Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội thành trường học hạnh phúc

 Giấc mơ đưa trường học ở Việt Nam trở thành trường hạnh phúc đang từng ngày được thực hiện. Ở đó, mỗi ngày học sinh đến trường là mỗi ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc. Và ở đó, những áp lực về giáo trình giảng dạy, về thay đổi sách giáo khoa được “hóa giải” một cách khoa học. Nghĩa của cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

 Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.

 Vì vậy xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hà Nội đặt ra cho các nhà trường. Không phải là những công việc lớn, xây dựng hạnh phúc trong trường học bắt nguồn từ sự quan tâm, tin tưởng, sự hỗ trợ và sự bao dung, chia sẻ giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục chủ trương xây dựng mô hình “Trường hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”. Chủ trương đúng đắn này phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) trong giai đoạn mới, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, yêu thương và tiến bộ, mà ở đó cô và trò cũng như phụ huynh học sinh cảm thấy hạnh phúc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội thành trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết học đã thành công khi 100% trẻ trên lớp rất hào hứng và cùng nhau có những cảm xúc thật sự khi mình được phỏng vấn, nếu con là bạn, con sẽ làm gì? Câu hỏi này đã giúp trẻ khắc sâu được nội dung câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện muốn nhắc nhở ta điều gì? Tiết học có phần khác với các tiết học thông thường ở chỗ có sự giao lưu phỏng vấn trẻ trong quá trình dạy học chứ không còn là những câu hỏi theo nội dung của tiết dạy. Tiết học sẽ gần gũi trẻ hơn, tạo cho trẻ sự thoải mái và tự có những ý kiến riêng của mình về bài học, về cách xử lý tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Cuối tiết học không thể thiếu câu hỏi: Con cảm thấy như thế nào khi giúp được bác gấu trú mưa, không bị ướt? Trẻ sẽ nói rằng con vui, con hạnh phúc vì mình đã làm được một việc tốt. Có như vậy, trẻ mới vui vẻ, tự tin hơn khi đến lớp, chúng ta không nên ép trẻ phải trả lời những câu hỏi như chúng ta mong đợi.
	Sau tiết dạy mọi người đánh giá rất cao ý tưởng của tôi trong qua trình dạy học đã lồng ghép được cách xây dựng môi trường hạnh phúc vào giảng dạy một cách hiệu quả.
	Biện pháp 3: Tạo mối đoàn kết nội bộ thông qua giao tiếp ứng xử
	Mỗi ngày đến trường là một ngày vui không chỉ đúng với học trò mà còn đúng với mỗi CB-GV-NV trong nhà trường. Vậy với đồng nghiệp thì tôi làm như thế nào để giữ được tình đoàn kết cũng như tính tương thân tương ái trong trường? Theo thông tư quy định quy tắc ứng xử chung yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học.Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đây chính là nội dung mà chúng ta cần tìm và thực hiện, nó được thực hiện hàng ngày mà chúng ta không để tâm. Những chính những hành động đó giúp chúng ta phần nào làm tốt được công tác “ Xây dựng trường học hạnh phúc”.
	Cũng theo Thông tư quy định về ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đối với người học, ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; Nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; Đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; Không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên phải đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
	Tất cả những nội dung trên chúng ta có thể áp dụng ngay vào thực tiễn hàng ngày ở trường, làm được như vậy đã một phần tích cực xây dựng trường học hạnh phúc rồi. Muốn mọi người hạnh phúc thì bản thân mình cũng phải hạnh phúc và mang lại bầu không khí hạnh phúc đó cho mọi người. Chính vì vậy, tôi luôn luôn giữ hòa khí, tận tình, cởi mở với đồng nghiệp. Có gì không đúng tôi thẳng thắn góp ý nhưng với tinh thần chia sẻ và thấu hiểu đồng nghiệp, không được ra mặt dạy đời hoặc trì chích người khác khi họ mắc lỗi. Hãy cho họ một cơ hội tự thay đổi bản thân và cùng nhau đi đến một mối quan hệ bền vững hơn. Có như vậy, khi đến trường mới thấy an tâm và hạnh phúc.
	Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.
	Một biện pháp không thể thiếu mà vô cùng quan trọng đó chính là chúng ta hãy tuyên truyền những kiến thức bổ ích này cho các bậc phụ huynh, người cùng đồng hành với chúng ta trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Trên thực tế, lâu nay sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện giáo viên chỉ gặp gỡ cha mẹ học sinh trong các buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với giáo viên của con. Hằng ngày chỉ đưa con đến của lớp, cho con chào cô rồi ra về, chiều lại đến đón con, chào cô rồi về. Sự giao tiếp lỏng lẻo ấy không thể gắn kết được mối quan hệ tốt đẹp giũa phụ huynh học sinh với giáo viên trên lớp. Chính vì lý do đó, tôi đã thay đổi từ bản thân mình trong các buổi họp phụ huynh, tôi đã mạnh dạn trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình ở lớp của con em mình cũng như thu thập thông tin của học sinh từ phía phụ huynh. Tôi ghi chép cẩn thận những trường hợp đặc biệt và xây dựng riêng kế hoạch cho từng cháu đó để cùng cha mẹ trẻ thực hiện hàng ngày. 
Trên lớp tôi có cháu: Đào Bá Đức, Phạm Duy Bảo bị tự kỷ, cháu chậm phát triển về mọi mặt, không thể hiểu hết được những lời cô nói, hành động và nhận thức của con không được như bé 2 tuổi. Điều đó khiến giáo viên chủ nhiệm chúng tôi cảm thấy rất áp lực và khó có thể đáp ứng được nhu cầu của con một cách hiệu quả, đấy cũng chính là khó khăn cho cho giáo viên và học sinh trong các lớp học thông thường. Các học sinh tự kỷ đòi hỏi nhu cầu hỗ trợ cao gấp 4 lần so với các học sinh bình thường khác về phương diện học tập và giao tiếp xã hội. Nhưng nỗi khổ của chúng tôi là phụ huynh không chấp nhận con mình bị khuyết tật, không cho đi khám cũng như không có hồ sơ công nhận nên bản thân chúng tôi cũng rất khó xử. Đầu năm tưởng như trường hợp bệnh nặng của con không thể hòa nhập được. Những trường hợp như con cần phương pháp giáo dục đặc biệt và người dạy đặc biệt chứ không phải là những giáo viên bình thường ở trường học như chúng tôi. Ngày nào đến trường cháu cũng khóc, gào thét, khi bố mẹ gửi con cho cô thì con không theo, đánh, đạp cô rồi lăn xuống chạy lung tung gào thét. Giờ các bạn học thì con đi khắp lớp thích gì nghịch nấy, nghịch chán lại khóc. Giờ ăn thì không ăn cô phải rong và đút cho thì con mới ăn, giờ ngủ thì con không ngủ, đi lang thang, cô phải ru, đi vệ sinh thì không có nếp bậy ngay tại chỗ...Phải nói thật là chúng tôi rất nản. Nhưng với sự nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ và tôi giáo dục bằng tình yêu thương luôn dạy trẻ học vui vẻ, thoải mái, tự do hoạt động, sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện đặc biệt được công nhận giá trị bản thân tạo cho trẻ cảm giác yêu thương, an toàn, tự do hoạt động và trải nghiệm để trẻ luôn cảm nhận một ngôi nhà thứ 2 của mình đó là: “Trường học hạnh phúc”. Không những thế chúng tôi thường xuyên phải trao đổi với gia đình cháu để phối hợp giúp cháu tiến bộ. Với sự kiên trì và tình thương của cô con đã tiến bộ rất nhiều. Đến nay đi học con đã không khóc, khi cô nói con đã hiểu hơn, biết nề nếp vệ sinh và có thể chơi chung cùng các bạn.
Qua đây, tôi nhận thấy rằng nhà trường phải thít chặt mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh để trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường để phụ huynh yên tâm gửi con cũng như cùng nhà trường giáo dục con em một cách hiệu quả nhất.
Phải nói rằng, kỹ năng trong “Trường học hạnh phúc” là một xã hội tiến bộ, phát triển bền vững thì con người sống trong đó phải: đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực và sáng tạo; những người có khả năng và sẵn sàng hợp tác và biết đoàn kết yêu thương. Đó là những kỹ năng và những giá trị được tạo dựng trong nhà trường. Và tạo dựng ở trong nhà trường. 
 Những tố chất ấy sẽ được đảm bảo nếu từ nhỏ học sinh được học trong những “Trường học hạnh phúc”. Đứa trẻ nào sinh ra cũng có những phẩm chất tốt và việc của chúng ta là tìm ra những phẩm chất tốt đó, phát triển chúng để giúp trẻ nên người. Chúng ta sẽ thấy rằng, trẻ em đến trường không phải chỉ để học chữ, mà để sống, vui chơi thoải mái, an toàn và hạnh phúc. 
Dạy trẻ học vui vẻ, thoải mái, tự do hoạt động, sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện và được công nhận giá trị bản thân.
Biện pháp 5: Tham gia đánh giá đúng thực trạng của giáo viên trong tổ khối khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”.
	 Chúng ta biết rằng, “Trường học hạnh phúc” được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tụy. Phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc nhằm tạo cơ hội cho nhà giáo đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và ứng xử các tình huống sư phạm phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo và giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Giáo viên cần tích cực tự học, tự rèn luyện, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, tiến tới khắc phục hoàn toàn hiện tượng nhà giáo vi phạm đạo đức, có hành vi ứng xử phản sư phạm; biến những khó khăn, thách thức trong nghề thành những cơ hội để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân trước phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh. Giáo viên phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, thay đổi bản thân. Chuyển đổi phương pháp dạy học đọc chép sang dạy học tương tác, không áp đặt mặc định “thầy cô luôn đúng”, cùng học sinh phân tích mổ xẻ vấn đề của bài học. Mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới, đồng thời cũng không đánh mất vai trò trung tâm của người thầy, giáo viên cần chủ đạo định hướng, gợi mở cho học sinh chủ động truy cập những thông tin liên quan đến bài học. Không đặt nặng yêu cầu thi đua để đạt danh hiệu dạy giỏi mà giáo viên nên chú trọng phấn đấu thành một nhà giáo dục, nhà tâm lý giáo dục học sinh hiệu quả.
	Có lẽ lý do đó rất chính đáng để chúng ta đưa vào phần đánh giá đúng thực trạng của giáo viên khi đưa nội dung đó vào đánh giá xếp loại cuối tháng. Tôi rất thẳng thắn và mạnh dạn trong vấn đề này, chúng ta nên đưa ra những cái tồn của mọi người để cùng nhau sửa đổi sao cho phù hợp với những gì đang có. Chúng ta không thể xề xòa cho qua để rồi thành một lối mòn khó chữa. Góp ý trong các buổi sinh hoạt chuyên môn là vô cùng quý báu đối với những người có tư tưởng tự muốn thay đổi bản thân, còn sẽ là khó khăn, ức chế đối với người không muốn thay đổi, bảo thủ. Và trong tất cả các buổi họp chuyên môn, bản thân tôi đã phát huy tốt vai trò là một giáo viên tiên phong trong phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc.
	Biện pháp 6: Tích cực đóng góp ý kiến với Ban giám hiệu và ban quy chế thi đua khen thưởng xây dựng kế hoạch khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng “ Trường học hạnh phúc”.
	Cuối cùng sau những nỗ lực thì ai cũng muốn được động viên, khuyến khích khi hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Tôi thất rất hợp lý khi chúng ta đã cố gắng hết sức và được mọi người công nhận. Nếu chúng ta chỉ đưa ra kế hoạch và thực hiện rồi kiểm tra giám sát mà thiếu phần thi đua khen thưởng thì sẽ vô cùng nhàm chán, không tạo được động lực cho mọi người cùng nhau thi đua. Chính vì vậy tôi cũng đã đưa ý kiến này qua tổ trưởng chuyên môn của khối, kiến nghị với ban thi đua của nhà trường nên xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng riêng cho phong trào “ Xây dựng trường học hạnh phúc” tạo động lực cho chị em cùng phấn đấu. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nên ý kiến của tôi đã được hội đồng thi đua đánh giá cao.
	Để làm tốt công tác khen thưởng, ban thi đa cũng đã làm kế hoạch và đưa ra trước hội đồng nhà trường xin ý kiến mọi người nên đưa ra các mức khen thưởng khác nhau, từ tập thể đến cá nhân, ai thực hiện tốt đều được ghi nhận và chấm điểm. Cuối năm cùng bình xét, những đồng chí nào có kết quả cao nhất sẽ được tôn vinh và nhận thưởng.
IV. KẾT QUẢ
 	Với sự quyết tâm lớn của Ban giám hiệu, sự đồng lòng cố gắng rèn luyện tự tu dưỡng, học tập nghiên cứu của đội ngũ và một số biện pháp thiết thực phù hợp với đặc điểm của nhà trường, với đội ngũ giáo viên nhân trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”, tôi đã áp dụng thường xuyên các biện pháp này trong năm học vừa qua và đã đạt được những kết quả sau:
	* Đối với học sinh: 
	- Trẻ mạnh dạn, tự tin, chăm đi học, yêu cô giáo và bạn bè.
	- Trẻ phát triển tốt về mọi mặt, nhất là tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc.
 - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tạo ra kết quả rất tốt, nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, phong phú, nhiều chủng loại theo các chủ đề của lớp học. Sự hoạt động, giao lưu giữa trẻ với trẻ tạo nên tình cảm gần gũi, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hoạt động, tổ chức và thực hiện trò chơi tốt hơn, sáng tạo hơn. Kết quả cụ thể như sau:
STT
Tiêu chí
Chưa có
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
1
Trẻ cảm thấy sự an toàn, thân thiện, gần gũi và yêu thương của lớp học đối với bản thân mình.
1/32
2/32
29/32
2
Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp.
2/32
5/32
25/32
3
Kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu ở các góc để tạo ra sản phẩm.
3/32
1/32
28/35
 * Đối với giáo viên: 
 Bản thân tôi rút ra được rất nhiều kinh nghệm:
 - Muốn tạo ra một môi trường an toàn, yêu thương, thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực thì giáo viên phải luôn yêu thương, tôn trọng tạo cho trẻ cảm giác an toàn và trang trí xung quanh môi trường lớp bằng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của trẻ và tận dụng sản phẩm của trẻ, đồ dùng của trẻ tạo ra để trang trí ở các mảng tường, các góc chơi.
 - Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và có kết quả cao thì môi trường đó phải có nhiều đồ dùng đồ chơi đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ.
 * Đối với phụ huynh: 
 Phụ huynh rất vui và hài lòng khi xây dựng: “Trường học hạnh phúc” nhằm mục đích mang lại hạnh phúc, niềm vui, sự an toàn và tôn trọng. Khi trẻ đến trường được học, vui chơi, thoải mái, vô tư là niềm hạnh phúc cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 
	* Đối với đồng nghiệp:
 “Trường học hạnh phúc” đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm.
	* Đối với nhà trường:
 Phong trào thi đua xậy dựng: “Trường học hạnh phúc” là niềm hạnh phúc cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
 	Xây dựng “Trường học hạnh phúc” luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, GV đến HS đều phải phấn đấu chuyển biến. Để xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trước hết phải xây dựng môi trường hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc trong công việc của mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến học sinh.
	Thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Khi ấy, niềm hạnh phúc không chỉ bó hẹp dưới mái trường, mà còn lan toả, song hành cùng gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.
 Bản chất của: “Trường học hạnh phúc” nhằm mục đích mang lại cảm giác an toàn, hạnh phúc, niềm vui khi trẻ đến trường được học, vui chơi, thoải mái, vô tư là niềm hạnh phúc cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
 	II. KIẾN NGHỊ
 Để tiếp tục thực hiện biện pháp xây dựng: “Trường học hạnh phúc” có hiệu quả, phát huy những thành tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiễn tốt hơn nữa, dựa vào điều kiện thực tế của trường tôi có kiến nghị như sau:
- Đề nghị các cấp lãnh đạo, UBNN luôn quan tâm, đầu tư của nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất cho trường học.
 Tôi	 xin chân thành cảm ơn!
Hình ảnh nhà trường tập huấn trường học hạnh phúc cho CB-GV-NV.
Hình ảnh trẻ được hoạt động vui vẻ thoải mái trong các hoạt động.
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Đặng Xá
 (Dành cho CB-GV-NV -PHHS trường mầm non Đặng Xá)
Để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường cùng với chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học.
	1. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về việc xây dựng trường MN Đặng Xá thành trường học hạnh phúc như thế nào?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
	2. Anh (chị) hãy cho biết trường MN Đặng Xá có khả năng làm tốt công tác “Xây dựng trường học hạnh phúc” hay không?
Khả năng rất tốt
Khả năng tốt
Khả năng trung bình
Ít khả năng
	3. Anh (chị) cho biết CB-GV-NV trường MN Đặng Xá đã đủ 3 tiêu chí quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc hay chưa?
Đã đủ
Chưa đủ
	4. Anh (chị) cho biết về môi trường và cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng đủ nhu cầu “Xây dựng trường học hạnh phúc” hay không?
Rất đủ
Vừa đủ
Chưa đủ
	11. Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Tên:	
Tuổi:	
Trình độ chuyên môn:	
Nơi công tác:	
Thâm niên công tác trong nghành:	
 Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của anh (chị)! 
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Đặng Xá
(Dành cho CB-GV-NV trường mầm non Đặng Xá)
Để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường cùng với chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học.
	1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá đã làm tốt công tác xây dựng“Trường học hạnh phúc” chưa?
Làm rất tốt
Làm tốt
Làm trung bình
Làm chưa tốt
	2. Anh (chị) nêu cảm nhận của mình khi con được học trong 1 ngôi trường với sự yêu thương, an toàn và tôn trọng?
Rất hài lòng
Hài lòng
Hài lòng bình thường
Chưa hài lòng
	3. Sau khi xây dựng:“Trường học hạnh phúc” anh (chị) hãy cho biết con có sự thay đổi như thế nào trong các hoạt động?
Trẻ tự tin, yêu thích hoạt động trí tưởng tượng phong phú hơn.
Trẻ chưa sáng tạo trong giờ học
Trẻ nhút nhát chưa hòa mình vào các hoạt động
	4. Xin chị (anh) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Tên:	
Tuổi:	
Trình độ chuyên môn:	
Nơi công tác:	
Thâm niên công tác trong nghành:	
 Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của chị (anh)! 
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Đặng Xá
(Dành cho CB-GV-NV trường mầm non Đặng Xá)
Tổng số phiếu điều tra phát ra: 91 phiếu
Số phiếu thu về: 91 phiếu
Đối tượng khảo sát: 
CB-GV-NV trong nhà trường : 59 phiếu
PHHS tại lớp: : 32 phiếu
Nội dung câu hỏi
Câu trả lời
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về việc xây dựng trường MN Đặng Xá thành trường học hạnh phúc như thế nào?
Rất cần thiết
88/91
97
Cần thiết
3/91
3
Không cần thiết
0/91
0
2. Anh (chị) hãy cho biết trường MN Đặng Xá có khả năng làm tốt công tác “Xây dựng trường học hạnh phúc” hay không?
Khả năng rất tốt
80/91
88
Khả năng tốt
10/91
11
Khả năng TB
1/91
1
Ít khả năng
0/91
0
3. Anh (chị) cho biết CB-GV-NV trường MN Đặng Xá đã đủ 3 tiêu chí quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc hay chưa?
Đã đủ
91/91
100%
Chưa đủ
0%
0%
4. Anh (chị) cho biết về môi trường và cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng đủ nhu cầu “Xây dựng trường học hạnh phúc” hay không?
Rất đủ
89/91
98
Vừa đủ
2/91
2
Chưa đủ
0
0
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Đặng Xá
 (Dành cho CB-GV-NV trường mầm non Đặng Xá)
Tổng số phiếu điều tra phát ra: 91 phiếu
Số phiếu thu về: 91 phiếu
Đối tượng khảo sát: 
CB-GV-NV trong nhà trường : 59 phiếu
PHHS tại lớp: : 32 phiếu
Nội dung câu hỏi
Câu trả lời
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá đã làm tốt công tác xây dựng “Trường học hạnh phúc” chưa?
Làm rất tốt
80/91
88
Làm tốt
10/91
11
Làm trung bình
1/91
1
Làm chưa tốt
0/91
0
2. Anh (chị) nêu cảm nhận của mình khi con được học trong một ngôi trường với sự yêu thương, an toàn và tôn trọng?
Rất hài lòng
81/91
89
Hài lòng
9/91
10
Hài lòng BT
1/91
1
Chưa hài lòng
0/91
0
3. Sau khi xây dựng: “Trường học hạnh phúc” anh (chị) hãy cho biết con có sự thay đổi như thế nào trong các hoạt động?
Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích đi học.
90/91
99
Trẻ nhút nhát chưa hòa mình vào các hoạt động
1/91
1
Trẻ thiếu tự tin, chưa mạnh dạn.
0
0

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_mam_non_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan