Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu phân loại học sinh xây dựng bộ máy tự quản nhằm xây dựng tập thể lớp học vững mạnh đoàn kết

 Cơ sở thực tiễn :

2.1.Về tình hình thực tiễn nhà trường:

- Trường THPT Diễn Châu 2 là một trường ở vùng nông thôn, điềukiện kinh tế

của nhiều gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhiệm vụ của trường là giáo dục học sinh vùng bắc của huyện Diễn Châu và

một số xã vùng đông bắc của huyện Yên Thành, tạo điềukiện thuận lợi cho con em

vùng nông thôn có cơ hội học tập.

- Học sinh của trường tuyển đầu vào có năm điểm chuẩn thấp nhất huyện (năm

học 2019- 2020) và một số học sinh khôngnắm vững kiến thức cơ bản. Đặc biệt

nhận thức và động cơ thái độ học tập rất thấp nên việc giáo dục các em theo đúng

yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho là cả một thách thức đối với

thầy và trò của nhà trường trong đó có trách nhiệm của một GVCN lớp. Do đó để

nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài việc giảng dạy, thì công tác chủ nhiệm lớp rất

quan trọng nhằm thúc đẩy mỗi giáo viên tự nâng cao trình độ, tự hoàn thiện năng

lực sư phạm.

2.2.Về tình hình thực tiễn học sinh:

Thế giới luôn vận động đã tạo cho con người nói chung và các em nói riêng một

môi trường sống ngày càng phức tạp, khó khăn và thử thách thậm chí là mạo

hiểm.Vì thế việc giáo dục tìm hiểu tâm sinh lý, tính cách, hoàn cảnh cá nhân của

các em để giúp các em trưởng thành hơn trong nhận thức là thực sự cần thiết.Thực

tế cho thấy rằng không ít học sinh hiện nay sa vào một trong các biểu hiện sau;

- Cách ứng xử của các em với bạn bè nhiều khi vô lễ, thiếu văn hóa, thiếu lịch

sự, thậm chí còn đánh nhau(bạo lực học đường).

- Lòng tôn kính của các em với bố mẹ, thầy cô giảm, lười làm việc, lười lao

động, thích hưởng thụ.

- Thậm chí có em đã thất bại vấp ngã trong cuộc sống (chết vì ý thức tham gia

giao thông, nghỉ học và mang thai ngoài ý muốn, bỏ học vì ham chơi, nghiện

ngập).

- Thờ ơ, vô cảm trước những hoàn cảnh éo le.

Hơn nữa học sinh của trường chủ yếu là : con em thuộc 2 đối tượng:con em xã

Diễn Vạn (một trong những xã nghèo), Diễn Lâm (miền núi), Diễn Đoài, Diễn

Phong .điều kiện kinh tế thuần nông nên chưa thực sự quan tâm đến việc học

hành của con cái.Bên cạnh đó một số con em thuộc xã Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Đô11

Thành.điều kiện kinh tế phát triển rất mạnh (buôn bán, đi nước ngoài) bố mẹ đi

làm ăn xa, việc quan tâm tới con cái còn hạn chế, chưa lo lắng tới việc giáo dục

con cái.Nhưng ngược lại lại cho các em nhiều tiền để tiêu xài nên các em lại có

điều kiện kinh tế để chơi bời, không lo học hành.Thậm chí có em còn nhận thức

không cần học sau này đi buôn, đi nước ngoài như bố mẹ sẽ có nhiều tiền.Một số

em ở nhà một mình do cả bố mẹ đều đi làm ăn xa dẫn đến bỏ học.

pdf31 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu phân loại học sinh xây dựng bộ máy tự quản nhằm xây dựng tập thể lớp học vững mạnh đoàn kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hách dịch, coi thường người khác. 
2.3. Biện pháp xây dựng nội quy lớp học: 
Một tập thể lớp nhất định phải dựa trên những nội quy quy định mới có thể hoạt 
động tốt, bởi nó ràng buộc những cá nhân trong tập thể lớp phải chấp hành theo, 
ngoài những văn bản nội quy và quy chế của ngành giáo dục cũng như của nhà 
trường, thì mỗi giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp đều đưa ra những nội quy riêng 
của lớp mà những nội quy này bắt nguồn từ những đặc điểm của lớp mình, nghiêm 
túc thực hiện những nhiệm vụ học tập theo kế hoạch của nhà trường như: 
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ theo quy định của nhà trường, tham gia bài tập ở nhà 
và bài tập thực hành được giao 
+ Học sinh đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đồng phục theo quy định 
của nhà trường 
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp do trường và đoàn trường tổ 
chức 
+ Tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, ... 
Những nội quy trên được áp dụng dựa trên cơ chế thưởng, phạt. Những học sinh 
thực hiện tốt các quy chế trên sẽ được nêu gương trong các tuần họp lớp và tất 
nhiên đó là điểm cộng để xếp hạnh kiểm cho các em. 
20 
2.4. Biện pháp tạo sức mạnh đoàn kết từ học sinh. 
Trước hết phải tạo sức ạnh từ nhiều phía gốm: Giáo viên bộ môn, tổ chức đoàn 
trường, hội cha mẹ học sinh 
Để xây dựng sự đoàn kết yêu thương giữa các em trong tập thể lớp, tôi còn 
thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình trong lớp qua các 
giờ học hoặc thông tin qua sổ ghi đầu bài trên lớp. Từ đó tôi có thể hiểu thêm về 
các em. Bên cạnh đó tôi còn tận dụng sự giúp đỡ của chi hội phụ huynh, nhờ chi 
hội tổ chức các nhóm liên gia để đôn đốc, kiểm tra việc học tập cũng như sinh hoạt 
của các em ở nhà, tạo điều kiện cho các em gần gũi, giúp đỡ nhau nhiều hơn. 
Hoạt động của đoàn, đội cũng góp phần không nhỏ. Qua hoạt động tập thể giúp 
các em càng gắn bó đoàn kết hơn trong tập thể lớp. Đối với những học sinh yếu, 
khi các em có chút tiến bộ tôi nhờ đoàn, đội khen kịp thời dưới tiết chào cờ để các 
em phấn khởi, cố gắng hơn càng muốn hòa mình vào tập thể, gắn bó với tập thể. 
Trong các buổi sinh hoạt lớp, tôi cũng hướng các em vào các hoạt động như: 
Hành động vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ nối vòng tay bạn bè, tham 
gia thực hiện đầy đủ các quỹ từ thiện, ... 
Với cơ cấu tổ chức lớp chặt chẽ, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng học sinh bước 
đầu tôi đã tạo được sự gắn bó gần gũi giữa các em. Giờ đây các em đã coi tập thể 
lớp của mình là một mái nhà chung của tất cả mọi người. Giữa các em mọi khoảng 
cách, mặc cảm tự ti, sự yếu kém đã dần dần tự mất đi để giờ đây chỉ còn sự đoàn 
kết, yêu thương, sự bảo ban, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
III. MINH HỌA MỘT SỐ TIẾT SINH HỌA LỚP KHI ÁP DỤNG GIẢI 
PHÁP 
3.1.Tiết học 1:Ban cán sự lớp còn bỡ ngỡ, chưa biết cách thức sinh hoạt như thế 
nào.mới chỉ dẫn ra vài lỗi dựa trên sổ đầu bài, các em trong lớp cũng chỉ lắng nghe 
3.2.Tiết học 2:Chỉ trong vòng 15 phút các em đã hoàn thành xong phần đánh giá 
nhận xét các hoạt động diễn ra trong tuần.Đồng thời đã thông báo nội dung kế 
hoạch cho tuần tiếp theo.Thời gian còn lại: Ban cán sự lớp đã chia nhóm, tổ chức 
các hoạt động như: thi kể chuyện về 1 tấm gương sáng, thi hát đơn ca, hát tập thể, 
hát đối.Có hôm các em tổ chức thi khéo tay:như tự làm hoa khô, tự làm các đồ:đan 
túi, móc khóa . 
21 
3.3.Tiết học 3:Việc nhận xét, đánh giá, thông báo nội dung kế hoạch không còn 
mất nhiều thời gian như trước nữa, vì lỗi vi phạm đã giảm và hầu như không còn 
nữa.Các em chủ yếu dành thời gian tổ chức các câu lạc bộ, các chương trình thi 
khéo tay, tổ chức xây dựng quỹ vì bạn nghèo, vì trẻ em mồ côi, vì các bạn vùng 
sâu, vùng xa, .... 
Các tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm chỉ quan sát, lắng nghe, lấy kết quả từ 
ban cán sự lớp. 
Một số hình ảnh minh họa các tiết sinh hoạt lớp áp dụng biện pháp 
22 
IV. SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 
4.1. Trước khi áp dụng giải pháp sáng kiến 
4.1.1. Hoạt động học tập 
- Đánh giá xếp loại văn hóa: 
Theo dõi học sinh lớp chủ nhiệm 11E khi được giao nhiệm vụ: Sĩ số đầu năm là 
43, sĩ số cuối năm 43; Các tiêu chí đầu năm và cuối năm khác nhau 
Năm học 
2019 - 2020 
Lớp Số HS Xếp 
loại VH 
Giỏi 
Xếp 
loại VH 
Khá 
Xếp 
loại VH 
T.bình 
Xếp 
loại VH 
Yếu 
Học kì I 10E 43 6 22 13 2 
Học kì II 10E 43 12 30 1 0 
Hình: Biểu đồ so sánh hiệu quả của biện pháp 
23 
-Đánh giá xếp loại hạnh kiểm 
Năm 
học 2019 
- 2020 
Lớp Số HS Xếp 
loại HK 
Tốt 
Xếp 
loại HK 
Khá 
Xếp 
loại HK 
T.bình 
Xếp 
loại HK 
Yếu 
Học kì 
I 
10E 43 24 18 1 0 
Học kì 
II 
10E 43 35 8 0 0 
Cả 
năm 
10E 43 35 8 0 0 
Hình: Biểu đồ so sanh hiểu quả phát triển biện pháp rèn luyện HK 
4.1.2. Hoạt động phong trào và xã hội: 
Sau đây là những kết quả hoạt động phong trào và xã hội của tập thể học sinh 
lớp 10E đạt được trong năm học 20S19-2020 
- Phong trào thi đua: 100% học sinh tham gia các hoạt động xã hội được tổ chức 
ở trường như: tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam đạt 
giải ba, tham gia thi vẽ tranh về mái trường thân yêu do đoàn trường tổ chức đạt 
24 
giải khuyến khích, ...tổ chức kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/11 và các ngày lễ 
khác 
- Phong trào thiện nguyện: Các em tích cực ủng hộ đóng góp 
+ Ủng hộ gia đình bạn Nguyễn Tuyết 2.000.000 đồng 
+ Ủng hộ các bạn vùng sâu vùng xa được 1.050.000 đồng 
4.1.3 Tinh thần đoàn kết trong tập thể ngày càng được cải thiện 
4.2. Sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến 
Đánh giá xếp loại học lực: 
Năm học 
2020 - 2021 
Lớp Số HS 
Xếp 
loại VH 
Giỏi 
Xếp 
loại VH 
Khá 
Xếp 
loại VH 
T.bình 
Xếp 
loại VH 
Yếu 
Học kì I 11E 43 15 28 0 0 
Học kì II 
Cả năm 
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm: 
Năm học 
2020 – 
2021 
Lớp Số HS 
Xếp 
loại HK 
Tốt 
Xếp 
loại HK 
Khá 
Xếp 
loại HK 
T.bình 
Xếp 
loại HK 
Yếu 
Học kì I 11E 43 40 3 0 0 
Học kì II 
Cả năm 
TT Tiêu chí 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
1 Giúp đỡ nhau trong học tập và lao động 70% 25% 0, 
5% 
25 
2 Trao đổi bài học qua các kênh thông tin 80% 10% 10% 
3 Tranh cãi có tính gay gắt trong tập thể 0% 20% 80% 
4 Nhận xét giữa các nhóm có phần tiêu 
cực 
0, 5% 10% 85% 
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TỪ CÁC GIẢI PHÁP MÀ SÁNG KIẾN ĐỀ 
XUẤT 
 Trong năm học 2019-2020, nhận thấy tầm quan trọng của công tác chủnhiệm 
tôi đã thực hiện đề tài này đã đạt được một số kết quả khả quan. Tập thể hộiđồng 
sư phạm ủng hộ nhiệt tình. Giáo viên cảm thấy công tác này thú vị, không bịáp lực 
nhiều, mỗi lúc yêu thương học sinh hơn vì họ hiểu đặc điểm tâm lý học sinhvà học 
được nhiều từ học sinh. Khi làm công tác chủ nhiệm cần phải có kế hoạch, có chỉ 
tiêu phấn đấu, có sự giám sát theo dõi, có kiểm tra, đánh giá sẽ thúc đẩygiáo viên 
tự rèn luyện năng lực sư phạm phục vụ cho công việc của mình. Tiếp tục mạnh dạn 
áp dụng biện pháp trong năm học 2020-2021 khi tôi được giao làm công tác chủ 
nhiệm lớp 11E tại trường THPT Diễn Châu 2, trong năm học này tôi đã thu được 
nhiều kết quả khả quan, như là: 
5.1. Đối với phụ huynh học sinh: 
- Phụ huynh học sinh cảm thấy an tâm khi gửi con em mình đến trường. Conem 
của họ được chăm sóc chu đáo từ việc học tập đến việc sinh hoạt, các hoạt động 
vui chơi giao lưu tập thể trong khuônviên trường. Mối liên hệ giữa GVCN và phụ 
huynh học sinh gắn chặt, từ đó tạo rasự hợp tác giáo dục học sinh hiệu quả. 
5.2. Đối với giáo viên, các đồng nghiệp: 
- Giáo viên có cơ hội ôn lại kiến thức tâm lý học, giáo dục học mà đã đượchọc ở 
trường đại học, đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp. 
5.3. Đối với nhà trường: 
Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, 
hưởng ứng tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng 
mối quan hệ nhiều mặt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, phối hợp 
nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao. 
5.4. Đối với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm: 
+ Kết quả giáo dục: 
26 
Về học lực: Có 15/43 học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện; có 28 học sinh đạt 
học sinh tiên tiến; không có học sinh có học lực trung bình và kém; 
Hạnh Kiểm: Có 40 học sinh xếp loại tốt; 3 học sinh xếp loại khá; không có học 
sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu; 
+ Phong trào thi đua: 
Năm học 2020-2021: tập thể lớp 11E đạt giải nhì văn nghệ chào mừng ngày 
20/11; Giải ba trong dịp đoàn trường thi làm tập san 20/11; Giải nhất trong phong 
trào thi hát dân ca ví dặm nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Vam 22/12; 
Giải nhì cắm trại nhân dịp 26/3; 
+ Xếp loại thi đua toàn trường: 
Năm học 2019-2020 tập thể lớp xếp thi đua đứng thứ 5 trên tổng số 39 lớp, lớp 
được xếp tập thể tiên tiến xuất sắc; năm học 2020-2021 tập thể lớp xếp thứ 3 trên 
39 lớp và được xếp lớp tiên tiến xuất sắc; được nhà trường tuyên dương trước hội 
đồng sư phạm; 
Đây chính là những con số biết nói đã thể hiện hiệu quả của biện pháp mà tôi đã 
áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp ở lớp 10E năm học 2019-2020 và lớp 11E 
năm học 2020-2021 thời gian qua; 
So sánh kết quả giáo dục năm 2018-2019 và năm 2019-2020, thì năm học 2020-
2021này chất lượng giáo dục hai mặt tăng mạnh so với các năm học trước, học 
sinh khá giỏi tăng, học sinh trung bình, yếu có giảm, đây là tín hiệu vui là vì đó là 
chất lượng thật.Theo tôi quản lý công tác chủ nhiệm lớp là tích cực và đúng đắn, 
nhằm nâng caotrách nhiệm quản lý lớp của thầy và hoạt động của trò, làm cho 
GVCN quan tâmhơn trong công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó có thể nâng cao chất 
lượng giáo dục vàcó cơ sở khoa học trong việc đánh giá xếp loại giáo viên ở cuối 
học kì và cả nămhọc. 
27 
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 
Chủ nhiệm lớp là một công việc vất vả nhưng rất đáng tự hào, một đồng nghiệp 
đã chia sẻ với tôi rằng “không phải bao giờ công tác chủ nhiệm cũng thành công 
chủ nhiệm đôi khi cũng phải chấp nhận thất bại” điều đó làm cho tôi luôn băn 
khoăn trăn trở trong suốt hơn 20 năm làm công tác dạy học và giáo dục. Với sáng 
kiến kinh nghiệm: Đề tài “Tìm hiểu phân loại học sinh xây dựng bộ máy tự quản 
nhằm xây dựng tập thể lớp học vững mạnh đoàn kết” đã đề xuất được một số biện 
pháp hiệu quả nhằm phân loại đối tượng học sinh từ đó giúp các giáo viên chủ 
nhiệm lớp xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết nâng cao chất lượng 
giáo dục ở trường THPT. Hầu như tôi dám chắc rằng khi áp dụng biện pháp này thì 
kết quả công tác chủ nhiệm luôn luôn ngọt ngào, hiệu quả. 
Tôi hy vọng rằng sáng kiến nhỏ nhoi này sẽ giúp ích cho quý thầy cô ở trường 
THPT trong việc phân loại học sinh để xây dựng một bộ máy tự quản. Từ đó các 
đồng nghiệp có thể giúp cho học sinh lớp chủ nhiệm của mình hoàn thiện nhân 
cách, hoàn thiện tri thức có cơ hội lớn nhất để tiếp tục học tập cao hơn nữa và trở 
thành nguồn nhân lực có ích cho xã hội. 
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài 
- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch hành động về công tác chủ nhiệm lớp một 
cách cụ thể, rõ ràng, có sự phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng cán 
bộ, giáo viên đối với từng lớp 
- Ban chuyên môn cần kiểm soát chặt chẽ công tác chủ nhiệm ở các tiết sinh 
hoạt chủ nhiệm, đánh giá giờ dạy, trao đổi kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn kĩ 
năng soạn giáo án chủ nhiệm của từng giáo viên. 
- Khi cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡngcông tác chủ nhiệmdo Sở Giáo dục 
tổ chức thì về triển khai ngay cho toàn thể giáo viên trong trường và mọi giáo viên 
đều phải có một sản phẩm về nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp nộp báo 
cáo biện pháp cho phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn. 
2. Kiến nghị và hướng phát triển 
2.1. Đề xuất kiến nghị 
* Đối với nhà trường và giáo viên 
- Lãnh đạo nhà trường phải năng động, sáng tạo trong việc vận dụng các 
biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm. 
- Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của một GVCN đối với 
các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Do đó GVCN luôn là tấm gương 
28 
sáng cho các em và nhân cách của người thầy để lại mãi mãi trong tâm trícủa các 
em. 
- GV nói chung và GVCN nói riêng không ngừng học tập, tự bồi dưỡng vàbồi 
dưỡng nâng cao chuyên môn quản lý học sinh và chủ nhiệm lớp, mạnh dạn thực 
hành vận dụng những điều học được từ sách/ tài liệu; học từ đồng nghiệp. 
- Nếu điều kiện ở trường THPT cho phép thì nên một giáo viên chủ nhiệm lớp 
làm công tác chủ nhiệm 1 lớp học trong cả 3 năm vì việc này tạo điều kiện thuận 
lợi cho tất cả học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 
dạy học và giáo dục. Bản thân tôi nhận thầy việc này áp dụng ở lớp 11E trường 
THPT Diễn Châu 2 có hiệu quả rất lớn 
*. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An 
- Tổ chức tập huấn cho tất cả GVCN vào dịp trước khai giảng với thời 
lượngthích hợp (khoảng 3 ngày). Tất cả các GVCN đều được tham dự tập huấn và 
trựctiếp được bồi dưỡng các chuyên đề cho GVCN từ các chuyên gia, chuyên viên 
củaSở GD&ĐT. 
- Tổ chức hội nghị GVCN vào cuối năm để tổng kết việc tập huấn GVCN. 
*. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 
- Bộ GD&ĐT cần có qui định bổ sung điều chỉnh về giảm số tiết giảng dạy 
cho GVCN từ 4 tiết / tuần như hiện nay lên 6 tiết / tuần, cho phù hợp với thực tế 
công tác của GVCN. 
- Bộ GD&ĐT nên thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng chuyên mônvề 
công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN. Cung cấp những tài liệu mang tính cập nhậtvà 
thiết thực với thực tế công tác chủ nhiệm lớp của từng cấp học, bởi mỗi cấp họccó 
đặc thù riêng. Ngoài ra còn có những chuyên đề giành cho GV vùng sâu vùngxa, 
vùng khó khăn. 
2.2. Hướng phát triển 
Khi có ý tưởng nghiên cứu đề tài này tôi luôn mong muốn rằng mục tiêu của 
mình phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản: 
Thứ nhất: Cần phải tạo ra một phong trào nâng cao chất lượng GVCN cho giáo 
viên trường THPT Diễn Châu 2 đặc biệt là phương pháp tìm hiểu phân loại học 
sinh nhằm xây dựng bộ máy tự quản giúp xây dựng tập thể lớp vững mạnh đoàn 
kết. 
Thứ hai ra cần có chính sách, cơ chế hợp líđể động viên các giáo viên chủ nhiệm 
đạt hiệu quả cao trong các hoạt động ví dụ như kì thi GVCN giỏi cấp trường, kì thi 
29 
GVCN giỏi cấp tỉnh vì GVCN là một công việc tưởng như đơn giản nhưng lại vô 
cùng phức tạp . 
Tôi mong rằng trong các đề tài nghiên cứu tiếp theo sẽ mạnh dạn ứng dụng công 
nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm lớp. GVCN truy cập những thông tin liên 
quan đến kỹ năng sống, đến những hành vi đạo đức, phong tục tập quán từng vùng, 
những câu chuyện vui mang tính giáo dục cao,  làm sinh động giờ sinh hoạt 
lớp.Khuyến khích giáo viên chủ nhiệm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
tích cực, sử dụng công nghệ số để soạn giáo án sinh hoạt, tổ chức diễn đàn giao lưu 
trực tuyến: giữa GVCN với GVCN, giữa GVCN với học sinh thông qua đó: trao 
đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của giáo viên, học sinh cung cấp 
chia sẽ nguồn tư liệu, phát động các phong trào phát triển chất lượng lớp chủ 
nhiệm. 
Với thời gian dài ấp ủ ý tưởng và tâm huyết đối với ngành giáo dục, bản thân tôi 
luôn luôn nỗ lực, tìm tòi, học hỏi các nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm 
lớp. Nhưng do đây là một nội dung mang tính rất mới cao, hình thức triển khai đa 
dạng phức tạp phụ thuộc nhiều vào chủ thể học sinh, do đó trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bản thân tôi cũng không thể tránh khỏi những khiếm 
khuyết và hạn chế. Tôi rất mong muốn được các thầy giáo, cô giáo các bạn bè, 
đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn thiện hướng nghiên cứu trong tương 
lai để ứng dụng vào thực tiễn dạy học phù hợp với chương trình GDPT 2018 ngày 
càng hiệu quả. 
Qua đây một lần nữa bản thân tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến các 
thầy giáo, các cô giáotrong tổ Tự nhiên và bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt hơn, tôi 
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban giám hiệu trường THPT 
Diễn Châu 2, Trường THPT Diễn Châu 4, trường THPT Nguyễn Du đã đóng góp 
những ý kiến thực sự quý báu và cho phép đưa sáng kiến vào áp dụng thực nghiệm 
trong nhà trường để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Diễn Châu, ngày 25 tháng 03 năm 2021 
 Người viết sáng kiến 
 Lê Thị Trà 
30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông – Hà Nhật 
Thăng – NXB Giáo dục – 2018. 
2. Điều lệ trường trung học phổ thôngtheo thông tư 32/BGD-ĐT/2020 
3. Giáo trình giáo dục học phổ thông – Trần Thị Hương – ĐHSP Tp. Hồ Chí 
Minh – 2009 
4. Khoa học quản lý giáo dục – Trần Kiểm – NXB ĐHSP – 2018 
5. Luật GD (2009) - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
6. Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học 
phổ thông - Hà Nhật Thăng – NXB Đại học Quốc gia Hà nội – 2010 
7. Quản lý giáo dục – Bùi Minh Hiển – NXB ĐHSP – 2016 
Thư góp ý xin được gửi về với địa chỉ: 
 Tác giả: Lê Thị Trà (binhtradc2@gmail.com) 
GV: Trường THPT Diễn Châu 2 
Điện thoại: 0915 653 477 
31 
SỞ GDĐT NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021 
Tên đề tài:............................................................................................................................ 
.............................................................................................................................. 
Mã số:..........Môn/lĩnh vực:.......................Người đánh giá:............................... 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
Nội dung 
đánh giá 
Tiêu chí 
Đánh giá, 
nhận xét của 
Giám khảo 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
của 
GK 
(I) 
Phần mở 
đầu 
(10.0 điểm) 
- Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài. 5.0 
- Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu 
của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh 
nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 
5.0 
(II) 
Phần nội 
dung 
(75.0 điểm) 
- Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề 
nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên 
cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành. 
10.0 
- Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn 
vị, lĩnh vực, địa phương, ) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 
 7.5 
- Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, 
hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập; 
 7.5 
- Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức, ) trong quá 
trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, 
chặt chẽ 
20.0 
- Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . 
nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 
 20.0 
- Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác 
dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi 
thực hiện các giải pháp, các tác động,  
10.0 
(III) 
Phần 
Kết luận 
và kiến 
nghị 
(10.0 điểm) 
- Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, 
khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết 
với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, 
các tổ chức, cá nhân tham gia, ); 
2.5 
- Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa 
phương, với lĩnh vực, bộ môn, ). 
 2.5 
 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa 
đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến 
nghị đối với cấp liên quan.... 
5.0 
(IV) 
Hình thức 
(5.0 điểm) 
- Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu,  2.5 
- SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, 
kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 
2cm, lề trái 3cm, lề phải 1, 5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 
17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được 
đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa 
cẩn thận. 
2.5 
Tổng điểm 100.0 
Nghệ An, ngày 25 tháng 03 năm 2021. 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_phan_loai_hoc_sinh_xay_dung_b.pdf
Sáng Kiến Liên Quan