Sáng kiến kinh nghiệm Thảo luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG môn Lịch sử khối 8.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, tâm huyết với công tác bồi dưỡng HSG.

- Có HS chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu. Phụ huynh có sự quan tâm tới con em mình.

2. Khó khăn

a. Về phía giáo viên

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, một số giáo viên còn cả công tác kiêm nhiệm; do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực chỉ tiêu đặt ra. là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG .

- Ngoài ra, có những giáo viên chưa thật mặn mà với công tác BD HSG vì nhiều lí do khác nhau như : sức khỏe , hoàn cảnh gia đình.

- Bên cạnh đó, tâm lí HS cũng chưa thật sự thích học môn Lịch sử, cho rằng môn học phụ, chương trình khó, tập trung cho các môn học chính cũng ảnh hưởng tâm lí giáo viên.

b. Về phía học sinh

- Một số HS cho rằng Lịch sử là môn học phụ, nên tâm lí không mặn mà khi tham gia. Hơn nữa, chương trình học cũng nặng nề, đòi hỏi HS phải thật sự chú tâm, nghiên cứu nên đây là một khó khăn.

- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi vào trường cấp III, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi vào 10 sau khi thi HSG.

 

docx16 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thảo luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh những nội dung cần thiết để hoàn thành yêu cầu nắm vững kiến thức kỹ năng đã học trên lớp. 
+ Tăng cường khai thác thêm các kênh thông tin trên mạng internet.
a. Về chương trình bồi dưỡng
- Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề chuyên sâu, đặc biệt như Chuyên đề: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người.
- Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí.
- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức.
 - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.
b. Về xây dựng  phương pháp học tập của học sinh giỏi
- Hướng dẫn HS tự học là điều rất quan trọng, vì con đường ngắn nhất để HS đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh? Chúng tôi cho rằng người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc học và làm các bài tập GV yêu cầu HS phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loại sách mà GV đã giới thiệu hoặc hướng dẫn và có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. 
- Trong công tác BD HSG , GV dạy đội tuyển là người quản lí chính việc tự học của các em trên lớp trong thời gian không có buổi học đội tuyển. Chính trong thời gian này các em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giải bài tập, từ đó hoàn thành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn.
- Thường xuyên liên lạc với gia đình, kết hợp cùng gia đình của các HS để động viên kịp thời các em.
- Giao việc cho học sinh những nội dung cần thiết để hoàn thành yêu cầu nắm vững kiến thức kỹ năng đã học trên lớp. 
- Tăng cường khai thác thêm các kênh thông tin trên mạng internet.
III. Để hổ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả.
- Cần sự phối hợp tốt các bộ phận gián tiếp như: Ban giám hiệu, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khác, gia đình
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian tốt nhất để các em học tập. phất huy tối đa khả năng của bản thân khi đó kết quả bồi dưỡng mới đạt thành tích cao nhất có thể.
- Có phần thưởng động viên các em kịp thời ,tiếp sức cho các em có thêm động lực.
          Tóm lại: Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác BD HSG môn Lịch sử thì người giáo viên  phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Ngoài ra việc tổ chức chọn lựa chính xác và thành lập đội tuyển học sinh giỏi sớm, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng đội dự tuyển, rồi đội tuyển chính thức cũng là khâu hết sức quan trọng để đạt được thành công.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Chắc chắn rằng các đồng nghiệp khác có những ý kiến và giải pháp khác quí giá hơn rất nhiều. Rất mong được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng nghiệp, để tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của tổ,của nhà Nhà trường .
Giáo viên viết báo cáo
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Sau đây , tôi xin lấy ví dụ một chuyên đề trong nội dung Bồi dưỡng HSG khối 8 mà tôi đã xây dựng và đang thực hiện.
CHUYÊN ĐỀ 6: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1: Điểm mới trong xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?
-Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung quốc 
Hơn nữa việc Nhật bản đi theo con đường TBCN và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản 
Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ,xu hướng cứu nước trong giai đoạn này có những điểm mới sau:
-Về mục tiêu đấu tranh: Đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc , xây dựng một xã hội mới ,tiến bộ theo hình thức dân cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến . 
- Thành phần tham gia và lãnh đạo: Nhà Nho yêu nước tiếp thu được nền văn hóa mới của Tây Phương, và chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
-Về mặt hình thức đấu tranh: phong phú,đa dạng, ngoài bạo động vũ trang còn có nhiều hình thức khác như đưa thnh niên đi du học ,mở trường học ,viết sách báo, diễn thuyết, bình văn truyền bá tư tưởng mới kết hợp sự giúp đỡ trong và ngoài nước.
Câu 2: Hoàn cảnh(bối cảnh)lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
- Cuối thế kỉ XIX, với sự thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các văn thân ,sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không thành công, độc lập dân tộc không gắn liền chế độ phong kiến.
-Đầu thế kỉ XX, Pháp đã thiết lập được bộ máy thống trị trên toàn cõi Đông Dương. Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam biến đổi nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn ,lạc hậu,lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
 Đặc biệt làm cho xã hội Vệt nam có sự phân hóa sâu sắc , giai cấp cũ phân hóa, giai cấp mới xuất hiện , do địa vị kinh tế khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau.
- Trên thế giới ,có nhiều yếu tố tác động đến cách mạng Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu đã du nhập vào Việt Nam, ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc, Nhật Bản theo xu hướng tư sản cũng dội vào.
=> Tất cả các yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đén sĩ phu yêu nước Việt Nam. Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết của họ đã mạnh dạn đón nguồn tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới.Trong hoàn cảnh ấy thì phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ra đời.
Câu 3:Vì sao phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang những nét mới?
- Cuối thế kỉ XIX, với sự thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các văn thân ,sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không thành công, độc lập dân tộc không gắn liền chế độ phong kiến.
-Đầu thế kỉ XX, Pháp đã thiết lập được bộ máy thống trị trên toàn cõi Đông Dương. Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam biến đổi nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn ,lạc hậu,lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
 Đặc biệt làm cho xã hội Vệt nam có sự phân hóa sâu sắc , giai cấp cũ phân hóa, giai cấp mới xuất hiện , do địa vị kinh tế khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau.
- Trên thế giới ,có nhiều yếu tố tác động đến cách mạng Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu đã du nhập vào Việt Nam, ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc, sự lớn mạnh của Nhật Bản theo xu hướng tư sản chủ nghĩa cũng dội vào.
=> Tất cả các yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đén sĩ phu yêu nước Việt Nam. Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết của họ đã mạnh dạn đón nguồn tư tưởng mới, mang những nét mới cho cách mạng Việt Nam.
Câu 4: Phong trào Đông Du(1905-1909)theo xu hướng bạo động vũ trang?
*Mục đích: Đầu thế kỉ XX,những người Việt Nam yêu nước do Phan Bội Châu đứng đàu lập ra Hội Duy Tân với mục đích đánh Pháp, giành độc lập cho tổ quốc .
*Chủ trương bạo động: chuẩn bị lực lượng,tuyên truyền yêu nước , liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
*Hoạt động: 
-Đưa học sinh du học ở Nhật, số học sinh lên đến 200 người.
-Viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước trong thanh thiếu niên nhân dân.
*Ý nghĩa, Kết quả: Phong trào Đông du đã khuấy động một phong trào yêu nước mạnh mẽ và rộng lớn,hàng trăm thanh niên đã sang Nhật học . Pháp đã cấu kết với quân phiệt Nhật đàn áp trục xuất những người yêu nước Việt nam khỏi đất Nhật.Vì vậy, đến tháng 3/1909, phong trào Đông Du tan rã và Hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động.
*Bài học kinh nghiệm:
 -Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai lầm.
-Xây dựng thực lực trong nước trên cơ sở thực lực mạnh mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, dựa vào Nhật để đánh Pháp trong khi Pháp và Nhật đều là đế quốc ,điều đó thể hiện sự sai lầm.
Câu 5: Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907)theo xu hướng cải cách văn hóa xã hội?
*Hoàn cảnh: Tháng 3/1907,Lương Văn Can, Nguyễn Quyền ,Lê Đại, Vũ Hoành...mở trường học ở Hà Nội lấy tên Đông kinh nghĩa thục.
*Mục đích hoạt động: nhằm nâng cao lòng yêu nước ,truyền bá nội dung học tập mới và nếp sống mới mang màu sắc dân chủ ,chống phong kiến, giành độc lập dân tộc.
*Hình thức hoạt động:ĐKNT đã vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản , Mở trường học diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới . Tuyên truyền đả kích các thủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc váy ngắn , cổ động việc mở mang công thương nghiệp.
*Kết quả, ý nghĩa:
- Tháng 11/1907,Pháp ra lệnh giải tán, ĐKNT ngừng hoạt động.
- Tuy hoạt động trong thời gian ngắn nhưng ĐKNT đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng , truyền bá một tư tưởng mới, nếp sống mới tiến bộ hơn hỗ trợ cho phong trào Đông du, Duy tân.
ĐKNT chống nền giáo dục cũ ,đã kích tập tục phong kiến lạc hậu. Đặc biệt, ĐKNT đã tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào đấu tranh..
Câu 6: Cuộc vận động Duy Tân (1908)
*Hoàn cảnh:Cũng trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng v.v...
*Mục đích hoạt động:Cải cách đưa đất nước phát triển,chống phong kiến, giành độc lập dân tộc
*Hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú : mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp.
*Ý nghĩa, kết quả: Ảnh hương của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam. sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. bắt bớ, tù đày. tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp
Câu 7: Phong trào chống thuế ở Trung KÌ -1908
*Hoàn cảnh: Năm 1908,dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy Tân ,một phong trào chống đi phu, chống sưu cao thuế nặng diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan ra các tỉnh TrungKì.
*Mục đích: Đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng.
*Hình thức hoạt động: Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp.
*Kết quả: Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước , Phan Châu Trinh bị chúng đày ra Côn Đảo.
*Nhận xét: -Phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908 thực chất là một phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi tư tưởng dân tộc dân quyền do các sĩ phu Duy Tân đầu thế kỉ XX truyền bá.
-Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc , đồng thời cũng cho thấy những hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Câu 8: So sánh 2 xu hướng cứu nước Bạo động vũ trang của Phan Bội Châu và cải cách văn hóa của Phan Châu Trinh ? về xu hướng, chủ trương ,biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng ,hạn chế
Xu hướng
Chủ trương
Biện pháp
Khả năng thực hiện
Tác dụng
Hạn chế
Bạo động của Phan Bội Châu
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc ,xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế , chính trị ,văn hóa
Tập hợp lực lượng vũ trang đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt ,kết hợp với cầ viện.
Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện
Khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc
Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm
Cải cách của Phân Châu Trinh
Vận động cải cách trong nước, khai trí mở mang công thương nghiệp tự cường 
Mở trường học, đề nghị chấn chỉnh lại chế độ phong kiến ,giúp Việt Nam tiến bộ
Không thể thực hiện được vì trái đường lối của Pháp
-Cổ vũ tinh thần tự lập ,tự cường
- giáo dự tư tưởng chống các hủ tục lạc hậu
Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tán tư tưởng cứu nước của nhân dân.
Câu 9:Tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?
*Giống nhau: 
+Đều mong muốn thực hiện mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân .
+Đều thấy rằng cần phải đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước , học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nước để về làm cách mạng Việt Nam
*Khác nhau:
+Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào yêu nước ,cách mạng , chủ trương vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng nên một chế độ chính trị mới ở Việt Nam.
+Phan Châu Trinh là lãnh tụ của phong trào cải cách dân chủ , ông chủ trương phê phán chế độ thuộc địa , hô hào cải cách xã hội ; nâng cao dân trí dân quyền tiến tới cứu nước . Tư tưởng của ông ảnh hưởng tới phong trào dân chủ của các sĩ phu lúc bấy giờ.
Câu 10: Điểm giống và khác nhau trong các phong trào Đông Du ,Đông Kinh Nghiã Thục , Duy Tân, Chống thuế ở Trung Kì ?
Các phong trào đấu tranh
Phong trào Đông Du
Đông kinh nghĩa thục
Cuộc vận động Duy Tân
Phong trào chống thuế ở Trung kì
Điểm giống nhau
Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.
Điểm khác nhau: Khuynh hướng đấu tranh
Bạo động chống Pháp
 Cải cách
Ôn hòa 
Mở các trường nâng cao dân trí ,đào tạo nhân tài
Nâng cao tinh thần đấu tranh,khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp
Câu 11: Thống kê phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX về mục đích, hình thức hoạt động?
Các phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động
Đông Du (1905)
Đào tạo nhân tài cho đất nước ,chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
-Đưa HS sang Nhật du học
-Viết sách báo tuyên truyền yêu nước
-Lập hội buôn tạo nguồn tài chính
Đông kinh nghĩa thục 1907
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
-Mở trường hoc dạy các chương trình: pháp luật, lịch sử, địa lí
-Viết sách báo tuyên truyền
-Diễn thuyết,bình văn,sách báo
- Hô hào thực nghiệp,bài trừ mê tín dị đoan, khuyến khích học chữ quốc ngữ.
Cuộc vận động Duy Tân
Nâng cao dân trí
Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.
Phong trào chống thuế ở Trung kì - 1908
Đấu tranh chống sưu cao thuế nặng
Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp
Câu 12: Nhận xét( đặc điểm) phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
- Quy mô phong trào khắp miền Bắc Kì và Trung Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu,văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, mục tiêu giành độc lập dân tộc và xây dựng một xã hội tiến bộ.
- Hình thức và phương pháp đâu tranh phong phú, ngoài khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc còn chú ý đến vấn đề cải cách xã hội dưới nhiều hình thức: hợp pháp, bất hợp pháp, đưa học sinh du học , vận động chấn hưng thực nghiệp , truyền bá tư tưởng mới kết hợp với việc xây dựng lực lượng trong nước và sự giúp đỡ bên ngoài.
- Tuy nhiên, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX không tránh khỏi sự thất bại , chưa nhận thức đúng bản chất của kẻ thù , mơ hồ về chính trị , dựa vào đế quốc này để đánh đế quốc kia. Sự cấu kết của đế quốc Nhật- Pháp đã đàn áp phong trào làm cho các phong trào đều thất bại.Phong trào thiếu 1 giai cấp tiên tiến lãnh đạo .
- Sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc và lịch sử đặt ra , sự thất bại đó đã mở ra một thời kì mới của phong trào giải phóng dân tộc sau này.
Câu 13: Phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, có gì mới so với phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?
- Phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX là cuộc bạo động cải cách , tức là kết hợp cả vũ trang và tuyên truyền giáo dục , vận động cải cách xã hội, vận động bài trừ cái cổ hủ, lạc hậu để làm theo cái mới , xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Đặc biệt, biết kết hợp cả lực lượng bên trong và bên ngoài.
- Còn phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là cuộc bạo động vũ trang, dùng vũ khí và sức mạng để chiến đấu.
Câu 14:Làm rõ điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
Các nội dung chủ yếu
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
*Giống nhau
*Khác nhau
Đấu tranh chống Pháp, giành quyền độc lập cho dân tộc
Mục đích, mục tiêu
Xây dựng lại chế độ phong kiến
Xây dựng lại chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ tư sản
Thành phần lãnh đạo
Văn thân sĩ phu phong kiến yêu nước
Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa
Phương thức hoạt động
Vũ trang
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội , kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài
Tổ chức
Theo lề lối phong kiến
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai 
Lực lượng tham gia
Đông nhưng hạn chế
Nhiều tầng lớp, giai cấp và thành phần xã hội
Câu 15: Tại sao các nhà yêu nước của Việt Nam thời bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
 Vì Nhật Bản là một nước Châu Á có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có duy tân và đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích những nhà yêu nước Việt Nam muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
Câu 16: Nêu điều kiện lịch sử ( Hoàn cảnh lịch sử) và nhận xét về kết cục của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX, với sự thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các văn thân ,sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không thành công, độc lập dân tộc không gắn liền chế độ phong kiến.
-Đầu thế kỉ XX, Pháp đã thiết lập được bộ máy thống trị trên toàn cõi Đông Dương. Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam biến đổi nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn ,lạc hậu,lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
 Đặc biệt làm cho xã hội Vệt nam có sự phân hóa sâu sắc , giai cấp cũ phân hóa, giai cấp mới xuất hiện , do địa vị kinh tế khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau.
- Trên thế giới ,có nhiều yếu tố tác động đến cách mạng Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu đã du nhập vào Việt Nam, ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc, Nhật Bản theo xu hướng tư sản cũng dội vào.
=> Tất cả các yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đén sĩ phu yêu nước Việt Nam. Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết của họ đã mạnh dạn đón nguồn tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới.Trong hoàn cảnh ấy thì phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ra đời.
*Nhận xét về kết cục của phong trào:
- Tuy nhiên, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX không tránh khỏi sự thất bại , chưa nhận thức đúng bản chất của kẻ thù , mơ hồ về chính trị , dựa vào đế quốc này để đánh đế quốc kia. Sự cấu kết của đế quốc Nhật- Pháp đã đàn áp phong trào làm cho các phong trào đều thất bại.Phong trào thiếu 1 giai cấp tiên tiến lãnh đạo .
- Sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc và lịch sử đặt ra , sự thất bại đó đã mở ra một thời kì mới của phong trào giải phóng dân tộc sau này
Câu 17: Hoàn thành các nội dung bảng sau?
Nội dung
Phong trào Cần Vương
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Mục tiêu
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc,kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản
Lực lượng
Đông nhưng hạn chế
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội
Địa bàn 
Khắp Bắc kì ,Trung Kì
Mở rộng khắp Bắc kì, Trung kì ,ra cả nước ngoài Nhật Bản
Hình thức đấu tranh
Vũ trang
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục,vận động cải cách xã hội ,kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thao_luan_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh.docx
Sáng Kiến Liên Quan