyễn Văn Lý chủ nhiệm. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc 
tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kỳ, các số báo đưa ra được đưa lên 
website https://thuvienso-nl5.vn.Học sinh đăng ký tham gia câu lạc bộ bằng hình 
thức online, vì thế nên không chỉ học sinh trong trường mà học sinh ngoài trương 
cũng có thể tham gia. 
Hình 21: Hoạt động câu lạc bộ toán học 
Bên cạnh những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ toán học còn có các số báo 
được đưa website, hoạt động trải nghiệm soạn giáo án E-learning, sử dụng công 
nghệ AR trong dạy học,... 
 24 
Hình 22: Số báo hoạt động của CLB trên website  
Hình 23: Hình ảnh chụp video hoạt động của học sinh trong CLB Toán học 
 25 
Hình 24: Hình ảnh học sinh CLB Toán học sử dụng công nghệ thực tế ảo AR 
Thông qua những hoạt động bổ ích của CLB Toán học, học sinh có một hình 
thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục 
tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc 
nhóm; học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám 
phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua hoạt động của các CLB, giáo 
viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng 
và mục đích chính đáng của học sinh. 
- Thành lập Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật. 
Đây là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những học sinh có cùng sở thích, 
niềm đam mê về các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,... dưới sự 
định hướng của giáo viên. 
Câu lạc bộ đã thu hút được 25 học sinh và 12 giáo viên tham gia. Câu lạc bộ 
hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kỳ. 
Ngay từ đầu năm học các thành viên trong câu lạc bộ trình bày ý tưởng về dự 
án sáng tạo, nghiên cứu khoa học của mình dưới sự định hướng của các thầy cô 
giáo. Câu lạc bộ thảo luận thống nhất chọn từ 2 đến 3 dự án khoa học cho một năm 
học để phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các nhóm bắt tay vào nghiên cứu, 
tìm tòi, cải tiến, sáng tạo cho đến khi hoàn thành dự án. 
 26 
Hình 24: HS các nhóm lên ý tưởng KHKT 
Để thẩm định và đánh giá về dự án nghiên cứu khoa học của học sinh nhà 
trường đã thành lập hội đồng đánh giá có thi đua, khen thưởng và động viên kịp 
thời khuyến khích phong trào phát triển. 
Hoạt động câu lạc bộ nghiên cứu khoa học này đã tạo ra cơ hội để các em 
chia sẻ những kiến thức hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, 
qua đó phát triển các kỹ năng của học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng biểu đạt 
ý kiến, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày suy nghĩ, lý tưởng, kỹ năng viết bài, 
kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm,.. 
Qua hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học này, các em học sinh đã xây 
dựng được một số dự án khoa học có tính khả thi rất cao như 
+ Sản phẩm đạt giải Nhì: "Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất 
Curcuminoid từ củ nghệ vàng trồng ở xã nghi kiều góp phần phát triển làng nghề 
Nghi Kiều Nghi Lộc, Nghệ An" do em Đặng Văn Thắng, Hồ Thị Đoàn Linh sáng 
tạo dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Vân. 
+ Sản phẩm đạt giải Ba : " Máy rửa tay sát khuẩn đa năng" do em Trần Nhật 
Duy, Nguyễn Đình Vương sáng tạo dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Sâm. 
 27 
Hình 25: Học sinh tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh 
- Câu lạc bộ Skill club: Là CLB về kiến thức liên môn, cũng như hoàn thiện 
thêm về kỹ năng sống. 
Câu lạc bộ được thành lập với mục đích: Tạo một sân chơi cho tất cả các học 
sinh trong 3 khối,nơi mà các bạn có thể học hỏi, trao đổi lẫn nhau về các vấn đề 
các bạn quan tâm, Câu lạc bộ có lịch sinh hoạt định kỳ, những bạn tham gia CLB 
đăng ký trên Website, các video, sản phẩm của CLB làm ra được đưa lên website 
http:// thuvienso-nl5.vn, fanpage nhà trường tạo hiệu ứng cộng đồng rất cao, ngày 
càng có nhiều bạn học sinh tham gia. 
4. Kết quả đạt được trong quá trình triển khai đề tài 
Đề tài của chúng tôi đã được triển khai rộng rãi và thu được nhiều kết quả khả 
quan tại cơ sở. Không chỉ các em học sinh và giáo viên trường THPT Nghi Lộc 5 
mà bất kỳ ai quan tâm thì đều có thể theo đường link:  để có 
những trải nghiệm thú vị. 
Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5 số 
học sinh quan tâm đến việc đọc sách trên thư viện truyền thống và thư viện điện tử 
đã tăng lên rõ rệt. 
 Học sinh đã biết cách sử dụng điện thoại để đọc những thông tin bổ ích cho 
học tập cũng như cuộc sống. Trong thời gian từ đầu năm học đến nay, học sinh tích 
cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, CLB do nhà trường tổ chức, từ đó tạo thói 
quen tìm kiếm thông tin từ những cuốn sách phù hợp. Học sinh bắt đầu yêu thích 
việc đọc sách. 
Từ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Về phẩm 
chất các em đã biết sống có trách nhiệm hơn trong gia đình với bạn bè và xã hội, 
 28 
sống trung thực, thật thà, tự chủ, biết vượt khó, chăm chỉ chịu khó, biết chia sẻ 
động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng 
tiến bộ. 
Học sinh chủ động, tự giác trong học tập, từ đó làm nâng cao chất lượng giáo 
dục văn hóa của nhà trường số lượng học sinh giỏi cấp trường cấp tỉnh tăng. Một 
thành tích đáng phấn khởi trong năm học 2020 - 2021 trường đã có 01 học sinh đạt 
giải Nhất môn Toán trong kì thi Học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt là từ khi thành lập 
được câu lạc bộ: “ Khoa học kỹ thuật” thì nhà trường đã liên tục có những dự án 
khoa học của học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh như 
năm 2020-2021 có một dự án đạt giải nhì cấp tỉnh, 1 dự án đạt giải ba cấp tỉnh. 
Những thành tích đó là niềm cổ vũ động viên rất lớn, tạo đà tiến lên trong những 
năm học tiếp theo. 
5. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả của đề tài 
Đề tài đã đưa ra thực trạng phổ biến ở các trường THPT và giải pháp phù hợp 
với thực tiễn hiện nay. Đề tài phù hợp với nền giáo dục hiện đại; phù hợp với chủ 
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Vì vậy, đề tài có thể áp 
dụng rộng rãi cho các trường THPT. 
 29 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Những kết luận trong quá trình triển khai, áp dụng SKKN 
Để hoạt động dạy học có hiệu quả qua nghiên cứu đề tài tôi đưa ra một số kết 
luận sau: 
Về việc nâng cao hiệu quả đọc sách không chỉ thông qua việc đọc sách truyền 
thống trong trường và tại địa phương mà cả việc đọc sách điện tử, từ đó hình thành 
thói quen đọc sách cho học sinh, và bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê đọc sách. 
Để hình thành thói quen đọc sách của học sinh chúng ta cũng phải có phương 
pháp tiếp cận, với thời đại 4.0 những người làm giáo dục cũng phải tận dụng được 
những lợi thế internet mang lại. 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc sách có chủ đề, chủ điểm, có sự kiểm 
tra, đánh giá của giáo viên và viết thu hoạch của bản thân. 
Trong hoạt động của thư viện, cần có sự phong phú về đầu sách, chủng loại 
sách để học sinh có sự lựa chọn và có hứng thú đọc sách. 
Kinh nghiệm gắn đọc sách với nội dung chương trình học trên lớp và qua tổ 
chức các hoạt động ngoại khóa, CLB cho học sinh và học tập cá nhân phối hợp với 
học tập hợp tác thông qua hoạt động ngoại khóa để học sinh tìm nguồn kiến thức 
qua sách, từ đó phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 
Kết quả đạt được đã chứng tỏ giải pháp mà đề tài đưa ra thực sự là phương 
pháp mang lại hiệu quả cao, phù hợp với thực tiến xã hội hiện đại, mang tính chiến 
lược; Nâng cao giá trị thư viện trường học trong học sinh. 
2. Kiến nghị đề xuất. 
Đây là một việc làm đòi hỏi thời gian dài và sự kiên trì, cần sự chung tay, 
phối kết hợp, sự ủng hộ của phụ huynh cũng như các tổ chức. Có như vậy mới hình 
thành được thói quen đọc sách ở học sinh, từ đó hướng tới việc nâng cao khả năng 
tự học của các em. 
Vì khả năng có hạn, tầm quan sát tổng thể chưa cao, nên sáng kiến của tôi khó 
tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong được hội đồng thẩm định giúp đỡ 
và bổ sung cho tôi để sáng kiến được đầy đủ hơn có thể áp dụng được trong các 
trường học. 
 30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Hiệp. Thư viện số với hệ thống nguồn mở. Thư viện đại học 
Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh. 
2. Phạm Văn Triển. Phát triển hệ thống thư viện ĐHQG – HCM theo hướng 
Thư viện số - Giải pháp quan trọng hỗ trợ hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu. 
Thư viện trung tâm đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh. 
3. Vũ Văn Nhật, Mối quan hệ giữa thông tin học và thư viện học (Ký yếu hội 
thảo khoa học “Thông tin và khoa học và công nghệ ngày nay”, Khoa thông tin – 
thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, 12/2009) 
4. Mối quan hệ giữa thư viện điện tử và thư viện truyền thống – PGS.TS Vũ 
Văn Nhật 
5. Nguyễn Thị Lương. Tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên trước thực trạng 
phát triển của văn hóa nghe nhìn, khóa luận tốt nghiệp cử nhân thông tin – thư 
viện, ĐHQGHN, 2008.- 69 tr. 
6. Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông: ban hành kèm theo quyết định 
số 01/2003/QĐ – BGDĐT ngày 2/1/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
7. Trần Thị Minh Nguyệt. Người dùng tin: Tập bài giảng, khoa thông tin – thư 
viện, Đại học Văn Hóa Hà Nội. 
Websites: 
Website truy cập thư viện số đại học Nha trang:  
Website truy cập thư viện số : 
 31 
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU 
Bảng 3. Số liệu khảo sát mức độ sử dụng Internet của Thầy / cô 
- Thời lượng truy cập Internet của thầy cô 
+ Một vài lần/ tuần: 3 GV 
+ Hằng ngày: 52 GV 
- Thời lượng truy cập Internet của thầy cô khoảng 2-3 giờ / ngày 
- Thầy cô mong muốn có nguồn tài liệu trên mạng cho riêng mình: 94,1% 
- 98% thầy cô sử dụng tài khoản Zalo và Facebook 
Nội dung Tỉ lệ (%) 
Mức độ mà thầy cô nghĩ về việc sử 
dụng Internet và các thiết bị công 
nghệ có ảnh hưởng đến cuộc sống 
của học sinh 
Không 
1,96(%) 
Một chút 
3,92(%) 
Nhiều 
43,13(%) 
Rất nhiều 
50,99(%) 
Bảng 4. Số liệu khảo sát mức độ sử dụng Internet của học sinh 
- Số lượng học sinh sử dụng internet trong ngày chiếm: 92,7% 
- Số lượng học sinh sử dụng internet phục vụ học tập: 23,1% 
STT 
Nội dung 
Tỉ lệ (%) 
Không 
biết 
Làm 
được 
1 chút 
Làm 
được 
nhiều 
Làm 
được 
thành 
thạo 
1 
 Truy cập các trang web bằng máy 
tính và điện thoại 0% 36,47% 29,6% 33,93% 
2 
Biết tìm các nguồn tài liệu và học 
tâp trên internet bằng máy tính và 
điện thoại 
76,9% 7,82% 10,08% 5,2% 
3 
Sử dụng internet để đọc báo, xem 
phim, giải trí bằng máy tính và điện 
thoại 
0% 56,47% 39,6% 3,93% 
4 Gửi email, tin nhắn bằng điện thoại 0% 37,48% 49,2% 13,32% 
5 
Biết truy cập internet để vào 
facebook, zalo 
0% 16,47% 29,6% 53,93% 
 32 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_so_trong_cong_tac_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan