Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10

Nội dung sáng kiến

3.1. Tiến trình thực hiện:

- Trong quá trình thực nghiệm tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn ở

trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh

giá.

- Sử dụng kế hoạch dạy học của 2 chủ đề thực nghiệm có các hoạt động

trải nghiệm sáng tạo nhằm gây hứng thú học tập cho các em.

- Tiến hành rèn luyện và phát triển năng lực, kỹ năng tự học của học sinh

thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tương ứng với 3 giai

đoạn: giai đoạn trước thực nghiệm (học sinh chưa quen với các hoạt động trải

nghiệm thiết kế trong giáo án); giai đoạn trong thực nghiệm (học sinh đã và

đang làm quen với các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án); giai đoạn

sau thực nghiệm (học sinh đã quen và thông hiểu về yêu cầu, hình thức của các

hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án).

- Tiến hành 3 lần kiểm tra nội dung kiến thức tương ứng với 3 giai đoạn.

- Chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá và rút ra kết luận.3.2. Thời gian thực hiện: Từ 01-2019 đến 03-2019, năm học 2018-2019.

3.3. Biện pháp tổ chức:

3.3.1. Thu thập số liệu để làm cơ sở phân tích định lượng và định tính kết quả

thực nghiệm sư phạm.

3.3.2. Thiết kế và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các tiết học,

các chủ đề dạy học.

pdf19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 báo cáo về 
quy trình làm dưa cải tại nhà (thời gian 
4 phút). 
 Sau khi các nhóm báo cáo, giáo viên 
nhận xét tranh ghép, cách muối dưa của 
nhóm và kiểm tra sản phẩm của nhóm 
(dưa cải). 
 Giáo viên đưa ra các tiêu chí về món 
dưa để các nhóm tự chấm điểm cho 
nhau, cũng như chiếu hình mẫu vi sinh 
vật để đối chiếu tranh ghép. 
 Hoạt động 2: Khám phá kiến thức 
(15 phút) 
 Giáo viên: Thảo luận nhóm trong 6 
phút trả lời các câu hỏi sau: 
 Thông báo với giáo viên khi đã 
hoàn thành sản phẩm. 
Hình 3. Một số hình ảnh muối dưa 
cải của học sinh. 
- Yêu cầu 3: 
+ Đại diện của nhóm được mời sẽ 
lên trình bày quy trình và sản 
phẩm của nhóm mình. 
+ Cử đại diện đến các nhóm khác 
để đánh giá các tiêu chí của giáo 
viên đề ra và nêu thắc mắc (nếu 
có). 
 Các tiêu chí cần đạt được: 
1. Tranh ghép đúng: thứ tự, thời 
gian (2đ) 
2. Dưa cải (8đ) 
- Màu sắc (vàng): 1.0 
- Độ giòn, không nhớt: 2.0 
- Vị chua, không nhẵn: 2.0 
- Tiết kiệm, có giá trị kinh tế ( bán 
được): 1.5 
- Vệ sinh: 0.5 
- Quy trình muối dưa: 1.0 
Hoạt động 2: Khám phá kiến 
thức 
 Qua các hoạt động vừa tham 
gia, bản thân từng học sinh sẽ hiểu 
Câu 1. Từ các hoạt động kết hợp nghiên 
cứu sách giáo khoa, hãy trả lời các câu 
hỏi sau 
- Vi sinh vật là gì? Chúng có các 
đặc điểm như thế nào? 
- Trong phòng thí nghiệm có các 
loại môi trường cơ bản nào? Người ta 
dựa vào các nhu cầu nào của vi sinh vật 
mà chia thành các kiểu dinh dưỡng khác 
nhau? 
- Quá trình tổng hợp và phân giải 
các chất ở vi sinh vật có những đặc điểm 
chính gì? Quá trình này được ứng dụng 
thực tế để tạo ra các sản phẩm nào? 
Câu 2. Dựa vào kiến thức đã nghiên cứu 
và sản phẩm tạo ra của mỗi nhóm, hãy 
cho biết: 
 - Vì sao dưa cải để vào trong nước 
muối NaCl, nén chặt đậy kín thì dưa cải 
chua? Việc sử dụng dưa chua có lợi hay 
hại cho sức khỏe con người. Tại sao? 
 - Tại sao có người muối dưa rất 
ngon đậm đà, giòn nhưng có người lại 
muối quá chua hoặc hay bị nhớt? 
 A B 
 Hình 4. Dưa cải 
A. Dưa cải ngon. B. Dưa cải bị nhớt 
được: 
Câu 1 
- Khái niệm và các đặc điểm cơ 
bản của vi sinh vật. 
- Phân biệt các loại môi trường 
nuôi cấy cũng như các kiểu dinh 
dưỡng của vi sinh vật. 
- Liệt kê được các đặc điểm chính 
của quá trình phân giả và tổng 
hợp, cũng như các sản phẩm 
được tạo ra từ ứng dụng quá trình 
phân giải và tổng hợp các chất. 
Câu 2 
 Từ đặc điểm cơ bản của quá 
trình phân giải và tổng hợp các 
chất ở vi sinh vật, học sinh có thể 
đưa ra giải thích như sau: 
- Khi tiến hành muối dưa thì vi 
khuẩn Lactic và các vi khuẩn khác 
cùng phát triển trên bề mặt rau 
quả nhờ chất dinh dưỡng phát tán 
ra ngoài do quá trình co nguyên 
sinh sau đó pH giảm, ức chế vi 
khuẩn gây hại, vi khuẩn Lactic ưu 
thế  dưa ngon có lợi cho sức 
khỏe (đặc điểm của quá trình phân 
giải của vi sinh vật). 
 - Muối dưa thất bại là do hoạt 
động của vi khuẩn gây thối và vi 
khuẩn lactic, nếu pha chế tỷ lệ 
nguyên liệu không phù hợp thì sẽ 
tạo môi trường hoạt động của các 
vi sinh vật khác nhau. 
  Từ các hoạt động mà nhóm đã tự 
thực hiện, hoàn thành, thu thập tổng hợp 
và phân tích tin kết hợp kiến thức sách 
giáo khoa, các em thảo luận nhóm và 
đại diện trình bày ý kiến của nhóm 
mình, đưa ra kết luận. 
 Giáo viên lắng nghe, mời các nhóm 
khác cho ý kiến và cuối cùng sẽ nhận 
xét và hoàn thiện kiến thức cho các em 
(kiến thức bám sát theo chương trình 
chuẩn). 
 Trước khi kết thúc tiết 1 giáo viên 
đưa ra các yêu cầu cho tiết 2 của chủ 
đề như sau: 
 - So sánh quá trình hô hấp và lên men. 
- Học sinh được quyền chọn 1 trong các 
đề tài sau để thực hành quá trình lên 
men tại nhà: 
Đề tài 1: Xây dựng qui trình và 
thực hiện làm kim chi tại nhà. 
Đề tài 2: Thiết kế qui trình và sản 
xuất sữa chua tại nhà. 
Đề tài 3: Lên men rượu vang. 
* Yêu cầu: 
 - Ngay sau khi chọn đề tài, học sinh 
tiến hành xây dựng quy trình (cách thực 
hiện) và gửi cho giáo viên xem. 
 - Trong quá trình thực hiện, các em 
phải chụp hình nhóm và quay clip lại 
các khâu thực hiện. 
 - Viết bài báo cáo không quá 150 từ về 
qui trình và cách thực hiện đồng thời 
 Học sinh, nhóm học sinh tiếp 
nhận yêu cầu và thực hiện ở 
nhà. 
* Liệt kê ra được những điểm 
giống nhau và khác nhau giữa quá 
trình hô hấp và lên men. 
 (viết sẵn vào bảng phụ để tiết sau 
báo cáo hoặc dán tại vị trí nhóm 
mình để nhóm khác xem và góp ý). 
* Thống nhất nhóm chọn 1 đề tài 
và tiến hành thực hiện theo các 
bước sau: 
- Chọn địa điểm thực hiện, chọn 
nhóm trưởng, chuẩn bị nguyên 
liệu. 
- Thống nhất xây dựng quy trình 
(viết nháp và chụp hình gửi giáo 
viên). 
- Hoàn thiện quy trình vào giấy 
Ao. 
- Tiến hành thực hiện lên men 
theo quy trình đã xây dựng. 
- Phân công thành viên chụp hình, 
quay clip quá trình thực hiện, viết 
báo cáo bằng powerpoint (sản 
phẩm thành công hay thất bại 
 giải thích câu hỏi sau: 
 + Câu 1: Vi sinh vật có vai trò gì 
trong quá trình sản xuất kim chi, sữa 
chua hay rượu vang? 
 + Câu 2: Tại sao có người tạo ra sản 
phẩm thành công, có giá trị thực tiễn 
nhưng cũng có người thất bại? 
 + Câu 3: Môi trường nuôi cấy vi sinh 
vật lần lượt ở: kim chi, sữa chua, rượu 
vang là môi trường gì? Tại sao? 
 - Sản phẩm tạo ra phải đạt các tiêu chí 
sau: 
Tiêu chí Điểm 
Có tính thẩm mĩ 1.0 
Mùi và hương vị, ngon 3.0 
Tính an toàn thực phẩm 2.0 
Tiết kiệm 1.0 
Vệ sinh 2.0 
Có giá trị kinh tế (bán 
được) 
1.0 
Tổng 10.0 
Tiết 2: Báo cáo quy trình và 
trình bày sản phẩm lên men tại nhà. 
(Theo gợi ý mà giáo viên đã yêu 
cầu cuối tiết 1) 
Giáo viên bốc thăm ngẫu nhiên 1 
nhóm để báo cáo quy trình và sản phẩm. 
Mời các nhóm khác đóng góp ý 
kiến. 
Nhận xét và và mời các nhóm đánh 
giá lẫn nhau. 
cũng phải báo cáo và giải thích lý 
do). 
- Tra cứu thông tin trên mạng, kết 
hợp kiến thức sách giáo khoa để 
trả lời 3 câu hỏi của giáo viên. 
- Phân công thành viên báo cáo. 
Tiết 2: Báo cáo quy trình và 
trình bày sản phẩm lên men tại 
nhà. 
- Nhóm học sinh được chọn sẽ 
báo cáo những hoạt động đã thực 
hiện ở nhà. 
- Các nhóm khác lắng nghe và nêu 
thắc mắc. 
- Đại diện nhóm báo cáo sẽ giải 
trình thắc mắc của các bạn và câu 
hỏi của giáo viên theo sự hiểu biết 
của mình. 
- Thành viên của các nhóm chia 
đều, đến từng nhóm còn lại để 
 Giáo viên đánh giá và hoàn thiện kiến 
thức cho các em, phân tích điểm đạt và 
chưa đạt trong qúa trình thực hiện hoạt 
động của học sinh.Sau đó sẽ công bố kết 
quả của từng nhóm (60% số điểm do 6 
nhóm đánh giá, 40% là của giáo viên). 
 Tổng kết chủ đề người dạy nêu câu 
hỏi để đánh giá về khả năng tham gia 
các hoạt động trải nghiệm của người học 
như sau: Em cảm nhận như thế nào sau 
khi học chủ đề chuyển hóa vật chất và 
năng lượng ở vi sinh vật? Việc trực tiếp 
tham gia các hoạt động trải nghiệm đã 
mang lại cho em nhưng lợi ích và khó 
khăn gì? 
 Từ những phát biểu của học sinh, giáo 
viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp 
để xây dựng các chủ đề sau. 
nghiên cứu quy trình, thử sản 
phẩm và cho điểm theo các tiêu 
chí mà giáo viên đã gợi ý. 
 Qua hoạt động học tập, học 
sinh có thể tự đánh giá, rồi đánh 
giá lẫn nhau, điều chỉnh những sai 
sót của bản thân, rút kinh nghiệm 
cho việc thực hiện các hoạt động 
trải nghiệm tiếp theo. 
 Các nhóm thảo luận nhanh và 
đưa ra cảm nhận của mình, đồng 
thời trình bày những thuận lợi 
cũng như các khó khăn đã gặp 
phải trong quá trình hoạt động. 
Phần 4. Tiến hành kiểm tra và phân tích kết quả rồi rút ra kết luận. 
 Sau các chủ đề, tôi tiến hành cho các bài test để kiểm tra lại mức độ đạt 
của các em về kiến thức và kỹ năng. Từ đó rút ra kết luận về đề tài nghiên cứu 
của mình. 
Các bài kiểm tra trong 3 giai đoạn khác nhau 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 
(thời gian : 15 phút) 
 Họ và tên :.Lớp : 10a. 
Câu 1 (5 điểm) 
Thế nào là chu kỳ tế bào ? Nêu các đặc điểm chính các kỳ của quá trình 
nguyên phân ? 
Câu 2 (5 điểm) 
 Quan sát bức ảnh được chụp từ tiêu bản của quá trình nguyên phân. Hãy 
thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: 
Hình 5. Tiêu bản quá trình nguyên phân. 
1. Tế bào nào đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân? 
Tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân là:.. 
2. Trong các tế bào được đánh số, thì tế bào nào màng nhân đang dần tiêu biến? 
Tế bào có màng nhân đang dần tiêu biến 
3. Hãy đọc tên các kỳ của nguyên phân tương ứng với từng tế bào trên? 
Tế bào 1:. 
Tế bào 2:. 
Tế bào 3:. 
Tế bào 4:. 
----Hết----- 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 
(Thời gian 15 phút) 
Họ và tên :Lớp : 10a. 
Câu 1 (5 điểm) 
- Vi sinh vật là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? 
- Kích thước nhỏ bé mang lại những lợi ích gì cho vi sinh vật? 
Câu 2 (5 điểm) 
 Chao là 1 sản phẩm có đầy đủ chất bổ dưỡng của sữa đậu nành, nhưng 
dễ tiêu vì các chất protid, lipid, gluxit đã được thủy phân của vi sinh vật 
chuyển hóa ra các phần tử đơn giản, sẵn sàng được tiêu hóa và hấp thụ. 
Em hãy thiết kế quy trình (các 
bước) sản xuất chao tại nhà với 
nguyên liệu chính là tàu hủ trắng. 
Theo em, khi ủ chao cần phải lưu ý 
điều gì? 
Hình 6. Chao 
----Hết----- 
ĐỂ KIỂM TRA SỐ 3 
(Thời gian: 15 phút) 
Họ và tên :Lớp : 10a. 
Câu 1 (5 điểm) 
- Hãy sắp xếp các hình sau theo đúng trình tự thực hiện quy trình sản 
xuất sữa chua tại nhà. 
- Vì sao sữa chua bị dăm đá hoặc không chua? Làm cách nào để khắc 
phục? Theo em, sữa chua là môi trường nuôi cấy liên tục hay không liên tục, 
vì sao? 
Câu 2 (5 điểm) 
1 2 
3 4 
 a. Thế nào là nhân tố sinh trưởng? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và 
vi sinh vật khuyết dưỡng? 
b. Khi kiểm tra thực phẩm người ta thường dùng vi sinh vật khuyết 
dưỡng 1 nhân tố sinh trưởng nào đó, vì sao? 
----Hết----- 
- Mức độ khả thi: 
Các hoạt động này phù hợp với khả năng của các em và điều kiện của 
đơn vị, trường THPT nào cũng có thể thực hiện. Khi tham gia hoạt động vừa 
giúp các em hình thành kỹ năng, kích thích sự đam mê môn học và quan trong 
hơn là nắm vững kiến thức. 
Tuy nhiên việc lựa chọn đúng đắn, kết hợp hài hòa các kỹ thuật dạy học 
nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, vào khả năng sư 
phạm và lòng yêu nghề của mỗi thầy cô giáo. Không thể có một khuôn mẫu 
sẵn cho một bài cụ thể, một đơn vị kiến thức cụ thể mà hoàn toàn phụ thuộc 
vào mỗi thầy cô giáo. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
Trong thời gian nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm, kết hợp 
với kết quả thu thập được từ bài kiểm tra của học sinh và quan sát trong quá 
trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng: việc tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học đã có tác dụng tích 
cực đến khả năng nhận thức của học sinh, cụ thể như: 
- Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế và tổ chức đã khơi 
dậy tính tích cực sáng tạo, lựa chọn và tiếp nhận thông tin, lôi cuốn các em 
vào bài học, các em không còn thụ động lĩnh hội tri thức. 
- Giai đoạn trước khi tiến hành thực nghiệm, dù rằng học sinh có kiến 
thức nhưng không biết phát huy năng lực của mình, không biết phải lựa chọn 
được nội dung nào cho phù hợp, khoa học và chính xác để thực hiện nhiệm vụ 
học tập mà giáo viên đã giao, gây cảm giác lo lắng và chán nãn bộ môn, thậm 
chí có học sinh rất sợ khi đến tiết Sinh học. 
- Trong giai đoạn tiến hành thực nghiệm: không khí lớp học sôi nổi, 
học sinh tiếp thu kiến thức một các chủ động, tích cực, không còn phụ thuộc 
nhiều vào giáo viên. Các kỹ năng tự học của học sinh cũng phát triển rõ rệt. 
Các em thể hiện được điểm mạnh của bản thân, đồng thời hình thành nền tản 
kiến thức vững chắc về bộ môn Sinh học. Không những thế, học sinh còn biết 
vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề mới trong cuộc 
sống. 
- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để rèn luyện cho học 
sinh kỹ năng tự học còn giúp các em phát triển các kỹ năng vận dụng tri thức 
 thông tin vào thực tiễn có thể tạo ra các sản phẩm dùng trong gia đình và 
những người xung quanh, đều được tăng lên rõ rệt. 
- Kết quả kiểm tra của các bài sau đều cao hơn bài trước điều đó chứng 
tỏ cơ sở luận của sáng kiến mang tính khả thi và thực hiện có hiệu quả. Cụ thể 
như sau: 
Thống kê qua 3 lần kiểm tra, tôi có được kết quả ở bảng 1 
 Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra của học sinh 
Lần 
kiểm 
tra 
Số HS 
Kết quả 
Đạt ở mức độ cao 
(8 - 10 điểm) 
Đạt ở mức độ 
thấp 
(5 - 7 điểm) 
Chưa đạt 
(0 - 4 điểm) 
SL (%) SL (%) SL (%) 
1 161 8 4.97 82 50.93 71 44.10 
2 161 22 13.66 93 57.77 46 28.57 
3 161 43 26.72 87 54.03 31 19.25 
0
20
40
60
80
100
lần 1 lần 2 lần 3
8-10 điểm
5-7 điểm
0-4 điểm
 Biểu đồ 1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của học sinh qua 
các lần kiểm tra 
Qua kết quả bảng 1 và biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy: 
- Ở giai đoạn trước thực nghiệm, học sinh hiểu biết ít hoặc không hiểu 
gì về nội dung hoạt động, có cố gắng tìm tòi, học hỏi nhưng kết quả chưa cao; 
chưa thật tích cực với hoạt động và kỹ năng hoạt động còn nhiều hạn chế 
(44.10%). 
- Ở giai đoạn thực nghiệm đã có sự tiến bộ khả quan, học sinh hiểu nội 
dung hoạt động và tích cực tham gia hoạt động tuy nhiên có 1 số kỹ năng hoạt 
động rất cơ bản, chưa thành thạo và hiệu quả chưa cao. 
 - Khi giáo viên đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường 
xuyên trong các chuyên đề thì học sinh đã quen dần với những giáo án thiết 
kế theo dạng rèn luyện kỹ năng tự học và kết quả thực nghiệm rất khả quan. 
Tỷ lệ học sinh đạt mức độ thấp và cao tăng vượt bậc so với trước thực nghiệm 
(từ 55.90% đến 80.75%) và tỷ lệ học sinh điểm thấp cũng giảm đi đáng kể. 
Từ kết quả trên, bản thân tôi rút ra nhận xét: mức độ phát triển của học 
sinh rất khả quan, nghĩa là phương pháp giảng dạy này rất có hiệu quả trong 
giai đoạn hiện nay. 
Mức độ của từng tiêu chí: tiêu chí 1(tiêu chí đánh giá trải nghiệm), tiêu 
chí 2 (tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của học sinh về sự độc đáo và thành thạo), 
tiêu chí 3 (tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của học sinh về sự mới mẻ và tính 
hiệu quả), được thể hiện qua bảng số liệu 2 và biểu đồ 2, 3, 4 sau đây 
Bảng 2. Bảng tổng hợp đánh giá tiêu chí mức độ qua 3 lần kiểm tra 
Tiêu 
chí 
Số 
HS 
Lần 
kiểm tra 
Mức độ 
Mức độ C Mức độ B Mức độ A 
SL % SL % SL % 
1 
161 1 59 36.65 82 50.93 20 12.42 
161 2 57 35.40 77 47.83 27 16.77 
161 3 39 24.22 64 39.75 58 36.03 
2 
161 1 59 36.65 82 50.93 20 12.42 
161 2 43 26.71 79 49.07 39 24.22 
161 3 38 23.60 72 44.72 51 31.68 
3 
161 1 59 36.65 82 50.93 20 12.42 
161 2 42 26.09 94 58.39 25 15.52 
161 3 32 19.88 71 44.10 58 36.02 
 Biểu đồ 2. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 
lần kiểm tra 
0
20
40
60
80
100
lần 1 lần 2 lần 3
mức độ C
mức độ B
mức độ A
 Tiêu chí 1: Ở lần kiểm tra đầu tiên có đến 36.65% học sinh không trực 
tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cả trên lớp và 
hoạt động thực tiễn bên ngoài phạm vi lớp học, 50.93% tham gia nhưng 
chưa nhiều, chỉ có 12.42% trực tiếp tham gia các hoạt động. Qua thống kê cho 
thấy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần phải thực hiện 
nhiều hơn nữa. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ta có thể thay 
đổi dần tiêu chí đề ra. Tỷ lệ học sinh không trực tiếp tham gia giảm xuống chỉ 
còn 24.22%, trong khi tỷ lệ học sinh trực tiếp tham gia tăng lên đến 36.03%. 
 Biểu đồ 3. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 
lần kiểm tra 
0
20
40
60
80
100
lần 1 lần 2 lần 3
mức độ C
mức độ B
mức độ A
Ở tiêu chí thứ 2: kiểm tra trước thực nghiệm, có đến 36.65% sản phẩm 
của học sinh chưa thể hiện tính chất hiếm, lạ và có nhiều ý tưởng, phương án 
thực hiện khác nhau; 50.93% sản phẩm của học sinh thể hiện tính chất hiếm, 
lạ và có nhiều ý tưởng, phương án thực hiện khác nhau nhưng chưa nhiều, chỉ 
có 12.42% thể hiện tính chất hiếm, lạ và có nhiều ý tưởng. Điều này do HS 
không trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cả 
trên lớp và hoạt động thực tiễn bên ngoài phạm vi lớp học (tiêu chí 1) và 
còn quen với cách tiếp thu lý thuyết 1 cách thụ động. Qua thời gian thay đổi 
phương pháp học tập, có thể thấy sự tiến bộ của học sinh, sản phẩm của các 
em thể hiện tính chất hiếm, lạ và có nhiều ý tưởng, phương án thực hiện khác 
nhau 31.68% (tăng 19.26%). 
 Biểu đồ 4. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 
lần kiểm tra 
0
20
40
60
80
100
lần 1 lần 2 lần 3
mức đô C
mức độ B
mức độ A
Ở tiêu chí 3: Về việc đánh giá sự sáng tạo của học sinh về sự mới mẻ 
và tính hiệu quả đã thấy được sự chủ động của học sinh, các em thành thạo 
hơn trong việc vận dụng kiến thức và thông tin cũ để giải quyết tình huống 
 mới. Nếu như trước thực nghiệm, học sinh không tạo ra các sản phẩm hoặc 
sản phẩm không đạt theo yêu cầu (36.65%) thì sau khi tiến hành thực nghiệm, 
tỷ lệ này chỉ còn 19.88%, trong khi đó, sản phẩm có nhiều điều mới mẻ, có 
thể áp dụng phổ biến và rộng rãi tăng nhanh chóng (từ 12.42% đến 36.02% 
tăng gấp 3 lần). 
Từ các biểu đồ trên, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, học 
sinh hứng thú hơn với môn học, giải tỏa áp lực suy nghĩ Sinh học là môn tư 
duy trừu tượng mà là môn gần gũi thực tiễn, mang lại nhiều lợi ích và hiệu 
quả thiết thực trong cuộc sống. Điều này chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo cho học sinh được đề xuất là khả thi và có ý nghĩa thiết 
thực qua từng tiêu chí. 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
- Đề tài này có thể xem là tài liệu hữu ích cho giáo viên giảng dạy bộ 
môn Sinh học các khối đặc biệt là lớp 10. 
- Đây cũng có thể được xem là một trong các tư liệu phát huy tính tích 
cực, sáng tạo của học sinh, dù trong điều kiện nào các em cũng có thể tự mình 
trải nghiệm thực hành rồi rút kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống, phát huy 
được vai trò chủ thể của mình khi tham gia trải nghiệm. 
VI. Kết luận: 
* Đề tài nghiên cứu đã mang lại những đóng góp mới cho đơn vị 
như: 
- Bổ sung thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc trải nghiệm sáng 
tạo vào kiến thức Sinh học 10. 
- Đề xuất quy trình và thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10. 
- Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh 
học Vi sinh vật, Sinh học 10. Đồng thời đề xuất quy trình thiết kế giáo án có 
ứng dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi 
sinh vật, Sinh học 10. 
- Xây dựng tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy sinh học theo hướng tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học Sinh học Vi sinh vật 
thông qua chủ đề đã trình bày. 
* Tính khả thi và hiệu quả cùa đề tài 
Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh ở các 
lớp có không khí học tập sôi nổi, các em có trách nhiệm với việc học của 
mình. Các em được tham gia nhiều hoạt động, tiếp thu được nhiều phương 
pháp, hình thức mới nên đã kích thích, phát huy được tính tích cực suy nghĩ, 
tìm tòi, chủ động sáng tạo. Các em không chỉ tiếp thu những nội dung kiến 
thức cơ bản mà còn có khả năng quan sát hình ảnh phát hiện kiến thức, phân 
 tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức, thông tin một cách 
hợp lý, độc lập. 
 * Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
- Đề tài đã được thực hiện với tất cả các đối tượng học sinh lớp 10 bậc 
trung học phổ thông. 
- Bản thân tôi đã thực hiện và vận động các đồng nghiệp trong tổ ở 
trường THPT Nguyễn Khuyến thực hiện cách làm này và kết quả cũng rất khả 
quan. Nhưng sự vận dụng hình thức nào, xây dựng hệ thống câu hỏi và yêu 
cầu cho hoạt động trải nghiệm như thế nào còn phụ thuộc vào nội dung từng 
bài, từng chủ đề từng đối tượng học sinh cụ thể, tuỳ điều kiện của mỗi giáo 
viên. Giáo viên cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu, chuẩn bị công phu cho 
mỗi tiết dạy 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan