Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT
Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn. Sau đây, tôi xin trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học theo dự án với 5 giai đoạn như sau:
+ Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án:
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện:
+ Bước 3: Thực hiện dự án:
+ Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm:
+ Bước 5: Đánh giá dự án:
Ưu điểm: Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của PPDH này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
• Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
• Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học
• Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm
• Phát triển khả năng sáng tạo
• Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp
• Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
• Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc
• Phát triển năng lực đánh giá.
vì vậy mỗi phụ huynh cần: - Đưa ra và thực hiện các quy tắc rõ ràng về việc sử dụng rượu và các thành viên gia đình lớn tuổi phải làm gương cho con trẻ. - Thảo luận về những nguy hiểm của việc sử dụng rượu với con cái theo định kỳ. - Đảm bảo rằng rượu không có sẵn trong nhà. - Giám sát hoặc yêu cầu sự giám sát của người lớn tại tất cả các nơi mà trẻ có mặt. - Làm quen với bạn đồng trang lứa của con, thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo của con để cùng phối hợp giáo dục. - Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tích cực như thể thao, học tập... - Nói chuyện với con về các vấn đề cuộc sống nói chung. - Dành thời gian với con cái và tham gia vào các hoạt động với chúng. - Là một hình mẫu tích cực cho con cái. => Kết hợp nhiều các giải pháp một cách đồng bộ và hợp lý...đặc biệt là sự quan tâm giáo dục từ gia đình và nhà trường. Hoạt động 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm - 3phút GV nhận xét về phần trình bày của các nhóm: - Nội dung - Khả năng chẩn bị xeminar, tổ chức xeminar... - Khả năng thuyết trình của từng nhóm. - Động viên, khen ngợi nhóm có kết quả tốt nhất, đồng thời góp ý với nhóm làm chưa tốt để các em rút kinh nghiệm. - Cả lớp chú ý nghe và nhận xét. - Rút kinh nghiệm khi làm việc nhóm: + Xác định đúng mục tiêu của dự án. + Phân công nhiệm vụ phù hợp. + Viết báo cáo rõ ràng, câu chữ chính xác, trọng tâm + Phần thuyết trình: To, rõ ràng, chú ý đến người nghe Chú ý nghe và quan sát, hiểu được: + Lợi ích của rượu bia. + Thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên. + Hậu quả nghiêm trọng của nạn lạm dung rượu bia. + Những biểu hiện giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia.... Hoạt động 5: Trình bày các giải pháp để giúp đỡ người nghiện rượu cai nghiện HĐ của GV HĐ của HS Gv yêu cầu các nhóm trình bày các giải pháp và kết quả cụ thể của những giải pháp đó. GV lắng nghe, có thể phân tích cho HS thấy được ý nghĩa của những việc làm của các em. Rằng những việc làm tưởng chừng như rất đổi bình thường ấy đã mang lại bao điều tốt đẹp: + Lan tỏa tinh thần cộng đồng, xây dựng nếp sống lành mạnh cho bản thân, tránh xa các cám dỗ, tệ nạn. * Định hướng nghề nghiệp với một số nhóm nghề liên quan đến Y học, nghiên cứu khoa học, kinh doanh,... * Những giải pháp giúp đỡ người nghiện rượu cai nghiện: - Tìm hiểu nguyên nhân nghiện rượu bia. - Gần gủi, động viên tôn trọng, lắng nghe những vướng mắc trong cuộc sóng của họ. Đẻ từ đó giúp họ giải quyết những khó khăn trong đời sống tinh thần, vật chất... - Phân tích để người nghiện rượu hiểu được những hậu quả đối với bản thân, gia đình. - Cần kết hợp với bác sỹ để có phác đồ điều trị hiệu quả. * Định hướng nghề nghiệp: Với các nhóm nghề: - Y dược. - Nghiên cứu khoa học - Chế biến lương thực thực phẩm - Kinh doanh... HS trong quá trình hoàn thành dự án với nhiều hoạt động trãi nghiệm, có thể sẽ thích, sẽ có ước mơ nghề nghiệp liên quan đến y học và nghiên cứu khoa học. Từ đó sẽ định hướng những kế hoạch và việc làm cụ thể để đạt được nghề mình yêu thích, sống có ích cho xã hội C. Hoạt động luyện tập và vận dụng (5 phút) Đọc và suy ngẫm: Chất đàn ông thật sự không nằm trong việc phục tùng hay tuân theo sự ép uổng của bạn bè, mà nằm trong việc chúng ta dám nói “không” khi trong lòng không muốn. Chất đàn ông thật sự không nằm trong việc chúng ta tự biến mình thành nô lệ của rượu bia, mà nằm trong việc chúng ta lựa chọn làm chủ bản thân mình. Đâu phải giá trị của thằng đàn ông được chứng minh thông qua số lít rượu anh ta uống, số lon bia anh ta có thể cho vào bụng mà chua xót hơn tôi nhận ra giá trị của con người bị mất đi khi ngồi vào những cuộc nhậu như thế. (Diễn giả Trần Đăng Khoa) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy nêu thông điệp của diễn giả Trần Đăng Khoa. Câu 2: Em có suy nghĩ gì về thực trạng sử dụng rượu bia hiện nay của người Việt? Câu 3: Em cần làm gì với văn hóa uống rượu bia xô bồ, nài ép như hiện nay? D. Hoạt động tìm tòi mở rộng kiến thức- 5 phút Yêu cầu: Em hãy đọc, suy ngẫm và rút ra bài học cho bản thân. Người cha nghiện rượu vá số phận của những đứa con Hai đứa trẻ nọ sống ở trong một gia đình có một người bố nghiện rượu suốt ngày say xỉn . Tuổi thơ của chúng trôi qua thật kinh khủng. Mỗi lần ông bố nhậu say về sẽ đánh đập chửi bới chúng. Năm tháng trôi qua, hai đứa trẻ trưởng thành và lớn khôn. Và kỳ lạ thay mỗi người có một cuộc sống không hề giống nhau . Chàng trai thứ nhất trở thành một phiên bản của bố. Một kẻ nghiện rượu, bê tha, bạo lực vợ con. Chàng trai thứ hai là một luật sư, luôn bào chữa và tìm lại công lý cho những phụ nữ và bạo lực gia đình. Và cậu ấy luôn kêu gọi những dự án cộng đồng về phòng chống bia rượu . Câu hỏi dành cho hai chàng trai : Tai sao anh trở thành kẻ nghiện rượu? Tại sao anh lại trở thành một luật sư tài giỏi? Và làm những công việc có ích cho xã hội? Câu trả lời hết sức bất ngờ của hai chàng trai: “Có một người bố như vậy dĩ nhiên tôi phải trở thành người như thế này rồi.” Bạn có cảm nhận gì khi nghe câu trả lời này vậy ! Bạn có nghĩ hoàn cảnh có sự tác động đến cuộc sống hiện tại không. Một sự thật là hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân gây ra cho những hành động đúng và không đúng. Mà chỉ do ta. Chính chúng ta có những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực để dẫn tới những hành động tốt hay không tốt cho tương lai mà thôi . (Theo – Người cha nghiện rượu vá số phận của những đứa con - ST) III. Bài kiểm tra thực nghiệm: Mục đích của đề kiểm tra, đánh giá HS Đề kiểm tra, đánh giá HS nhằm mục đích kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đã nêu trên. Đề kiểm tra, đánh giá HS được tiến hành trên cả các lớp thực nghiệm 11A1, 11A2, 11A3 và các lớp đối chứng 11A5, 11A6, 11 A7, trường THPT Yên Thành 3. 1. Bài kiểm tra mức độ nhận thức: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Rượu là thức uống được tạo ra từ ngũ cốc như: gạo, ngô, sắn hoặc từ các loại trái cây, được lên men tự nhiên bằng cách ủ sau đó đem đi chưng cất và thu được một lượng nhất định. Mỗi loại rượu có mùi hương đặc trưng, đem lại cho người sử dụng cảm giác thích thú, sảng khoái trong một thời gian nhất định, việc sử dụng lâu dài, thường xuyên có thể gây nghiện, vì thế rượu cũng được xếp vào một trong những thứ chất kích thích, chất gây nghiện. Việc ai đó lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, không chỉ vậy nó còn kéo theo hàng loạt vấn đề về xã hội. Câu hỏi 1: Những nguyên nhân dẫn đến lạm dụng rượu bia. Hãy khoanh tròn phương án “có” hoặc “không”. Phát biểu Phương án đúng Các yếu tố xã hội: kinh tế, văn hóa, trào lưu... Có/ Không Áp lực đồng trang lứa Có/ Không Di truyền Có/ Không Học theo hội nhóm Có/ Không Giảm căng thẳng Có/ Không Câu hỏi 2: Theo bạn, Luật phòng chống tác hại rượu bia quy định tuổi được phép sử dụng rượu bia là: A. 15 tuổi. B. 16 tuổi. C. 17 tuổi. D. 18 tuổi. Câu hỏi 3: Ở lớp Lan, bạn Huy vốn là HS chưa thực sự chú ý vào việc học hành dù đã lên lớp 11. Mới đây, bạn lại còn hay nổi loạn trong lớp, học hành sa sút hơn. Các bạn trong lớp tìm hiểu, biết được dạo này Huy đã uống rượu. Khi được hỏi tại sao bạn làm thế, Huy nói, “là thằng đàn ông mà không biết uống rượu thì không có chất đàn ông”. Theo em, bạn Huy quan điểm như vậy đúng chưa? Vì sao? ............................................................................................................... Hướng dẫn mã hóa bài kiểm tra mức độ PTNL của HS Câu hỏi 1: @Mức đầy đủ: Chọn cả 4 phương án đúng theo trình tự sau: Có, Có, Không, Có, Có. @Mức chưa đầy đủ: Chọn ít nhất được 3 phương án đúng @Không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không làm bài Câu hỏi 2: @Mức đầy đủ: Đáp án D. @Mức không đạt: Lựa chọn đáp án khác hoặc không làm bài Câu hỏi 3: @Mức đầy đủ: Trả lời “Sai” và giải thích một trong các ý sau: - Bạn Huy mới là HS lớp 11 chưa đủ tuổi sử dụng rượu bia. - Bản lĩnh của đàn ông hoàn toàn không phải thể hiện ở khả năng uống rượu. @Mức chưa đầy đủ: Trả lời “Sai” và không giải thích hoặc trả lời “Sai” và giải thích một trong 2 ý trên. @ Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài Chung: Mức đầy đủ: 2- 3 câu Mức chưa đầy đủ: 1 câu Mức không đạt: 0 câu 2. Bài kiểm tra mức độ hứng thú của HS trong quá trình thực hiện dự án: Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tích vào một trong ba ô vuông sau: Em hãy cho biết mức độ hứng thú của tiết xeminar ñ Rất hứng thú, sôi nổi ñ Không hứng thú ñ Tiết học bình thường VII. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2.4. Kết quả ứng dụng Vận dụng sáng kiến “Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT” như đã trình bày ở trên, tôi thấy có hiệu quả thiết thực đối với cả GV và HS. 2.4.1. Đối với GV Thực tế cho thấy vận dụng kiến thức về chuyển hóa vật chất ở động vật, đặc biệt là kiến thức về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi để giáo dục phòng tránh, tuyên truyền phòng tránh tác hại của lạm dụng rượu bia cho HS là một hướng đi mới và hiệu quả. Kích thích GV tư duy và không ngừng trao dồi kiến thức để góp phần hạn chế tác hại của lạm dụng rượu bia ở HS, gia đình và xã hội. Qua đó GV có một kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học toàn diện hiện nay. Mỗi GV cần tích cực dạy học theo hướng áp dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và các bộ môn khác nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực thể chất, góp phần hoàn thiện nhân cách cho HS. 2.4.2. Đối với HS Ngay lúc chuẩn bị cho tiết học, HS đã thấy hứng thú vì được làm việc nhóm, được tự nhóm thu thập, xử lí thông tin, lựa chọn thông tin và hình ảnh cho dự án của nhóm về những thực trạng mang tính cấp thiết của HS. Trong quá trình thực hiện thu thập tài liệu, viết báo cáo, chuẩn bị cho tiết seminar, dự án, HS hoạt động tích cực, hiệu quả hoạt động nhóm cao vì không những tự mình trình bày kết quả hoạt động của nhóm mà còn được trải nghiệm trong việc làm thiết thực là tạo ra các sản phẩm hổ trợ điều trị bệnh, tạo ra các poster tuyên truyền phòng tránh tác hại của rượu bia, phát triển năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn mà còn giáo dục tinh thần cộng đồng lòng nhân ái cho HS THPT. HS sẽ cảm thấy phấn khởi vì đã tự mình làm ra những sản phẩm hay có những việc làm góp phần tuyên truyền phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia trong cộng đồng. Tất cả những kiến thức có được và những kĩ năng được rèn luyện qua dự án này sẽ còn giúp các em vững vàng hơn trong tương lai, đặc biệt là các em sẽ góp phần bài trừ văn hóa uống rượu xô bồ, thái quá, nài ép mà dìn giữ và lan tỏa nét văn hóa truyền thống uống rượu tao nhã của người xưa... Điều tra, khảo sát: Lập phiếu điều tra: Có thể tiến hành điều tra khảo sát kết quả và hứng thú học tập vào cuối tiết học hoặc ở phần hỏi bài cũ của tiết tiếp theo và điều tra mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học qua kiểm tra thực nghiệm: Bài kiểm tra số 1: * Tiến hành điều tra ở 3 lớp: khối 11 của cả ba trường nghiên cứu: THPT Yên Thành 3. * Kết quả đạt được: Sau khi GV phát và thu phiếu điều tra, lập bảng thống kê về ba mức độ nhận thức để rút kinh nghiệm cho việc vận dụng dạy học ở lần sau, đồng thời điều tra về hứng thú học tập HS sau tiết học “Tìm hiểu thực trạng vấn đề rượu bia với thanh niên ở địa phương” 3 lớp khối 11 của cả ba trường: THPT Yên Thành 3. * Kết quả điều tra mức độ nhận thức của HS Nhóm đối tượng Số lượng HS Mức đầy đủ Mức chưa đầy đủ Không đạt Kết luận 11A1-Thực nghiệm 37 HS 29 6 HS 2 HS 78% Mức đầy đủ 11A3-Đối chứng 38 HS 15 HS 13HS 10 HS 39% Mức đầy đủ 11A2-Thực nghiệm 38 HS 30 6 HS 2 HS 79% Mức đầy đủ 11A4-Đối chứng 36 HS 10 HS 17 HS 9 HS 28% Mức đầy đủ Bảng 1: Kết quả điều tra mức độ nhận thức của HS Biểu đồ minh họa: Biểu đồ: Kết quả điều tra nhận thức của HS Nhận xét: So sánh kết quả về mức độ nhận thức về vấn đề rượu bia với thanh niên giữa hai nhóm ở trường THPT Yên Thành 3 nhận thấy số HS: + Mức không đạt : ở nhóm thực nghiệm là 4/75 chiếm 5,3%, thấp hơn so với nhóm đối chứng 19/74 chiếm 25,7%. + Mức chưa đầy đủ: ở nhóm thực nghiệm 12/75 chiếm 16%, thấp hơn so với nhóm đối chứng 30/74 chiếm 40,5%. + Mức đầy đủ: ở nhóm thực nghiệm 59/75 chiếm 78,7%, cao hơn so với nhóm đối chứng 25/74 chiếm 33,8%. Sau khi áp dụng đề tài, qua bài kiểm tra mức độ nhận thức tôi nhận thấy HS ở nhóm thực nghiệm đạt cao hơn nhiều so với nhóm chưa áp dụng đề tài, số bài đạt mức đầy đủ cao, các em không chỉ nhận thức đúng kiến thức mà còn có thái độ đúng và hành động tốt, thiết thực. Tiết xeminar đã để lại cho các em nhiều trãi nghiệm thú vị, hình thành và phát triển năng lực cần thiết để khi trưởng thành có bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ của xã hội, sống chân thật, có trách nhiệm vói bản thân, GĐ và cộng đồng. Bài kiểm tra thực nghiệm minh họa: Bài kiểm tra thực nghiệm minh họa b. Kết quả điều tra mức độ hứng thú học tập của HS: Nhóm đối tượng Số lượng HS Tiết học sôi nổi, hứng thú Tiết học không hứng thú Tiết học bình thường 11A1-Thực nghiệm 37 HS 31 HS – 84% 2 HS – 5% 4 HS – 11% 11A3-Đối chứng 38 HS 18 HS– 47% 6 HS – 16% 14 HS – 40% 11A2-Thực nghiệm 38 HS 30 HS – 80% 3 HS – 8% 5 HS– 12% 11A4-Đối chứng 36 HS 13 HS – 36% 10 HS –28% 13 HS– 36% Biểu đồ minh họa: Biểu đồ2: Kết quả điều tra mức độ hứng thú học tập của HS Nhận xét: Hứng thú là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết học, đặc biệt là tiết có tính giáo dục kỉ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Bảng trên cho thấy sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu số lượng HS: + Cảm thấy hứng thú với tiết học ở nhóm thực nghiệm là 62/75 chiếm 82,7%, cao hơn nhiều so với nhóm đối 3 chứng 31/74 chiếm 41,8%. + Cảm thấy không hứng thú với tiết học thì ngược lại, nhóm thực nghiệm chỉ có 5/75 chiếm 6,7% ít hơn nhóm đối chứng có 16/74 chiếm 21,6%. => Khi áp dụng đề tài tiết học trải qua nhẹ nhành, vui tươi và HS đã tự tìm hiểu được các vấn đề liên quan, tự tổ chức được một tiết xeminar vừa thú vị vừa rất bổ ích. Như vậy khi áp dụng đề tài nghiên cứu, không những HS có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề rượu bia với thanh niên, để từ đó rèn luyện kĩ năng, năng lực hạn chế hậu quả của lạm dụng rượu bia cho bản thân, gia đình và xã hội.. Mặt khác các em còn được tự trãi nghiệm với những ý tưởng, giải pháp, việc làm cụ thể của chính bản thân mình, góp phần xây dựng nếp sống an toàn, lành mạnh. Từ đó góp phần nhân cách toàn diện cho HS, các em biết rung động, cảm thông và sẽ chia với những khó khăn của cộng đồng. Đóng góp của đề tài không chỉ thể hiện ở kết quả kiểm tra thực nghiệm HS mà còn được đồng nghiệp áp dụng hiệu quả và ghi nhận. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu đã có những đóng góp mới như sau: 1.1. Tính khoa học Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn cụ thể, xác thực, đưa ra những giải pháp có tính khả thi để giúp HS THPT có kiến thức, bản lĩnh, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phòng tránh tác hại rượu bia ở GĐ và địa phương. Những giải pháp giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, để từ đó rèn luyện được các kĩ năng, năng cần thiết cho HS trước khi bước sang tuổi 18. 1.2. Tính hiệu quả 1.2.1. Phạm vi ứng dụng Đề tài này có thể áp dụng cho các tiết dạy ở các môn khi có mục đích phát triển năng lực phòng tránh tác hại của nạn lạm dụng rượu bia cho HS và cộng đồng, như trong môn giáo dục công dân, địa lí, khi dạy về các vấn đề của toàn cầu hay phổ biến Luật phòng chống tác hại rượu bia 1.2.2. Đối tượng ứng dụng Đề tài có thể áp dụng cho các GV dạy môn Sinh học 11 THPT, cho GV dạy tích hợp liên môn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho HS, sinh viên củng như các bậc phụ huynh. 1.2.3. Khả năng mở rộng của đề tài Đề tài nghiên cứucó khả năng mở rộng để: - Tích hợp vào trong nhiều môn học như công dân khi học về các vấn đề của nhân loại, sinh 11 - Tích hợp trong các buổi ngoại khóa về thanh niên với nạn lạm dụng rượu bia. - Làm chủ đề cho hoạt động ngoại khóa về giáo dục kiến thức, bản lĩnh của HS THPT trước những cám dỗ của rượu bia... - Chủ đề cho cuộc thi viết về tác hại của lạm dụng rượu bia... - Làm cở sở cho các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, STEM như lên men rượu, tạo các sản phẩm từ rượu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh... 2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 2.1. Đề xuất 2.1.1. Đối với tư tưởng suy nghĩ của GV và HS - GV chủ nhiệm cũng như GV bộ môn cần chủ động, tích cực vận dụng kiến thức môn học để phát triển năng lực phòng tránh hậu quả của lạm cho HS một cách hiệu quả, mà còn giúp các em tự thấy được trách nhiệm cả bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó HS có những kiến thức cần thiết để tuyên truyền GĐ, địa phương chấp hành Luật phòng chống tác hại của rượu bia. - Tích hợp vấn đề này vào các môn học như ngữ văn, lịch sử, địa lí giúp HS hiểu được mức độ nguy hiểm của sử dụng rượu bia quá liều lượng, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, GĐ và cộng đồng. 2.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học Vận dụng phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động của HS, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát huy khả năng của các em. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực và kiến thức liên môn, chủ đề STEM nhằm tăng hứng thú và hiệu quả học tập cũng như phát triển năng lực. 2.2. Kiến nghị Đối với hình thức quản lí chỉ đạo của nhà trường: - Tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa về giáo dục sức khỏe cho HS thpt. - Kết hợp chặt chẽ với địa phương, tạo điều kiện cho HS tham quan, tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tiễn để đáp ứng yêu cầu của dạy học PTNL trong giai đoạn hiện nay. - Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm hướng nghiệp với đồng nghiệp các trường THPT trong địa bàn để trao đổi học hỏi, lẫn nhau, nâng cao chất lượng giáo dục. Nghệ An, 10 tháng 03 năm 2020 PHỤ LỤC: 1. Một số hình ảnh hoạt động của nhóm trong tiết seminar: Ảnh 1: Hoạt động nhóm Hoàn thành phiế4. Một số hình ảnh trong tiết học thực nghiệm: 2. Một số sản phẩm của HS: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Khôi, Trần Văn Chương, Vũ Thùy Dương, Văn Lệ Hằng, Vũ Văn Hiển, (2014), Sinh học10, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Văn Khôi, (2014), Sách GV Sinh học10, Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi,Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Tý(2014), Sinh học10, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh,(2014), Sinh học11, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Thành Đạt, (2014), Sinh học12, Nxb Giáo dục. 6. Mai Văn Bính, Phạm Văn Hùng, Phan Thanh Phố, Vũ Hồng Tiến, Phí Văn Thức (2014), Giáo dục công dân 10 , Nxb Giáo dục. 7. Mai Văn Bính, Lê Thanh Hà, Phạm Kim Dung,Dương Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Thanh Mai(2008), Giáo dục công dân 12 , Nxb Giáo dục. 8. Mai Văn Bính, Trần Văn Thắng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy, (2014), Giáo dục công dân 11 , Nxb Giáo dục. 9. Phan Trọng Luân, Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi,(2014), Ngữ Văn 10 , Nxb Giáo dục. 10. Phan Ngọc Liên, Lương Ninh, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng Liên,Nguyễn Cảnh Vinh Lê A, .(2014), Lịch sử 10 , Nxb Giáo dục. 11. Bộ GD& ĐT, (2019- 2020), Phân phối chương trình các môn năm học 2019- 2020: + Sinh học10 + Sinh học 10, 11, 12 + Địa lí 10, 11, 12 + Ngữ văn 10, 11, 12 + Lịch sử 10, 11, 12 12. Bộ GD& ĐT,Tài liệu bồi dưỡng GV chu kỳ 1,2,3–Nxb Giáo dục.. 13. Các văn bản, chỉ thị của bộ giáo dục: Công văn số 7475/BGDĐT-GDTr của Bộ GD&ĐT, Quyết định 16, chỉ thị 33 của Bộ GD&ĐT. 14. Một số trang web: www.thuctranglamdungruoubia.net www.kienthuccuocsong.net www.loiichcuaruoubia.net www.giaiphapsudungruoubia.net www.tranhbiemhocvesayxin.com - www.tachaicualamruoubia.com.vn
File đính kèm:
- 111_SINH_11_2020_Than_Thi_Linh_YT3_953f2f8f19.doc