Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Thể dục

Khi nhắc đến vui chơi của tuổi thơ chắc hẳn các bạn trong chúng ta ai cũng nhớ đến con trâu, cánh đồng với những cánh diều no gió gắn với những trò chơi dân gian lý thú. Thế nhưng ngày nay TCDG đang dần bị lãng quên bởi một xã hội công nghệ phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử, của mạng internet. Những trò chơi game ngày càng hiện đại, trong đó có những trò chơi bạo lực rất mạnh và nguy hiểm nên ảnh hưởng đến tính cách trẻ em. Vậy làm thế nào để trẻ em được vui chơi, được học hành và phát triển tốt. Đó là điều tôi trăn trở bao nhiêu năm và tôi thấy để thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phù hợp với sự hình thành nhân cách trẻ thì chúng ta nên đưa những TCDG vào học đường đó chính là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Bởi TCDG đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng đơn giản dễ chơi dễ hòa nhập. Dù ở bất cứ nơi đâu trong gia đình, tại trường học trên các hẻm đường thì đều tổ chức được TCDG. Qua những bài đồng giao theo cách nói vần. Mà đồng giao làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em vì thế qua trò chơi dân gian trẻ biết đoàn kết, biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau. Đồng thời hình thức thi đua của trò chơi sẽ rèn luyện sự cố gắng và ý chí cho trẻ. Từ đó trẻ sẽ yêu thích lao động, chăm lo học tập.

 TCDG có từ lâu đời, gắn bó với đời sống của trẻ em ở các vùng miền. Các TCDG thường đơn giản, dễ chơi mà có sức hấp dẫn kì lạ. TCDG bao giờ cũng gắn bó với tập thể, không chỉ là phương tiện giải trí bổ ích mà còn rèn cho HS những KNS cần thiết. Các KN này được hình thành và phát triển tự nhiên thông qua các trò chơi. Tuy nhiên, hiện nay, các TCDG mang đang bị lãng quên. Vì vậy cần tổ chức các TCDG, tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em, giúp các em tránh xa các TNXH. TCDG cần được bảo tồn và phát huy, tạo không khí cộng đồng trong sáng cho tâm hồn trẻ thơ; qua đó, xây dựng một môi trường tốt để giáo dục KNS cho HSTH.

doc19 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kĩ năng sông cho học sinh trong môn thể dục
	1. Một số việc giáo viên cần làm khi tổ chức các TCDG cho học sinh.
1.1. Cách tổ chức trò chơi trong tiết học thể dục
Trò chơi luôn đóng vai trò to lớn so với một giờ thể dục cũng như một
hoạt động giải trí của con người.
Trước hết, người GV phải hiểu biết rộng, biết tham gia và biết tổ chức tốt nhiều trò chơi, thu hút HS tham gia. Như chúng ta đã biết, học đó người GV cần phải hiểu và nắm bắt được tâm lí của HS.
1.2. Để hướng dẫn và tổ chức cho học sinh có hiệu quả và an toàn, người giáo viên cần chú ý các nội dung sau đây.
	- Chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy.
- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
- Giới thiệu và giải thích cách chơi.
- Điều khiển trò chơi.
 	 - Đánh giá kết quả cuộc chơi.
1.3. Chọn trò chơi và biên soạn thiết kế bài dạy.
Để giảng dạy cho HS một trò chơi, công việc đầu tiên của người GV là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã quy định cố định trong chương trình và sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. 
 Khi chọn trò chơi GV cần phải chú ý đến trình độ và sức khoẻ của HS, ví dụ như HS lớp 1 thì trình độ tiếp thu cũng như khả năng phối hợp vận động và sức khoẻ còn có hạn, do đó không thể chọn những trò chơi phức tạp hoặc đòi hỏi sức mạnh cao. Ngoài ra GV còn phải chú ý tới đặc điểm giới tính, địa điểm định tổ chức cho học sinh chơi rộng hay hẹp, có đảm bảo an toàn không, phương tiện để tổ chức cho HS có đầy đủ để tổ chức trò chơi đó khôngSau khi đã chọn được trò chơi, GV cần soạn thành giáo án giảng dạy, từng bước cho HS từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chỉ biết chơi cầm chừng, thụ động đến tham gia chơi hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo được. 
1.4. Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
Sau khi chọn được trò chơi, GV nghiên cứu kĩ các quy tắc và luật lệ của trò chơi và sau đó soạn thành giáo án ở những mức độ khác nhau để dần dần tổ chức cho các em biết tham gia chơi một cách thành thục. Công việc đầu tiên lúc này là chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức cho các em chơi. Về phương tiện cần phân chia ra những phương tiện nào GV chuẩn bị và phương tiện nào HS phải chuẩn bị. Ví dụ đá cầu, thì học sinh phải chuẩn bị cầu, muốn vậy giáo viên phải nhắc nhở HS từ buổi học trước để các em chuẩn bị. Đối với GV thì phương tiện tổ chức cho HS cần chia ra làm hai loại, loại thứ nhất là loại cần phải chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho các em chơi, ví dụ mua cầu, mua bóng và loại thứ hai là kẻ vẽ sân chơi thì phải kẻ trước nếu kẻ bằng vôi, nước, sơn còn kẻ bằng phấn thì đợi đến giờ chơi mới kẻ. Về địa điểm, sau khi đã chọn GV cho HS thu nhặt các vật gây nguy hiểm, nếu bẩn thì phải quét dọn cho bảo đảm môi trường trong sạch.
1.5. Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
Tổ chức đội hình cho HS chơi được quy định trong một số nhiệm vụ sau:
Tập hợp HS theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội (nếu trò chơi phải chia đội), chọn vị trí đứng của GV để giải thích và điều khiển trò chơi, chọn đội trưởng của từng đội hoặc những người tham gia đóng vai của cuộc chơi.
Tuỳ theo tính chất của trò chơi mà GV có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình khác nhau: Đội hình một hàng dọc, ngang hay vòng tròn Ở mỗi đội hình như vậy vị trí của GV đứng điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên phải theo một nguyên tắc phải chú ý là làm sao HS phải nghe rõ được lời GV nói, nhìn rõ được GV làm mẫu, GV phải bao quát được đội hình chơi, học sinh và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em.
1.6. Giới thiệu và giải thích cách chơi.
Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào thực tiễn, điều kiện cụ thể và đối tượng. Nếu các em chưa
biết trò chơi đó thì cần giải thích và làm mẫu tỉ mỉ những nếu các em đã biết hoặc nắm vững trò chơi đó thì cách giới thiệu và giải thích thật ngắn gọn. Thông thường khi giới thiệu và giải thích về trò chơi GV cần nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, yêu cầu về tổ chức đội hình, cách đánh giá thắng thua và thời gian chơi. Đối với trò chơi các em đã biết và hiểu luật chơi rồi thì không cần giải thích nữa, mà nêu thêm một số yêu cầu cao hơn. Có thể đưa ra một số yêu cầu chơi cao hơn lần trước, đòi hỏi HS cố gắng cao hơn mới hoàn thành được. Có như vậy các em mới hào hứng, hăng hái hơn, phát huy hết khả năng sức lực, trí tuệ và óc sáng tạo của mình. 
1.7. Điều khiển trò chơi.
Khi các em bước vào chơi thì lúc này GV phải đóng vai trò như một trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống vi phạm luật, thống kê điểm thắng thua của từng đội để rồi phân loại đội nào thắng, đội nào thua và giải quyết kiện cáo đều do người điều khiển quyết định. Vì vậy người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dõi cuộc chơi thật chặt.
Theo kinh nghiệm, lúc cho học sinh chơi trò chơi mới, thì thường cho các
em chơi thử một đến hai, ba lần, sau mỗi lần GV cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các em nắm vững luật, sau đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua.Khi điều khiển trò chơi GV cần nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn
thương hiệu quả nhất.
1.8. Đánh giá kết quả cuộc chơi.
Sau một lần hoặc một số lần cho HS chơi, GV cần nhận xét, đánh giá kết quả của cuộc chơi, GV phải thống kê được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội, cụ thể về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật chơi, đội hình đội ngũ có trật tự không Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi GV đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng, thua thật công bằng, rõ ràng. GV hết sức lưu ý vấn đề này, vì đôi khi có GV yêu cầu và luật lệ chơi rất khắt khe, nhưng đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng. 
Có thể nói, điều khiển tiến trình một cuộc chơi sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được HS tham chơi một cách thích thú, đó là nghệ thuật của GV. Có lẽ chỉ có lòng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi nghiên cứu, sưu tầm tích luỹ kinh nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hoàn thiện.
2. Một số trò chơi trò chơi dân gian nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ thể dục
2.1. Trò chơi dân gian dành cho học sinh lớp 1-2
 Với học sinh lớp 1-2, lứa tuổi các em còn nhỏ, khả năng ghi nhớ của các em máy móc phát triển tốt và chiếm ưu thế hơn khả năng ghi nhớ có ý nghĩa . Chính vì vậy, khi muốn tổ chức cho học sinh lớp 1, lớp 2 cần chọn những trò chơi mang tính vừa sức chủ yếu là để các em vui và thích. 
2.1.1. Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”: 
- Chuẩn bị: Học sinh thuộc lời đồng giao “Kéo cưa lừa xẻ”.
- Cách chơi: Trẻ kết thành 2 bạn một đôi. Hai tay bắt vào nhau giả làm
cưa gỗ. Kéo qua, đẩy lại vừa kéo đẩy vừa đọc đồng giao khi kết thúc cưa kéo về phía ai thì người đó thắng và đổi lại cách kéo.                                    
Trò chơi “kéo cưa lừa xẻ” của học sinh lớp 1
“Kéo cưa lừa xẻ; Ông thợ nào khỏe; Về ăn cơm vua; Ông thợ nào thua; Về bú tí mẹ”
2.1.2. Trò chơi “Nu na nu nống”: Là trò chơi giáo dục về các ngày lễ hội trong năm và giáo dục về sinh cho trẻ.
- Chuẩn bị: Học sinh thuộc lời ca đồng giao.
Nu na nu nống
Đánh trồng phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
- Luật chơi: Bạn nào được cả 2 chân thụt thì bạn đó được đi trốn. bạn nào mà còn lại chân cuối cùng thì phải đi tìm các bạn trốn.
- Cách chơi: GVcho các em chia thành nhóm chơi mỗi nhóm khoảng 6-8
em. Các em  ngồi trên ghế thẳng 2 chân. 1 bạn cầm cây chỉ vào chân tất cả các bạn trong nhóm. Mỗi lời đồng dao chỉ vào một chân đến câu kết mà cây chỉ vào chân nào thì chân đó được thụt cất đi. Khi bạn nào được cất hết cả 2 chân thì được đi trồn. Cứ như thế cho hết số chân các bạn trong nhóm. Bạn nào còn lại chân cuối cùng là bạn đó đi tìm các bạn. Trò chơi sẽ được tiếp tục khi bạn đi tim tìm thấy hết các bạn trong nhóm.
2.1.3. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.
- Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành một vòng tròn rộng mặt quay vào trong, các em dang tay ngang và nắm lấy bàn tay của nhau vào thành những "lỗ hổng" để cho "mèo" và "chuột" chạy đuổi nhau. Chọn một em đóng vai "mèo", một em đóng vai "chuột". Hai em này đứng cách nhau 3m ở phía trong vòng tròn.
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của GV, tất cả các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau:
	"Mèo đuổi chuột,
	Mời bạn ra đây
	Tay nắm chặt tay,
	Đứng thành vòng rộng
	Chuột luồn lỗ hổng
	Chạy vội chạy mau,
	Mèo đuổi đằng sau,
	Trốn đâu cho thoát!"
	Sau từ "thoát", "chuột" chạy luồn qua các "lỗ hổng" chạy trốn khỏi "mèo" còn "mèo" phải nhanh chóng luồn theo các "lỗ hổng" mà "chuột" đã chạy để đuổi bắt "chuột". Khi đuổi kịp, "mèo" đập nhẹ vào người "chuột" và coi như "chuột" bị bắt, trò chơi dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác để trò chơi lại được tiếp tục.
	Trường hợp sau 1 - 2 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" cũng phải dừng lại và thay bằng một đôi khác để tránh các em chơi quá sức. Các em không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các "lỗ hổng" các em đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
	2.2. Trò chơi dân gian dành cho học sinh lớp 3
Với HS lớp 3 khả năng chơi đã hoàn thiện hơn, các em đã từng tiếp xúc với các trò chơi dân gian ở lớp 1,2. Mặt khác ở độ tuổi này nhận thức và khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định cũng cao hơn. Tuổi này GV nên chọn trò chơi có ý giáo dục về tính cảm gia đình và bạn bè hơn và trò chơi cũng cần lời ca đồng giao dài hơn, hợp với khả năng nhận thức của các em để trò chơi của lớp 3 phát huy hết tính tích cực vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, cũng vừa mang tính
giáo dục cao hơn so với lớp 1,2. 
2.2.1. Trò chơi “Ô ăn quan”. 
- Chuẩn bị : + 50 viên đá nhỏ bằng một đốt ngón tay. (Làm quân)
+ 2 viên đá lớn bằng 2 ngón tay chụm lại.(làm quan)
+ Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5
hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
- Cách chơi: Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.Hết quan toàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia.Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi 
2.2.2. Trò chơi “Cướp cờ” 
- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau từ 10m - 16m. Ở chính giữa sân (khoảng giữa 2 vạch giới hạn) kẻ một vòng tròn có đường kính 0,5m - 1,0m và cắm vào đó 1 lá cờ nhỏ. Tuỳ theo số học sinh trong lớp nhiều hay ít để tổ chức đội hình chơi, mỗi lần chơi chỉ tổ chức cho 2 tổ, do đó nếu lớp có 4 tổ có thể tổ chức 2 sân chơi, hoặc 2 tổ chơi thì 2 tổ đứng xem sau đó đổi chỗ cho nhau và tập hợp thành 2 hàng ngang ở 2 bên đường giới hạn, mặt quay vào phía cờ. Cho học sinh ở mỗi hàng điểm số để từng em nhận biết số của mình.
- Cách chơi: Khi bắt đầu cuộc chơi, giáo viên gọi tên đến số nào thì 2 em mang số đó của 2 hàng nhanh chóng chạy lên giành lấy cờ mang về cho đội mình. Khi người của đội bạn đã cầm lấy cờ, thì người cùng số phải chạy đuổi theo để giành lại cờ bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn. Trong trường hợp này người cầm cờ bị thua, còn nếu không đuổi kịp để người cầm cờ chạy về qua vạch giới hạn, thì người cầm cờ coi như đã giành được cờ và là người thắng cuộc. Sau đó lại để cờ vào vòng tròn và trò chơi tiếp tục lại từ đầu.
2.2.3. Trò chơi “Kéo co”.  Trò chơi Kéo co thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo.
– Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài 6 mét. Vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội.
– Luật chơi: Bên nào giẫm vạch trước là thua cuộc.
– Cách chơi: Chia HS thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau,xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chon một HS khỏe nhất đứng đầu cầm vào dây. Khi có  hiệu lệnh của trọng tài tất cả kéo mạnh dây về phía mình.Nếu người đứng đầu hàng giấm chân vào vạch trước  là thua cuộc.
2.2.4 Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.  Bịt mắt bắt dê là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, óc phán đoán.
– Chuẩnbị: Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, 1 chiếc khăn để bịt mắt
–  Cách chơi:
Sau khi chơi trò “ Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh.Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt mắt.Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình.
2.3. Trò chơi dân gian dành cho học sinh lớp 4-5
Với HS lớp 4, lớp 5 lứa tuổi này khả năng ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ
từ ngữ được tăng cường, Ghi nhớ có chủ định đã phát triển hoàn thiện, trẻ đã hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động. Ở lứa tuổi các em đã có sự nỗ lực và ý chí trong hoạt động học tập, vui chơi và lao động nên các em có thể học thuộc lời ca dài. Khi lựa chọn TCDG cho học sinh lớp 5 cần chọn những trò chơi mang tính vận động hấp dẫn, có trò chơi lại mang tính tư duy trừu tượng cao hơn vừa thu hút các em, rèn luyện ý chí, phát triển nhận thức và tư duy, hoàn
thiện nhân cách cho các em. 
2.3.1. Trò chơi “Nhảy dây”. 
- Cách chơi: Cho 2 HS cầm hai đầu dây có khoảng cách vừa phải để có
thể dễ dàng quay dây. Khi bắt đầu chơi, hai em quay dây phải cùng quay tay về một hướng cho dây lần lượt lên cao và xuống thấp. Các em còn lại xếp hang lần lượt để nhảy qua dây. Lúc đầu, chưa biết chơi, HS có thể đứng giữa dây, chờ khi dây quay lên, hs chuẩn bị tư thế và khi dây quay xuống hs phải nhảy cao lên để chân không chạm dây. HS nhảy liên tục từ 5 – 10 cái sau đó nhảy ra ngoài, cố gắng không chạm dây.Khi đã biết cách chơi, hs có thể từ bên ngoài nhảy vào khi dây đang quay. Có thể cho hs chơi cá nhân bằng cách: 2 tay trẻ cầm 2 đầu dây quay lên cao, khi dây quay xuống thì nhảy bật lên để dây không chạm chân. Lúc đầu , hs tập nhảy từng cái một, sau đó hs có thể nhảy liên tục và tự mình đếm xem đã nhảy được bao nhiêu cái.
- Luật chơi: Nếu hs nào nhảy bị chạm dây, phải ra ngoài đổi vị trí cho bạn cầm dây quay. Nếu qua 3 – 4 lượt chơi, không có hs chạm dây, cô cho dừng trò chơi và yêu cầu hs đổi vị trí, sau đó lại chơi tiếp tục.
2.3.2. Trò chơi “Chơi chuyền”. 
– Chuẩn bị :  Không gian chơi là một ô đất, sân bằng phẳng, không lớn lắm, khoảng 1,5m² đến 2,5m² là có thể chơi được rồi. Số lượng chơi phổ biến là 2, nhưng cũng có thể là 1, 3, 4. Trò này được các em gái rất ưa thích. Dụng cụ là một trái banh tennis và 10 que đũa.
– Cách chơi: Nếu có từ hai người chơi trở lên thì trước tiên cần phải xác định xem ai đánh trước. Mỗi người cầm lấy bó đũa đặt trên mu bàn tay, hất lên rồi chộp lấy chúng. Ai chộp được nhiều đũa nhất thì sẽ được chơi trước, thứ tự chơi lần lượt đến người chộp được ít nhất. Chơi từ bàn 1 đến bàn 10:
Người chơi rải đũa xuống đất, tung banh lên đồng thời tay nhặt đũa. Banh rơi xuống đất, nẩy lên rồi bắt lấy banh bằng chính bàn tay vừa nhặt đũa xong. Bàn 1 thì nhặt 1 đũa, bàn 2 nhặt 2 đũa, bàn 9 nhặt 9 đũa. Những đũa lẻ thì được nhặt sau cùng. Đến bàn 10 thì phải nhặt cả 10 đũa lên, cầm thành nắm để “chuyền”, chuyền từ tay này qua tay khác đồng thời quay đầu đũa mỗi khi chuyền, khi banh nẩy lên thì lại bắt lấy. Cứ thế 10 lần. Chuyền xong thì chơi lại từ bàn 1.
IV. Kết quả
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào phần tổ chức trò chơi trong tiết học thể dục tại trường. Tôi thấy hiệu quả rõ rệt.
	Vẫn những câu hỏi của năm học trước, năm nay tôi hỏi lại 45 HS ở các khối lớp 1, 4,5. Các em đều có câu trả lời rất rõ ràng.
Câu 1: Các em có thích chơi các TCDG trong các giờ thể dục không?
	Có : 45 học sinh = 100%; Không: 0 HS
Câu 2: Quan sát học sinh tham gia chơi trò chơi
- Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi: 42/45 HS = 93%
- Chưa chủ động tham gia chơi và đôi lúc còn phạm luật: 3/45 HS = 7%
 	Câu 3: Qua các trò chơi do cô giáo tổ chức trong giờ học thể dục đã được tham gia, em thấy có tác dụng đến sức khỏe và cơ thể của bản thân đúng không?
	Trả lời đúng : 40 học sinh = 88%; Trả lời chưa rõ ý: 05 học sinh = 12%
	Sai : không học sinh
	Kết quả đó còn được minh chứng khá cụ thể qua các hoạt động của học sinh khi tham gia HKPĐ cấp Quận:
	+ Điền kinh: 4 giải (2 giải nhì, 2 giải ba)
	C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
GDTC trong nhà trường không đơn thuần là học tiết thể dục để rèn luyện quá trình phát triển của cơ thể, khả năng hoạt động mà nó còn giúp cơ thể thích nghi với điều kiện khó khăn trong sinh hoạt, học tập, lao động như: trò chơi “đi qua đường lội”
Ngoài mục đích nâng cao thể lực còn coi trọng giáo dục tư tưởng, tình cảm, uốn nắn, bồi dưỡng tác phong tốt, xây dựng nếp sống luôn vui tươi, lành mạnh, tin tưởng, lạc quan. Để việc tổ chức TCDG trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì ngoài các biện pháp nêu trên cần phối kết hợp với BGH + PHHS + GV thể dục + GVCN + HS để hiểu rõ hơn về tác dụng của TCDG đối với thể chất và tinh thần của các em.
 2. Khuyến nghị
Để việc GDTC trong trường TH thực sự có hiệu quả, tôi mạnh dạn có một số khuyến nghị sau:
- Hiện nay 100% các trường trên địa bàn quận đã có nhà thể chất. Trang thiết bị còn ít ỏi chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động TDTT của HS thành phố trong xã hội phát triển hiện nay. Vậy kính đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các em HS được tập luyện vui chơi trong điều kiện tốt nhất tại chính ngôi trường của mình.
- Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả GV và HS về tầm quan trọng của TCDG và xác định đúng vị trí của nó.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy môn thể dục ở trường TH để đạt hiệu quả hơn. Tôi mong được BGH nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp, bổ sung thêm để bản SKKN này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, SGV Thể dục (1-5), NXB giáo dục Việt Nam, XB năm 2002.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Luật giáo dục năm 1998.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, XB năm 2007.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tâm lí học tài liệu đào tạo giáo viên,NXB Giáo dục – NXB Đại học sư phạm, XB năm 2005.
5. Các trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.
Một số hình ảnh nổi bật thể dục thể thao của Nhà trường
Màn múa kiếm của học sinh 
Màn múa cờ
Ngày hội thể dục thể thao cấp trường
Đội tuyển bóng đá nhà trường
Màn thi kéo co của các lớp
Trò chơi bịt mắt bắt dê

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_giao_du.doc
Sáng Kiến Liên Quan