Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho trẻ mầm non khám phá khoa học qua các thí nghiệm

a. Thuận lợi:

 - Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là phòng GD-ĐT thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên

 - Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và các hoạt động của trẻ.

 - Trẻ ngoan, có nề nếp, nhanh nhẹn, hoạt bát, đa số trẻ thích hoạt động khám phá khoa học.

 - Luôn được sự ủng hộ của phụ huynh cả về tinh thần và vật chất, được phụ huynh đóng góp và góp ý chân thành, luôn quan tâm tới con em mình

b. Khó khăn

 - Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn trong việc tổ chức giờ học thí nghiệm

 - Trang thiết bị phục vụ cho góc khám phá còn hạn chế, thiếu về số lượng, chỉ có một số loại đơn giản: nam châm, kính lúp, cân cân bằng

 - Có một số trẻ từ trường tư thục ra khả năng tự phục vụ còn hạn chế

 

doc31 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho trẻ mầm non khám phá khoa học qua các thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chúi người về phía trước (vì quán tính của bạn cưỡng lại sự dừng, thân thể bạn không muốn dừng chuyển động). Nịt ghế giúp giữ cho bạn vượt qua sức quán tính của bản thân và giữ chặt bạn với ghế ngồi.
* Làm một cái bập bênh bằng Nến.
- Mục đích: Trẻ nhận biết khi các vật có thể thăng bằng khi trọng tâm của chúng đứng thẳng hoặc ở vào thế thăng bằng. Khi giọt sáp nến rơi xuống sẽ làm dịch chuyển điểm thăng bằng và làm cho các đầu nến lên xuống. Điều đó tạo thành bập bênh.
- Chuẩn bị: 1 cây nến, đất nặn, dây thép cứng
- Tiến hành:
Bước 1: Cho trẻ cạo bớt ít sáp ở đuôi nến để cho dây đốt thòi ra. Cho trẻ đo cây nến để tìm điểm giữa và cắm dây thép gắn vào giữa 2 cột đất nặn.
Bước 2: Cô đặt cái bập bênh lên khay và thử lại cho nó thăng bằng. Sau đó cô đốt lửa cả 2 đầu.
Bước 3: Cho trẻ quan sát hiện tượng và giải thích.
* Giải thích: Trước khi thắp nến, điểm thăng bằng ở chính giữa. Khi một giọt sáp từ một đầu rơi xuống thì điểm thăng bằng chuyển sang bên kia và cái bập bênh chúc xuống. Nếu cây nến nhỏ một giọt bên này và một giọt bên kia, cái bập bênh sẽ lên xuống khi điểm thăng bằng di chuyển từ phía này sang phía kia.
3.3.Biện pháp 3: Sưu tầm một số trò chơi khám phá hoa học.
Trẻ mầm non rất thích tham gia vào các trò chơi. Đặc biệt các hình thức cho trẻ khám phá thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu kiến thức được dễ dàng, nhanh hiểu hơn và trẻ rất hứng thú
3.3.1: Trò chơi: Nam châm hút:
- Mục đích: cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật bằng sắt, còn các vật làm bằng chất liệu khác nam châm không hút được.
- Chuẩn bị: 1 cục nam châm, 1 cái đinh, 1 cái kẹo, 1 cái thước, 1 cục gôm, 1 quả bóng bay.
- Cách tiến hành: Cho trẻ quan sát những đồ dùng trên và gọi tên chúng. Mời một số trẻ lên lấy các đồ vật và gọi tên, hỏi vật đó làm bằng gì?, cho trẻ đưa vật đó gần cục nam châm và trả lời xem chúng có hút nhau không? Vì sao?
- Lần lượt từng trẻ làm thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa ra nhận xét, nam châm hút được vật làm bằng gì?
* Giải thích và kết luận: Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng sắt, ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác.
3.3.2: Trò chơi với ánh sáng:
- Mục đích: Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày, sáng, trưa, tối thì các vật trên mặt đất sẽ được ánh sáng chiếu vào và sẽ tạo ra bóng khác nhau.
- Chuẩn bị: Phần thước đo.
- Tiến hành: Cô đố trẻ bóng người, bóng cây, bóng nhà có thay đổi trong ngày dưới ánh sáng không?
- Cùng trẻ đo bóng của một người, đo bóng của cây, bóng của nhà dưới ánh sáng mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày.
- Cho trẻ nhận xét và so sánh khi nào bóng ngắn nhất, bóng dài nhất?
* Giải thích và kết luận: Ánh sáng mặt trời chiếu vào phần vướng của cây xanh lên không đi qua được tạo nên bóng của cây trên mặt đất. Ngoài ra vào các thời điểm khác nhau thì sẽ có các bóng xuất hiện trên mặt đất là khác nhau do bóng mặt trời di chuyển.
3.3.3: Trò chơi gieo hạt:
- Mục đích: Cho trẻ thấy cây cần thức ăn và nước để mọc thành cây non.
- Chuẩn bị: Một vài hạt đậu tương, đậu xanh,  2 cái khay nhỏ, một ít bông thấm nước.
- Cách tiến hành: 
+ Ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng rồi lấy ra. Đặt hạt vào những miếng bong thấm nước để trong khay, mỗi miếng bong để vào một khay.
+ Hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào chỉ một khay và tại khay này hạt sẽ nẩy mầm và lớn dần. Còn khay kia không tưới nước hạt sẽ không nảy mầm.
+ Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo trên miếng bông ẩm có nước có thể nẩy mầm và mọc lên, còn hạt gieo trên miếng bông khô không nẩy mầm được.
* Giải thích và kết luận:
Trong hạt có thức ăn và trong miếng bông có nước uống cho cây non nên hạt đã nảy mầm. Còn khay không tưới nước hạt không có nước uống nên hạt không thể nẩy mầm.
3.3.4: Trò chơi: Trong hạt có gì?
- Mục đích: Giúp trẻ biết đặc điểm của hạt, trong hạt có mầm cây, nếu gieo hạt và chăm sóc hạt sẽ nẩy mầm thành cây.
- Chuẩn bị: Một vài loại hạt như: hạt đậu, hạt bưởi, hạt lạc, 
- Cách tiến hành:
- Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm.
- Cho trẻ đoán xem trong hạt có gì?
- Bóc vỏ hạt và tách ra làm đôi. Cho trẻ quan sát và nhận xét.
Với trẻ mẫu giáo nhỡ trở lên cô giáo có thể cho mỗi trẻ tự chọn hạt và tự làm thực nghiệm sau đó để trẻ nói lên kết quả thực nghiệm của mình.
* Giải thích và kết luận: Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu gieo hạt xuống đất mầm cây sẽ mọc thành cây to.
3.3.5: Cỏ có cần ánh sáng không?
- Mục đích: Cho trẻ biết rằng cỏ cũng cần ánh sáng để sống.
- Chuẩn bị:Chọn một đám cỏ xanh trong vườn, một chậu nhỏ.
- Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh rồi úp chậu lên đó.
- Sau vài ngày cho trẻ đoán xem đám cỏ dưới chậu như thế nào. Bỏ chậu ra rồi cho trẻ quan sát đám cỏ dưới chậu.
- Cho trẻ giải thích hiện tượng đó.
* Giải thích và kết luận: Cỏ cần ánh sáng để sống, khi không có đủ ánh sáng thì cỏ dưới chậu bị vàng úa đi.
3.3.6: Trò chơi: Đồng hồ cát:
- Mục đích: Cách đo thời gian bằng đồng hồ cát.
- Nguyên vật liệu: 2 chai nước suối nhựa có nắp, băng keo, phễu, và cát khô.
- Chuẩn bị: Đàm thoại với trẻ về cách làm đồng hồ cát từ nguyên vật liệu.
- Thực hiện: Dùng băng keo dán dính 2 nắp chai nước suối lại. Đục lỗ nhỏ xuyên qua 2 nắp chai này (cô có thể thực hiện trước giúp trẻ). Dùng phễu để đổ cát vào từng chai. Vặn kín lại. Có thể cho lượng cát tùy ý vào chai. Cát có thể chảy từ bình này sang bình kia qua lỗ của 2 nắp chai.
- Vai trò của người lớn: Giới thiệu nhiều nguyên vật liệu khác. Đặt tên cho đồng hồ cát: đồng hồ cát vượt thời gian, đồng hồ cát vũ trụ. Câu hỏi gợi ý: Con có thể làm đồng hồ cát từ vật liệu nào khác? Điều gì làm cho đồng hồ cát của con chảy cát lâu như vậy? Con làm gì với đồng hồ cát này? Khi cát chảy hết xuống bình dưới thì nói lên điều gì? Con có thể chơi cái gì với đồng hồ cát này?
- Hoạt động tiếp theo: Đưa vào góc tạo hình, góc gia đình. Cho trẻ tạo ra một đồng hồ cát từ vật liệu khác ở nhà: dùng cát màu, dùng nước làm đồng hồ nước,  và chia sẻ với các bạn và cô. Đưa ra một số trò chơi thi đua hoặc có tính giờ.
3.3.7: Dầu và xà phòng:
- Mục đích: Khám phá các chất tan và không tan.
- Nguyên vật liệu: 1 chai nước suối có nắp đậy, nước, dầu ăn, và nước rửa chén.
- Chuẩn bị: Đàm thoại với trẻ thí nghiệm về chất tan - dầu ăn (dầu ăn, nước).
- Thực hiện: Cho nước vào chai, rồi cho một lượng dầu ăn và lắc đều. Quan sát ta thấy dầu nổi lên trên mặt nước. Sau đó cho thêm nước rửa chén vào hỗn hợp nước và dầu. Lắc đều. Qua sát hiện tượng gì xảy ra (Dầu ăn tan trong hỗn hợp nước dầu, và ta có hỗn hợp giống như sữa).
- Câu hỏi gợi ý: Theo con, điều gì sẽ xảy ra khi cho nước rửa chén vào hỗn hợp nước dầu? Khi cho nước rửa chén vào thì con thấy cái gì lạ? (màu sắc, tan - không tan, ) Vì sao ly này có bọt? Ngoài chơi trong góc khoa học thì con có thể chơi ở đâu nữa?
3.3.8: Nước lăn tròn trên giấy:
- Mục đích: Quan sát hiện tượng thấm, không thấm của giấy.
- Nguyên vật liệu: 4 miếng giấy, màu nước, chì màu, sáp màu trắng, nước.
- Chuẩn bị: Đàm thoại với trẻ hiện tượng khi cho nước vào giấy. Làm cách nào để giọt nước có thể lăn trên giấy?
- Thực hiện: Miếng 1: để giấy trắng, miếng 2: tô màu nước kín tờ giấy, miếng 3: tô bằng chì màu kín tờ giấy, miếng 4: tô bằng màu sáp kín tờ giấy. Nhỏ vài giọt nước lên từng miếng giấy. Vài phút sau quan sát xem điều gì xảy ra với từng miếng giấy.
- Câu hỏi gợi ý: Con thử đoán xem miếng giấy nào thì giọt nước sẽ có thể lăn tròn? Con kết luận gì vì sao giọt nước có thể lăn tròn trên giấy? Vì sao miếng giấy tô màu sáp thì giọt nước có thể lăn tròn được còn những miếng giấy khác thì không? Nếu cô dùng lá cây thì con hãy đoán xem điều gì xảy ra với giọt nước.
 Ảnh: Thí nghiệm nước lăn tròn trên giấy
- Hoạt động tiếp theo: Tổ chức trò chơi thi đua giữa 2 trẻ xem trẻ nào có thể làm cho giọt nước lâu thấm vào giấy nhất.
3.4. Biện pháp 4: Kết hợp giữa cô và phụ huynh dạy trẻ để đạt kết quả cao nhất.
- Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau vài ngày nghỉ hoặc sau 2 - 3 ngày trẻ sẽ không nhớ được những điều cô dạy, hay chỉ nhớ 1 chút. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu thêm về tính cách trẻ và để phụ huynh hiểu hơn về con cái mình và giúp trẻ luyện tập thêm hay thực hiện một số thí nghiệm đơn giản ngay trong nhà. Để bố mẹ và các con cùng được thử sức với thí nghiệm đó, bố mẹ cùng con cái chơi và làm thí nghiệm thì chắc chắn trẻ sẽ rất vui và hứng thú. Vì vậy sau mỗi giờ học thí nghiệm tôi luôn ghi lại những đồ dùng, cách thực hiện thí nghiệm đơn giản mà phụ huynh có thể chuẩn bị được để học thực hiện ngay tại nhà mình. Tôi giới thiệu một số thí nghiệm mà trẻ đã được làm ở lớp để về nhà trẻ được ôn luyện và làm lại, trẻ được nói nhiều hơn và giải thích cho bố mẹ, lúc này trẻ sẽ đóng vai trò làm cô giáo, trẻ sẽ hứng thú hơn và rất vui sướng. Bên cạnh đó tôi cũng giới thiệu thêm một số trò chơi đơn giản mà ở lớp chưa thực hiện để trẻ và bố mẹ cùng khám phá, đến giờ học sau trẻ sẽ biết rồi thì cô củng cố lại kiến thức và giờ học thêm hưng phấn và mang tính chất giải trí hơn.
* Ví dụ thí nghiệm với đá, vì tôi biết chắc chắn ở nhà các bé luôn có đá, nên tôi sẽ giới thiệu trò chơi:
3.4.1. Viên đá ngọt ngào:
- Mục đích: Biết trạng thái khác nhau của đường: rắn, lỏng.
- Nguyên vật liệu: Nước đường đun sôi, để nguội đường 10 phút. Hũ thủy tinh, cây bút chì, sợi chỉ, kẹp giấy, màu thực phẩm.
- Thực hiện: Nói cho trẻ cách làm nước đường: đổ vào chảo nửa ly nước, và nấu sôi. Cho một ly đường vào chảo để cho đường tan hoàn toàn thành môt loại nước trong suốt. Nếu trẻ muốn thực hiện thì phải nhờ sự trợ giúp của người lớn. Đổ nước đường đã để nguội 10 phút vào hũ thủy tinh. Đặt cây bút chì nằm ngang miệng hũ thủy tinh. Cột một đầu chỉ vào cây bút chì, một đầu với kẹp giấy. Thả sợi chỉ nhúng vào trong nước đường.
- Vai trò của người lớn: Thí nghiệm thực hiện trong thời gian dài nên cho trẻ quan sát mỗi ngày và ghi nhận lại kết quả qua tranh vẽ. Câu hỏi gợi ý: Những tinh thể trắng đó là gì? Theo con đoán tinh thể này mùi hương như thế nào? Vị như thế nào? Điều gì làm cho tinh thể trắng này có vị ngọt? Con sẽ làm gì với những viên đá ngọt ngào?
- Hoạt động tiếp theo: Thực hiện lại thí nghiệm và cho thêm màu thực phẩm nếu trẻ muốn. Đóng những tranh vẽ trong quá trình quan sát thí nghiệm thành sách đặt trong góc khoa học ở nhà hay mang đến lớp giới thiệu với các bạn.
3.4.2. Chơi với đất:
- Chơi với đất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy ở nhà trẻ sẽ tiếp xúc với đất nhiều hơn một góc nhỏ trong vườn cho trẻ tự do chơi ngịch: đào xới, nặn hình, đắp sông rạch,  Như vậy trẻ sẽ không nghịch đất lung tung trong cả khu vườn.
- Dạy trẻ tác dụng của đất giúp cho cây cối lớn lên và phát triển . Đất hoàn toàn không “xấu” và “bẩn” như nhiều người vẫn nghĩ.
Để trẻ nhận biêt được điều này, trong sân trường (nhà) bạn nên trồng cây cối. Dù không có vườn thì bạn vẫn có thể trồng cây trong các chậu kiểng, bồn,  trên cửa sổ, ban công hoặc những nơi thích hợp cho trẻ quan sát và dõi theo sự phát triển của cây.
- Dạy trẻ xới đất, đào lỗ gieo hạt, tưới nước cho đất, nhặt lá úa,  để cây lớn nhanh.
- Trẻ đặc biệt thích thú với những việc gieo trồng các loại rau và cây ăn trái, vì chúng có thể “thu hoạch” và thường thức thành quả lao động của mình.
Ảnh: Trẻ chơi với đất, gieo trồng hạt rau
- Mỗi trẻ nên được khuyến khích trồng ít nhất một cây và theo dõi nó lớn lên như thế nào trong suốt cuộc đời mình.
3.4.3. Chơi với nước:
- Nước giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thích thú.
- Chơi với nước là hoạt động thư giãn, giải trí vì nó không đòi hỏi, bắt buộc hoàn thành nhiệm vụ cụ thể nào.
- Cùng nhau tham dự vào hoạt động vui thú như vậy, trẻ có cơ hội học cách chia sẻ, giúp đỡ nhau.
- Qua các trò chơi đơn giản với nước như: lọc nước, đong nước qua lại các loại chai đựng có thể tích khác nhau, hút nước qua ống nhựa, vòi, thí nghiệm để tìm ra vật chìm, vật nổi, thảo luận kết quả khám phá,  trẻ tìm hiểu những khái niệm cơ bản về toán, khoa học, đồng thời kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
- Chúng ta nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ chơi với nước ở nhà cũng như tại trường mầm non.
3.4.4. Các hoạt động chơi với nước:
- Trò chơi kết hợp khi trẻ tắm: múc nước dội lên người bằng lon nhựa, bật - tắt vòi sen tưới lên người, tắm cho búp bê, chơi với đồ vật bằng nhựa, xốp, 
- Chơi với chậu nước lớn: cùng những đồ vật trong buồng tắm nhưng to hơn, bình có vòi để rót nước, chai, xoong chảo với kích thước khác nhau, vòi, ống nhựa mềm, 
- Trong bếp: Trẻ cùng bố mẹ rửa ly chén (nhựa).
- Chơi trong vườn: Tưới cây bằng vòi phun, bình tưới.
- Chơi thổi bong bóng xà phòng.
- Kết hợp với đất bùn: Làm bánh, đào đắp song, kênh rạch, đào lỗ đổ nước làm hồ.
- Bơi hoặc lội nước.
- Thả thuyền, đạp nước, quạt làm sức đầy thuyền trôi.
3.4.5. Trò chơi với cát:
- Trẻ trải nghiệm cảm giác sảng khoái khi sờ mó, nghịch với cát.
- Trẻ chơi với cát để thư giãn.
- Chơi với cát còn giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo vì với chúng được thoải mái làm theo sáng kiến của riêng mình, thay vì phải bắt chước mẫu của người lớn.
- Ngoài ra, trong quá trình chơi, trẻ có thể thay đổi, thêm bớt, mở rộng các ý tưởng khi tạo ra 1 công trình nào đó với cát.
- Đào, xới, xúc, gạt cho bằng, bưng 1 xô cát,  là những hoạt động giúp trẻ phát triển cơ bắp và sự phối hợp khéo léo, nhịp nhàng của cơ thể.
- Khi trẻ làm bánh, khuấy súp, xây lâu đài, đắp hang, đập,  bằng cát là phát triển ở trẻ trí tưởng tượng và hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.
- Khi trẻ cùng nhau làm một cái gì đó với cát thì chúng thường học cách chia sẻ, hợp tác, thương lượng, kiên trì chờ đợi đến lượt mình  nghĩa là phát triển các năng lực xã hội một cách tự nhiên. 
- Ngôn ngữ được hình thành cùng với việc trẻ khám phá ra các đặc tính khác nhau khi chơi với cát như: nặng - nhẹ, sâu - nông, đầy - rỗng, mịn - thô ráp, khô - ẩm, 
* Sự kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là điều không thể thiếu bởi nó rất cần thiết đối với cả giáo viên và phụ huynh, qua những trao đổi đó cả phụ huynh và đặc biệt là giáo viên sẽ hiểu hơn về tính cách của mỗi trẻ để dạy trẻ và giúp đỡ trẻ học tốt hơn, chơi được vui hơn 
- Tôi biết không phải phụ huynh nào cũng có nhiều thời gian cho con cái họ và cũng không phải ai cũng thích chơi và tâm sự hay trò chuyện nhiều với con. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy luôn mong muốn được chơi với bố mẹ, được học cùng bố mẹ và mong được như người lớn. Nên tôi đưa ra các trò chơi này để giúp các bố các mẹ của trẻ gần chúng hơn, làm bạn với trẻ để hiểu trẻ và trẻ được thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình, cũng như tâm lý được ổn định, được khích lệ hơn. Bởi các thí nghiệm này rất đơn giản, có ngay xung quanh chúng ta, và đặc biệt mất rất ít thời gian. Sự khám phá từ những thứ gần gũi nhất như sự thay đổi của đồ ăn từ sống thành chín, thay đổi màu sắc khi chưng nước hàng từ trắng thành vàng rồi nâu đen. Con thích chơi với nước, thích trộn mọi thứ lẫn lộn với nhau. Tôi tin qua những thí nghiệm nhỏ này cha mẹ và con cái sẽ đến với những điều kỳ diệu rất hấp dẫn và đặc biệt an toàn với trẻ.
4. Hiệu quả SKKN:
Qua thực hiện một số biện pháp trên kết quả đạt được như sau:
STT
Nội dung đánh giá
Tổng số học sinh
Kết quả đầu năm
Kết quả cuối năm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Trẻ chú ý, lắng nghe và nói được ý kiến của mình
42
15
36%
40
96%
2
Trẻ nắm được kiến thức
42
18
43%
39
93.6%
Qua những kinh nghiệm dạy trẻ về đề tài “Tạo hứng thú cho trẻ mầm non khám phá khoa học qua các thí nghiệm”, tôi đã tạo được một số kết quả:
* Đối với trẻ:
- Sự hứng thú, tò mò thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
- Hình thành cho trẻ 1 số kĩ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học
 - Trẻ ngày càng có kĩ năng thao tác tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra kết quả chính xác 
 Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác
 Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sợ vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn
 	* Với phụ huynh: Nhận thức rõ được sự quan trọng của việc thực hành thí nghiệm khoa học, và tạo điều kiện cung cấp, cộng tác với cô giáo để trẻ được thực hiện nhiều thí nghiệm hơn với cả ở lớp và ở nhà
 	* Với giáo viên:
 	- Giáo viên có kiến thức sâu hơn về khám phá khoa học, hiểu biết nhiều hơn về các hiện tượng sự vật xung quanh
 	- Đội ngũ giáo viên trong trường cũng nhận rõ sự cần thiết của việc dạy trẻ thực hành những thí nghiệm, tạo nền móng cho sự phát triển trí tuệ cho trẻ
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận:
Trong sự nhận thức của trẻ ở lứa tuổi màm non, khám phá khoa học giữ một vai trò quan trọng . Vì đây là hình thức cho trẻ phát hiện ra những thứ mới mẻ, li kì xung quanh trẻ. Khám phá khoa học giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh, sự giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Khám phá khoa học thông qua các thí nghiệm giúp trẻ dễ nhớ, dễ hình dung, dễ tưởng tượng. Đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong qua trình giảng dạy để nâng cao tri thức cho trẻ trong đời sống hàng ngày. Bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, của các bạn bè đồng nghiệp để giúp học khám phá khoa học đạt kết quả cao hơn
 Trong quá trình học hỏi, tìm tòi khám phá tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 - Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm vững chuyên môn
 - Có sự hiểu biết về khoa học, có kĩ năng dạy trẻ làm các thí nghiệm đơn giản
 	- Có sự sang tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong các phương pháp giáo dục trẻ
 	- Thường xuyên rèn luyện bản thân, tập trung chuyên môn, khám phá các thí nghiệm mới
 	- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh
 	- Luôn tạo được môi trường học mà chơi, chơi mà học
 	- Động viên, khích lệ trẻ kịp thời đúng lúc giúp trẻ tự tin
 	- Tạo điều kiện tốt để trẻ có khả năng tư duy, phát triển toàn diện
Thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng lỗ lực học hỏi, tìm hiểu và mong ứng dụng được nhiều hơn những tri thức về khoa học trong công tác giảng dạy của mình. Ngững điều kì thứ trong khoa học vô cùng phong phú, song không phải bất cứ hiện tượng khoa học vui nào cũng có thể ứng dụng trong việc dạy trẻ mầm non. Việc lựa chọn cũng như thực hiện những thí nghiệm khoa học phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi mầm non và đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Kiến nghị - đề xuất
Để thực hiện tốt hoạt động khám phá khoa học trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã có phần nào đạt được kết quả như đã nêu trên, bản thân tôi xin có một số đề xuất sau:
* Đối với trường:
- Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên tham quan học hỏi ở các đơn vị vạn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm
- Đàu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ tiết khám phá khoa học
* Đối với Phòng giáo dục:
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng thực hành các thí nghiệm, tổ chức các lớp dạy thực hành thí nghiệm
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, ghi hình..để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
- Tăng cường kinh phí đầu tư thời gian đồng thời hướng dẫn giáo viên tích cực sang tạo, thực hành nhiều thí nghiệm mới, hấp dẫn trẻ có hiệu quả trong công việc.
* Đối với giáo viên:
- Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chịu khó nghiên cứu để tìm ra những hình thức tổ chức cũng như phương pháp trên lớp phù hợp và hiệu quả.
Trên đây là những kinh nghiệm cũng như những mong muốn nhỏ của tôi để tiết học khám phá khoa học của lớp mẫu giáo lớn được sinh động, hấp dẫn giúp trẻ có nhiều kiến thức, vốn hiểu biết sâu rộng vốn từ phong phú và khoa học hơn. Rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm được giao
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docgdmgpham_thi_hongmn_hoa_thuy_tien_196201714.doc
Sáng Kiến Liên Quan