Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

 I. Vị trí của môn toán trong trường tiều học:

 Đối với học sinh tiểu học ,môn toán cũng như các môn khác cung cấp những tri thức ban đầu ,những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức ,hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.

 Môn toán trong trừơng tiểu học là một môn độc lập ,chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.

 Môn toán giúp học sinh hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động ,độc lập và sáng tạo cần thiết để phát triển toàn diện ,hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.

 II. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học:

 - Lứa tuổi tiểu học các em đang trong thời kì phát triển ,cơ thể chưa hoàn thiện vì thế sự bền bỉ của trẻ còn thấp.

 - Học sinh tiểu học “dễ nhớ-mau quên” khi không tập trung cao độ.Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập cho các em.

 - Trẻ hiếu động ,ham hiểu biết nhưng rất chóng chán.Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học,tăng cường thực hành ,tổ chức các trò chơi xen kẽ để giúp các em phát trtiển hứng thú ,ham hiểu biết và khả năng suy luận .

 - Thông qua hoạt động trò chơi giúp các em phát triển nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp .

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc sâu thêm kiến thức.Trò chơi còn mang lại cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập.
 Chính vì vậy mà tôi đã chọn nội dung “Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”.
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tiếp tục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.Tìm hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi.
- Tạo sự hứng thú học tập môn toán cho học sinh.Thông qua trò chơi giúp các em lĩnh hội ,củng cố và khắc sâu kiến thức.
 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
 3.1:Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về trò chơi học tập toán 2.
- Tìm hiểu về ý nghĩa tác dụng của trò chơi toán học.
 3.2 :Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh tiểu học ,cụ thể là học sinh lớp 2
- Tài liệu: sách giáo khoa toán, sách hướng dẫn giáo viên, sách trò chơi toán học. 
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 1. Nghiên cứu tài liệu:
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
 2. Nghiên cứu thực tế:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Soạn giáo án thông qua tiết dạy.
 B. NỘI DUNG
 Chương 1: Cơ sở lí luận
 I. Vị trí của môn toán trong trường tiều học:
 Đối với học sinh tiểu học ,môn toán cũng như các môn khác cung cấp những tri thức ban đầu ,những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức ,hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
 Môn toán trong trừơng tiểu học là một môn độc lập ,chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
 Môn toán giúp học sinh hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động ,độc lập và sáng tạo cần thiết để phát triển toàn diện ,hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
 II. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học:
 - Lứa tuổi tiểu học các em đang trong thời kì phát triển ,cơ thể chưa hoàn thiện vì thế sự bền bỉ của trẻ còn thấp.
 - Học sinh tiểu học “dễ nhớ-mau quên” khi không tập trung cao độ.Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập cho các em.
 - Trẻ hiếu động ,ham hiểu biết nhưng rất chóng chán.Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học,tăng cường thực hành ,tổ chức các trò chơi xen kẽđể giúp các em phát trtiển hứng thú ,ham hiểu biết và khả năng suy luận .
 - Thông qua hoạt động trò chơi giúp các em phát triển nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp .
 III. Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học :
 Phương pháp cũ mang lại sự nhàm chán cho người học vì nó đã tạo nên thói quen thụ động ,trông chờ và sức ỷ của học sinh trong tiếp thu kiến thức và ảnh hưởng nhiều đến tính năng động ,sáng tạo trong cuộc sống sau này của các em.Vì vậy phương pháp mới ra đời,phương pháp này tạo nên nhu cầu tự học, tự nghiên cứu và rèn cho người học thói quen suy nghĩ một cách chủ động ,độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác.
 Muốn giờ học có hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học ,tức là “lấy học sinh làm trung tâm "hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên đóng vai trò là người gợi mở và bổ sung thêm những điều các em chưa biết, chưa rõ và chưa hiểu đúng mà thôi. Học trò thực sự là trung tâm trên lớp học.
 Học sinh tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học, để tránh sự nhàm chán giáo viên có thể thay đôỉ hoạt động học của các em trong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi... Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học.
 IV. Tác dụng của trò chơi toán học:
 Học sinh tiểu học: học mà chơi-chơi mà học. Nên
 Chơi là một nhu cầu không thể thiếu vơí học sinh, nó cũng quan trọng như nhu cầu ăn,ngủ trong đời sống của các em.Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian để chơi. Được chơi các em tham gia một cách tự giác, chủ độngvà biểu lộ tình cảm rất rõ ràng. Vì tập thể các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng của mình để mang lại cho đội thắng lợi trong đó có mình. Đây chính là sự thi đua, cạnh tranh rất cao của trò chơi. Bởi thế trong quá trình chơi học sinh vận dụng hết khả năng của mình. Vì vậy việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán hết sức cần thiết và có ích.
 Trò chơi học tập làm thay đổi không khí lớp học. Tạo sự phấn chấn, hứng khởi để các em tích luỹ được vốn kiến thức của mình.
 Trò chơi học tập rèn luyện sự nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo, là hoạt động để quá trình dạy học thêm phần vui và sinh động hơn.
 Trò chơi toán học là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học , nhằm phát huy tính tích cực độc lập và sáng tạo của học sinh.
 Chương II: Một số trò chơi toán học lớp 2
 I. Tổ chức trò chơi trong môn toán:
 a. Thiết kế trò chơi
 *Phải dựa vào nội dung bài học, thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra trò chơi phù hợp. Trò chơi phải đảm bảo:
 - Vừa sức, dễ thực hiện.
 - Giúp học sinh rèn kĩ năng học toán, phát huy trí tuệ, tư duy sáng tạo.
 - Phù hợp với tâm lí học sinh, gần gũi, sát thực. 
 - Hình thức trò chơi phong phú .
 - Được chuẩn bị chu đáo nhưng không quá cầu kì, phức tạp.
 - Có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ thoải mái.
 * Cấu trúc trò chơi:
 - Tên trò chơi.
 - Mục đích của trò chơi.
 - Đồ dùng và phương tiện hỗ trợ cho trò chơi.
 - Luật chơi.
 - Số người chơi.
 - Cách chơi.
 b. Cách tổ chức trò chơi: Thời gian trò chơi từ 3-5 phút
 - Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn chơi, nêu luật chơi.
 - Chơi thử.
 - Chơi thật.
 - Nhận xét kết quả chơi.
 - Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật, tạo sự thoải mái cho học sinh. Phạt những học sinh phạm luật bằng hình thức đơn giản, vui, tránh sự tự ti và kì thị của các bạn.
 c. Khai thác và thực hành
 - Khai thác nội dung kiến thức và đồ dùng sẵn có của môn học.
 - Giáo viên tự làm đồ dùng từ các vật liệu xung quanh nhưng đảm bảo tính gíao dục, khoa học và thẫm mĩ.
 II. Một số trò chơi toán lớp 2
 Trò chơi 1: Domino số
 (Có thể sử dụng trong nhiều tiết học về đọc, viết số tự nhiên)
 - Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách đọc ,viết số trong phạm vi 1000
Thông qua trò chơi hs nhận diện số nhanh cả về số và về bằng chữ.
 - Chuẩn bị: Mỗi nhóm một bộ thẻ domino số gồm các số ghi bằng số và bằng chữ ở hai đầu
 - Cách chơi: hai đội chơi, mỗi đội 5 em.
 Khi nghe hô 1,2 3 bắt đầu lần lượt một em đặt một thẻ lên bàn. Em tiếp theo sẽ nhẩm nhanh kết quả trong số thẻ của mình có số đọc hay viết tương ứng gắn vào đúng vị trí thì đặt tiếp( nếu không có thì đến bạn đi sau). Cứ như vậy cho đến khi ai hết thẻ trước là thắng .
 - Cách tính điểm: mỗi thẻ đúng được 10 điểm,gắn đúng cả 5 thẻ được 50 điểm.
 Đội nào gắn đúng,nhanh là đội thắng cuộc.
Cả hai đội cùng gắn bằng nhau thì đội nào nhanh hơn là đội thắng cuộc.
Nếu đội nào xong trước mà ít thẻ đúng hơn đội xong sau thì đội sau sẽ chiến thắng.
 Trò chơi 2: Bác thợ săn
- Mục đích:Rèn kĩ năng đọc,hiểu tóm tắt bài toán và giải toán có đơn vị kg.
- Chuẩn bị: 
. Một số tranh con vật:gà,ngan,ngỗng
. Một số thẻ ghi tóm tắt đề toán ở mặt trước và đáp số ở mặt sau.
. Sân chơi:vẽ các ô mỗi ô đặt 1 thẻ theo sơ đồ.
Gà cân nặng:3kg
Ngỗng hơn gà:2kg
Ngỗng:?kg
Ngỗng nặng 5kg
Ngan nhẹ hơn:2kg
Ngan:?kg
Thỏ nâu nặng 2kg
Thỏ trắng bằng thỏ nâu
Cả hai nặng :?kg
mẹ mua 8kg gà,5kg ngỗng và 6 kg thỏ 
Mẹ mua tất cả:?kg
 3
 2
- Cách chơi: Gv lần lượt cho các em chơi.
Các em lần lượt bước vào từng ô ,bước vào ô nào phải giải đề toán trong ô đó. Sau đó đọc to đáp số của bài toán . Nếu đúng thì bước tiếp sang ô thứ hai.Nếu sai thì em đó bị loại và em khác lên chơi.
- Cách tính điểm:
Nếu mỗi ô đúng thì được thưởng một con vật. Riêng ô cuối cùng giải đúng được thưởng 2 con.
Sau cuộc chơi nếu ai được nhiều con vật thì người đội thắng cuộc.
*Lưu ý: Sau mỗi em chơi gv có thể đổi đề toán bằng các thẻ khác.
Trò chơi 3: Xếp hàng thứ tự
- Mục đích:Giúp học sinh củng cố so sánh và sắp xếp thứ tự các số .
- Chuẩn bị: Phiếu to viét các số kích thước 20-30cm
- Cách chơi: 2 đội, mỗi đội 5 em
Giáo viên phát cho các bạn trong nhóm phiếu có viết số.Mỗi bạn đều nhận được 1 phiếu (phát ngẫu nghiên không theo thứ tự).Giáo viên gọi 1 học sinh ở mỗi tổ lên đứng quay lại phía cả lớp ,cho cả lớp xem số của mình(làm mốc) . Khi gv hô 123 bắt đầu các bạn bí mật số của mình, im lặng tự nhẩm thứ tự số của mình mà chạy lên đứng vào vị trí thích hợp .Sau khi các bạn đã đứng đủ, cả lớp xác định thời gian hoàn thành công việc, yêu cầu các bạn công khai giơ số của mình kiểm tra.
 Tính số bạn đứng sai vị trí, và tính điểm của nhóm :chẳng hạn số điểm bằng 10 trừ đi số bạn đứng sai vị trí.
 Giáo viên cùng học sinh thống nhất xếp hạng thi đua của từng nhóm. 
Trò chơi 4: Giải đáp nhanh
 (Tiết bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5)
- Mục đích: Luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng,trừ (tròn chục,tròn trăm,tròn nghìn) nhân chia trong bảng.Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
 - Chuẩn bị: 2 đội chơi,mỗi đội tự đặt tên cho mình.
 - Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm, đại diện 2 nhóm bắt xăm xem bên nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu tên một phép nhân, chia đã học hoặc một phép tính cộng, trừ các số tròn chục .Nhóm thứ hai trả lời kết quả.(Nếu nêu sai thì nhường quyền trả lời cho khán giả )
 Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Cứ như vậy nhóm này làm xong thì đến nhóm khác Sau khi gv hô hết giờ thì dừng lại. Giáo viên tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng.
- Cách tính điểm:
 Mỗi kết quả đúng được 10 điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 5: Vui cùng đường gấp khúc
 - Mục đích: Củng cố cách nhận biết đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc. 
 - Chuẩn bị: Thước kẻ, 2 sợi dây đồng.
 - Cách chơi: Gọi 2 em tham gia chơi.Phát cho mỗi em 1 sợi dây đồng dài 20 cm yêu cầu tìm cách nắn sợi dây đồng thành các đường gấp khúc theo yêu cầu.
 - Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu 2 em bắt đầu thực hiện .Em nào xong trước và thực hiện đúng là người thắng cuộc.
 - Nếu 2 em cùng làm đúng và xong cùng 1 lúc thì gv ra thêm câu hỏi phụ lúc đó gv đánh giá và tuyên dương.
Trò chơi 6: Ong đi tìm nhuỵ
 (áp dụng cho các bảng +,-,x,: ) 
 - Mục đích: củng cố kĩ năng tính nhẩm dạng trừ có nhớ:14-8.
 - Chuẩn bị: 2 bông hoa 5 cách, mỗi bông 1 màu, trên mỗi cách hoa ghi các số .
7
5
8
6
9
.10 chú ong trên mình ghi các phép tính.
14 - 10
14 - 6
14 - 5
14 - 7
14 - 8
.Phấn màu.
- Cách chơi: chia làm 2 đội .mỗi đội 4 em.
.Gv chia bảng làm 2, gắn mỗi bên 1 bông hoa và 5 chú ong không theo thứ tự và giới thiệu trò chơi.
2 đội xếp thành hàng. Khi nghe lệnh bắt đầu lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với số thích hợp. Cứ như vậy cho đến hết các phép tính. Trong vòng 1 phút đội nào nối đúng và nhanh là đôị thắng cuộc
* Lưu ý: sau khi chơi xong gv hỏi thêm 1 số câu hỏi để khắc sâu bài học
? Tại sao chú ong không tìm được đường về nhà
Phép tính 14-10 thuộc dạng bài học hôm nay không,vì sao
 Trò chơi 7: Tìm lá cho hoa
- Mục đích: Củng cố về cộng ,trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
- Chuẩn bị: 2 bông hoa bằng giấy.
15
14
10 chiếc lá màu xanh
 7 + 8 6 + 9 19-6 7 + 7 6 + 8
 6 + 9 25-10	 24-10	 8 + 8 9 + 6 
- Cách chơi: Có 2 đội, mỗi đội 4 em.
Gv giới thiệu có 2 bông hoa mà nhj của nó là kết quả của các chiếc lá có phép tính tương ứng .Em tìm cách chọn nhanh và gắn vào đội mình để tạo thành bông hoa thật đúng và đẹp.
2 đội khi nghe hiệu lệnh thì bắt đầu chơi. Đội nào nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: sau khi chơi xong gv hỏi thêm 1 số câu hỏi để khắc sâu bài học.
? Tại sao em gắn lá này cho hoa.
Trò chơi 8: Thỏ bít ăn cà rốt
 (Tiết cộng, trừ, nhân, chia)
Mục đích: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cộng trù nhẩm, cộng trừ các số có hai chữ số (không nhớ và có nhớ) nhân chia trong bảng.
Chuẩn bị: 2 con thỏ giấy mang 1 số - là kết quả của phép tính. Và một số củ cà rốt có mang phép tính.
Cách chơi: Có 2 đội ,mỗi đội 4 em. Giáo viên gắn các con thỏ lên bảng, gắn các củ cà rốt ở 1 bên. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu giáo viên yêu cầu các nhóm nối tiếp nhau chọn các củ cà rốt mang phép tính có kết quả mà chú thỏ mang trên mình về cho thỏ ăn. Trong vòng 3 phút nhóm nào mang về nhiều và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
 Trò chơi 9: Thi quay kim đồng hồ
- Mục đích: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ, nhận biết đơn vị thời gian giờ, phút.
- Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ .
- Cách chơi: chia mỗi tổ thành các đội.
+ Lần 1: Gọi 4 em lên bảng (đại diện cho 4 tổ) mỗi em nhận 1 mô hình đồng hồ.Khi nghe gv hô to 1 giờ bất kì thì 4 em đó phải quay kim đúng giờ. Em nào quay chậm hoặc sai thì bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Lần 2: các đội thay người chơi khác.
Cứ chơi như vậy đến hết lượt, đội nào còn nhiều người thì đội đó thắng cuộc.
Trò chơi 10: Tìm đường về nhà cho 3 chú ếch 
- Mục đích : củng cố kĩ năng tìm thừa số và số bị chia.
- Chuẩn bị: 3 bút dạ , 2 bức tranh .
x x 3=18
4 x x=28
x : 5 =7
x= 7 x 5
x= 28 : 4
x= 18 : 3
x = 7
x = 35
x = 6
- Cách chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em.
Em hãy tìm đường về nhà cho 3 chú ếch. Biết rằng muốn tìm đường về nhà phải giải đúng bài toán. 
Sau khi 3 em của mỗi đội dùng bút tìm đường về nhà cho ếch. Gv cho học sinh đọc lại đề để kiểm tra. Nhận xét phân thắng thua cho mỗi đội .
 Trò chơi 11: Trổ tài mua sắm
- Mục đích : Củng cố nhận biết và sử dụng 1 số loại giấy bạc trong phạm vi đã học. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi cần thiết.
Thực hành trả và nhận lại tiền khi mua và bán. 
- Chuẩn bị: 1 số đồ dùng học tập và 1 số loại giấy bạc, một số tờ bìa có ghi các mệnh giá tiền.
- Cách chơi: 2 đội. Lần thứ nhất: 2 em đóng vai người mua hàng.Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên và tính giờ thì hai bạn của hai đội vào mua bất cứ mặt hàng nào và trả tiền theo giá ghi trên sản phẩm. Người mua chọn đủ hàng rồi thì bỏ tiền vào hộp, bỏ rồi thì không lấy lại được. Hết thời gian giáo viên hô đóng cửa thì hai bạn về và bàn giao lại số tiền cho hai bạn tiếp theo. Cứ tiếp tục như thế đến hết giờ .Các bạn phải nộp lại giỏ hàng để các bạn kiểm tra. Nếu số hàng mua đủ và hết số tiền là người “khéo mua” và ngược lại .Nếu tiền thừa mà mua không đủ hàng là người ‘keo kiệt”. Nếu số tiền hàng cộng lại hơn số tiền có thì người “tham”. Nếu số tiền cộng lại ít hơn số tiền đã mua thì người ‘chậm tính toán”.
Giáo viên tổng kết và tuyên dương cho học sinh.
Trò chơi 12: Nhận diện hình
 (Tiết hình chữ nhật ,hình tứ giác,ôn tập về hình học)
Mục đích: giúp học sinh củng cố kĩ năng nhận diện một số hình cơ bản
Chuẩn bị : 2 bảng phụ có kẻ các hình học ở nhiều tư thế, vị trí khác nhau có hình dạng dễ lẫn lộn với các hình đó.
Phấn màu.
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội cử 4 bạn đại diện 2 đội lên chơi.
Khi giáo viên hô bắt đầu thì bạn thứ nhất của nhóm lên nhận và tô màu vào 1 hình mà giáo viên yêu cầu sau đó chạy xuống chuyền phấn cho bạn thứ hai, bạn thứ hai lên chọn và tô màu vào hình thứ hai sau 3 phút thì dừng lại. Học sinh và giáo viên đánh giá thống kê điểm. Đội nào chọn và tô đúng 1 hình được 10 điểm. Nếu đội nào tô màu chưa đẹp trừ đi 1 điểm. Đội nào có số điểm nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
 I. Mục đích của viêc thực nghiệm:
 - Thông qua trò chơi học sinh hứng thú học ,tiếp thu bài nhanh hơn và khắc sâu được kiến thức đã học ,giờ học diễn ra nhẹ nhàng ,thoải mái .
 - Kết quả học của học sinh được nâng lên .
 II. Giáo án minh hoạ
 Toán: Một phần ba
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết bằng trực quan một phần ba ,biết đọc ,viết 1/3.
 - Thực hành chia một nhóm đồ vật thành ba phần bằng nhau.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu, bảng phụ, phấn màu.
 III. Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
ổn định lớp,kiểm tra bài cũ
23’
Bài mới:giới thiệu bài và ghi đề
1.giới thiệu một phần ba
Gv cho hs quan sát hình vuông đã được chia làm ba phần bằng nhau,tô màu 1 phần trong tổng số ba phần đó để hs nhận biết đã tô màu 1/3 hình vuông
*gv lưu ý hs các phần còn lại của hình vuông mỗi phần cũng là 1/3
*gv kết luận:trong toán học để thể hiện 1/3 của một hình người ta dùng số một phần ba
Gv : một phần ba được viết như thế nào ?
Cho hs viết bảng con
Gv: cho hs nêu lại cách đọc số,viết số 1/3
Gv cho hs nêu ý nghĩa của số nằm trên,dưới đường gạch ngang trong phân số 1/3
Gv chuyển ý sang thực hành
2.Thực hành
-có 3 phần bằng nhau
-tô màu 1 phần
-đã tô màu 1/3 hình vuông
Hs nêu cách viết số một phần ba 1/3
3-4 hs
-trên :chỉ số phần đã tô màu
-dưới:chỉ số phần của hình đó
1 hs nêu yêu cầu bài tập
Bài 1: gv cho hs hoạt động cá nhân quan sát sgk
Yêu cầu hs trả lời và giải thích vì sao chọn đáp án đó
Gv chốt câu trả lời đúng
?vì sao đáp án b) sai
Gv chốt ý củng cố lại cho hs cách tìm 1/3 của hình
1 em đọc yêu cầu 
1 số hs trả lời,hs nhận xét
Hs trả lời
Bài 2: Dµnh cho häc sinh kg
1 em đọc yêu cầu 
Hướng dẫn cho học sinh và yêu cầu về nhà tìm để tiết ôn luyện trả lời
Bài 3: Gv cho hs hoạt động nhóm đôi
Gọi đại diện nhóm trả lời
Gv chốt ý đúng và củng cố cho hs cách tìm 1/3 của một số vật bất kì
1 em đọc yêu cầu 
4 nhóm TL và nêu cách nhận biết
Hs nhận xét
4’
3’
3. Trò chơi: tiếp sức tô màu vào 1/3 mỗi hình
Có hai đội ,mỗi dội 3em .Khi nghe lệnh bắt đầu các thành viên trong đội lần lượt tô màu vào 1/3 số hình tròn của mỗi hình trong vòng 1 phút.Mỗi hình đúng được 10 điểm.tô màu xấu bị trừ 1 điểm.Đội nào nhanh và đúng là đội thắng cuộc
Gv nhận xét tuyên dương
4. Củng cố dặn dò:?Nêu cách nhận biết 1/3
Nhận xét dặn dò hs
Hs nghe và chơi
Hs nhận xét đội chơi và bình chọn đội thắng cuộc
Hs TL
Bảng phụ được vẽ như sau:
7
3
Họ và tên.
Lớp.
 Phiếu học tập
1.Đã tô màu 1/3 hình nào?
1 2 3
 4 5 6 
 7 8
2. Đã khoanh vào 1/3 hình nào?
 A B
 III. Kết quả thực nghiệm
 Sau khi vận dụng trò chơi “ tiếp sức” vào tiết học thì kết qủa thật đáng mừng.
 - Học sinh nắm được kiến thức bài học.
 - Tiết học diễn ra sôi nổi ,hào hứng.
 - Chấm phiếu học tập 100% học sinh đạt điểm trung bình trở lên.
C. KẾT LUẬN
 Trò chơi học tập có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh.Nó không chỉ giúp học sinh nắm được ,củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy,phát triển trí tưởng tượng ,khả năng diễn đạt mạch lạc.Nhất là hứng thú học tập ,tạo niềm vui,lòng say mê học tập cho học sinh.Tạo ra không khí vui tươi,sinh động và khơi gợi sự ham hiểu biết của các em.
 Trò chơi còn gúp các em yêu thích môn học hơn, giúp các em tự tin và hình thành thói quen giúp đỡ nhau trong học tập.
 Trò chơi học tập có nhiều tác dụng nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng có trò chơi.Không bắt buộc phải có ở mọi tiết học toán và càng không nhất thiết cứ sau mỗi tiết học là phải đến phần trò chơi.Giáo viên không nên quá lạm dụng vào phương pháp này.
 Khi tổ chức trò chơi học tập luôn phải bám sát nội dung bài học,thời gian trong mỗi tiết học và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp. Muốn tổ chức tốt thì người giáo viên phải lập kế hoạch và chuẩn bị thật chu đáo trước khi cho học sinh chơi.
 Và một điều lưu ý là tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh đều được chơi nhất là những em còn rụt rè.
 Trên đây là một số kinh nghiệm qua giảng dạy. Chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, bổ sung thêm.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Sơn Thuỷ, ngày 8 tháng 3 năm 2011
 Người thực hiện
 Phạm Thị Tố Tâm
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu
2
1.Lí do chọn đề tài
2
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
3.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
4.Phương pháp nghiên cứu trong đề tài
3
B. Phần nội dung 
4
 Chương 1:Cơ sở lí luận
4
I.Vị trí của môn toán trong trường tiểu học
4
II.Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
4
III.Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học
5
IV.Vai trò ,tác dụng của trò chơi toán học
6
Chương II:Một số trò chơi toán học lớp 2
7
I.Tổ chức trò chơi trong môn toán
7
II.Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 2 
9
 Chương III: Thực nghiệm sư phạm
19
I.Mục đích của việc thực nghiệm
19
II. Giáo án minh hoạ
19
III.Kết quả thực nghiệm
24
C. Kết luận 
24

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan