Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học

1. Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm”

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Hoạt động trải nghiệm chính khóa được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.

Hoạt động trải nghiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

2. Những yêu cầu về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học.

- Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải xây dựng cụ thể. Các hoạt động phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề học tập từng tháng, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương. Trong kế hoạch phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết các tình huống đó.

- Nội dung của hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo tính giáo dục và tính thực tiễn: Gắn với đời sống thực tiễn địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, dễ vận dụng vào thực tế, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm. Tạo điều kiện cho nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm .

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải tạo được môi trường tương tác, thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh; phải chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh trong các hoạt động kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.

 

docx18 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 4705 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in, còn gia đình và xã hội sẽ nắm được những nhu cầu hoạt động của học sinh để phối hợp thực hiện.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC 
1. Thế mạnh nhà trường
 	Đại đa số học sinh của trường đều thể hiện tốt hành vi đạo đức, không xảy ra các hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường, đạt mức độ rèn luyện về phẩm chất và năng lực. Các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, các hoạt động trải nghiệm được lồng ghép trong các tiết học và tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Hầu hết số cán bộ quản lý và giáo viên các trường đều nhận thức đúng về mục đích ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, đều nhận thức đúng vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động trải nghiệm .
Đại đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong nhà trường, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa cho học sinh.
2. Hạn chế
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm .
Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thu hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn mang năng tính lý thuyết chưa quan tâm đến việc thực hành và vận dụng vào thực tế.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân của thế mạnh: Có được những kết quả như vậy là do trường được UBND Quận Long Biên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Hằng năm đều có kế hoạch cấp phát bổ sung các thiết bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường.
Phòng Giáo dục và đào tạo quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn. Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thể và triển khai kịp thời. Tích cực kiểm tra tư vấn công tác chuyên môn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho giáo viên toàn quận tham gia.
3.2. Nguyên nhân của hạn chế: Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nhất là thực hiện lồng ghép trong các tiết học, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đầy đủ và mang tính khả thi.
Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.
CHƯƠNG III
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về lý thuyết hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học bao gồm: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, điều kiện triển khai, các lực lượng giáo dục tham gia và trách nhiệm của từng bên; yêu cầu đổi mới giáo dục, qui định về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học. 
- Thông qua các buổi họp hội đồng giáo dục, họp phụ huynh học sinh đầu 
năm hoặc các buổi họp thường kỳ...triển khai học tập quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục, các văn bản quy chế quy định của ngành về hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học để giáo viên và phụ huynh hiểu rõ khái niệm, mục đích ý nghĩa, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, điều kiện triển khai các hoạt động trải nghiệm .
 - Chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung hoạt động trải nghiệm vào sinh hoạt chuyên đề chuyên môn hàng tháng. Giao nhiệm vụ cho các khối lớp xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, có thể cho từng lớp hoặc cho cả khối. Thông qua các hoạt động đó tổ trưởng tổ chuyên môn chỉ đạo các giáo viên trong tổ đánh giá ưu điểm của từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để giáo viên căn cứ vào đó làm tốt các hoạt động trải nghiệm trong những giờ dạy hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp tiếp theo. 
- Cung cấp tài liệu về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và các lực lượng khác thông qua xây dựng tủ sách dùng chung đặt tại văn phòng nhà trường để giáo viên tham khảo hoặc tờ rơi, pa-nô tuyên truyền trong trường và cộng đồng.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề về hoạt động trải nghiệm, thực trạng, biện pháp triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh có sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, đại diện các lực lượng giáo dục, các nhà khoa học... để giúp giáo viên và các lực lượng giáo dục có cơ hội trao đổi, chia sẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường
- Tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo cấp trên về hoạt động trải nghiệm , bám sát khung chương trình giáo dục của bộ giáo dục và đào tạo để xác định các nội dung hoạt động trải nghiệm và phân phối nguồn lực cho từng hoạt động;
- Huy động sự tham gia của giáo viên, tổ chức đoàn, đội. 
- Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch chi tiết cho hoạt động trải nghiệm , xin ý kiến hội đồng sư phạm nhà trường sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai trong toàn trường.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân; hiệu trưởng phê duyệt để đưa vào thực 
hiện và cung cấp cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trong năm học.
3. Xây dựng lực lượng giáo dục tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
- Xác định rõ trong các cuộc họp hội đồng về trách nhiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm là của toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường. 
- Phân công thành viên trong Ban giám hiệu phụ trách triển khai hoạt động trải nghiệm; kiện toàn tổ chuyên môn; phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy các môn chuyên; phân công tổng phụ trách đội dựa trên sự xem xét hợp lý năng lực, sở trường, điều kiện của giáo viên và nguyên vọng của học sinh; giao trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên trong thực hiện day học theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực cho học sinh, phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngoài giờ học.
- Chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, các lực lượng giáo dục.Việc bồi dưỡng có thể thông qua các buổi tập huấn, mời báo cáo viên có chuyên môn và năng lực phù hợp giúp đỡ; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn; phân công kèm cặp hỗ trợ trong công việc; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên....
4. Giám sát, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức hoạt động trải nghiệm 
- Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý thực hiện việc giám sát hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học với vai trò người cố vấn, người trợ giúp kỹ thuật, người đồng hành để giúp giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo đúng nội dung chương trình giáo dục cấp học hiện hành, hướng đến mục tiêu đã xác định.
- Động viên, khích lệ kịp thời những cá nhân, tập thể tổ chức tốt, sáng tạo các hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Cân đối các nguồn lực tài chính, huy động hợp lý sự đóng góp của cộng đồng trong triển khai hoạt động theo phương châm "tiết kiệm, hiệu quả" để nhận được sự đồng tình, ủng hộ.
- Thường xuyên động viên giáo viên, học sinh khắc phục khó khăn, đoàn kết, hợp tác để triển khai tốt các hoạt động đề ra trong kế hoạch. 
5. Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
- Xây dựng tiêu chí kiểm tra và thang đánh giá rõ ràng về hoạt động trải nghiệm; thống nhất và thông qua trong hội đồng nhà trường.
- Phải tiến hành kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động từ khâu chuẩn bị hoạt động (kiểm tra trước hoạt động), khâu triển khai hoạt động (kiểm tra trong hoạt động) và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động (kiểm tra sau hoạt động) để phát huy tốt chức năng của kiểm tra trong quản lý trường học.
- Xây dựng lực lượng kiểm tra, kết hợp kiểm tra của Ban giám hiệu, với tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên; đa dạng hóa hình thức kiểm tra; kiểm tra việc triển khai các hoạt động trải nghiệm trong các giờ học, các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học, có thể báo trước hoặc đột xuất.
6. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy các tiết Hoạt động trải nghiệm trong tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa của học sinh khối 1,2
	- Tổ chuyên môn trao đổi xây dựng thiết kế các hình thức tổ chức các hoạt động học tập các tiết Hoạt động trải nghiệm theo tài liệu nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
	- Không gian tổ chức tiết học có thể thay đổi phù hợp nội dung từng bài học, từng hoạt động cụ thể: Lớp học, sân trường, vườn trường, nhà thể chất, khu di tích lịch sử, ....
	7. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm theo hướng giáo dục kĩ năng sống, phòng ngừa xâm hại, bảo vệ bản thân cho học sinh.
	- Phối hợp các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường, phường, Trung tâm Y tế, Trung tâm Văn hóa, ....tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hướng giáo dục kĩ năng sống, phòng ngừa xâm hại giúp học sinh nâng cao khả năng phòng vệ, bảo vệ bản thân, bảo vệ bạn bè.
	- Tổ chức dưới các hình thức sân chơi, giao lưu, diễn đàn, .... cho học sinh có cơ hội tăng cường hiểu biết, tiếp cận với các cách phòng tránh xâm hại, có kĩ năng phòng vệ, bảo vệ bản thân, đặc biệt với học sinh nữ.
	* Ví dụ minh họa (Phần phụ lục).
CHƯƠNG IV
 KẾT QUẢ
	Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học”, với việc vận dụng linh hoạt các biện pháp trên, công tác quản lý nói chung, quản lý các hoạt động trải nghiệm nói riêng của trường Tiểu học Thạch Bàn A chúng tôi đã có những thành công đáng ghi nhận. 
Học sinh toàn trường đã có vốn kiến thức thực tế, giúp các em đứng trước vấn đề mới có thể chủ động tìm được cách giải quyết phù hợp. Các em dần được hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống. Nhờ đó các em mạnh dạn, tự tin và sáng tạo hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm. 
Học sinh được phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm học tới đây, chương trình sách giáo khoa Phổ thông mới được xây dựng và sẽ đưa vào sử dụng, trong đó hoạt động trải nghiệm được coi trọng và xem là một trong những hoạt động để người học thể hiện tri thức và kĩ năng cần thiết. Vì thế việc nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học hiện nay sẽ góp phần giúp nhà trường và đội ngũ giáo viên tiếp cận dần tới chương trình giáo dục tổng thể sắp tới. 
Sau đây là bảng số liệu minh họa mức độ tiến bộ một số năng lực, phẩm chất, kĩ năng học sinh được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động trải nghiệm:(Tổng số học sinh toàn trường: 835 em)
Đầu năm học
Giữa năm học
Cuối năm học
Năng lực
356
42,6%
495
59,2%
576
69,3%
Phẩm chất
402
48,4%
536
64,5%
650
77,8%
Kĩ năng
386
46,2%
512
61,3%
615
74,0%
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học. 
1.2. Để khắc phục các bất cập, nâng cao chất lượng giáo dục, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý dành cho hiệu trưởng các trường Tiểu học. Các biện pháp này tập trung khắc phục những khâu yếu trong quản lý hoạt động trải nghiệm của các trường Tiểu học.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên
- Xây dựng đội ngũ cốt cán cấp quận để kiểm tra tư vấn các trường tiểu học trong toàn quận về việc thực hiện hoạt động trải nghiệm .
- Hàng tháng tổ chức chuyên đề cấp quận, cấp cụm chuyên môn trong đó có nội dung hoạt động trải nghiệm để các trường học tập, trao đổi kinh nghiệm.
2.2. Với các trường Tiểu học 
	- Phối hợp các lực lượng giáo dục: “Địa phương - cha mẹ học sinh - đoàn thể” cùng nhà trường tạo cho các em môi trường được tham gia trải nghiệm.
	- Cán bộ quản lý nhà trường cần chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lí, phát huy hết khả năng của giáo viên, xã hội hóa, bồi dưỡng, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
2.3. Với đội ngũ giáo viên 
	- Tích cực chủ động trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
	- Tăng cường đổi mới phương pháp, phát huy các năng lực và phẩm chất của học sinh.
Long Biên, ngày 30 tháng 3 năm 2019
Phan Thị Thanh Bình
PHỤ LỤC 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
"VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG BÌNH YÊN CHO EM" 
NĂM HỌC 2018 – 2019
	I. Mục đích, yêu cầu:
	1. Mục đích:
	- Truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và năng lực của thiếu nhi phụ trách Đội, gia đình và nhà trường trong việc chủ động tham gia phòng ngừa, ngăn chăn các hành vi xâm hại trẻ em. 
	- Tạo sân chơi bổ ích, thiết thực cho các em thiếu nhi, giáo dục hình thành cho các em nhận thức và hành vi phòng ngừa xâm hại trẻ em. 
	- Tập huấn, trang bị tư liệu cho đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách Đội, các thầy cô giáo tại trường học, các đối tượng cha mẹ học sinh, nhằm mở rộng các hoạt động hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng xâm hại trẻ em.
	2. Yêu cầu:
	- Đảm bảo quy trình, tính thiết thực, hiệu quả, tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho các em thiếu nhi, đội viên.
	II. Nội dung thực hiện:
	1. Địa điểm, thời gian.
	- Địa điểm: Khu vực sân trường.
	- Thời gian tập luyện: 14h – 15h30' các ngày trong tuần (bắt đầu từ 15/11)
	- Thời gian sơ duyệt: 14h30' - 15h30' ngày 27 tháng 11 năm 2018 (Thứ Hai)
	- Thời gian tổng duyệt: 14h30' - 15h30' ngày 28 tháng 11 năm 2018 (Thứ Ba)
	- Thời gian tổ chức: 8h30' - 10h00' ngày 30 tháng 11 năm 2018 (Thứ Năm)
	2. Thành phần tham dự.
	- BGH.
	- Đại diện CMHS nhà trường.
	- Giáo viên nhà trường.
	- Học sinh toàn trường.
	3. Diễn biến chương trình.
	- Đón tiếp đại biểu
	- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
	- Khai mạc Hội thi
	- Văn nghệ chào mừng (02 tiết mục )
	- Công bố thành phần BGK
	- Công bố thể lệ Hội thi
	- Diễn biến các phần thi
+ Phần thi chào hỏi ( hát, múa, thơ ca, hò vè,...) 3 - 5 phút ( 20 điểm )
+ Phần thi hiểu biết chung ( 10 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 3 điểm ) (30 điểm)
+ Phần thi kỹ năng ( tiểu phẩm, thuyết trình, sinh hoạt sao) 5 - 7 phút (50 điểm )
- Công bố trao giải Hội thi.
- Kết thúc chương trình. ( 01 tiết mục)
	4. Phân công nhiệm vụ:
	* Chỉ đạo chung: Đ/c Nguyễn Thị Thúy Mai - Hiệu trưởng
	* Họp phân công nhiệm vụ, chịu trách nhiệm điều hành: Đ/c Bình PHT
	* Chuẩn bị, kiểm tra CSVC trang trí: Đ/c Linh CĐ 
Lập kế hoạch tổ chức, dẫn chương trình phần lễ: Đ/c Linh TPT
Dẫn chương trình phần đầu: đ/c Linh
Dẫn chương trình các phần thi: HS
Đọc diễn văn khai mạc: Đ/c Thúy Mai - HT
Văn nghệ chào mừng: 2 tiết mục (Âm nhạc, trang phục biểu diễn, quản lý trật tự): Đ/c Trang ( chú ý bài hát liên quan đến chủ đề) 
	5. Diễn biến chương trình:
STT
Thời gian
Diễn biến chương trình
Người thực hiện
Ghi chú
1
7h00'
Tập trung HS các đội thi
GV 
2
7h30'
HS toàn trường tập trung
GVCN quản lí
3
7h45'
Đón đại biểu các trường
Trống chào mừng 2 bên cổng 
4
8h00'
Đón ĐB ra hàng ghế ĐB
Trống chào mừng trên SK
5
8h05'
VN chào mừng (01 tiết mục)
6
8h10'
Tuyên bố lí do, GT ĐB
MC: Linh
7
8h20'
Khai mạc Hội thi
Đ/c HT
8
8h25'
Gthieu thành phần BGK
MC: Linh
9
8h30'
Công bố thể lệ Hội thi
Trưởng BGK
10
8h35'
Diễn biến các phần thi:
- Phần thi Chào hỏi (thể hiện 3-5 phút/đội)
- Phần thi Hiểu biết chung (10 phút)
- Phần thi Kỹ năng: (thể hiện 5-7 phút/đội)
MC: 2 HS 
GV phụ trách các đội thi lần lượt hỗ trợ các Đội thi ra SK thể hiện.
11
9h10'
VN trong lúc BGK tổng hợp điểm
12
9h15'
Công bố điểm, trao giải Hội thi
MC: Linh
13
9h20'
Kết thúc chương trình
Hát tập thể toàn trường 
14
9h25'
Chụp ảnh lưu niệm cùng nhà trường
Toàn thể CBGVNV
15
9h30'
Họp rút KN 
Toàn thể CBGVNV
Phòng HĐ 
Thạch Bàn, ngày 08 tháng 3 năm 2018
KTHIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phan Thị Thanh Bình
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH BÀN A
DỰ KIẾN CÂU HỎI PHẦN THI HIỂU BIẾT 
CHƯƠNG TRÌNH "VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG BÌNH YÊN CHO EM" 
NĂM HỌC 2018 – 2019
Câu hỏi 1 : Những hành vi nào sau đây là xâm hại tình dục trẻ em ?
A. Bắt buộc hay lôi kéo trẻ tham gia vào hoạt động tình dục.
B. Tất cả các hành động có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ đụng chạm, sờ nắn các bộ phận kín trên cơ thể trẻ cho đến các hành vi quan hệ tình dục.
C. Tất cả các hành vi trên. 
Câu hỏi 1: Thủ phạm của hành vi xâm hại tình dục thường là ai ?
A. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai
B. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai, bao gồm cả nam giới và nữ giới, thuộc mọi nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, quốc gia khác nhau ... và không có những yếu tố đặc trưng để nhận biết 
C. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai, bao gồm cả nam giới và nữ giới, thuộc mọi nghề nghiệp, lứa tuổi.
Câu hỏi 3: Thủ phạm thường dụ dỗ trẻ thế nào ?
A. Đưa trẻ đi chơi, cho trẻ làm những điều trẻ thích, tặng quà cho trẻ
B. Cho trẻ tiền, hay mời trẻ ăn uống 
C. Tất cả các hành động trên 
Câu hỏi 4: Trẻ khuyết tật có bị xâm hại tình dục không ?
A. Trẻ khuyết tật không bị xâm hại tình dục 
B. Trẻ khuyết tật ít bị xâm hại tình dục hơn trẻ bình thường 
C. Trẻ khuyết tật có nguy cơ bị xâm hại tình dục như trẻ bình thường 
Câu hỏi 5: Đố bạn, trong các việc làm sau, NHỮNG việc nào là xâm hại tình dục?
A. Bắt bạn sờ mó, nhìn vào bộ phận sinh dục của họ, đụng chạm vào vùng kín của bạn
B. Bắt bạn quan hệ tình dục, chụp ảnh khi bạn không mặc quần áo
C. Làm quen một cách thân thiện, bắt tay bạn
Câu hỏi 6: Chúng mình nên hạn chế đến NHỮNG NƠI NÀO để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục ?
A. Nơi tối tăm, vắng vẻ
B. Nơi đông người, tổ chức lễ hội
C. Nơi có nhiều người tụ tập uống rượu
Câu hỏi 7: Lan rất thích chiếc áo mới, nhưng chưa đủ tiền để mua. Chú bán hàng nói sẽ cho bạn ấy chiếc áo đó nếu bạn ấy đi theo chú vào phòng riêng. Liệu Lan có nên đi theo chú ấy không ?
A. Có chứ, có gì nguy hiểm đâu. Mình sẽ có ngay 1 chiếc áo mới.
B. Không nên đâu. Nhỡ mình gặp chuyện nguy hiểm gì thì sao.
C. Mình phân vân quá. Để mình suy nghĩ thêm 1 lát. 
Câu hỏi 8: Hoa đang đi xe đạp trên đường, bỗng có người đàn ông muốn được đi nhờ xe của bạn ấy. Hoa có nên đồng ý cho họ đi cùng không?
A. Có
B. Không
Câu hỏi 9: Thủ đoạn của kẻ xâm hại như thế nào?
A. Nhắm đối tượng - tạo niềm tin - Bí mật - Hành động leo thang - Hành động xâm hại
B. Nhắm đối tượng - Hành động xâm hại - Bí mật
C. Nhắm đối tượng - tạo niềm tin - Hành động xâm hại - Bí mật.
Câu hỏi 10: Khi bị một người quen của bố mẹ có những động chạm xấu, chúng mình phải làm gì?
A. Giữ bí mật cho riêng mình
B. Kể ngay với ông bà, bố mẹ, thầy cô,... nếu bất cứ ai chạm vào con và làm con sợ.
C. Lo lắng, sợ bố mẹ trách mắng.
Câu hỏi 11: Nếu chẳng may gặp chuyện xấu xảy ra, chúng ta phải làm gì?
A. Sợ hãi, lo lắng, chịu đừng.
B. Dùng hết sức mình để chống cự, kêu cứu, và cố gắng để lại dấu vết trên cơ thể họ
C. Im lặng, xoá sạch mọi dấu vết, coi như chưa có chuyện gì xảy ra.

File đính kèm:

  • docxquanly_binh_ththachbana_24062020.docx
Sáng Kiến Liên Quan