Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua ngành giáo dục nước ta có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng
nhằm đáp ứng mục tiêu mà Đảng đề ra: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra. Nguyên nhân
có nhiều, song vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn là Phương pháp dạy học. Định hướng đổi
mới giáo dục của Đảng được thể hiện trong luật giáo dục. Qua đó cho thấy việc đổi
mới phương pháp dạy học không còn là vấn đề chung chung mà đã có định hướng rõ
ràng, phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
cùng nhau thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Rèn kỹ năng, đem lại hứng thú học
tập cho học sinh.
Hiện nay nước ta đang tiến hành thí điểm ở một số trường “Mô hình trường học
mới ở Việt Nam” gọi tắt là VNEN. Mô hình VNEN hướng tới chuyển các hoạt động
giáo dục trong nhà trường thành các hoạt động Tự giáo dục cho học sinh.
có thể cho các nhóm tham gia phản biện. Khi ấy, giáo viên chính là trọng tài có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng vào đề tài, tránh lệch hướng. Điều cần chú ý, tất cả các nhóm phải được trình bày kết quả thảo luận của mình. Thực tế qua dự giờ một số đồng nghiệp, do không có thời gian, một số thầy cô chỉ chọn một hoặc hai nhóm trình bày. Nhóm còn lại, hoặc tiết sau trình bày hoặc tự rút kinh nghiệm từ các nhóm trước. Điều này là không công bằng. Có thể hình thành ở các em thái độ không cố gắng trong những lần sau. Cũng như giáo viên không nhận ra được những ưu và khuyết điểm của nhóm. Và như thế, giáo viên không đánh giá một cách toàn diện học sinh. Bước 6: Tổng kết đánh giá Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động thảo luận. Vấn đề cốt lõi của khâu này là phải tìm ra được vấn đề - có thể xem như chân lý mà mỗi nhóm đã đạt được hoặc chưa đạt được. Ngoài ra cũng cần đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa học hay không? Những ai tích cực, những ai lười biếng, hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì? Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của các em. Thực tế, cách làm hiệu quả nhất chính là giải quyết dứt điểm từng nhóm một, có nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm, sau đó đưa ra kết luận của giáo viên về vấn đề đặt ra của đề tài, cuối cùng so sánh giữa các nhóm để làm cơ sở đánh giá năng lực của từng nhóm cũng như rút kinh nghiệm cho lần sau. Đối với những hoạt động được tổ chức dưới dạng trò chơi thì giáo viên chỉ chốt đáp án khi tất cả các nhóm đã báo cáo kết quả. Ví dụ: Bài 2A, Hoạt động thực hành 6: (Nhóm) Chọn một dòng ở ô bên phải ghép vào từng chỗ trống ở ô bên trái để tạo thành câu hỏi a) Bạn hát hay nhất lớp ta b) Cái chổi làm c) Lúa trồng d) Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần Nhóm trưởng điều hành các bạn làm việc bằng gì? là ai? làm gì? ở đâu? Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11 Theo logo học sinh tự thực hiện hoạt động, nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm mình mỗi bạn chọn một dòng để ghép và không được trùng nhau. Nhận xét bạn ghép như vậy đã hợp lí chưa. Trong khi học sinh làm việc, giáo viên theo dõi, lựa chọn vị trí hợp lí sao cho vừa kiểm tra, bao quát được cả lớp vừa có thể trợ giúp những nhóm gặp khó khăn. Đối với những nhóm yêu cầu được trợ giúp, giáo viên trợ giúp bằng các câu hỏi gợi ý đã được chuẩn bị trong Kế hoạch dạy học như: Cái chổi làm thì không thể chọn làm gì? Bạn hát hay nhất lớp tathì phải là ai?... Giáo viên lựa chọn thời điểm để nhận xét kết quả làm việc của nhóm. Khi hết thời gian quy định các nhóm treo bảng lên và tự báo cáo kết quả của nhóm mình so sánh với nhóm bạn và các em tự đánh giá kết quả học tập của nhóm mình để tiết sau điều chỉnh tốt hơn. Thông qua hoạt động này, tôi cũng giáo dục các em kĩ năng đối phó với các kiểu thời tiết khác nhau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng các câu trả lời đã được chuẩn bị trong Kế hoạch dạy học như: Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần trú mưa để khỏi ướt, Khi gặp mưa to trên đường, bạn cần mặc áo mưa để khỏi ướt, b.2. Giải pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh b.2.1. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm: - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt. - Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. * Lưu ý nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm. Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm: - Dự kiến trước các phương án dự phòng. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng. - Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể. - Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm. - Khen ngợi và động viên HS nói về kết quả làm việc. Ví dụ: Bài 8A, Hoạt động cơ bản 1: (Cặp đôi) Trả lời câu hỏi Các cặp đôi tự làm việc, GV đi kiểm tra giúp đỡ những cặp có thẻ cứu trợ. Khi trả lời câu hỏi: Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ? (Có thể là: Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô uốn nắn cho em viết chữ đẹp từng nét./ Ánh mắt cô ánh lên hiền từ, trìu mến./ Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 12 bạn nào cũng thích nghe./) Đây cũng là những phương án tôi đã dự đoán trước trong Kế hoạch giảng dạy. Học sinh hoạt động cặp đôi Học sinh hỏi: Theo bạn thì câu nào diễn đạt hay? Vì sao? Học sinh chọn câu mà các em cho là hay để trả lời. Học sinh tập phân tích với nhau có sự hỗ trợ của giáo viên: Trong ba câu trên, câu thứ nhất diễn đạt chưa trôi chảy vì sắp xếp từ chưa phù hợp, câu hơi dài. Có thể tách câu đó thành hai ý: “Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô. Bàn tay ấy uốn nắn cho em viết từng nét chữ.” Như vậy các em sẽ ý thức được cách viết câu văn hay, chọn từ phù hợp với hoàn cảnh. b.2.2. Tổ chức sắp xếp bàn ghế Vấn đề sắp sếp lại chỗ ngồi để thuận tiện cho việc dạy học theo nhóm và tận dụng được không gian phòng học để tổ chức trò chơi trong tiết học, quả là một vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và cũng là chủ đề gây nên nhiều tranh luận nhất trong nhiều trường học hiện nay. Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống. Mô hình 2 : Sắp xếp theo quan điểm dạy học mới VNEN . Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13 Mô hình 2 thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ. Việc tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên thay đổi vị trí ngồi học, lúc thì ngồi học chỗ này, tiết học sau lại ngồi chỗ khác. Hay nói cách khác áp dụng hình thức dạy học theo nhóm thì chỗ ngồi của học sinh là chỗ ngồi không ổn định. Bên cạnh đó GV còn có thể kiểm tra, hỗ trợ được HS dù HS đó ngồi ở vị trí nào. Giáo viên kiểm tra học sinh làm việc b.2.4. Một số chú ý khi tổ chức hoạt động nhóm b.2.4.1. Thành phần nhóm Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 14 - Tùy thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta có nhiều cách chia nhóm. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc của các thành viên, trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm và mối quan hệ giữa các thành viên. - Tùy vào tình hình mà giáo viên có thể hoặc không cần chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm. - Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm : kỹ năng hiểu được nhu cầu của người khác, kỹ năng biểu đạt một quan điểm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ quan điểm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn b.2.4.2. Ra quy tắc cho nhóm Để việc thảo luận và học tập lẫn nhau thuận lợi giáo viên cần đưa ra một số quy tắc làm việc: - Các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Các thành viên trong nhóm đều có lượt nói, cần tạo điều kiện để học sinh nói hết các ý kiến, ưu tiên học sinh yếu kém phát biểu trước. - Hãy ủng hộ và giúp nhau bổ sung chi tiết. - Không cười nhạo những câu nói của người khác. - Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi. b.2.4.3. Giao việc cho nhóm - Công việc được giao có thể là câu hỏi bằng lời, bằng phiếu học tập, - Nội dung công việc cần phải vừa sức với học sinh. Cần phải phù hợp trình độ, phù hợp giữa số lượng thành viên trong nhóm với khối lượng công việc. - Công việc được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy của học sinh. - Cần có đủ công việc để phân cho tất cả các thành viên trong nhóm, tránh chỉ có một vài thành viên làm việc còn các thành viên khác thì không. b.2.4. 4. Tổ chức thảo luận nhóm - Bố trí chỗ ngồi cho HS sao cho mọi HS tham gia thảo luận đều có thể nhìn thấy nhau. - Không được can thiệp sâu vào cuộc thảo luận mà phải phát huy tính tự lực của mỗi học sinh trong suốt quá trình thảo luận, chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi lệch hướng. Giáo viên với tư cách là một chuyên gia: giúp gợi mở, dẫn dắt học sinh đến những cấp độ hiểu biết cao hơn. Giáo viên có thể bổ sung những gợi ý và các câu hỏi để giúp học sinh phát hiện vấn đề và tăng hứng thú thảo luận. b.2.4. 5. Đánh giá hoạt động nhóm Việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là một nhiệm vụ quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học theo nhóm. Giáo viên cần phải: - Quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm. - Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm (đặc biệt là chỉ số tiến bộ hay chỉ số cố gắng của nhóm). - Có điểm thưởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên trong nhóm. - Khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp - Người tham dự cần có những kiến thức cơ sở về đề tài làm việc. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 15 - Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm (phòng, các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho buổi làm việc theo nhóm) - Các thành viên phải nắm vững nhiệm vụ trong làm việc theo nhóm và tiến trình, lịch làm việc.Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ và cần có sự chuẩn bị chu đáo về đề tài làm việc. - Người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm. - Các thành viên tham gia làm việc theo nhóm cần có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực.Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên, coi thời gian làm việc theo nhóm như là một khoảng thời gian xả hơi, làm việc khác mà không tập trung vào đề tài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc. Trong trường hợp này giáo viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn. - Độ lớn của nhóm: 4 - 6 người cho một nhóm là số lượng tương đối phù hợp cho buổi làm việc theo nhóm, nếu quá ít hay quá nhiều đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên trong giải quyết nhiệm vụ. Giáo viên: - Nhiệm vụ cần giao cho học sinh phải rõ ràng, xác định rõ thời gian thảo luận cho học sinh biết. - Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời khi nhóm chưa hiểu rõ vấn đề. - Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm. - Tạo thói quen hoạt động nhóm cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai trò của mình đối với nhóm. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp - Lựa chọn nội dung khi đưa ra hoạt động nhóm. - Tổ chức hoạt động khi trang thiết bị tối thiểu được đảm bảo. - Chỉ áp dụng hoạt động nhóm phù hợp với logo bài dạy, không tùy tiện điều chỉnh, thay đổi logo của hoạt động. - Bổ sung thêm hoạt động khác vào trước hoặc sau hoạt động nhóm để hoàn thành tốt nhất yêu cầu của công việc. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu e.1.Kết quả: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng giải pháp này đối với học sinh lớp 2D trường TH Nguyễn Văn Trỗi: Tổng số HS Điểm Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Số lượng % Số lượng % 24 10 1 4,2 3 12,5 9 2 8,3 5 20,8 8 4 16,7 7 29,2 7 3 12,5 4 16,7 6 6 25 3 12,5 5 5 20,8 2 8,3 < 5 3 12,5 0 0 Nội dung Tổng số HS Hiệu quả hoạt động Kĩ năng làm việc Kĩ năng giao tiếp Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 16 SL % SL % SL % Trước khi áp dụng giải pháp 24 10 41,7 8 28,6 14 58,3 Sau khi áp dụng giải pháp 24 22 91,7 19 79,2 24 100 e.2. Giá trị khoa học: Với các điều kiện áp dụng đã phát huy tư duy sáng tạo và năng lực, kĩ năng cơ bản cần thiết của học sinh cho môn học của mình. Học sinh có kết quả tốt, nhanh, nhạy bén trong công việc. Học sinh làm chủ kiến thức, biết khám phá và đem lại kết quả cao trong học tập. GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm, thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Ngày nay, thảo luận nhóm luôn là vấn đề rất được quan tâm. Biện pháp này không những giúp HS khắc sâu hơn kiến thức bài học mà còn rèn luyện nhiều cho các em kỹ năng quan trọng sau này. Trước hết là kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày vấn đề, Vì thế, trong dạy học, vận dụng thảo luận nhóm trong các giờ dạy là một yêu cầu thiết thực mang tính bắt buộc. Qua thực tế trải nghiệm và nghiên cứu, bản thân nhận thấy việc sử dụng thảo luận nhóm trong dạy học là có khả năng và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để thành công, ngoài việc nắm vững các yếu tố trong quá trình tổ chức thảo luận thì giáo viên cũng cần chú ý hướng dẫn kỹ cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà và công việc này phải được duy trì thường xuyên. Mỗi lần tổ chức đều có nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm và nhất là phải cho học sinh thấy được cái lợi ích của mình khi được học tập theo phương pháp này. Có như thế các em mới hứng thú và hợp tác tích cực hơn, chủ động hơn. Và cuối cùng, việc sử dụng các yếu tố phải linh hoạt, sáng tạo. Tránh lặp đi lặp lại một hình mẫu tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học với nhiều tính ưu việt. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất, phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Như vậy, việc tổ chức hoạt động nhóm thành công hay không là phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một phần lớn quyết định là vấn đề nhận thức, năng lực và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Tôi thiết nghĩ người giáo viên "Đổi mới phương pháp dạy học" thành công là biết tự điều chỉnh cách thức sử dụng phương pháp, hình thức dạy học của mình sao cho thật phù hợp phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 17 2. Kiến nghị Qua đây tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đến các cấp lãnh đạo: - Cụm trường và chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo từng môn và các hoạt động giáo dục cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. - Duy trì Hội thi giáo viên dạy giỏi. Trên đây là một số giải pháp về tổ chức hoạt động mà tôi đã vận dụng để nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học nói chung. Trong khi viết chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót nhưng tôi cũng nêu ra đây để chia sẻ được phần nào khó khăn, vất vả của các đồng nghiệp cũng như quý thầy cô. Qua đó, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là những ý kiến đóng góp chân thành của Hội đồng chấm sáng kiến để sáng kiến kinh nghiệm trên mỗi ngày được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Krông Ana, ngày 15 tháng 3 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thắm Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 18 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu) Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 1A Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 1B Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 2A Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 2B Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 1A Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 1B Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 2A Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 2B Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt 2 Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán 2 Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam. Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo mô hình trường học mới tại Việt Nam. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_nhom_cho_hoc_sinh_lop_2_theo_mo_hinh_vnen_2328.pdf