Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam

Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường bởi chức năng đặc biệt của nó. Nhà văn Mác-xim-Go-rơ-ki từng nói “Văn học là nhân học” dạy học văn là dạy người ta cách sống, cách làm người, cách ăn ở thủy chung, nhân hậu, biết trọng nghĩa khinh tài, biết yêu điều ngay thẳng và ghét sự độc ác, phản trắc, thiếu trung thực, gian tà. Đồng thời nó cũng là tiếng gọi cứu nước thấm đượm ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm, tràn ngập tình cảm anh hùng, khích lệ tinh thần dân tộc và lòng dũng cảm của mọi người, cổ vũ mọi người đóng góp hy sinh cho Tổ quốc, cho sự nghệp chung. Đó chính là giá trị văn học của dân tộc. Giá trị ấy phong phú trên nhiều mặt, bộc lộ mỗi thời một khác nhưng cùng vun đắp đời sống tinh thân dân tộc.

Hiện nay, do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học, một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Vì thế học sinh có điều kện để tìm hiểu tường tận để thỏa mãn hứng thú và nguyện vọng của mình thông qua mạng internet, sách tham khảo, học thêm, các lớp đào tạo kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp .Do đó đòi hỏi ở người thầy phải có tầm hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những định hướng của môn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ môn khoa học khác.

 

doc38 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9037 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam nói riêng là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số phương pháp “Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Viết Nam” đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh. Nhiều học sinh đã bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ “xuất phát điểm” và kiểm chứng cho đọc hiểu văn bản chính luận. 
2. Kiến nghị
Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên môn 
Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình.
Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó.
 Chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học.
Để có một bài dạy theo hướng tích hợp liên môn, GV cần chuẩn bị sâu sắc về mặt nội dung, kiến thức để chủ động trong cách đánh giá và phát huy năng lực của học sinh.
Vẫn đảm bảo quan điểm giáo dục hiện nay “ lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học. Do vậy, khi giảng bài GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương tác, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện chiếm lĩnh đối tượng học tập nội dung môn học; đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt.
, ngày 01 tháng 02 năm 2015
 Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1, 2) Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12(tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11(tập 2, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
 4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 11(tập 2, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
7. Phan Trọng Luận (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội
8. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT
 9. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11+12, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 
PHỤ LỤC
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 7,8 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 (Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS 
1. Kiến thức: Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức về giá trị to lớn của nền độc lập 
4. Năng lực: Đọc - hiểu văn bản chính luận, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, Sách chuẩn KT- KN, thiết kế bài học
2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi SGK và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. Nắm vững yêu cầu bài học.
III. Phương pháp: 
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản
- Định hướng học sinh phân tích cắt nghĩa và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng...
- Tích hợp liên môn: Tiếng Việt, Làm văn, kiến thức môn Địa lí, Lịch sử, GDCD...
IV. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV- HS
 Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm
-Yêu cầu HS theo dõi phần tiểu dẫn (SGK), trả lời ngắn gọn.
? TNĐL ra đời trong hoàn cảnh nào
- GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh Vườn hoa Ba Đình ( Quảng trường Ba Đình
- GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh Vườn hoa Ba Đình ( Quảng trường Ba Đình
- Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh vườn hoa này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch
- Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của đất nước, và đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa thu trở về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam và bạn bè quốc tế đã thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở thành đất mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
? Tác phẩm hướng đến đối tượng 
? Tác giả viết nhằm mục đích gì
- HS theo dõi SGK trả lời ngắn gọn nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt KT
- Thuyết giảng, lấy VD chứng minh để khắc sâu KT cho HS
? Bố cục văn bản? Mạch lập luận của tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sâu bố cục để chỉ ra mạch lập luận.
 - HS phát biểu, chỉ ra giá trị của mạch lập luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng trang trọng)
- Gọi HS đọc phần 1 
- Gv trình chiếu đoạn Video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL
? Nguyên lí chung của bản TN viết về vấn đề gì?
? Bác dựa vào cơ sở pháp lí nào để viết tuyên ngôn?
? Mục đích, ý nghĩa của việc Bác sử dụng lời lẽ của hai bản tuyên ngôn?
? Khép lại phần mở đầu HCM khẳng định: “Đó là...được” tại sao ngay phần mở đầu, tác giả lại chốt lại bằng 1 câu văn đanh thép và quyết liệt như vậy? 
- HS thảo luận, trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt KT.
? Ý kiến suy rộng ra của Bác có ý nghĩa như thế nào
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt KT.
GVTT: Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”
? Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn đã cho thấy điều gì
? Phần mở đầu đã giúp anh (chị) hiểu thêm gì về tác giả và học thêm ở bác cách lập luận như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt KT. 
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp với giọng hùng hồn, đanh thép nhấn mạnh vào các cấu trúc trùng điệp
- Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL
- HS đọc đoạn “Thế mà chính nghĩa” ? Lời kết tội trên đã được làm sáng tỏ như thế nào trong nội dung của bản TNĐL?
- GV bình giảng hai chữ “thế mà” tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa phần MĐ và nội dung. Không chỉ đơn thuần là từ nối liên kết đoạn văn mà còn làm nổi bật quan hệ tương phản giữa “lí lẽ” tốt đẹp và những hành động trắng trợn. là phép liệt kê kể tội TD.
? Trong Bản TNĐL, Người vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử nào 
(Bác đã vạch rõ những tội ác của thực dân Pháp trên những lĩnh vực nào? 
HS thảo luận nhóm bàn
? Nhà văn đã sử dụng biện pháp NT gì để tăng cường sức mạnh tố cáo?
? Nhằm bác bỏ những luận điệu nào của thực dân Pháp
? Hình dung tâm trạng, tình cảm của Bác
- HS thảo luận, đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt KT
- Liên hệ với Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô về việc tố cáo tội ác của giặc Minh.
? Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo trá, vô liêm xỉ của TDP bằng lí lẽ và sự thật lịch sử bằng những đoạn văn dài ghi mộc thời gian cụ thể theo diễn tiến như thế nào
? Nhằm bác bỏ những luận điệu nào của thực dân Pháp
? Sự thật đó có sức mạnh lớn lao nhằm bác bỏ những luận điệu nào của TDP
- HS thảo luận cặp đôi, đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, chốt KT
Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ QT chết đói” GV tích hợp kiến thức lịch sử 
( 2phút 29 giây)
+ G V trình chiếu đoạn phim tài liệu: Nạn đói khủng khiếp năm 1945
+Kiến thức lịch sử: Theo giáo sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học VN, ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra một “chương trình kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm.
Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật - Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 - 1,3 triệu tấn, tương đương 50-80% tổng sản lượng lương thực VN thời đó.
Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu... nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên.
Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, chế biến, kinh doanh thứ cây này.
Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của đồng minh với Nhật tại Đông Dương khiến 50% hệ thống giao thông Nam - Bắc VN bị phá hủy, 90% phương tiện vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm khó khăn.
Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao. Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói.
 + GV gợi dẫn học sinh đọc: Hồ sơ nạn đói 1945
? Tinh thần nhân đạo của ta được thể hiện như thế nào
- Gv liên hệ với Bình Ngô đại cáo, thái độ khoan hồng trong xã hội ngày nay( đối với những tù nhân cải tạo tốt)
- GV hướng dẫn đọc: giọng tự hào, nhấn vào các chữ “Sự thật” 
? Lấy lẽ phải làm tiền đề cho mọi lập luận, tác giả đã nêu bật quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của MTVM như thế nào?
? Tại sao HCM lại chủ ý điệp đi nhấn lại “Sự thật” mà không phải bằng chứng cứ hùng hồn khác?
? Gắn với hoàn cảnh sáng tác, mục đích và đối tượng hướng tới của bản TN “Sự thật” này có vai trò như thế nào?
- HS dựa vào văn bản để tóm tắt, tái hiện.
- GV giảng bình: Người láy đi láy lại 2 chữ “sự thật là” vì: không có lí lẽ nào thuyết phục cao hơn là lí lẽ của sự thật; sự thật còn là bằng chứng xác đáng không thể bác bỏ được 
- Gọi học sinh đọc phần 3.
- Giọng trang trọng, hùng biện.
? Tác giả đã phát biểu lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng ntn?
- HS dựa vào SGK để tái hiện kiến thức.
Hoạt động 3: GV dẫn dắt và hướng dẫn HS tổng kết.
- HS đọc ghi nhớ - 42
? Nêu các giá trị của Bản TNĐL
? TNĐL không chỉ là còn văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại. Hãy chỉ ra giá trị văn chương của TP?
Phần 2 : Tác phẩm 
I. Tìm hiểu chung 
1. Hoàn cảnh ra đời ( SGK)
- Trên thế giới: 
- Trong nước: 
Bổ sung: Quốc dân Đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên thuộc về người Pháp 
-> Bản tuyên ngôn ra đời trong âm mưu trắng trợn của thực dân Pháp.
2. Đối tượng và mục đích viết: 
Đối tượng
Mục đích
Nhân dân ta
ND toàn thế giới
Tuyên bố nền độc lập của nước ta
Các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế đang dã tâm tái nô dịch đất nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
Tranh luận ngầm nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp
3. Bố cục : 3 phần (3 luận điểm) 
- Đoạn 1: Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến ...cộng hòa : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước VN Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: đoạn còn lại : Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc VN.
→ Mạch lập luận lôgic chẽ: cơ sở lập luận đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp.
 II. Đọc- hiểu văn bản
 1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL (Cơ sở lí luận)
 - Nêu nguyên lí chung (lẽ phải – chân lí): quyền bình đẳng, tự do, sung sướng, hạnh phúc của con người và các dân tộc trên thế giới: Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn
+ Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776) của nước Mĩ.
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp.
- Trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn nhằm:
+ Đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhận loại; 
+ Tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở lập luận tiếp theo.
 - Ý nghĩa của việc trích dẫn các bản Tuyên ngôn 
+ Xác lập cơ sở pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn, tạo tiền đề để khẳng định quyền độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế, được nhân loại tiến bộ thừa nhận;
+ Khẳng định tính chất, ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 khi đặt bản Tuyên ngôn Độc lập sánh ngang cùng những bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại.
+ Ngầm cảnh báo âm mưu xâm lược của kẻ thù: nếu chúng xâm lược Việt Nam chính là phản bội tổ tiên mình, làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo thiêng liêng của những cuộc cách mạng vĩ đại của họ mà được cả thế giới ngưỡng vọng. Đó là cách dùng "gậy ông đập lưng ông".
- Ý kiến suy rộng ra: đã bổ sung những chân lí của thời đại mới: thời đại của những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp -> Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc à Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại
à Đánh giá: Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn đã cho thấy trí tuệ sắc sảo, tầm nhìn sáng suốt, vốn văn hóa sâu rộng cũng như nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ, thuyết phục của Hồ Chí Minhà Đoạn văn chính luận mẫu mực
2. Phần 2 
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: Đã phản bội và chà đạp lên nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
- Người vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lich sử không thể chối cãi 
+ Về chính trị( SGK)
+ Về kinh tế ( SGK)
→ Đây là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo của thực dân Pháp.
Nghệ thuật: 
+ Mỗi tội ác được diễn tả bằng 1 vài câu và tách thành những đoạn văn riêng biệt, nhiều đoạn văn đặc biệt chỉ bao gồm 1 câu → Tội ác của thực dân Pháp như được phơi bày ra rành rọt hơn trước nhân dân ta và nhân dân trên thế giới
+ Thủ pháp so sánh, ẩn dụ, các điệp từ “chúng”, phép lặp cú pháp mang tính chất liệt kê kết hợp với giọng điệu đanh thép liên hoàn, trùng điệp 
-> diễn tả những tội ác như dồn dập,chồng chất, tăng dần lên mãi. 
à Sự thật đó có sức mạnh lớn lao,bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công “khai hóa”
- Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo trá, vô liêm xỉ của thực dân Pháp bằng lí lẽ và sự thật lịch sửbằng những đoạn văn dài ghi mộc thời gian cụ thể theo diễn tiến.
+ Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương 
→ Bọn quỳ thực dân Pháp gối đầu hàng, mở của nước ta rước Nhật→ Kết quả: gây ra năn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ Quảng trị  chết đói”
+ Ngày 9/3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội P → bọn thực dân Pháp bỏ chạy, đầu hàng → trong 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật
+ Trước ngày 9/3 → thẳng tay khủng bố Việt Minh
à Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về quyền“ bảo hộ” Đông Dương
b. Quá trình đấu tranh chính nghĩa và tinh thần nhân đạo của ta và khẳng định thực tế lịch sử
- Tinh thần nhân đạo: Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồngsau biến động 9/3, Việt Minh đã giúp, cứu, bảo vệ
- Quá trình đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và khẳng định thực tế lịch sử:
 + Sự thật là từ năm 1940 ta là. nhân dân ta cả nước nổi dậy giành chính quyền
+ Sự thật là dân ta lấy lại
+ Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới “Pháp chạy thoái vị”  từ nô lệ dân ta đã giành độc lập, chấm dứt chế độ phong kiến, chế độ thực dân→ 1 chế độ mới ra đời.
à Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng đồng minh, vậy Đông Dương đương nhiên là thuộc quyền của chúng .
à Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, Người đã vạch rõ tội ác bản chất tàn bạo, hèn nhát của; đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa và tinh thần nhân đạo của ta.
3. Tuyên bố độc lập
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
III. Tổng kết
1. Ý nghĩa văn bản TNĐL 
- Là một văn kiện lịch sử vô giá... → Giá trị lịch sử 
- Là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do → Giá trị tư tưởng
 - Là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn → Giá trị nghệ thuật
2. Nghệ thuật
- Lâp luận chặt chẽ., ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh hoạt
	4. Củng cố : GV tổ chức cho HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức trọng tâm, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật “ Trình bày 1 phút”, “ Hỏi các chuyên gia”
5. Dặn dò
- Học bài, làm bài tập SGK (tr42)
- Chuẩn bị bài tiếp: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trường
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trên
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_van_12.doc
Sáng Kiến Liên Quan