Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” với mục tiêu là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả; triển khai có hiệu quả Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án"Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường giáo dục toàn diện; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội cho học sinh. Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà còn khơi gợi những giá trị tốt đẹp sẵn có ở mỗi học sinh.
Lứa tuổi học sinh đang dần hình thành những giá trị nhân cách. Các em giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết, giúp các em rèn luyện, điều chỉnh hành vi, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Mặt khác giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh còn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện. Vì vậy chúng ta cần giáo dục cho các em giá trị sống, kỹ năng sống ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Những giá trị sống và kỹ năng sống của mỗi học sinh có thể được hình thành và phát triển thông qua nhiều hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động tổ chức tiết sinh hoạt lớp. Tuy nhiên thực trạng hiện nay về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường và trong giờ sinh hoạt cho học sinh chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Giáo viên còn đang chú trọng việc “dạy chữ” mà coi nhẹ việc “dạy người”. Cách thức và phương pháp giáo dục mặc dù đã thực hiện nhưng tính thực tiễn và hiệu quả chưa cao. Đôi khi giáo viên chú trọng đến nội dung bài học mà quên mất phần giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống hoặc cảm thấy khó khăn trong việc lồng ghép giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh trong giờ học. Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng, chưa hiểu, chưa biết về những giá trị sống như: “Hoà bình, Tôn trọng, Yêu thương, Trách nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn kết, Tự do”.
phần thưởng cho học sinh. 2. Học sinh: - Ban cán sự lớp chuẩn bị báo cáo đánh giá, nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua. - Các tổ lên ý tưởng, viết kịch bản, tích cực tập luyện . - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh ngợi ca, tôn vinh người phụ nữ. Bước 4: Tiến trình hoạt động: * Khởi động: (2-3p) Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho các em trước khi bước vào tiết sinh hoạt. Cách tiến hành: Cả lớp hát tập thể bài “ Chỉ có một trên đời” – Nhạc sĩ Trương Quan * Hoạt động 1:(4p) Đánh giá những hoạt động trong tuần . Mục tiêu: Học sinh bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực, chân thành. Cách tiến hành: - Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập, việc thực hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ. - Lớp phó nhận xét từng mảng hoạt động do mình phụ trách. - Lớp trưởng nhận xét ưu khuyết điểm về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua: nền nếp, học tập, đạo đức... - Các thành viên đóng góp, bổ sung ý kiến vào bản đánh giá của các tổ. - Lớp trưởng tổng kết, xếp loại thi đua các tổ. *Hoạt động 2:Triển khai công việc tuần tới ( 2p) Mục tiêu: Học sinh nắm được nhiệm vụ cụ thể của tuần tiếp theo từ đó nghiêm túc thực hiện. Cách tiến hành: - Lớp trưởng đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể của tuần sau: + Duy trì tốt nề nếp lớp học, tác phong của học sinh. + Thực hiện nghiêm túc những quy định của lớp, trường. + Tham gia các phong trào do nhà trường, Đội phát động. + Tích cực lao động vệ sinh trường lớp. + Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông... - Lớp thảo luận, bổ sung vào bản phương hướng. *Hoạt động 3: Bình bầu tấm gương tiêu biểu.(2p) Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn những tấm gương tiêu biểu, điển hình từ đó có ý thức học tập noi theo. Cách tiến hành: Các tổ bình bầu, giơ tay biểu quyết. - Cả lớp nhất trí bầu bạn Nguyễn Ngọc Duy đã có hành động tốt “Nhặt được của rơi trả người đánh mất”. Bạn nhặt được 600.000đ ở sân trường và mang nộp cho cô Tổng phụ trách trả lại bạn bị mất. - Bạn lớp trưởng ý kiến: Qua tìm hiểu, các bạn đều biết nhà bạn Duy rất nghèo, bố mất sớm, hai mẹ con phải ở nhờ nhà bác. Sáng nào mẹ bạn cũng dậy từ 3h sáng đi bốc vác thuê đến 8h đêm mới về để lấy tiền nuôi bạn ăn học. Mẹ bạn Duy đúng là một người mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh, hết lòng yêu thương con. Lớp trưởng: Để giúp các bạn hiểu hơn nữa về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội từ xưa đến nay chúng ta cùng chuyển sang phần II của tiết sinh hoạt. * Hoạt động 1: Khởi động (4-5p) Mục tiêu: - Học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, sự hy sinh của người mẹ dành cho con. - Rút ra bài học cho bản thân. - Kết nối vào chủ đề “ Ngợi ca, tôn vinh người phụ nữ” - Cách tiến hành: Bước 1: GV chiếu cho các em xem clip “ Người mẹ một mắt” trong 1,5 phút, yêu cầu HS theo dõi để thực hiện nhiệm vụ. GV đưa ra gói câu hỏi, yêu cầu các em suy nghĩ, trao đổi, thảo luận cặp đôi, trong thời gian 2 phút sẽ trình bày. Gói câu hỏi ấy như sau: Câu 1: Người mẹ trong câu chuyện đã làm những gì cho con? Người con đã đối xử với mẹ như thế nào? Câu 2: Câu chuyện đã gợi cho em những cảm xúc suy nghĩ gì? Em rút ra bài học gì cho bản thân? Bước 2: HS trao đổi thảo luận theo cặp đôi. Các nhóm thảo luận: (HS - HS; GV – HS) Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày. Dự kiến sản phẩm của các nhóm đôi trình bày: - Khi con bị tai nạn hỏng một mắt, người mẹ đã hy sinh một mắt cho con; vẫn tha thiết yêu con dù con xa lánh, hắt hủi. - Người con chê mẹ xấu xí, hắt hủi, xa lánh mẹ, sợ xấu hổ với bạn bè. - Xúc động, thương người mẹ, cảm phục sự hy sinh của mẹ, trách người con đã đối xử tệ bạc với mẹ. - Rút ra bài học: Luôn yêu thương, quý trọng mẹ, có hành động, việc làm đền đáp công ơn của mẹ... Bước 4: GV nhận xét; nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện, nhắc nhở học sinh.“ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: (25p): Hình thành kiến thức Mục tiêu: Giúp HS hiểu được “Vị trí vai trò của người phụ nữ từ xưa đến nay” * Hoạt động 2.1: Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.(5p) - Mục tiêu: Học sinh hiểu được vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với 4 đức tính “Công, dung, ngôn, hạnh”. - Cách tiến hành: Hoạt động nhóm. - Thành lập ban giám khảo, thư ký, cử 2 bạn 1 Nam, 1 Nữ dẫn chương trình. - Tổ chức tìm hiểu nội dung bài học dưới dạng trò chơi khám phá ô chữ bí mật. Mỗi đội có quyền chọn một ô chữ bí mật để trả lời. Cuối cùng phải tìm ra được từ khóa để trả lời cho câu hỏi “Một trong những đức tính cần phải có của người phụ nữ trong xã hội phong kiến theo quan niệm Nho giáo” - Trong thời gian 30s nếu đội nào trả lời đúng một ô chữ được 10 điểm, không trả lời được hoặc trả lời sai các đội còn lại sẽ dành quyền trả lời. Đội nào tìm được từ khóa nhanh nhất sẽ được 50đ. - Các đội hoàn thành trò chơi và tìm ra từ khóa “ HẠNH” Câu hỏi của các ô chữ như sau: - Ô chữ số 1: Quan sát đoạn video và cho biết. ? Người phụ nữ trong đoạn video trên là ai? ( Chị Dậu) MC đọc câu hỏi phụ: Nhân vật chị Dậu có những vẻ đẹp, phẩm chất nào đáng quý? (Dịu dàng, đảm đang, tháo vát, hết lòng yêu thương chồng con, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, luôn giữ chọn phẩm giá của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.) - Ô chữ số 2: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: “.....buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông” ( “Thương vợ” - Tú Xương) ( Quanh năm) - Ô chữ số 3: Bức ảnh sau gợi em nhớ tới nhân vật nào? ( Vũ Nương) MC đọc câu hỏi phụ: Bạn hãy kể đoạn truyện tương ứng với bức tranh trên. - Ô chữ 4: Trong nền văn học trung đại nước ta, nữ thi sĩ nào được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”? ( Hồ Xuân Hương) MC đọc câu hỏi phụ: Bạn hãy đọc một bài thơ của bà nói về thân phận và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa? ( Bánh trôi nước) MC: Bạn hãy đọc đầy đủ 4 phẩm chất cần phải có của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? ( Công, dung, ngôn, hạnh) MC: Hãy giải thích “ Công, dung, ngôn, hạnh” nghĩa là gì? HS: “Công” là công việc, là sự khéo léo giỏi giang trong các việc nữ công gia chánh, nội trợ, tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái “Dung” : nhan sắc, vẻ đẹp hình thức và tâm hồn... “Ngôn” là lời ăn tiếng nói dịu dàng lễ phép... “Hạnh” là đức hạnh, đoan trang, đứng đắn, nết na.. Thư ký tổng kết, thông báo điểm. MC: Theo quan niệm của triết gia Khổng Tử, tứ đức của phụ nữ xưa là: “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Đây được coi là những chuẩn mực, là thước đo vẻ đẹp hoàn hảo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên trải qua tiến trình lịch sử, chuẩn mực đạo đức cũng như quan niệm về cái đẹp nói chung và vẻ đẹp của người phụ nữ nói riêng cũng thay đổi theo từng thời kì, từng thế hệ. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào chúng ta cùng chuyển sang hoạt động: Hoạt động 2.2: (7p) Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong kháng chiến. Mục tiêu: Học sinh thấy được vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ: “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Cách tiến hành: Hoạt động nhóm Tìm hiểu bài học qua trò chơi “ Khám phá bức tranh bí ẩn”. Bức tranh có 6 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép là một câu hỏi, trong 3 phút, MC lật mảnh ghép bất kỳ, đội nào giơ tay nhanh nhất sẽ dành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Khi chưa mở hết các mảnh ghép, đội nào đoán được tên nhân vật trong bức tranh đó là chị Võ Thị Sáu sẽ được cộng 50 điểm. - Mảnh ghép 1: Bà là vợ của cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong ( Nguyễn Thị Minh Khai) - Mảnh ghép 2: “ Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai? ( Chị Út Tịch) - Mảnh ghép 3: Nghe đoạn nhạc đoán tên bài hát ( Cô gái mở đường – Xuân Giao) - Mảnh ghép 4: Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX ( Nguyễn Thị Định) - Mảnh ghép 5: Tên của người mẹ anh hùng đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ ( Mẹ Suốt) - Mảnh ghép 6: Đọc hai câu thơ tương ứng với bức tranh sau: (O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu) Bức tranh bí mật: MC: ? Nêu hiểu biết của bạn về nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu? MC: Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ đã trở thành huyền thoại. Trong “ Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn” nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã viết: Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất MC:? Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ còn có những người phụ nữ nào tiêu biểu? Bạn hãy kể tên? ( Mạc Thị Bưởi, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Diệu, Kan Lịch, Võ Thị Thắng, Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Lài, Lê Thị Hồng Gấm, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nữ biệt động Sài Gòn Nguyễn Trung Kiên,) MC:? Bác Hồ đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng, đó là gì? ( Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang) Thư ký tổng kết, thông báo điểm. MC: Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, người phụ nữ không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà còn trực tiếp tham gia đánh đuổi giặc ngoại xâm, lập nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. MC: Ngày nay người phụ nữ Việt Nam tiếp tục kế thừa phát huy những vẻ đẹp, phẩm chất đó. Họ đang giữ những trọng trách lớn lao và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Hoạt động 2.3: Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay. (5p) Mục tiêu: Học sinh thấy được những đóng góp lớn lao của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, học tập nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất... Cách tiến hành: Thảo luận nhóm. MC: Chia lớp thành 3 nhóm, quy định thời gian, vị trí chỗ ngồi và giao nhiệm vụ cho 3 nhóm. - Nhóm 1: Nêu những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong lĩnh vực chính trị. - Nhóm 2: Nêu những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học. - Nhóm 3: Nêu những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong lĩnh vực lao động sản xuất. - HS các nhóm thảo luận, ghi ý kiến ra phiếu học tập. - HS cử đại diện nhóm trình bày. - HS cả lớp nhận xét, trao đổi MC: Lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới, tiếp nối truyền thống “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” phụ nữ Việt Nam hôm nay đã và đang tiếp tục viết tiếp những thành tích vẻ vang vào trang vàng của lịch sử dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, là người phụ nữ có trí tuệ, năng động, sáng tạo, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, làm chủ khoa học kỹ thuật, phấn đấu tất cả vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ. MC: Ngày nay, phụ nữ Việt Nam không chỉ là người vợ, người mẹ hiền đảm đang mà còn là những nhà lãnh đạo, nhà khoa học tài năng, những doanh nhân giỏi, có nhiều đóng góp, đồng hành cùng dân tộc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với những đóng góp to lớn đó, tại Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam toàn quốc lần thứ IX (2002), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thay mặt Đảng và Nhà nước đã trao tặng phụ nữ Việt Nam bức trướng mang dòng chữ : “Phụ nữ Việt Nam năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang ”. Hoạt động 3: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút) Mục tiêu: HS liên hệ bản thân, có những hành động, việc làm kế thừa, phát huy vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. MC: Để kế thừa, phát huy vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, mời các bạn xem vở kịch với tựa đề “Cô bạn nhỏ của tôi” do các bạn nữ của lớp thực hiện. HS: Đóng kịch Dự kiến nội dung vở kịch: Hoa, Hiền (Cô giáo, học sinh) bước vào lớp. Lan: Ở đâu mà có đứa con gái vừa xấu vừa đen thế hả trời? Hình như nó vừa ở châu Phi về cậu ạ! Lan, Hương: Ôm miệng cười. (Một tuần sau) Lan: Có chuyện gì làm cậu bực mình vậy? Hương: Tớ đang điên vì con bé “ Hiền châu Phi” đây, nó học giỏi quá, chiếm mất ngôi vị của tớ rồi. Hai đứa mình kiếm chuyện trêu nó cho bõ tức đi. Lan, Hương: (Đi qua Hiền cố hích tay khiến Hiền suýt ngã) ( Cuối tuần) Mẹ (hò to): Hương! Nay được nghỉ con đi chợ giúp mẹ nhé! Hương:(Đang chơi điện thoại, mặt nhăn nhó):Vâng! Hương (Đang đi bộ trên vỉa hè, bỗng “rầm” một cái, người ngã chúi về phía trước, không đứng lên được). Hiền: Cậu bị họ xô xe vào, đau lắm phải không?(Phủi bụi, kéo vạt áo lau vết thương cho Hương). Hương: Trời ơi Hiền! (Giọng nghẹn ngào) Hiền à, cảm ơn bạn nhiều nhé!Hiền à, những ngày qua mình đã... Hiền (mỉm cười nhìn Hương trìu mến) Không sao đâu, mình không giận bạn mà. Hương: (vịn vào vai bạn, đi về phía chợ, nói chuyện vui vẻ) Hương: Hiền à? Cuối tuần nào bạn cũng đi bán rau à? Hiền: Ừ, nhà mình nghèo lắm, sáng nào mình cũng dậy sớm đẩy xe rau ra chợ cho mẹ bán, cuối tuần thì phụ giúp mẹ bán rau. Hương (Nhìn Hiền đầy cảm phục, vỗ nhẹ vào vai Hiền) Hiền à? Hôm nay, mình sẽ cùng bạn bán hết ghánh rau này mới về. Cảm ơn bạn đã cho mình hiểu ra một điều: Là con gái, học giỏi chưa đủ mà còn cần có tấm lòng nhân hậu, vị tha, biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Hương, Hiền (Cùng đi về phía chợ) Hoạt động 4:(5p) Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tiết sinh hoạt, trao thưởng, giao nhiệm vụ. GV: - Tuyên dương, khen ngợi những việc các em đã làm được trong tuần vừa qua. Biểu dương, khích lệ đội tham gia trò chơi tốt nhất, nhóm hoạt động tích cực nhất; chỉ ra những điều các em còn thiếu sót để rút kinh nghiệm cho các giờ sinh hoạt sau được tốt hơn. - Trao thưởng cho tổ đạt thành tích cao nhất trong tuần và đội tham gia trò chơi dành giải nhất. GV: Chiếu cho các em xem một số hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Ninh Bình. GV: Các em thân mến! Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng hơn 40 năm ấy, chưa lúc nào các Mẹ thôi ngóng tin con. Nỗi nhớ thương nặng trĩu đôi vai gầy của Mẹ. Những hy sinh lặng thầm, vĩ đại, vô bờ bến của các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta. GV: Giao nhiệm vụ: Trong tiết sinh hoạt tuần 2 các em sẽ: - Cùng cô tham gia hoạt động trải nghiệm, đến thăm và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Anh Phương ở phường Nam Thành – TP. Ninh Bình. Nghe Mẹ trò chuyện về những người con đã hy sinh và cuộc sống hiện tại của Mẹ. - Sau chuyến trải nghiệm: Các tổ sẽ báo cáo kết quả + Tổ 1: Đóng kịch + Tổ 2: Kể chuyện, ngâm thơ hoặc vẽ tranh, bình tranh. + Tổ 3: Múa hát. - Thời gian báo cáo: Tiết sinh hoạt tuần 3 của tháng này. GV: Giao nhiệm vụ: Về nhà, các em tiếp tục sưu tầm thêm những câu chuyện, bài thơ, ca dao, bài hát, những câu danh ngôn ca ngợi, tôn vinh người phụ nữ. Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “TÌM HIỂU SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM” * Mục đích: Giúp các em học sinh hiểu về giới tính, về tình bạn, tình yêu, về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đó là tiền đề quan trọng để giúp học sinh phòng ngừa xâm hại tình dục. Để thực hiện chủ để này, căn cứ đối tượng học sinh để giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội dung giáo dục giới tính phù hợp. * Nội dung giáo dục giới tính: - Đối với học sinh khối 6,7: giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai và bạn gái. - Đối với học sinh khối 8, 9: giáo dục để học sinh phân biệt về tình bạn và tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, giáo dục sự tôn trọng tình bạn. Đặc biệt là khả năng phòng vệ của các em gái, sự tự chủ, vững vàng nói “không” trước những cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục. * Cách thức tiến hành: - Phần 1: Giáo viên phát phiếu điều tra nhận thức của học sinh về vấn đề giới tính và xâm hại tình dục để giáo viên nắm được trình độ nhận thức và những tâm tư nguyện vọng của học sinh về vấn đề phòng ngừa xâm hại tình dục. - Phần 2: Thi hiểu biết kiến thức. Giáo viên chia cả lớp thành 4 đội, trả lời các câu hỏi, mỗi câu hỏi trong thời gian 20 giây. Đội nào nhanh tay và trả lời đúng thì sẽ được điểm. Câu 1:Dấu hiệu nào thể hiện bạn giá đã bước vào tuổi dậy thì chính thức? Lớn nhanh, mặt nổi mụn. Bắt đầu có kinh nguyệt Ngực phát triển, hông nở rộng, eo thu hẹp. Bắt đầu rụng trứng Câu 2: Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên? Vì cơ thể chưa phát triển ở độ thành thục về sinh dục. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện khác. Vì còn ít tuổi Tất cả các ý trên. Câu 3: Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, học sinh nam cần vệ sinh thân thể như thế nào? Không chơi môn thể thao cường độ hoạt động mạnh. Không nên làm những việc nặng. Không mặc quần lót quá chặt và thay quần lót hàng ngày, không kích thích quá mạnh vào bộ phận sinh dục. Câu 4: Dưới góc độ sinh lý học, tuổi dậy thì là: Một giai đoạn trong đời của con người. Một giai đoạn khó phân biệt trong đời cá thể. Thời kì trưởng thành nhất của con người. Thời kì trưởng thành sinh dục. Câu 5: Những vấn đề bạn gái có thể gặp phải là gì? Viêm nhiễm vùng kín. Rối loạn kinh nguyệt, thay đổi chu kì. Đau bụng khi hành kinh Tất cả những ý trên. - Phần 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh giao lưu, chia sẻ tâm tư, tình cảm về giữ gìn tình bạn đẹp, trong sáng thông qua trò chơi trả lời gói câu hỏi như: Câu 1: Lan và Nam là đôi bạn rất thân. Tuy nhiên, trong lớp một số bạn thường hay gán ghép, trêu chọc. Vì vậy, làm cho hai bạn trở nên ngượng ngùng mỗi khi gặp nhau. Là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên các bạn như thế nào để hai bạn vẫn giữ được tình bạn đẹp, trong sáng? Câu 2: Hàng ngày, Lam phải đi bộ từ nhà đến trường. Tuy nhiên, trên đường đi học thỉnh thoảng bị một số thanh niên trêu trọc bằng những lời lẽ thô tục, đụng chạm đến người Lam. Theo em, những việc làm của thanh niên ấy có vi phạm pháp luật không? Nếu là Lam em sẽ làm gì? Câu 3: Nhung là học sinh ngoan, học khá trong lớp. Tuy nhiên, gần đây Nhung bị những bạn xấu lôi kéo thường đi trốn học đi chơi. Theo em, Nhung sẽ gặp phải những nguy cơ nào? Em sẽ làm gì để giúp bạn trở thành người học sinh tốt? Phần 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Giáo viên chiếu phim, đưa ra hình ảnh minh họa để gợi mở cho học sinh nhận biết nguy cơ bị xâm hại tình dục, nắm bắt được các quy tắc an toàn bảo vệ bản thân thoát khỏi những tình huống nguy hiểm. Học sinh bày tỏ quan điểm, thái độ của mình bằng nhiều hình thức như vẽ tranh, đóng kích, viết bài tuyên truyền TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật Giáo dục. - Chỉ thị của Bộ GD- ĐT (Số: 40/2008/CT-BGDĐT) về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” . - Thông tư 29 – NQ/TW Nghị quyết trung ương 8 khóa XI “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” - Tài liệu HĐGDNGLL lớp 6,7,8,9. - Tài liệu Tập huấn HĐGDNGLL. - Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT. - Tài liệu hỗ trợ giáo viên tập sự công tác chủ nhiệm. - Tra cứu thông tin trên mạng Internet. MỤC LỤC Nội dung Trang TÊN SÁNG KIẾN 1 A. LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1 B. THỜI GIAN ÁP DỤNG 1 C. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1 I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2 1. Giải pháp cũ 3 2. Giải pháp mới 4 2.1. Mô tả giải pháp mới 4 2.1.1. Xem phim trong lớp học. 4 2.1.2. Tổ chức sinh hoạt theo các chủ đề, chủ điểm. 6 2.1.3. Tổ chức tiết sinh hoạt với những trò chơi. 7 2.1.4. Đổi mới không gian sinh hoạt lớp 9 2.1.5. Tọa đàm giữa cô và trò. 10 2.1.6. Tổ chức các cuộc thi/hội thi 11 2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới 12 II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 13 D. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 13 E. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 13 1. Hiệu quả kinh tế 13 2. Hiệu quả xã hội 13 Phụ lục 16 Tài liệu tham khảo 48
File đính kèm:
- 1. PGD NB Tổ chức giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.doc