Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày nay và mãi mãi sau này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới”. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người rất đỗi bình dị mà trong mỗi chúng ta ai cũng có thể học tập để trở thành một người công dân tốt. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, chói mà không rợp, mới gặp lần đầu đã thấy thân quen. Người ra đi, nhưng Người đã để lại muôn vàn tình yêu thương cho cả dân tộc Việt Nam, muôn vàn bài học về đạo đức cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Những bài học đạo đức cách mạng của Người đều được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được kế thừa từ những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lê Nin - đạo đức của người cộng sản chân chính. Vì vậy, đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị rất quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, về Đảng cộng sản Việt Nam, phá hoại chủ trương, đương lối chính sách pháp luật của nhà nước.

Trong thời gian qua, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, các thầy cô giáo đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố Lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn thì giờ đây trên cơ sở sự liên hệ đó chúng ta khắc họa sâu hơn cho học sinh. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, Bộ chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị số 06-CT/TƯ, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ra đời và chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã dấy lên một phong trào sâu rộng, lan tỏa đến mọi nơi, mọi tầng lớp trong toàn xã hội. Đặc biệt, khi chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị được tuyên truyền rộng rãi thì phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng trở nên mạnh mẽ và có kết quả sâu rộng.

Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhưng nay Đảng xác định cần đưa tư tưởng đó vào thực tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ này được đặt lên vai nghành giáo dục, đặc biệt là môn Lịch sử. Bên cạnh đó, cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục . Đây là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của người giáo viên nói riêng và của toàn xã hội nói chung.Vì vậy,việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp dạy học mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

Bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông không chỉ trang bị cho các em học sinh vốn kiến thức lịch sử của dân tộc và tìm hiểu lịch sử thế giới mà còn góp phần to lớn trong xây dựng niềm tin, lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống, chủ nghĩa yêu nước, hình thành nhân cách bản lĩnh con người Việt. Vì vậy, muốn làm sống dậy quá khứ một cách sinh động đòi hỏi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực người học.

 

docx69 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những biện pháp cấp thời và những biện pháp mạng tính lâu dài để giải quyết khó khăn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945
.
+ Từ chìa khóa: NGÀN CÂN TREO SƠI TÓC.
-Thuận lợi:
+ Nhân dân ta vừa mới giành được chính quyền, phấn khởi, gắn bó với chế độ.
+ Cách mạng có Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Trên thế giới, hệ thống XHCN, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, cổ vũ nhân dân ta. 
II.Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
1.Xây dựng chính quyền cách mạng ( Nhóm 1)
1.Bầu ra cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân và đề ra 1 bản Hiến pháp dân chủ.
2. 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên ra đời.
3.Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu
4. Là quyền bỏ phiếu của tất cả mọi người ( ở VN quy định từ 18 trở lên..
2.Gải quyết nạn đói( Nhóm 2)
1. Ruộng đất công được chia theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.
2.Quyên góp, điều hòa thóc gạo, chống đầu cơ tích trữ..
3. Về lâu dài phải tăng gia sản xuất, giảm tô, giảm thuế.
4. Hồ Chí Minh kêu gọi thực hiện “ Tăng gia sản xuất”
3. Giải quyết nạn dốt (Nhóm 3)
1. Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa
2. Bình dân học vụ.
3. Xây dựng các cấp học từ tiểu học đến đại học.
4. Đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính (Nhóm 4)
1. Ta chưa quản lí được Ngân Hàng Đông Dương.
2. Kho bạc nhà nước chỉ có 1.230.000 phần lớn tiền rách.
3. Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.
4. Đảng cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
III. Hoạt độngluyện tập
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 và cách thức giải quyết những khó khăn của Đảng.
2. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, trả lời phiếu học tập
3. Cách thức tiến hành: GV phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh lựa chọn đáp án đúng hoặc sai
Nội dung
Đúng
Sai
 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng xác định quân Trung Hoa Dân Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất
Để khắc phục khó khăn về tài chính, chính phủ Việt Nam dân chủ cọng hòa kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân
Để giải quyết căn bản nạn đói , chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “ nhường cơm sẻ áo”
Cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt” là Bình dân học vụ
IV. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
1. Mục tiêu: Khuyến khích HS sáng tạo, tìm ra cái mới, hình thành năng lực thực hành
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm tại lớp hoặc tại nhà
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
HS lựa chọn một trong những vấn đề sau để làm ở nhà:
+ Sưu tầm một số bài thơ, bài văn được sáng tác trong những năm 1945-1946 phản ánh về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ca ngợi về Đảng, về chủ tịch Hồ Chí Minh..
+ Đứng trước những hoàn cảnh khó khăn của bạn, trường em đã có những hành động thiết thực như thế nào để giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập (Giáo dục tinh thần tương thân tương ái của chủ tịch Hồ Chí Minh). 	
- Học sinh nộp các sản phẩm đã thực hiện ở nhà ( các bài thơ, bài văn, ảnh chụp)
- Giáo viên thu và nhận xét trước tập thể lớp để tuyên dương, tạo tính thi đua, đánh giá quá trình học của học sinh. Nên lưu giữ sản phẩm ở văn phòng tổ chuyên môn làm tư liệu học tập và giảng dạy.
4. Rút kinh nghiệm.
Qua tiết học tôi nhận thấy việc lồng ghép tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài học đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho việc dạy và học, cụ thể là:
- Học sinh có thái độ học tập tích cực, chủ động. Các thông tin nội dung bài học của Giáo viên được học sinh tìm hiểu say mê, hứng thú, tiếp thu bài tốt.
- Học sinh biết vận dụng kết hợp kiến thức các môn học như Văn học, Âm nhạc, cũng như vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giải quyết các tình huống, xử lí các thông tin và trả lời các câu hỏi mà các em tiếp cận một cách chính xác, có tư duy logic.
- Các em có hiểu biết sâu sắc về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, càng thêm yêu quý, kính trọng Bác. Rèn luyện cho bản thân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
- Đa số các em đều tập trung vào bài học, không có hiện tượng học sinh nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.
 PHỤ LỤC 2
Tiết PPCT: 31. Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc 
chống thực dân Pháp (1946-1950) (Tiết 3)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: 
 - Hiểu rõ được bối cảnh lịch sử mới dẫn đến Đảng ta đề ra tiến hành mở chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 .
 - Trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động mở chiến dịch biên giới, nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.
 2. Về kĩ năng:
- Củng cố kỉ năng đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử để rút ra những nhận định khách quan về cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Kỉ năng cảm nhận lịch sử qua tranh ảnh và tư liệu khác, kỉ năng sử dụng lược đồ khi trình bày diễn biến các chiến dịch.
- Kỉ năng thuyết trình, vận dụng kiến thức liên môn để trả lời câu hỏi trong bài học, kỉ năng làm việc nhóm.
 3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta từ khi Pháp quay trở lại xâm lươc, trên cơ sở đó giúp học sinh nhận thức rõ bản chất và dã tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
- Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
- Yêu thích môn lịch sử, tôn trọng những giá trị lịch sử.
- Biết ơn các anh hùng đã hi sinh cho độc lập dân tộc, biết giữ gìn và phát huy những truyễn thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tích cực học tập trau dồi kiến thức, bồi dưỡng năng lục đạo đức để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong ước lúc sinh thời của Bác.
4. Về định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực phân tích đánh giá; năng lực cảm thụ môn học..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950, tranh ảnh, bảng biểu
- Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để bài dạy có hiệu quả: âm thanh, máy tính, máy chiếu..
- Giao HS chuẩn bị tốt bài ở nhà, sưu tầm những tư liệu liên quan đến bài học ( các tác phẩm văn thơ, bài hát, những câu chuyện, tư liệu, hình ảnh về Bác..)
2. Học sinh:
- Chuẩn bị tốt bài ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sưu tầm các bài hát, thơ văn, các câu chuyện về Bác.
- Tập vẽ lược đồ chiến dịch biên giới năm 1950.
III. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để làm phong phú nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
I.Hoạt động khởi động
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Tổ chức cho học sinh trò chơi “ ô chữ bí mật’’(4 phút)
Gv nêu gợi ý: Ô chữ có một hàng ngang (có 8 chữ cái)
+ Một trong những thắng lợi quan trọng của ta trong chiến dịch Việt Bắc là:
Đ
O
A
N
H
Ù
N
G
+ Đáp án: Đoan Hùng
GV chốt ý: Như vậy với những thắng lợi vang dội của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 như Đoan Hùng, Khe Lau.., quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “ Đánh nhanh, thắng nhanh “ của thực dân Pháp và chuyển sang đánh lâu dài với ta.
3. Bài mới: GV giới thiệu sơ lược về nội dung bài học 
II. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức và kỉ năng mới của bài.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giáo viên yêu cầu (phát vấn, phân tích, quan sát, so sánh đối chiếu, thảo luận, thực hành..)
3. Cách thức tiến hành hoạt động: GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh nghiên cứu sgk, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học trước, tổ chức các hoạt động trên lớp như phát vấn, thảo luận nhóm, quan sát, tư vấn hỗ trợ học sinh; đánh giá, chốt lại kiến thức trọng tâm.
Các hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
 *Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- Yêu cầu về mặt kiến thức: HS nắm được những thuận lợi và khó khăn của ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
- Cách thức tiến hành: HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi
- GV nêu câu hỏi: Sau chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1950, ta có những thuận lợi gì?
->HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi, Gv nhận xét, bổ sung.
+ Hỏi: Sự kiện cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
->Gợi ý: Thắng lợi này đã tạo điều kiện cho nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, có điều kiện liên lạc với các lực lượng cách mạng và các nước dân chủ, nối liền nước ta với các nước XHCN và thế giới.
+ Hỏi: Bên cạnh những thuận lợi đó, ta gặp phải những khó khăn gì?
- GV nêu các câu hỏi nhận thức:
+ Việc Mĩ giúp Pháp đề ra kế hoạch Rơve nhằm thực hiện âm mưu thâm độc như thế nào?
+ Ta gặp khó khăn gì khi Pháp thực hiện kế hoạch đó?
-HS suy nghĩ trả lời.
 *Hoạt động 1: Cá nhân , tập thể
- GV hỏi: Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó, Đảng ta có chủ trương gì?
- HS suy nghĩa trả lời.
- GV: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG” (Tích hợp môn Địa Lý)
- Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước 1 tuần.
+ Cách thức tiến hành: chọn đội 3 người (1 phóng viên, 1 chỉ huy của ta, 1 chỉ huy của Pháp)
+ Nội dung: các em tự viết kịch bản khái quát được sơ bộ về chủ trương kế hoạch của cả 2 bên trong chiến dịch Biên giới, chuẩn bị các mũi tên bằng giấy để dán lên lược đồ.( Phụ lục)
+ GV: chuẩn bị 1 lược đồ chiến dịch Biên Giới (ghi rõ địa danh, không có các mũi tấn công)
+ Thời gian diễn: 5 phút. 
-Sau khi HS trình bày xong, GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao Đảng ta lại chọn Đông Khê làm điểm mở màn chiến dịch?
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình, GV đưa ra gợi ý: Theo quan điểm của Bác, Đông Khê là nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến phòng thủ Cao Bằng- Lạng Sơn. Mất Đông Khê, buộc địch phải cho quân đi ứng cứu ta có cơ hội thuận lợi tiêu diệt chúng.
+ Hỏi: Chiến thắng Đông Khê có ý nghĩa như thế nào đối với chiến dịch Biên giới Thu đông 1950?
 HS suy nghĩ trả lời.
+ GV sử dụng máy chiếu cho học sinh tham khảo số hình ảnh trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.
-Gv tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tinh thần vì nước, vì dân,vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cần, kiệm, liêm, chính...
+ GV cho HS xem trích đoạn: “BÁC ĐI CHIẾN DỊCH ” đã được chuẩn bị trước do HS lên kịch bản và nhập vai.
+ GV nêu câu hỏi:Tại sao trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp tham gia chỉ huy mặt trận?
 HS trả lời, Gv nhấn mạnh 1 số ý: Đây là chiến dịch vô cùng quan trọng nhằm tiêu hao 1 bộ phận sinh lực địch, giải phóng 1 phần vùng biên giới phía Bắc, mở rộng mối quan hệ với các nước XHCN..
+ Hỏi: Việc Bác Hồ tham gia chiến dịch có ý nghĩa như thế nào?
 HS trả lời, GV đưa ra gợi ý: Hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ( hình ảnh: trèo đèo, lội suối, giản dị trong ăn mặc, trong cách thể hiện tình cảm đối với chiến sĩ đồng bào..) cùng Bộ chỉ huy ra mặt trận chỉ đạo chiến đấu là nguồn động viên to lớn làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ, dân công ra sức thi đua “ giết giặc lập công” đưa chiến dịch toàn thắng.
Từ nội dung bài học nhằm hướng tới giáo dục, hình thành nhân cách đạo đức biết học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức của Bác vào cuộc sống.
-Hỏi: Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 thu được kết quả và có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới thu đông năm 1950.
1.Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến.
- Thuận lợi: 
+ Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công , nước CHND Trung Hoa ra đời.
+ Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-Khó khăn: 
+ Tháng 5/1949, với sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve: Tăng cường hệ thống phong ngự trên đường số 4, nhằm khóa chặt biên giới Việt- Trung; Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” từ Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
2.Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950
a.Chủ trương của Đảng.
-6/1950: Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới.
+ Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch
+ Khai thông biên giới Việt- Trung
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
b.Diến biến
- Ngày 16/9/1950, ta mở màn đánh Đông Khê, sau hơn 2 ngày chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Đông Khê.
- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta, mặt khác rút quân từ Cao Bằng về, từ Thất Khê lên để lấy lại Đông Khê.
-Trên đường số 4, ta mai phục chặn đánh địch khiến cho các cánh quân không gặp được nhau, Pháp lần lượt phải rút khỏi các cứ điểm trên đường số 4.
- Ngày 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng.
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch, giải phóng dải biên giới Việt- Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.
+ Chọc thủng hành lang Đông- Tây, làm phá sản kế hoạch Rơ ve của Pháp.
+ Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
III. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức, kỉ năng vừa hình thành để giải quyết nhiệm vụ cụ thể
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Hoạt động cá nhân để hoàn thành câu hỏi
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong chiến dịch Biên giới 1950, trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất?
a. Đông Khê b. Thất Khê
c. Phục kích đánh địch trên đường số 4 d. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy
Câu 2: Mục tiêu của ta khi quyết định mở cd Biên giới năm 1950 là nhằm
a. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước
b. khai thông đường biên giới Việt- Trung
c. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt- Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng
d. để đánh bại kế hoạch Rơve
Câu 3: Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 của ta là:
a. làm thất bại âm mưu “ Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
b. giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính
c. buộc pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương
d. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta
Câu 4: Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự thắng lợi của cả 2 chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 và chiến dịch biên giới thu đông năm 1950?
a. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta
b. Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
c. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước XHCN trên thế giới
d. Do đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn.
IV. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
1. Mục tiêu: Khuyến khích HS sáng tạo, tìm ra cái mới, hình thành năng lực thực hành.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm tai lớp hoặc tại nhà
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Hướng dẫn hs làm việc cá nhân, nhóm. 
- Nhiệm vụ: tìm hiểu về 1 số chuyện kể về tấm gương của anh hùng La Văn Cầu, về Bác trong chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950 (Tích hợp môn Giáo dục công dân). 
- Cách thức tiến hành: Cho HS thi kể chuện trong tiết học tự chọn, cử ra một Ban giám khảo chấm điểm, GV nhận xét, đánh giá ( có ảnh minh họa)
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: GV đánh giá kết quả của HS, lưu tài liệu vào tổ.
PHỤ LỤC 3
Trò chơi đối mặt, hái hoa trả lời câu hỏi Lịch sử:
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
Thi kể chuyện về Bác Hồ:
 PHỤ LỤC 6
- Kịch bản đóng vai “Phóng viên chiến trường” (do HS viết và thể hiện)
 - Phân vai: 1 phóng viên (Nữ), 1 đại diện phía Pháp (Nam), 1 đại diện phía Việt Nam ( Nam)
- Chuẩn bị: Lược đồ trống “Chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950”
- Lời thoại: 
+ Phóng viên (PV): Thưa quý vị, chiến tranh đã kết thúc, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, cả nước cùng tiến lên xây dựng CNXH và đạt được nhiều thành tựu. Hòa chung không khí của cả nước hướng tới kỉ niệm 70 năm chiến thắng Biên giới thu đông (1950- 2020). Tôi, cựu phóng viên chiến trường năm xưa có dịp gặp lại 2 vị chỉ huy mặt trận đại diện cho phía ta và Pháp, qua đó để cho đồng bào ta hiểu rõ hơn về chiến dịch này.
+ PV (phỏng vấn phía Pháp): Thưa Ngài, để mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai phía Pháp đã có sự chuẩn bị như thế nào ?
+ Pháp: Chúng tôi đã tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông- Tây từ Hà Nội- Hải Phòng- Hòa Bình- Sơn La để bao vây khép chặt Việt Bắc, nhanh chóng kết thúc chiến tranh (vừa nói vừa chỉ trên bản đồ)
+ PV (phỏng vấn phía ta): Thưa ông, phía Việt Nam lúc đó có quyết định như thế nào?
+ Ta: Chúng tôi nhận thấy, phía Việt Nam đang có thuận lợi, chúng ta vừa giành thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc, đánh bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, khí thế của quân ta rất mạnh, chúng tôi quyết tâm phải chủ động mở chiến dịch Biên giới, và chọn Đông Khê làm điểm mở màn cho chiến dịch (vừa nói vừa dùng thước chỉ lên lược đồ)
+ PV: Xin hỏi ông, tại sao ta lại chọn địa điểm mở màn là Đông Khê?
+ Ta: Theo quan điểm của Bác Hồ lúc đó: Đông Khê là nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến phòng thủ Cao Bằng, Lạng Sơn. Mất Đông Khê buộc địch phải cho quân đi ứng cứu ta có cơ hội thuận lợi tiêu diệt chúng.
+ PV: Theo tội được biết thì chỉ sau 2 ngày chiến đấu (tức đến trư ngày 18/9) toàn bộ cứ điểm Đông Khê bị san phẳng.
+ PV (hỏi phía Pháp): Sau khi mất Đông Khê, phía Pháp có chủ trương như thế nào, thưa ông?
+ Pháp (vừa nói vừa dùng mũi tên dán lên bản đồ): Chúng tôi quyết định mở 1 cuộc hành quân kép: một hướng từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê, 1 cánh quân khác hướng về Thái Nguyên.
+ PV: Trước tình hình như vậy phía Việt Nam đã có quyết định gì thưa ông?
+ Ta: Đoán được ý định của địch chúng tôi chủ động mai phục, chặn đánh địch ở nhiều nơi trên đường số 4, làm cho 2 cánh quân này không liên lạc được với nhau, buộc địch phải rút lui. Tại Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh, đường số 4 được giải phóng.
+ PV: Vâng, thưa quý vị! Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại, vì vậy chúng ta phải đoàn kết lại để xây dựng thế giới này không có chiến tranh. Và một lần nữa xin cảm ơn sự có mặt của các ông trong ngày hôm nay.
PHỤ LỤC 7
Hình ảnh học sinh biểu diễn bài hát Trường ca sông Lô
PHỤ LỤC 8
Lược đồ căn cứ địa Việt Bắc
PHỤ LỤC 9
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947
Lược đồ trống 
Lược đồ các hướng tấn công của Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc 
thu đông năm 1947
PHỤ LỤC 10
Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950
PHỤ LỤC 11 
Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT: Chuyên đề tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua các bài giảng Lịch sử ở trường THCS và Trường THPT- Hà Nội 9/2010
2. Bộ GD-ĐT: SGK Lịch Sử lớp 12
3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương: Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh (tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp)- NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội 2000.
5. Chiến sĩ cách mạng lỗi lạc- Những hồi kí về Hồ Chủ Tịch- NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ- va 1990.
6. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cọng sản Việt Nam. Hà Nội 1999.
7. Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Tập bài giảng)- NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nôi 1995.
8. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1,2 chương trình chuẩn NXB GD.
9. Nguyễn Bảo (2007) , Tuyển tập thơ Tố Hữu- NXB Văn học Hà Nội.
10. Kharlamốp I.F(1978) phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào tập 1,2- NXB GD Hà Nội.
11. Phan Ngọc Liên (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông- NXB Đại học sư phạm HN.
12. Nhiều tác giả (2008), Một phần Lịch sử Việt Nam qua thơ, NXB Quân đội nhân dân Hà Nội.
Một số thông tin tham khảo trên các trang mạng:
https://images.app.goo.gl/NcGmULgJgzQVFNWY7 
https://images.app.goo.gl/UAZ3bSkVKkfuXHCD6
https://images.app.goo.gl/6z1u4y5c8wCgze21A
https://images.app.goo.gl/JFh9nnfZteBtktfb8
https://images.app.goo.gl/Fxe2vpLACJZZtnqP6
https://chiec-ao-da-rach-nat-hay-va-cau-chuyen-cuc-pho-cuc-bao-ve-cung-bo-doi-keo-phao-20180507104722008.htm 

File đính kèm:

  • docx77_Su_-_Le_Thi_Thanh_cdee240d57.docx
Sáng Kiến Liên Quan