Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua phần mở đầu tiết học, để tạo hứng thú học môn thể dục cho học sinh
Phần khởi động: Gồm 2 phần khởi động chung và khởi động chuyên môn
• Khởi động chung : Đây là phần khởi động bắt buộc nên giáo viên nên chọn các động tác khởi động đơn giản cho học sinh dễ thực hiện đồng thời đề nghị cán sự điều khiển hô theo nhịp động tác để kích thích học sinh tập.
• Khởi động chuyên môn: Đây là phần khởi động mềm giáo viên nên chọn các động tác bổ trợ cho bài học chính và các trò chơi phát triển các tố chất mà mục tiêu bài học đặt ra.
- Tuỳ theo mục đích của tiết học giáo viên cần xác định rõ phần khởi động cần phải làm gì. Kinh nghiệm cho thấy nếu ta thường xuyên thay đổi các bài khởi động thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học tập của học sinh. Việc áp dụng ta có thể thay đổi các hình thức hoạt động bằng các trò chơi, các yêu cầu nhỏ đòi hỏi sự sáng tạo tìm tòi của các em. Các bài khởi đông cần sự di chuyển cũng mang tính tích cực. giáo viên nên chọn những trò chơi hay bài tập mang tính chất sôi nổi có như vậy mới kích thích được học sinh. Kèm theo đó giáo viên cần có những lời động viên nhắc nhở để học sinh có sự cố gắng hơn trong tập luyện. phần khởi động cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái không gò ép để các em không thấy căng thẳng làm ảnh hưởng đến phần cơ bản.
1.1 PHẦN MỞ ĐẦU - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một giờ học thể dục được coi là thành công là một giờ học mà học sinh có thể thực hiện hết các bài tập giáo viên đưa ra một cách sôi nổi và nhiệt tình, đồng thời các em hiểu được nội dung bài tập, có tăng tiến về thể chất tiến bộ về kĩ năng kĩ xảo. Muốn đạt được điều đó người giáo viên phải có sự sáng tạo trong cách giảng dạy, phải tạo được động lực thúc đẩy học sinh say mê học tập. Vì vậy nhiệm vụ đầu giờ học là rất quan trọng nó giúp cho học sinh có thể hình dung ra nhiệm vụ phải thực hiện, tạo trạng thái tâm lí cần thiết cho buổi tập, chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn. Ngoài ra có thể giải quyết một số nhiệm vụ về giáo dục và giáo dưỡng. Phần mở đầu mỗi tiết học giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học. tuy nhiên trong thực tế do còn hạn chế về năng lực hay một lí do nào đó một số giáo viên thể dục còn coi nhẹ vấn đề giáo dục trong phần mở đầu. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Thông qua phần mở đầu tiết học, để tạo hứng thú học môn thể dục cho học sinh”. Nhằm giúp giáo viên thể dục nâng cao chất lượng giờ thể dục. - MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu: Giúp học sinh trường Tiểu học Đại Ân 2A , học tập hứng thú qua mỗi tiết học thể dục đem đến cho các em vui chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoái mái, dễ chịu. Góp phần xây dựng sức khỏe, thể chất, tính cách của người lao động mới như : Tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, yêu lao động và ham mê tìm tòi. Làm cho cho học sinh có sức khỏe tốt, có phương hướng để học tập tốt, phát triển năng lực, thể chất và trí tuệ của các em. Phạm vi nghiên cứu : Thông qua các tiết dạy đối với phần mở đầu mỗi tiết học của học sinh trường tiểu học Đại Ân 2A năm học 2009 – 2010 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Đối với các khối lớp của học sinh trường Tiểu học Đại Ân 2 “A”. Qua tiết dạy thể dục. - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu tìm hiểu phần mở đầu tiết học thể dục nhằm nâng cao chất lượng bộ môn thể dục của các khối lớp. - Tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng của phân môn thể dục. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của bộ môn. - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : - Phương pháp phân tích - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành - Phương pháp điều tra thăm dò -Phương pháp tổng kết . 1.2 CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM a, Cơ sở lí luận - Môn thể dục tiểu học giúp học sinh hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong học tập vì độ tuổi của các em rất thích tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các em thường ham chơi, ưa thích hoạt động. Vì thế để tạo cho một tiết học đạt hiệu quả cao thì khâu mở đầu tiết học rất quan trọng để thực hiện mục tiêu chuẩn kiến thức của môn học. b. Phần nội dung *Thực trạng vấn đề: Qua nhiều năm công tác giảng dạy tại đơn vị trường tiểu học Đại Ân 2A. cho thấy nếu phần mở đầu đơn điệu, nhàm chán thì sẽ không lôi cuốn được học sinh vì thế không đạt được mục tiêu giờ học. Người giáo viên không có sự thay đổi sáng tạo trong phần mở đầu thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động. Mục tiêu của giờ học là không đạt. Vì vậy khi bước vào phần cơ bản các em thường uể oải, không tập trung vào học tập. Qua quan sát giờ dạy của nhiều giao viên tôi thấy phần mở đầu giáo viên thường làm qua loa như: cho học sinh tập trung báo cáo sĩ số sau đó giáo viên thông báo nội dung giờ học. Khởi động đơn giản sau đó vào phần cơ bản. Cứ như vậy tiết nào cũng bài tập ấy, cũng động tác ấy sẽ làm cho học sinh không có sự hứng thú tham gia. Tham khảo từ phía học sinh cho thấy có đến trên 90% các em thấy không thích việc lặp đi lặp lại bài khởi động trong nhiều lần. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn nếu phần mở đầu không tạo được tâm lí hương phấn cho học sinh thì kết quả giờ thể dục sẽ thấp. Về phía phụ huynh thường họ không coi trọng môn thể dục nên việc nhắc nhở con em tham gia học tốt môn thể dục còn hạn chế. Về phía một số giáo viên cũng coi môn thể dục là môn phụ nên xem nhẹ việc nhắc nhở học sinh tạo nên tâm lí coi thường môn học. vì vậy nếu giáo viên không có sự thay đổi hay sáng tạo thì tiết học thể dục sẽ không đạt hiệu quả giáo dục. ** Một số biên pháp giải quyết: Từ những thực tế trên tôi thấy rằng ngay từ đầu tiết học nếu ta nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo làm cho học sinh năng nổ hương phấn thì học sinh sẽ rất tích cực và say mê học tập. Nội dung phần mở đầu giờ thể dục như sau: tổ chức lớp và khởi động, nhiệm vụ : + Tổ chức lớp giới thiệu nhiệm vụ và nội dung tập luyện + Tạo trạng thái tâm lí cần thiết cho buổi tập + Khởi động: chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn + Ngoài ra có thể giải quyết một số nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng + Dựa vào nhiệm vụ này giáo viên có thể sáng tạo trong cách giảng dạy sao cho lôi cuốn được học sinh tham gia tập luyện. Phần nhận lớp: Giáo viên phải cụ thể hoá giờ học bằng cách đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho học sinh cần đạt được. Tiếp theo phải kiểm tra tình trạng sức khoẻ của học sinh xem có em nào sức khoẻ không được tốt để có thể cho bài tập riêng hoặc cho học sinh kém tập. Nhắc nhở về kỉ luật cũng là một việc quan trọng vì nếu có nhắc nhở học sinh mới biết được những vấn đề nào không được làm trong giờ học từ đó xây dựng được thái độ học tập đúng đắn. Phần khởi động: Gồm 2 phần khởi động chung và khởi động chuyên môn Khởi động chung : Đây là phần khởi động bắt buộc nên giáo viên nên chọn các động tác khởi động đơn giản cho học sinh dễ thực hiện đồng thời đề nghị cán sự điều khiển hô theo nhịp động tác để kích thích học sinh tập. Khởi động chuyên môn: Đây là phần khởi động mềm giáo viên nên chọn các động tác bổ trợ cho bài học chính và các trò chơi phát triển các tố chất mà mục tiêu bài học đặt ra. - Tuỳ theo mục đích của tiết học giáo viên cần xác định rõ phần khởi động cần phải làm gì. Kinh nghiệm cho thấy nếu ta thường xuyên thay đổi các bài khởi động thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học tập của học sinh. Việc áp dụng ta có thể thay đổi các hình thức hoạt động bằng các trò chơi, các yêu cầu nhỏ đòi hỏi sự sáng tạo tìm tòi của các em. Các bài khởi đông cần sự di chuyển cũng mang tính tích cực. giáo viên nên chọn những trò chơi hay bài tập mang tính chất sôi nổi có như vậy mới kích thích được học sinh. Kèm theo đó giáo viên cần có những lời động viên nhắc nhở để học sinh có sự cố gắng hơn trong tập luyện. phần khởi động cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái không gò ép để các em không thấy căng thẳng làm ảnh hưởng đến phần cơ bản. Lưu ý : Khi tổ chức phần khởi động giáo viên cần ghi nhớ về thời gian cho phép từ đó sử dụng các trò chơi cho phù hợp, không lạm dụng thời gian dẫn đến các em sa đà sử dụng quá nhiều sức lực khi chuyển sang phần cơ bản không còn sức để hoàn thành nội dung chính của buổi học. Về đội hình cũng cần có sự đa dạng như : sử dụng một số đội hình như vòng tròn, hình vuông, 4 hàng dọc, 4 hàng ngang, không nên biến đổi quá nhiều đội hình vì vậy sẽ làm mất thời gian của phần khởi động. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hứơng dẫn và cho học sinh tập luyện biến đổi một số đội hình để các em quen, đến khi học giáo viên chỉ cần ra kí hiệu là các em có thể di chuyển đội hình theo ý giáo viên mà không làm mất thời gian của tiết học. Dưới đây là một số phần mở đầu mà tôi đã biên soạn xin được trình bày để tham khảo: lớp 3: Bài 6 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ Phần và nội dung ĐL Phương pháp tổ chức I- Phần mở đầu 1. Nhận lớp - Tập trung lớp phổ biến nội dung yêu cầu buổi học 2. Khởi động - Chạy với tốc độ chậm quanh sân trường - Khởi động chung : thực hiện bài khởi động tay không và khởi động các khớp - Khởi động chuyên môn: ép dẻo, bật nhảy - Chạy nhẹ quanh sân trường - Trò chơi: “kết bạn” 5-6 phút 1- 2 phút 2-3 phút 1 vòng mỗi động tác 2x8 nhịp -HS tập hợp 4 hàng dọc hoặt hàng ngang dóng hàng . - Thực hiện theo cs cs gv lớp 5: Bài 4 Đội Hình Đội Ngũ Phần và nội dung ĐL Phương pháp tổ chức I-Phần mở đầu Cán sự tập hợp lớp dóng hàng điểm số sau đó báo cáo tình hình của lớp cho gv. -Gv Nhận lớp - Phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học 2. Khởi động - Chạy với tốc độ chậm vòng xung quanh trường - Giáo viên điều khiển cho học sinh chạy sau đó đứng quan sát và nhắc nhở các em chạy cho tốt - Hs chạy sau đó về đứng thành đội hình 4 hàng ngang - Cán sự vừa tập vừa điều khiển cho các bạn khởi động - Thực hiện cac động tác xoay cổ, cổ tay, khuỷu tay, vai, gối, hông cổ chân, xoạc ngang,xoạc dọc. - Thực hiên các động tác chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông. 5- 6 phút 1 phút 2 phút 2x8 nhịp 3 phút hàng ngang dóng hàng . - Thực hiện theo cs đội hình khởi động chung gv - cs điều khiển -Giáo viên cho hs thực hiện khởi động 3 động tác bổ trợ liên hoàn, có uốn nắn sữa sai cho hs lớp4. Bài 16: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY Phần và nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức I-phần mở đầu – Cán sự tập hợp lớp dóng hàng điểm số sau đó báo cáo tình hình của lớp cho gv - Giáo viên nhận lớp phổ biến mục tiêu, nội dung bài học - Khởi động - Học sinh chạy chậm nhẹ nhàng theo vòng tròn,sau đó đứng lại thành vòng tròn, đứng lại khởi động các khớp cổ chân, đầu gối, tay hông vai - Thực hiên các động tác chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông - Giáo viên điều khiển cho học sinh chạy theo vòng tròn sau đó chơi trò chơi - Trò chơi: “làm theo hiệu lệnh đứng ngồi” - Gv cho lớp tập theo 3 hàng ngang thực hiện liên hoàn 3 động tác bổ trợ từ tai chõ đến di động, từ chậm đến nhanh. (5 phút) 1 phút (4 phút ) 1 phút 2 phút 1 phút hàng ngang dóng hàng . - Thực hiện theo cs * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Gv c. Kết luận: * Kết quả thực hiện: Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các kinh nghiệm đã đúc rút tại các khối lớp 4 và khối lớp 5, học kì II năm học 2009 - 2010 đã thu được các kết quả sau: + Về phía học sinh : Qua quan sát trong những tiết dạy thì thấy các em rất vui vẻ tập luyện và tập luyện rất tích cực dẫn đến thành tích của các em có nhiều biến chuyển so với các năm học trước. Phần lớn các em khi được hỏi đều đồng ý với phương pháp vào buổi học cần phải được giao nhiệm vụ cụ thể và có những bài khởi động đa dạng đồng thời có sự xen kẽ các trò chơi như vậy giờ học sẽ sôi nổi hơn. + Về chất lượng môn học: hầu hết các tiết học đều diễn ra sôi nổi học sinh hiểu bài. các nhiệm vụ đặt ra trong tiết học được học sinh thực hiện đầy đủ với chất lượng cao. Theo từng tiết học thể lực cũng như kĩ năng , kĩ xảo vận động của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Vào các kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao hay hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tĩnh việc tuyển chọn vận động viên năng khiếu cho nhà trường cũng đạt kết quả cao với nhiều thành tích đáng kể. Qua kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm thì số lượng đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể năm sau cao hơn năm trước. số học sinh giỏi về thể dục cũng tăng cao. + Về phía các giáo viên bộ môn: Khi dự giờ thể dục đều có nhận xét tiết thể dục sinh động hấp dẫn tạo được lượng vận động phù hợp cho học sinh từ đó có thái độ tôn trọng bộ môn thể dục hơn. + Kết quả cụ thể của các khối lớp tôi được phân công giảng dạy năm học 2009 – 2010 như sau: Khối lớp Số lớp TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1 6 144 85 59 / 4 2 50 31 19 / 5 4 113 72 41 / Cộng 307 188 119 / Vì có kết quả khả quan trên, tôi tin rằng cách làm này, tôi đang áp dụng tiếp cho năm học 2010 - 2011 sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa qóp phần cho học sinh hứng thú tự giác học tập đối với tất cả môn học. ** Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế giảng dạy thể dục ở trường tiểu học Đại Ân 2A trong những năm, qua bản thân tôi rút ra được một số bài học trong giảng dạy như sau : + Giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham khảo sách báo, dự giờ học học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp để nâng cao khả năng giảng dạy của mình. + Không ngừng đổi mới cải tiến phương pháp làm việc của mình nhằm lôi kéo học sinh tham gia học tập sôi nổi và ngày càng yêu tích môn thể dục hơn. + Khai thác tốt nội dung, yêu cầu sách giáo viên và đối tượng học sinh trong việc sử dụng tốt các phương pháp sư phạm . + Mạnh dạng thực hiện các giải pháp cải tiến cần thiết cho việc dạy học . + Quan tâm đến vấn đề chuẩn bị bài trước khi lên lớp, mức độ đầu tư thể hiện rõ ràng . + Đánh giá học sinh phải thực hiện được các giải pháp, tích cực uốn nắn, sữa chữa kịp thời , có tấm lòng nghề, yêu thương học sinh. *** Kiến nghị, đề xuất: Để chất lượng môn thể dục ngày càng nâng cao và hoàn thành được mục tiêu học tập ở từng giờ học cụ thể tôi xin có những đề xuất sau: 1.Về phía nhà trường: + Tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất tối thiểu cho môn thể dục + Tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tu sửa, nâng cấp sân thể dục để tối thiểu học sinh có thể vận động được một cách dễ dành trong khoảng không của mình ( chiều dài sân tối thiểu 20 m, chiều rộng 40m và có đường chạy nhanh dài 40 – 60m, đường chạy bền ) + Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm các lớp tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, có các biện pháp uốn nắn, nhắc nhở các em ham thích học tập môn thể dục + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như : Giải bóng đá, giao lưu giữa các khối lớp, để học sinh tham gia từ đó các em mới yêu thích học môn thể dục. b. Về phía giáo viên thể dục : + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh và nhắc nhở các em tập luyên ngòai giờ học trên lớp. + Tham mưu với chuyên môn và nhà trường tổ chức các hoạt động thể dục ngoại khoá : như thi đấu giao hữu, tổ chức hôi khoẻ phù đổng định kì. * Lời kết: Trên đây là những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn thể dục trong nhà trường tiểu học rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Đại Ân 2, ngày 16 tháng 11 năm 2010 Ý kiền hội đồng khoa học Người thực hiện Châu Tân Niên
File đính kèm:
- SKKN mon TD tieu hoc_12733569.doc