Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong "Luyện có giảng" khi dạy bài nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

 Trong chương trình Ngữ văn THCS, dạy học Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng. Đó là giúp các em nắm được bản chất hệ thống qui tắc ngữ pháp tiếng mẹ đẻ để vận dụng vào giao tiếp và sản sinh các loại văn bản. Từ đó rèn cho học sinh tư duy thực hành sáng tạo và giáo dục tư tưởng, tình cảm một cách tự nhiên, phù hợp. Các tiết dạy còn bồi dưỡng khiếu thẩm mĩ, lòng tự hào, ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.

 Dạy học Ngữ pháp ở trường THCS hiện nay được xây dựng trên cơ sở của hoạt động giao tiếp. Việc hình thành các khái niệm được tiến hành thông qua các hoạt động ngôn ngữ và hướng tới nó, tiết học luôn luôn chú trọng các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe- nói - đọc- viết. Chương trình hiện hành biên soạn theo tinh thần tích hợp đã thể hiện sinh động mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học. Vì vậy người thầy phải khai thác tốt mối quan hệ đó để đảm bảo nguyên tắc bộ môn .

 Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học không phải là cuộc vận động hay những lời hô hào chung chung mà nó đã ngấm sâu vào từng phần trong bài, từng tiết học. Đó cũng là nhiệm vụ cấp bách của những người vừa lao động sư phạm vừa lao động nghệ thuật chúng ta. Qua thực tế giảng dạy Tiếng Việt của bản thân và đồng nghiệp trong thời gian gần đây, bên cạnh những thành công, những bước đột phá về nội dung và phương pháp, tôi thấy vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm.

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4759 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong "Luyện có giảng" khi dạy bài nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàm ý trong đoạn thơ. Như vậy nội dung các cám dỗ, mời gọi càng tha thiết hơn. .. nếu viết thêm như vậy, chúng ta thấy các câu có hàm ý thường không sử dụng đúng mục đích nói trực tiếp của nó. Thường thì sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói gián tiếp để thể hiện hàm ý. Ví dụ: câu hỏi với mục đích mời mọc ( cầu khiến).
III. Thiết kế hoạt động dạy học phần “luyện tập” trong tiết 128 - Ngữ văn 9- Tường minh và hàm ý ( tiết 2)
1.Phân loại hệ thống bài tập SGK Tiết 128 tường minh và hàm ý..
Dạng 1: Bài tập phát hiện, nhận biết.
 Bài tập 1:- Xác định hàm ý? 
 - Tìm chi tiết chứng tỏ người nghe hiểu hàm ý?
 Bài tập 2: - Tìm hàm ý trong câu nói?
Lí do sử dụng hàm ý?
 Việc sử dụng có thành công?
 Bài tập 4: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn trong việc ông so sánh “ hi vọng” với “ con đường” ?
 Tôi nghĩ bụng: Đã nói là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
 (Lỗ Tấn, Cố hương)
Dạng 2: Bài tập vận dụng.
 Bài tập 3: Điền lượt lời của B vào đoạn hội thoại để được hàm ý từ chối?
mai về quê với mình không?
.............................
 A. Đành vậy.
Dạng 3: Bài tập tạo lập.
 Bài tập 5: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người trên mây và sóng ( trong bài “ Mây và Sóng” của Ta- go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn?
=> Nhận xét: Hệ thống bài tập SGK khá đầy đủ về các dạng bài tập: Bài tập phát hiện, nhận biết, bài tập vận dụng, bài tập tạo lập. Nội dung yêu cầu của các bài tập vừa thể hiện nguyên tắc tích hợp lại vừa mang tính thực hành ứng dụng. Vì vậy chỉ cần sử dụng hợp lí hệ thống bài tập trên đã mang đến tiết học hiệu quả.
2.So sánh hệ thống bài tập thiết kế thông thường và bài tập theo nguyên tắc Trong luyện có giảng
a.Hệ thống bài tập thiết kế thông thường.
 Thông thường GV căn cớ vào gợi ý giải bài tập ở sách giáo viên để hình thành hệ thống bài tập như sau:
- Cho HS đọc và xác định y/c bài 1
- GV cho HS đọc lập làm bài?
- Gọi HS lên bảng trình bày phần a,b.
- Cho lớp nhận xét, hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS hoàn thành phần còn lại ở nhà
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
? Xác định hàm ý trong câu in đậm.
? Theo em vì sao em bé không nói thẳng a mà lại dùng hàm ý.
? Việc sử dụng hàm ý không thành công vì sao.
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
Cho 2 HS thực hành theo y/c của bài tập.
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
Gọi HS trình bày miệng
-Gv nhận xét.
Bài tập 1: (Tr.91)
a. Chè đã ngấm rồi đấy.-> mời bác và cô vào uống nước.
- Người nghe (ông hoạ sĩ): đã hiểu (liền theo)
b. Chúng tôi cần phải ....-> không thể cho được
- Người nghe đã hiểu hàm ý: Thật là ...giầu có.
2. Bài tập 2(Tr.92)
- Hàm ý: nhờ chắt nước hộ.
- Trước đó, em bé đã nói thẳng nhưng không có kết quả. Hàm ý nhấn mạnh sự bức thiết về thời gian và sự việc.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe không hợp tác.
Bài tập 3 (TR.92)
HS làm miệng theo cặp.
Bài tập 4(Tr92):
Hàm ý: Tuy hy vọng chưa có thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng thì có thể đạt được.
=> Nhận xét: Ưu điểm: các bài tập trên được thiết kế theo gợi ý nội dung sách giáo viên. Nhìn chung đã thể hiện rõ các yêu cầu bài tập và các hoạt động của thầy, trò. Nhưng chúng ta cũng nhận ra được một số nhược điểm: chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS; Chưa mạnh dạn mở rộng và nâng cao kiến thức từ hệ thống bài tập; Tính ứng dụng thực tế đơn điệu, mờ nhạt; chưa gắn kết các mục tiêu bài học: kiến thức- kĩ năng- thái độ... Để phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hệ thống câu hỏi trên, tôi đã thiết kế hệ thống bài tập như sau:
b. Thiết kế bài tập theo nguyên tắc “ Trong luyện có giảng”.
- Cho HS đọc và xác định y/c bài 1
- GV cho HS đọc lập làm bài, gọi HS xung phong lên bảng trình bày ?
- Cho lớp nhận xét, hoàn thành bài tập.
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
? Xác định hàm ý trong câu in đậm.
* Vậy em có nhận xét gì về phạm vi sử dụng hàm ý? Trong trường hợp trên, sử dụng hàm ý có tác dụng gì?
Bài tập 1: (Tr.91)
a. Chè đã ngấm rồi đấy.-> mời bác và cô vào uống nước.
- Người nghe (ông hoạ sĩ): đã hiểu (liền theo)
b. Chúng tôi cần phải ....-> không thể cho được.
 HS khá giỏi trình bày.
 Hàm ý được sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày thường và trong văn chương nghệ thuật. Đây là cách nói ý nhị, bóng bẩy thể hiện văn hoá ứng xử của người tham gia giao tiếp. Vì vậy trong những trường hợp cho phép, người nói nên sử dụng hàm ý. Trong trường hợp người nghe không hiểu hàm ý thì người nói phải tự điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với người tiếp nhận. Tránh xảy ra trường hợp ông nói gà, bà nói vịt.
?
 Hàm ý mà bé Thu muốn nói là gì?
 Theo em vì sao em bé không nói thẳng ra mà lại dùng hàm ý?
?
 Việc sử dụng hàm ý không thành công vì sao?.
- Nhận xét câu trả lời của bạn?
 * Theo em trong trường hợp nào không nên sử dụng hàm ý?
2. Bài tập 2(Tr.92)
- Hàm ý: nhờ chắt nước hộ.Vì không muốn gọi ông Sáu là ba.
- Trước đó, em bé đã nói thẳng nhưng không có kết quả. Hàm ý nhấn mạnh sự bức thiết về thời gian và sự việc.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe không hợp tác.
 Trong trường hợp trên, vì bé Thu không nhận ông Sáu là ba nên mới có lời nói vô lễ như vậy. Không phải lúc nào cũng sử dụng hàm ý. Trong trường hợp sự việc diễn ra trong sự bức thiết của thời gian, sự việc thì không nên dùng hàm ý, tránh gây hậu quả xấu. Cũng không nên dùng hàm ý với mục đích thiếu trong sáng .
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
 Cho 2 HS tạo thành một cặp thực hành theo y/c của bài tập.
+HS1:nói lời mời.HS2: Nói lời từ chối.
-> Không dùng lặp câu bạn đã nói.
* Em rút ra bài học gì qua bài tập? Những lời từ chối trên có liên quan gì tới phương châm hội thoại?
 Bài tập 3 (TR.92)
HS làm miệng theo cặp.
A. mai về quê với mình không?
+ hàm ý từ chối: 
B1. Tiếc thật, mai mình phải đi thư viện.
B2. Mai mẹ mình đi họp.
B3. Mình mà đi mấy cậu á?
B4. Đợi “ trạch đẻ ngọn đa” nhé.
HS phát biểu theo nhận thức cá nhân.
 Hàm ý của lời nói thể hiện trên nguyên tắc hợp tác và sự vận dụng các phương châm hội thoại. Hàm ý xét về câu chữ, người nói đã vi phạm ít nhất một phương châm hội thoại. Qua bài tập trên, chúng ta thấy cùng một hàm ý có nhiều cách thể hiện khác nhau. Có cách nói văn minh lịch sự. Có cách nói thô thiển gây khó chịu cho người đối thoại. Vì vậy khi sử dụng hàm ý cần có sự lựa chọn để lời nói không mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
- Gọi HS trình bày lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn?
* Đọc lại đoạn thơ đã thêm và so sánh với đoạn trong bài ? Theo em, hàm ý có liên quan gì đén sự phân loại câu theo loại câu theo mục đích nói?
Bài tập 5(Tr92):
 VD:
 + Chẳng biết có ai thích đi chơi với 
chúng tớ không?
 + Đi chơi với bọn tớ vui lắm đấy.
HS khá giỏi trình bày.
 Có thể viết thêm các câu có hàm ý trong đoạn thơ. Như vậy nội dung các cám dỗ, mời gọi càng tha thiết hơn. .. nếu viết thêm như vậy, chúng ta thấy các câu có hàm ý thường không sử dụng đúng mục đích nói trực tiếp của nó. Thường thì sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói gián tiếp để thể hiện hàm ý. Ví dụ: câu hỏi với mục đích mời mọc ( cầu khiến).
=> Nhận xét: Hệ thống bài tập trên không những khắc sâu được trọng tâm bài học mà còn hướng dẫn HS mở rộng, nâng cao kiến thức. Các kĩ năng được hình thành và rèn luyện một cách sinh động, sáng tạo, sôi nổi. Từ các bài tập, HS thấy dược có khi phải dùng hàm ý lại có những khi không nên dùng vì những lí do khác nhau. Hệ thống bài tập cũng thể hiện nguyên tắc tích hợp ngang- dọc một cách hiệu quả. Từ “ Luyện tập”, HS nhận ra những vấn đề mới về kiến thức và kĩ năng.
3. Cách thức thiết kế bài tập theo nguyên tắc Trong luyện có giảng.
+ Bước 1: Đây là bước thông thường như các thầy cô thường làm. Đó là tiến hành cho các em thực hiện các yêu cầu bài tập SGK. Lần lượt tiến hành các thao tác như xác định yêu cầu, thực hiện yêu cầu,....Bước này trong thiết kế bài tập nào cũng cần tuân thủ.
VD: - Cho HS đọc và xác định y/c bài 1
- GV cho HS độc lập làm bài, 
- Gọi HS xung phong lên bảng trình bày ?
- Gv gọi HS đọc, xác định xác định hàm ý trong câu in đậm.
+ Bước 2: Trên cơ sở bài làm của HS tiến hành cho các em nhận xét theo các tiêu chí kiến thức vừa học và các kiến thức, kĩ năng đã có. Đây là bước tiến hành nhằm củng cố các kiến thức, kĩ năng vừa học, khắc sâu kiến thức trọng tâm và vận dụng vào trình bày ý kiến quan điểm cá nhân.
VD: - Nhận xét câu trả lời của bạn? ý kiến của em?
+ Bước 3: Giáo viên nêu các yêu cầu ở mức độ cao hơn, rộng hơn để học sinh suy nghĩ, tìm tòi và đi đến nhận xét- kết luận về kiến thức, kĩ năng hoặc tích hợp với phần kiến thức đã học. Bước này đòi hỏi người thầy phải có sự đầu tư tìm tòi, sáng tạo. Bởi từ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, thầy biến thành những hoạt động sư phạm và từ lí thuyết để tìm tình huống rồi lại từ tình huống đi đến kiến thức mới. Đây là bước quyết định của cách vận dụng “ trong luyện có giảng” ở tiết dạy học Tiếng Việt.
VD: * Em rút ra bài học gì qua bài tập? Những lời từ chối trên có liên quan gì tới phương châm hội thoại?
+ Bước 4: Từ kết quả phân tích, nhận xét của HS ở các bước trên, GV đi đến ý kiến tổng hợp, kết luận ở bài tập. Các em có thể nhận xét bắng những ý kiến mang tính rời rạc hoặc theo ý hiểu của mình mà chưa diễn đạt thành những kết luận có tính khoa học. Vì vậy, trên cơ sở sự sáng tạo của HS, thầy tổng hợp và hoàn thiện kết luận để đưa thành kiến thức cần chú ý trong bài. Bước này thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thầy. Kiến thức kĩ năng được HS nhận biết đạt đến mức độ nào phần lớn là do tài năng của người tổ chức, chỉ đạo như chúng ta.
VD:Hàm ý của lời nói thể hiện trên nguyên tắc hợp tác và sự vận dụng các phương châm hội thoại. Hàm ý xét về câu chữ, người nói đã vi phạm ít nhất một phương châm hội thoại. Qua bài tập trên, chúng ta thấy cùng một hàm ý có nhiều cách thể hiện khác nhau. Có cách nói văn minh lịch sự. Có cách nói thô thiển gây khó chịu cho người đối thoại. Vì vậy khi sử dụng hàm ý cần có sự lựa chọn để:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
 Qua sự so sánh và phân tích trên, chúng ta có thể thấy tính tích cực và hiệu quả của hệ thống bài tập được thiết kế theo nguyên tắc: “trong luyện có giảng”. cụ thể trong một giáo án hoàn thiện như sau:
IV. Giáo án minh hoạ.
Tuần 26 Tiết 128
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Nghĩa tường minh và hàm ý
( Tiếp)
A. Mục tiêu:
1. HS nhận biết được 2 điều kiện sử dụng hàm ý: Người nói(viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói và người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
2. Rẽn kỹ năng nhận biết và sử dụng hàm ý.
3. Bồi dưỡng năng lực sử dụng hàm ý trong khi nói và viết.
 B. Chuẩn bị: 
C. Hoạt động dạy học:
*ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ: 
1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Đặt 1 đoạn thoại có sử dụng câu chứa hàm ý?
*Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
+ Tiến trình dạy học:
Điều kiện sử dụng hàm ý:
GV cho HS đọc đoạn trích.
? Quan sát các câu in đậm? Xác định nghĩa tường minh và hàm ý.
? Theo em, vì sao chị Dậu không nói thẳng ra mà phải dùng cách nói hàm ý.
? Vậy điều kiện sử dụng hàm ý với người nói là gì.
? Quan sát lại 2 câu văn, câu nào hàm ý rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn.
? Theo em, vì sao cái Tý "giãy nảy.
? Vậy trong giao tiếp, khi người nói đưa hàm ý vao câu nói, người nghe cần chú ý điều gì.
? Nhắc lại 2 chú ý khi dùng hàm ý.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
BT nhỏ: cho 2 HS tạo và giải đoán hàm ý với chủ đề: ngày 8/3.
1HS nêu hàm ý- 1 HS giải đoán hàm ý bằng lời đáp.
1. Ví dụ: Sgk Tr.90
2. Nhận xét:
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài
-> mẹ sẽ bán con cho cụ Nghị thôn Đoài.
- Chị Dậu rất đau lòng, chị không thể nói thẳng điều đó ra.
=>Người nói (người viết) chủ động đưa hàm ý vào lời nói .
- Cái Tý đã giải đoán được hàm ý của lời chị Dậu.
=> Người nghe(đọc) có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
3. Kết luận: HS nhắc lại
*Ghi nhớ: sgk.
HS đọc ghi nhớ.
 HS thực hành.
II. Luyện tập:
- Cho HS đọc và xác định y/c bài 1
- GV cho HS độc lập làm bài, gọi HS xung phong lên bảng trình bày phần a,b.
- Cho lớp nhận xét, hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS hoàn thành phần còn lại .
- Gọi HS đọc? Xác định hàm ý trong câu in đậm.
* Vậy em có nhận xét gì về phạm vi sử dụng hàm ý? Trong trường hợp trên, sử dụng hàm ý có tác dụng gì?
Bài tập 1: (Tr.91)
HS độc lập suy nghĩ, trình bày trên bảng:
a. Chè đã ngấm rồi đấy.-> mời bác và cô vào uống nước.
- Người nghe (ông hoạ sĩ): đã hiểu (liền theo)
b. Chúng tôi cần phải ....-> không thể cho được
 Hàm ý được sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày thường và trong văn chương nghệ thuật. Đây là cách nói ý nhị, bóng bẩy thể hiện văn hoá ứng xử của người tham gia giao tiếp. Vì vậy trong những trường hợp cho phép, người nói nên sử dụng hàm ý. Trong trường hợp người nghe không hiểu hàm ý thì người nói phải tự điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với người tiếp nhận. Tránh xảy ra trường hợp ông nói gà, bà nói vịt.
- Gọi HS trình bày miệng bài tập.
? Hàm ý mà em bé muốn nói là gì?Tại sao em bé không muốn nói thẳng ra mà lại dùng hàm ý .
?
 Việc sử dụng hàm ý không thành công vì sao.
*Vậy trong trường hợp nào không nên sử dụng hàm ý?
2. Bài tập 2(Tr.92)
- Hàm ý: nhờ chắt nước hộ.
- Trước đó, em bé đã nói thẳng nhưng không có kết quả. Hàm ý nhấn mạnh sự bức thiết về thời gian và sự việc.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe không hợp tác.
 Trong trường hợp trên bé Thu không nhận ra ông sáu là cha lên mới có hành động vô lễ đến vậỵ Không phải lúc nào cũng sử dụng hàm ý.Trong trường hợp sự việc diễn ra trong sự bức thiết của thời gian, sự việc thì không nên dùng hàm ý, tránh gây hậu quả xấu. Cũng không nên dùng hàm ý với mục đích thiếu trong sáng.
- Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
 Cho 2 HS tạo thành một cặp thực hành theo y/c của bài tập.
Lưu ý: cặp sau không sử dụng lại câu của cặp trước.
* Em rút ra bài học gì qua bài tập? Những lời từ chối trên có liên quan gì tới phương châm hội thoại?
Bài tập3 (TR.92)HS làm theo cặp.
A. mai về quê với mình không?
+ hàm ý từ chối: 
B1. Tiếc thật, mai mình phải đi thư viện.
B2. Mai mẹ mình đi họp.
B3. Mình mà đi mấy cậu á?
B4. Đợi “ trạch đẻ ngọn đa” nhé.
HS phát biểu theo nhận thức cá nhân.
 Cùng một hàm ý có nhiều cách thể hiện khác nhau. Có cách nói văn minh lịch sự. Có cách nói thô thiển gây khó chịu cho người đối thoại. Vì vậy khi sử dụng hàm ý cần có sự lựa chọn để'' Lời nói không mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''.
- 
Gv gọi HS đọc, xác định bài tập.
- Gọi HS trình bày lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn?
* Đọc lại đoạn thơ đã thêm và so sánh với đoạn trong bài ? Theo em, hàm ý có liên quan gì đến sự phân loại câu theo loại câu theo mục đích nói?
Bài tập 5(Tr92):
 VD:
+ Chẳng biết có ai thích đi chơi với chúng tớ không?
+ Đi chơi với bọn tớ vui lắm đấy.
HS khá giỏi trình bày.
 Có thể viết thêm các câu có hàm ý trong đoạn thơ. Như vậy nội dung các cám dỗ, mời gọi càng tha thiết hơn. .. nếu viết thêm như vậy, chúng ta thấy các câu có hàm ý thường không sử dụng đúng mục đích nói trực tiếp của nó. Thường thì sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói gián tiếp để thể hiện hàm ý. Ví dụ: câu hỏi với mục đích mời mọc ( cầu khiến).
* Củng cố:
 G tổng kết , nhắc H đọc lại ghi nhớ.
 Hoàn thành bảng so sánh sau: 
Nghĩa tường minh
Hàm ý
Khái niệm
Điều kiện sử dụng
Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Người nói(viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
-Người nghe(đọc)có năng lực giải đoán hàm ý.
* HDVN: 1. Nắm vững ghi nhớ. 
 2.Làm bài tập 4 theo yêu cầu của sách giáo khoa và yêu cầu của giáo viên.
3. Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương.
VI. Kết quả.
 Tôi đã đánh giá kết quả học tập của HS qua sự hào hứng, sôi nổi của trong tiết học.Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em rất mạnh dạn, tự nhiên, nhiệt tình tham gia vào các tình huống giao tiếp. Có những tình huống các em đưa ra khá bất ngờ tạo cho thiết học Tiếng Việt vốn khô và khó trở nên nhẹ nhàng, sâu sắc hơn. Trong qua trình thực hành, các em luôn tỏ ra hiểu biết về lí thuyết và biết lấy lí thuyết để giải quyết tình huống, bài tập. Từ tiết học, các em có tình cảm trong sáng, lành mạnh, có nhận thức đúng đắn về văn hoá ứng xử Việt Nam, biết giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt, nói đúng , viết đúng đến nói hay, viết hay.Từ đó các em biết vươn tới vẻ đẹp chân- thiện- mĩ trong cuộc sống.
 Tôi cũng đã tiến hành khảo sát HS ở 3 lớp với đủ các đối tượng HS qua bài kiểm tra 15 phút. Kết quả cụ thể như sau: 
Lớp
Sĩ số
Lớp luyện tập thông thường
Lớp vận dụng trong luyện có giảng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9b
24
5em
7em
8
4em
9B
23
10em
7em
 4 em
2 em
 Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy tính khả thi của đề tài rất cao. Lớp học thực hiện đề tài này có chất lượng tốt. Số HS hiểu và vận dụng kiến thức đạt điểm giỏi gần 50 %, HS hiểu và vận dụng khá khoảng 40 %, tỉ lệ HS yếu thấp khoảng dưới 10 %. Như vậy, kết quả tiết dạy đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay. 
 Từ kết quả trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài vào phần luyện tập ở các tiết học khác và cho kết quả tượng tự. Qua đó, tôi có thể khẳng định được sự thành công của đề tài .
C.Kết luận chung
1.bài học kinh nghiệm.
 Trước hết tôi thấy cần nhận thức đúng đắn về vai trò phần luyện tập trong tiết Tiếng Việt: Củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng thực hành, vận dụng, mở rộng, nâng cao kiến thức cơ bản, quán triệt nguyên tắc tích hợp ngang, tích hợp dọc.
 Trên cơ sở hệ thống bài tập SGk, giáo viên tiến hành phân loại để dự kiến những đơn vị kiến thức hay kĩ năng sẽ được bổ sung qua mỗi bài tập. Thầy có thể chủ động được những hoạt động dạy học trên lớp và dự kiến những câu trả lời của học sinh để hướng tới mục tiêu của bài tập.
 Thiết kế hệ thống hoạt động dạy học phần “luyện tập” theo mục tiêu kết hợp hài hoà giữa lí thuyết và thực hành. Mỗi bài tập vừa củng cố kiến thức trọng tâm vừa mở rộng, nâng cao kiến thức. Tích hợp nhẹ nhàng mà hiệu quả giữa các phân môn: văn học- Tiếng Việt - làm văn. ở mỗi bài tập cần được tiến hành theo bốn bước:
+ Bước 1: tiến hành cho các em thực hiện các yêu cầu bài tập SGK
+ Bước 2: tiến hành cho các em nhận xét theo các tiêu chí kiến thức vừa học và các kiến thức, kĩ năng đã có.
+ Bước 3: Giáo viên nêu các yêu cầu ở mức độ cao hơn, rộng hơn để học sinh suy nghĩ, tìm tòi và đi đến nhận xét- kết luận .
+ Bước 4: GV đi đến ý kiến tổng hợp, kết luận ở bài tập.
 Bám sát mục tiêu bài học, quán triệt phương pháp đặc trưng bộ môn và nguyên tắc giảng dạy ngữ pháp Tiếng Việt: Nguyên tắc thực hành. Hình thành kiến thức là luyện tập thực hành ứng dụng nhịp nhàng, hài hoà, hiệu quả, phát huy được tính tích cực của các đối tượng HS.
 Kiến thức- kĩ năng- thái độ phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp, hiệu quả với trình độ nhận thức của học sinh. Cần lưu ý đến sự cá thể hoá hoạt động của học sinh trong tiết học, quan tâm đến những em có khả năng giao tiếp tốt và giúp đỡ các em còn hạn chế.
 Cần lưu ý đến việc củng cố kiến thức từng phần, từng bài và từng nhóm bài để học sinh nhìn nhận kiến thức cụ thể và toàn diện hơn.
2. Điều kiện thực hiện:
 Giáo viên dạy Ngữ văn phải có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu nghề,tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Hơn thế, mỗi thầy cô còn cần có tinh thần trách nhiệm và lòng đam mê sáng tạo. Đó chính là cơ sở để thực hiện tốt đề tài này.
3 .Kiến nghị:
 Với phòng giáo dục: Mở các chuyên đề cấp huyện về đổi mới phương pháp dạy học ở từng bài hay từng phần trong bài cụ thể để việc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được khẳng định hiệu quả.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi đúc rút được từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong ý kiến góp ý của các thầy các cô và các bạn đồng nghiệp
Xin trân trọng cám ơn.

File đính kèm:

  • docSKKN_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan