Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong Chuyên đề oxi- Ozon – Hóa học 10 - ban cơ bản

Mục tiêu :

- Hướng dẫn học sinh tham gia dự án

- Thiết kế được dự án học tập để đạt được các yếu tố chính: Kiến thức liên môn ứng dụng vào thực tiễn, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

- Giải thích các vấn đề liên quan giữa kiến thức SGK và thực tiễn cuộc sống trong bài học.

- Các kiến thức môn học cần thiết khi tham gia dự án: Toán học, vật lý, lịch sử, sinh học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, giáo dục quốc phòng, thực hành hóa học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng sống.

Tính liên môn của dự án:

- Toán học:

+)Tính toán lượng hóa chất phù hợp để làm thí nghiệm đạt kết quả cao.

 + )Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính toán về lượng chất những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa.

 +) Tính tỉ khối của O2 so với không khí

 - Vật lý:

+) Sự chênh lệch áp suất, tính chát vật lí nặng hơn không khí và tan trong nước của khí oxi để thu khí bằng phương pháp đẩy nước.

 +) Vai trò tia tử ngoại trong quá trình chuyển hóa oxi thành ozon.

 - Lịch sử: Học sinh nắm được lịch sử của các nhà bác học nổi tiếng: Mendeleep, các nhà bác học tìm ra oxi

- Sinh học:

+) Biết được các lợi ích của oxi, ozon.

+) Tác hại của ozon đối với sức khỏe con người.

+) Vai trò của cây xanh trong việc cung cấp oxi trong tự nhiên.

 - Địa lí:

+) Đặc điểm cấu tạo của tầng khí quyển.

+) Các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Công nghệ: Tác dụng oxi trong một số ngành công nghiệp.

 - Văn học: Sử dụng các câu thơ, ca dao, tục ngữ, hình thức đóng kịch tạo hứng thú cho học sinh.

- Tin học: Thiết kế trình chiếu phần mềm Microsoft Powerpoint và chiếu trên máy chiếu Projector, sử dụng mạng Internet tham khảo, Videoclip mô tả quá trình xây dựng dự án học tập.

- Giáo dục công dân: Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài nguyên từ đó hình thành ý thức “sống có trách nhiệm” cho HS.

 - Thực hành hóa học: Cách làm thí nghiệm chính xác, an toàn đạt kết quả cao.

 - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Con người phải có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng chung tay giữ gìn ngôi nhà chung của nhân loài.

 - Âm nhạc: Vận dụng bài hát nói về bảo vệ môi trường truyền cảm hứng cho học sinh.

 - Giáo dục kĩ năng sống: Các biện pháp phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người.

 - Mĩ thuật: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học.

 - Thể dục: Dựa vào vai trò của oxi với cơ thể từ đó có biện pháp và thời gian tập thể dụng hợp lí.

 - Giáo dục quốc phòng : Sử dụng an toàn các loại vũ khí gây sát thương (như bom, mìn ) trong chiến đấu.

Tính thực tiễn của dự án

 - Đối với thực tiễn dạy học là: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tăng cường hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Đối với thực tiễn đời sống xã hội: Bài học có nội dung phong phú và liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày nên từ đó đã phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo và ý thức chủ động không bị thụ động của học sinh trong thực tế.

Cách tổ chức dạy học

- Tìm hiểu, hệ thống câu hỏi để chuẩn bị cho chuyên đề.

- Hướng dẫn thực hiện dự án.

- Hướng dẫn hoạt động thực tế học sinh.

Chia nhóm chuẩn bị bài tập dự án:

+) Nhóm 1: Đóng kịch “Ai quan trọng hơn”

+) Nhóm 2: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho 3 thí nghiệm:

Điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm.

 Đốt cháy Mg trong O2.

Đốt cháy than gỗ trong O2.

+) Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy về O2 và O3.

+) Nhóm 4: Báo cáo “Tìm hiểu tác hại của ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục”.

- Sử dụng công nghệ thông tin.

- Báo cáo hoàn thành dự án.

 

doc65 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong Chuyên đề oxi- Ozon – Hóa học 10 - ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên.
3. Tác dụng với hợp chất
*Etanol cháy trong không khí:
*CO cháy trong không khí
Oxi là chất oxi hóa.
(Các quá trình oxi hóa đều tỏa nhiệt).
Tích hợp bảo vệ tài nguyên môi trường:
Cùng chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
Sinh học: Bảo vệ hệ sinh thái rừng
(Chương III: Hệ sinh thái–Sinh quyển- Bảo vệ môi trường – Sinh học 12)
HS Trường THPT Nho Quan A đi thực tế rừng Cúc Phương
HS Trường THPT Nho Quan A đi thực tế rừng Cúc Phương giao tiếp với khách nước ngoài
Buổi ngoại khóa về tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường-trường THPT NhoQuanA
Hoạt động 4: Ứng dụng của oxi
Mục tiêu: Biết ozon ứng dụng làm gì, vai trò đối với đời sống
Qua thực tế và SGK cho biết một số ứng dụng của oxi trong đời sống và trong CN?
- GV:Treo tranh vẽ ứng dụng của của oxi? Lấy vài ví dụ?
- HS trả lời
Vận dụng liên môn: 
Công nghệ ( Bài 15: Vật liệu cơ khí- Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi- Công nghệ 11)
IV/ ỨNG DỤNG 
- Oxi duy trì sự sống và sự cháy
- Oxi có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực: công nghiệp, luyện gang thép, y học, vũ trụ
Vận dụng liên môn: 
Giáo dục quốc phòng : Sử dụng tên lủa trong chiến đấu
- GV trình chiếu ứng dụng của oxi.
- GV cho HS nêu ứng dụng.
- GV cho HS vận dụng kiến thức môn sinh giải thích vai trò của oxi đối với sức khỏe? 
- Trò chơi:
Chia nhóm kể tên ứng dụng của oxi trong 2 phút ghi vào bảng phụ
Học sinh thảo luận ghi nội dung vào bảng phụ
Học sinh từng tổ báo cáo
- HS theo dõi màn hình.
- HS nêu ứng dụng.
- HS thảo luận nhóm vận dụng kiến thức môn sinh giải thích. 
Vận dụng liên môn: 
Sinh học: Quá trình quang hợp, hô hấp 
(Bài 16: Hô hấp tế bào- Sinh học 12
Bài 17: Quang hợp – Sinh học 12
Bài 8: Quang hợp ở thực vật
Bài 12: Hô hấp ở thực vật- Sinh học 11
Bài 17: Hô hấp ở động vật- sinh học 11
Vai trò của oxi đối với sức khỏe con người
(Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp- sinh học 11)
- GV: HS trình bày về thực trạng sự ô nhiễm môi trường và nguyên nhân
- HS: Thảo luận, trình bày
Hiện tượng cháy rừng và chặt phá rừng
-HS đưa ra các biện pháp như trồng và bảo vệ rừng, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch và khí thải từ các nhà máy. 
-GD kĩ năng sống: cần làm gì để đảm bảo nguồn không khí trong lành , đủ oxi cho mọi động vật và con người trên trái đất
Vận dụng liên môn: 
GDCD: Giái dục ý thức bảo vệ nguồn không khí trong lành
-Gv đọc thơ: 
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 -Hồ Chí Minh-
Vận dụng liên môn: 
Văn học : Sử dụng Thơ ca
-Đưa ra hình ảnh 
GV và HS Trường THPT Nho quan A hưởng ứng “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: Điều chế oxi
Mục tiêu: Biết cách điều chế của oxi trong phòng thí nghiệm.
-GV: Nêu phương pháp điều chế Oxi trong PTN và trong CN?
- GV: Người ta có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những hóa chất nào? Yêu cầu HS viết phương trình. 
- Trình chiếu kết luận và cho HS ghi bài
- GV yêu cầu HS giải thích cách thu khí oxi dựa
trên tính chất vật lí của oxi.
Vận dụng liên môn: Vật lí 
Sự chênh lệch áp suất, tính chát vật lí nặng hơn không khí và tan trong nước của khí oxi để thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
(Chương III: Chất khí- Vật lí 10)
-HS: viết pthh.
Học sinh làm thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
V/ ĐIỀU CHẾ OXI
1. Trong phòng thí nghiệm.
*Nguyên tắc: phân hủy những hợp chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt.
Vd:
 2KMnO4K2MnO4 
 +2MnO2 +O2
Giới thiệu sản xuất trong công nghiệp bằng hình ảnh.
HS quan sát hình ảnh và rút ra nhận xét
Vận dụng liên môn: GDCD 
- GV vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
- HS vận dụng kiến thức môn GDCD để giải thích vấn đề bảo vệ môi trường trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ,tài nguyên nước cũng là yếu tố tạo lượng oxi khổng lồ trong khí quyển.
2. Trong công nghiệp.
a. Từ không khí:
Chưng cất phân đoạn không khí lòng.
b. Từ nước.
Điện phân nước có hòa tan ( H2SO4 hay NaOH tăng tính dẫn điện của nước).
Hoạt động 6:Tính chất của ozon
Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của ozon, tính oxi hoá của ozon mạnh hơn ozon
*Ozon là dạng thù hình của oxi.
- Cho biết công thức của ozon?
- GV: Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời trong xanh đồng thời dựa vào SGK hãy cho biết những tính chất vật lí của ozon?
Bầu trời trong xanh
- HS trả lời
Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
Tan trong nước nhiều hơn O2.( 100ml H2O ở 00C hòa tan 49 ml khí ozon)
B. OZON.(O3)
I. TÍNH CHẤT
1. Tính chất vật lí
- O3 là chất khí, mùi đặc trưng, màu xanh nhạt;
- Hóa lỏng -1120C.
- Tan trong nước nhiều hơn O2
- Phân tử O3 kém bền hơn.
- Ozon cũng có thể phân hủy tạo thành oxi theo phản ứng:O3 O2 + O
- GV đưa ra 2 phản ứng
Từ pư trên có thể rút ra nhận xét gì về tính chất hóa học của ozon? Ví dụ minh họa?
- Ozon có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn oxi. 
2. Tính chất hóa học: 
- Ozon có tính oxi hóa rất mạnh.
- O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
*Tác dụng với kim loại (trừ Au và Pt): Ở nhiệt độ thường
Ag + O2 Không phản ứng.
2Ag + O3 Ag2O + O2 
O2 +KI +H2Okhông pư
O3 +2KI +H2O2KOH + O2 + I2 (Làm hồ tinh bột chuyển thành màu xanh- Nhận biết ozon)
Hoạt động 7:Ozon trong tự nhiên- Ứng dụng của ozon
Mục tiêu: Biết ozon trong tự nhiên được sinh ra như thế nào, từ đâu; ozon ứng dụng làm gì, vai trò đối với đời sống
*Nêu sự tạo thành ozon?
- HS trả lời
Vận dụng liên môn: Vật lí
 Đặc điểm tia tử ngoại
-GV yêu cầu HS dựa trên kiến thức môn địa lí nêu sự tồn tại của ozon trong tự nhiên
- HS : Thảo luận, trả lời
Vận dụng liên môn: Địa lí
 (Bài 11: Khí quyển –Sự phân bố nhiệt độ trên trái đất- Địa lí 10
Bài 18: Sinh quyển – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật –Địa lí 10)
GV kết hợp môn sinh nêu vai trò của nó với sức khỏe con người.
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN.
- Ozon được tạo thành từ oxi do ảnh hưởng của tia cực tím hoặc sự phóng điện trong cơn giông.
 3 O2 2 O3
- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí bảo vệ con người và các sinh vật trên trái đất tránh được tác hại của tia này.
-GV: Cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng của ozon 
HS: 
Vận dụng liên môn: Đời sống hằng ngày, ngành y tế, công nghiệp
-Làm sạch không khí, khử trùng y tế.
-Tẩy trắng trong công nghiệp.
-Bảo vệ trái đất, ngăn tia tử ngoại
-GV: Tại sao vào các đồi thông thấy không khí trong lành hơn?
Gv bổ sung: không khí tại các đồi thông rất trong lành đó là do lá thông có khả năng sản sinh ra O3, là chất diệt khuẩn mạnh.
Đồi thông Nho Quan _ Ninh Bình
-GV: Yêu cầu HS cho biết thực trạng của tàng ozon hiện nay?
- HS : Trả lời
Vận dụng liên môn: Vật lí
 Đặc điểm ,tác hại tia UV
Vận dụng liên môn: Sinh học
Tác hại của tia UV đối với con người và thực vật
Vận dụng liên môn: Sinh học
Tác hại Của tia UV đối với động ,thực vật .Đặc điểm hệ sinh thái
-Gv: Yêu cầu HS trình bày bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục
-GV hướng dẫn HS kĩ năng sống, nêu các biện pháp bảo vệ tầng ozon.
- GV hướng dẫn HS làm
-HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV
Vận dụng liên môn: Giáo dục kĩ năng sống
Các biện pháp phòng ,chống tác hại của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người
Vận dụng liên môn: 
Âm nhạc: Bài hát Điều đó tùy thuộc hành động của bạn’
-GV : Cho HS nghe bài hát ‘Điều đó tùy thuộc hành động của bạn’
 Tổ Quốc Việt Nam xanh ngát
 Có sạch đẹp mãi được không
 Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
 Chỉ thuộc vào bạn mà thôi!
Vận dụng liên môn: GDCD- Tích hợp bảo vệ môi trường.
Hoạtđộng 8
4.Củng cố: 
- GV yêu cấu nhóm 4 báo cáo kết quả của bài tập dự án về “Tác hại của ô nhiêm môi trường không khí và biện pháp khắc phục”.
- GV yêu cầu nhóm 3 thuyết trình về sơ đồ tư duy nội dung của bài học.
- So sánh tính chất hoá học O2 và O3? ứng dụng của chúng?
 - BT thêm:
Chất pư
oxi
Ozon
Cu
X
X
Ag
0
X
Au
0
0
C
X
X
Dung dịch KI
0
X
CH4
X
X
1)Đánh dấu X vào bảng dưới đây :
2) Cho 2,24 lít khí ozon (đkc) vào dung dịch KI 0,5M. Tính thể tích dung dịch KI cần dùng và khối lượng iôt sinh ra?
III. ỨNG DỤNG CỦA OZON
- Làm sạch không khí, khử trùng y tế.Tẩy trắng trong công nghiệp và ngăn tia tử ngoại để bảo vệ trái đất.
-Vai trò của ozon là ngăn không cho tia cực tím chiếu xuống trái đất gây hại cho con người và động vật, thực vật.
.
VII. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ :
VII.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá: 
 • Đánh giá tính khả thi của dự án.
 • Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề của học sinh.
VII.2. Chuẩn bị 
 • Xác định trình độ học sinh 
 • Lựa chọn đối tượng kiểm tra 
 • Chuẩn bị phương tiện kĩ thuật 
 • Chuẩn bị đề kiểm tra kiến thức vận dụng liên quan đến bài “Oxi- Ozon” trong thời gian 15 phút.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Tìm phát biểu sai trong các các phát biểu sau:
	A. Trong các phản ứng, O2 đều thể hiện tính oxi hóa mạnh.
	B. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
	C. O2 tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
	D. O2 có tính oxi hóa mạnh hơn O3.
Câu 2: Có thể điều chế O2 trong phòng thí nghiệm từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A.  CaCO3.                        B. KMnO4.                         C.(NH4)2SO4.                                 D. NaHCO3.
Câu 3: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lao Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày?
A. Ozon là một khí độc.                           
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Ozon có tính tẩy màu.
Câu 4: O2 có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 25m3 không khí để thở. Nếu coi không khí có chứa khoảng 20% thể tích là O2 thì thể tích O2 cần dùng cho mỗi người trong một ngày là
	A. 5000 lít.	B. 125000 lít.	C. 500 lít.	D. 1250 lít.
Câu 5: Sục khí O3 vào dung dịch KI có sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được:
 A. Dung dịch có màu vàng nhạt.	B. Dung dịch có màu xanh.
 C. Dung dịch trong suốt.	D. Dung dịch có mầu tím . 
Câu 6: Sự hình thành tần ozon ở phía trên tần đối lưu và phía dưới tần bình lưu của khí quyển là do quá trình nào sau đây?
	A. Sự chuyển hóa của các phân tử oxi thành ozon nhờ tia tử ngoại của mặt trời.
	B. Sự oxi hóa của một số hợp chất hữu cơ.
	C. Sự phóng điện (tia chớp, sét) trong khí quyển.
	D. Cả A và C đều đúng.
Câu 7: Tầng ozon có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn tia tử ngoại, bảo vệ cho sự sống tên Trái Đất. Nguyên nhân làm suy giảm (gây thủng) tầng ozon là:
	A. Con người sử dụng chất CFC (cloflocacbon) như CCl2F2, CCl3F... trong công nghiệp làm lạnh, giặt tẩy, sơn...
	B. Con người đốt nhiêu liệu hóa thạch, sử dụng phân bón có chứa gốc nitơ... sinh ra khí N2O.
	C. Con người xả khói bụi và các chất hóa học (SO2, CO, CO2 ..) vào bầu khí quyển.
	D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 8: Cho hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 thực hiện phản ứng ozon hóa hoàn toàn thu được một chất khí duy nhất có thể tích của hỗn hợp giảm thêm 20% so với ban đầu. % khối lượng của O3 trong hỗn hợp X là:
	A. 50%.	B. 35%.	C. 75%.	D. 20%.
Câu 9: Hằng ngày con người và động vật cần rất nhiều oxi cho nhu cầu hô hấp nhưng lượng oxi trong không khí gần như không đổi là nhờ phản ứng nào sau dây?
	A. 2O33O2.
	B. 2H2O 2H2 + O2.
	C. 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2.
	D. 2KClO3 2KCl + 3O2.
Câu 10: Thêm 3,0 gam MnO2 vào 200 gam hỗn hợp gồm KCl và KClO3 được hỗn hợp X . Đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn nặng 145,4 gam. % khối lượng KClO3 trong hỗn hợp X là
	A. 26,5%.	B. 73,5%.	C. 62,75%.	D. 37,25%.
VII.3. Tổ chức kiểm tra: 
	• Đối tượng: Học sinh trường THPT Nho Quan A được học bài “Oxi- Ozon” có nội dung tích hợp liên môn.
 	• Địa điểm: Tại trường THPT Nho Quan A- Nho Quan – Ninh Bình. 
	• Cách tiến hành: Sau buổi chuyên đề chúng tôi sẽ phát đề kiểm tra 15 phút cho HS. 
VII.4. Kết quả kiểm tra, đánh giá: 
- Giáo viên đánh giá phần chuẩn bị bài của HS ở nhà
- Đánh giá kết quả bài kiểm tra 15 phút
Giỏi
Khá
TB
Yếu
10/40 (25%)
27/40 (67,5%)
03/40 (15%)
0/40 (0%)
VII.6. Kết luận 
	Trong các tiết học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên một số lớp và dựa vào ý kiến của các giáo viên trường THPT Nho Quan A đã tổ chức cho học sinh học các bài học bộ môn có nội dung tích hợp liên môn, đều nhận thấy rằng: các em rất thích thú với bài học, trong lớp các em hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập đặc biệt là khi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề thực tế mà nó vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống của chúng ta, các em không những hiểu kiến thức đặc thù của bộ môn mà còn thấy rõ vai trò của mình trong việc vảo vệ môi trường sống. Nội dung bài tích “Oxi- Ozon” có nội dung tích hợp liên môn có thể mở rộng hơn thành chủ đề tích hợp liên môn với các môn sinh học, công nghệ, địa lí.
VII.7. Những thuận lợi và khó khăn 
VII.7.1. Thuận lợi
	- Được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn
	- Có đầy đủ trang thiết bị của hóa học, có máy tính, máy chiếu, phòng bộ môn.
	- Học sinh ngoan, lễ phép, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành bài học. 
VII.7.2. Khó khăn
	Vì trong ngân hàng câu hỏi có rất nhiều nên trong một thời gian ngắn chúng tôi không thể khảo sát hết được.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Học sinh làm thí nghiệm
Học sinh thảo luận nhóm
Học sinh báo cáo
PhÇn III - KÕt LUẬN
I - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn vào một số môn giảng dạy trong các nhà trường THPT nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng đang là xu thế tất yếu góp phần thực hiện mục tieu giáo dục toàn diện thông qua việc từng bước nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính bền vững.
1. Điều kiện áp dụng :
a. Đối tượng áp dụng:
 -Áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn Hóa học và tất cả các giáo viên dạy các bộ môn. 
 - Áp dụng giảng dạy cho học sinh ở mọi cấp học như Tiểu học, THCS, THPT. 
- Sử dụng bài giảng dạy học theo chủ đề tích hợp trong việc giảng dạy cho học sinh ở mọi vùng miền từ: Nông thôn, miền núi, thị xã, thành phố trong cả nước.
b. Điều kiện về phương tiện
- Phòng học đạt tiêu chuẩn
- Tài liệu có liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp. 
- Trường học có phương tiện trình chiếu và phòng học chuyên dùng (nếu có)
2. Hiệu quả kinh tế:
- Tiết kiệm về thời gian. 
- Tiết kiệm được tiền trong việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp. 
3. Hiệu quả xã hội:
	- Giáo viên : 
+ Tạo hứng thú cho học sinh, kích thích hoạt động của học sinh trong quá trình học tập do được vận dụng nhiều giác quan.
+ Phát huy tính sáng tạo của giáo viên.
+ Tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên. 
+ Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, học sinh hiểu bài nhanh, nhớ lâu, phát triển tư duy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các công nghệ.
- Học sinh: Học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc, phát huy tính sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập hơn, được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng :
- Điều kiện áp dụng: Đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình Dạy học theo chủ đề tích hợp trong các bộ: Hóa học, công nghệ, vật lý, sinh học, GDCDở mọi cấp học nó đòi hỏi ở giáo viên phải chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đặc biệt khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên để giảng nội dung chính xác và phong phú, đồng thời phải lấy ví dụ thực tiễn để liên hệ.
Về phương tiện dạy học: Có thể sử dụng trình chiếu đưa trước những tư liệu hay ví dụ và tình huống để học sinh cùng nghiên cứu thảo luận và rút ra kết luận.
- Khả năng áp dụng: Sáng kiến này áp dụng ở các tiết dạy học theo chủ đề tích hợp trong các bộ : Hóa học ,công nghệ, vật lý, sinh học , GDCD, ở mọi cấp học.
II. NH÷ng ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ
1. Đề xuất
a. Đối với giáo viên: Việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề tích hợp mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.
Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về thực tế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người giáo viên phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức của bộ môn công nghệ mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết  linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng bài học. 
 b. Đối với học sinh : Phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
2. Kiến nghị
Với mong muốn việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong các trường học là rất cần thiết tôi xin có một số kiến nghị sau đây :
a. Đối với các trường THPT : Cần cung cấp cho giáo viên những tư liệu có liên quan như tài liệu, sách, báo, đĩa VCD, DVD có liên quan đến bài giảng. 
Tổ chức các chuyên đề lồng ghép gi¸o dôc sö dông dạy học theo chủ đề tích hợp
 b. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo: Hàng năm tổ chức tập huấn dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên giảng dạy ở một số bộ môn, để giáo viên cập nhật và phổ biến cho học sinh. 
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài mà chúng tôi đã thực hiện tại trường THPT Nho Quan A ,với mong muốn góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THPT. Rất mong được sự góp ý chân thành từ các thầy giáo ,cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn nữa khi được áp dụng vào giảng dạy thực tế.
LỜI CẢM ƠN
 Do thời gian thực hiện dự án có hạn nên dự án của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến để dự án của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Nho Quan A, tổ Lý - Hóa trường THPT Nho Quan A đã tạo điều kiện giúp đỡ để chúng tôi nghiên cứu, triển khai và hoàn thành tốt dự án này.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Nho Quan, ngày 09 tháng 04 năm 2017
 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Người thực hiện đề tài
 Phạm Thị Phương Thủy 
 Nguyễn Thị Khánh Ly 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái – Truyện kể các nhà bác hóa học (NXB Giáo Dục)
2. Nguyễn Cương – Thí nghiệm thực hành (NXB Đại Học Sư Phạm)
3. Hoàng Nhâm – Hóa học vô cơ (T1 – T2 – T3)- (NXB Giáo Dục)
4. Nguyễn Xuân Trường – Vui cùng hóa học (NXB Khoa học và Giáo Dục)
5. Vũ Bội Tuyền – Hóa học thật diệu kì (T1- T2) - (NXB Thanh niên)
6. Huỳnh Văn Út – Đố vui hóa học (NXB Giáo Dục)
7. Hóa học và ứng dụng số 10,11,12 (2008) và số 1,2,3,4 (2009)
8. Sách giáo khoa hóa học 10,11,12 (NXB Giáo Dục)
9. Sách giáo khoa các môn học vật lí, sinh học, giáo dục công dân, địa lí , công nghệ, vật lí(NXB Giáo Dục)
 	Một số trang web
Hoahocvietnam.com
google.com
Thư viện trực tuyến violet
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
II - MỤC ĐÍCH,NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1
III – GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1
IV - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1
V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
VI- ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
2
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3
B - CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
9
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
53
PHẦN III : KẾT LUẬN
59
I – Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
II – NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
59
60
LỜI CẢM ƠN
61
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
62
MỤC LỤC
63

File đính kèm:

  • doc3. NQA Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản.doc
Sáng Kiến Liên Quan