Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm – sáng tác một số trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tích cực tham gia vào hoat động giáo dục thể chất

Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non 24-36 tháng tuổi

 Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ lĩnh hội tri thức về thế giới xung quanh. Chính trong quá trình chơi, trẻ được học giao tiếp, cách ứng xử của xã hội loài người, và trẻ được thể hiện vai trò của bản thân với bạn bè xung quanh, khẳng định vị trí của mình trong " xã hội trẻ con". Từ đó, hình thành nên nhân cách và các kĩ năng giúp trẻ thích ứng với cuộc sống trong tương lai. Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu " được chơi, được hoạt động của trẻ", một nét tâm lý đặc trưng của trẻ lứa tuổi nhà trẻ nói riêng và trẻ mầm non nói chung.

 Chính vì vậy, vui chơi luôn là một phương pháp, một biện pháp kích thích sự hứng thú, tập trung, chủ động của trẻ mầm non vào các hoạt động lĩnh hội tri thức, đặt nền móng nhân cách ban đầu cho trẻ. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý này của trẻ từ 24 -36 tháng tuổi, các nhà giáo dục luôn chú trọng đưa trò chơi tích hợp vào tổ chức các hoạt động cho trẻ.

* Hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non.

 Phát triển thể chất của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi, sức khỏe có vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội Tham gia hoạt động thể chất giúp trẻ năng động hơn, và giúp phát triển hoàn chỉnh các cơ quan trong bộ máy cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động giúp cho trẻ cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, hứng thú sau những hoạt động khác, những hoạt động yêu cầu ở trẻ khả năng tập trung tư duy, sự chú ý, tính tổ chức. cao hơn.

 Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non : Thể dục sáng, thể dục giờ học, thể dục giữa giờ, trò chơi vận động, dạo chơi, hoạt động lao động vừa sức và các bài tập rèn luyện sự tinh khéo của các ngón tay.

 

doc31 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm – sáng tác một số trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tích cực tham gia vào hoat động giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng” Trẻ biết cùng chui qua tay.
* Ứng dụng : 
 Hoạt động góc 
 Hoạt động ngoài trời
 Hoạt động chuyển tiếp.
1.9. Trò chơi dân gian: “Kéo cưa lừa xẻ”.
* Mục đích:
 Phát triển thể chất cho trẻ
 Rèn cách chơi, cách đọc không ngọng cho trẻ.
* Cách chơi: 
 Chơi tập thể: Trẻ ngồi trên sàn, hai trẻ nhồi quay mặt vào nắm
 tay nhau ngả người về từng phía.
* Ứng dụng: HĐG( TCDG)
 Hoạt động chuyển tiếp.
1.10.Trò chơi dân gian: “Luồn luồn chổng dế” 
* Mục đích: 
 Trẻ thuộc đọc to, rõ, không ngọng.
 Rèn tố chất nhanh nhẹn.
* Cách chơi: 
 Cô và cả lớp cùng chơi, cho 2 trẻ đứng quay mặt vào, cầm tay nhau giơ cao qua đầu. Cô và các trẻ khác nắm áo nhau vơaf đi vừa đọc lần lượt chui qua tay 2 bạn. Đến câu: Chụp lấy thằng sau rốt “ Thì 2 bạn hạ tay chụp lấy bạn cuối cùng...”
* Luật chơi: 
 Nếu bạn nào không nhanh bị chụp thì phải ra thay cho 1 trong 2 bạn .
 Tôi thấy qua trò chơi rèn sự nhanh nhen, khéo và tìm thấy sự thích thú khi chơi.
 Hoạt động ngoài trời
 Hoạt động chung: PTVĐ, NBTN
2. Nhóm trò chơi phát triển nhận thức:
2.1. Trò chơi: “ Giáp ảnh “
* Mục đích:
 Giúp trẻ phát triển về bộ phận và tổng thể.
* Chuẩn bị:
 Một số hình ảnh người đang thể hiện công việc khác nhau* Cách chơi:
 Cắt mỗi tấm hình thành 2 phần bằng nhau, trộn đều và đặt các nửa trước mặt trẻ. Khuyến khích giáp các hình với nhau sao cho đúng hình.
* Ứng dụng:
 Hoạt động chung (tạo hình)
 Trò chơi trên khi sử dụng, trẻ tham gia thích thú vì trò chơi đòi hỏi tìm tòi, khám phá, định hình, tinh mắt, kiên trì, bình tĩnh, khéo léo. Từ đó phát triển óc quan sát, phát triển trí tuệ và sự nhanh nhẹn cho trẻ.
2.2. Trò chơi “ Tạo cơ thể mới “
* Mục đích:
 Giúp trẻ phát triển khái niệm về các bộ phận tách rời và toàn bộ cũng như khả năng sáng tạo của trẻ.
* Chuẩn bị:
 Những bức hình người (hoặc con vật, đồ vật
* Cách chơi:
 Cô cắt rời các hình người (hoặc con vật, đồ vật) ra làm 2 phần theo chiều ngang (dọc). Yêu cầu bé tạo ra hình hài mới từ những bộ phận tách rời kia và gọi tên chúng.
* Ứng dụng:
 Hoạt động góc
 Hoạt động chiều
 Khi tổ chức trò chơi trên trẻ tham gia hứng thú vì trò chơi phát huy được sự sáng tạo của trẻ.
2.3. Trò chơi : “ Ghép đôi “
* Mục đích:
 Củng cố kỹ năng ghép đồ vật theo đôi.
* Chuẩn bị:
 Chọn một số đồ vật có đôi như: găng tay, dầy dép, tất
* Cách chơi:
 Trộn các đồ vật đó lẫn vào nhau trong thời gian là 1 bản nhạc, yêu cầu trẻ tìm đúng đôi cho các đồ vật. Ai tìm đúng được nhiều đôi nhất sẽ giành chiến thắng.
* Tác dụng:
 Trò chơi tiến hành đã được trẻ tham gia vui vẻ, sôi nổi vì trò chơi phát triển được óc quan sát, nhanh nhẹn với tín hiệu, rèn kỹ năng ghép đôi cho trẻ
2.4. Trò chơi “ Ở đâu, ở đâu”
* Mục đích:
 Giúp bé phát triển óc quan sát và khả năng phán đoán được hướng trong không gian và địa điểm đồ vật.
 Phát triển ngôn ngữ
* Cách chơi:
 Cô cho trẻ quan sát một số đồ chơi, đồ vật, sau đó yêu cầu trẻ tìm xung quanh lớp nói được những đồ vật đó ở đâu, nếu chưa đúng bạn khác được bổ sung lại cho đúng.
VD: Cô hỏi cái áo ở đâu ?
Trẻ trả lời (rèn nói cả câu): Cái áo ở trên ghế, cái cốc ở trên bàn.
*Ứng dụng:
 Hoạt động chiều.
2.5. Trò chơi:” Chiếc túi kỳ diệu “
* Chuẩn bị
 Một chiếc túi có miệng kéo khoá kín.
 Một số loại hoa quả có hình dạng đặc điểm, đặc trưng
* Cách chơi:
 Cô cho trẻ thò tay vào chiếc túi được kéo khoá kín miệng. Trẻ dùng tay để cảm nhận và đoán xem trong túi có quả gì ? Khi trẻ đoán được thì trẻ phải nói to tên quả đó và lấy quả ra giơ lên cho các bạn nhận xét.
* Ứng dụng:
 Hoạt động chung (NBTN)
 Hoạt động góc
 Hoạt động chiều
 Khi trò chơi được tổ chức trẻ rất phấn khởi tham gia vì trò chơi phát triển cảm giác và xúc giác cho trẻ. Bên cạnh đó củng cố biểu tượng về các loại quả cho trẻ.
2.6. Trò chơi : “ Làm theo hiệu lệnh” (Thực hiện tháng 2)
* Mục đích:
 Giúp trẻ có khái niệm về hình học: hình vuông, hình tam giác , khái niệm trong, ngoài.
* Chuẩn bị:
 Hai hình vuông và hình tam giác vẽ bằng phấn trên mặt sàn nhà (hoặc trên sân trường).
* Cách chơi:
 Cho trẻ làm theo hiệu lệnh của cô nhảy hoặc đứng bật, (bước 1 chân, đưa 1 tay) vào trong hình (hoặc ngoài hình) hình vuông, hình tròn.
* Ứng dụng:
 Hoạt động chiều
 Hoạt động ngoài trời
 Hoạt động chung (NBPB,NBTN )
 Trò chơi được tiến hành đã thu hút trẻ vì trò chơi giúp trẻ phát triển sự nhanh nhạy với tín hiệu và củng cố biểu tượng về hình vuông, hình tròn. Đồng thời phát triển thể lực cho 
trẻ.
2.7. Trò chơi "Chọn Quả"
* Chuẩn bị :
 Hai rổ nhựa cho hai đội chơi.
 Một rổ nhựa lớn đựng các loại quả, củ (cam, chuối, đu đủ, na, bí đỏ, su su, mướp, nhãn, xoài, cà chua, củ cà rốt, ...).
* Luậtchơi:
 Đội nào chọn đúng yêu cầu, chọn nhanh và nhiều hơn là đội thắng.
*Cách chơi:
 Cô chia trẻ tham gia chơi thành 2 đội và xếp thành 2 hàng dọc .Hai đội chơi thi đua chọn quả theo yêu cầu của cô rồi bỏ vào rổ của đội mình .Ví dụ:Hãy chọn tất cả các loại quả có màu vàng và màu đỏ .Khi nghe hiệu lệnh ,trẻ chạy lên lấy quả có màu vàng và màu đỏ bỏ vào rổ của đội mình .Hết thời gian ,cô cho trẻ đếm số quả của từng đội .Đội nào lấy đúng yêu cầu và có số lượng quả nhiều đội đó thắng .Với trẻ lớn hơn,cô có thể nâng cao yêu cầu như: Cho trẻ vượt chướng ngại vật,chọn quả có dạng dài và có dạng tròn.
* Ứng dụng:
 Hoạt động chiều
 Hoạt động ngoài trời
 Hoạt động chung (NBPB,NBTN )
3. Nhóm trò chơi phát triển ngôn ngữ
3.1. Trò chơi “ làm ấm trà “: 
* Mục đích:
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
*Chuẩn bị:
 Những chiếc mũ có hình ấm trà
* Cách chơi:
 Cho trẻ vừa đội mũ có hình ấm trà vừa đọc thơ vừa làm động tác minh hoạ:
Ta là ấm trà con
Vừa béo lại vừa tròn
Với chiếc quai xinh xắn
Và chiếc vòi con con
Khi có nước trong bình
Sôi reo lên sùng sục
Ta sẽ giục mọi người
Đến rót nước ra thôi
* Ứng dụng:
 Chơi trong các hoạt động chiều, mọi lúc, mọi nơi, nhận biết tập nói
 Tôi thấy khi tổ chức trò chơi, trẻ rất hứng thú khi tham gia trò chơi vì trò chơi rèn vận động cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3.2. Trò chơi: «  Cầu vồng nhiều màu «  (ba màu)
* Mục đích:
 Tăng cường khám phá về sắc màu của các đồ vật
* Chuẩn bị:
 Những mảnh giấy nhiều màu sắc (xanh, đỏ, vàng) hoặc những bông hoa, những
ngôi sao nhiều màu (xanh , đỏ, vàng)
 Bìa, hoặc giấy vẽ, vẽ hình cầu vồng.Hồ dán, khăn lau tay
* Cách chơi:
 Cô vẽ những chiếc cầu vồng lớn và tô màu ở một góc cầu vồng tương ứng với 3 màu (xanh, đỏ, vàng), trẻ sẽ nói tên màu ở các mảnh giấy mình lấy được để dán lấp đầy chiếc cầu vồng đó.
 VD: Cô nói màu đỏ
 Trẻ: Lấy hoa màu đỏ, mảnh giấy màu đỏ, ngôi sao màu đỏ...sau đó trẻ lấy và xếp vào đường cầu vồng màu đỏ.
* Ứng dụng:
 Hoạt động ngoài trời
 Hoạt động góc
 Hoạt động chiều
 Khi tổ chức trò chơi trẻ tham gia rất tích cực bởi trò chơi củng cố kỹ năng nhận biết màu cho trẻ, giúp trẻ khám phá thiên nhiên.
3.3. Trò chơi: “ Kể chuyện theo tranh “
* Mục đích:
 Tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ khi trẻ tập kể những câu chuyện theo tranh, khuyến khích trẻ nói về thế giới nhà trẻ cảm nhận và nhìn thấy.
* Chuẩn bị:
 Một bộ tranh truyện 
* Cách chơi:
 Cho mỗi trẻ một tranh khi câu chuyện bắt đầu trẻ thứ nhất đưa tranh ra và kể với bức tranh của mình, cứ thế tiếp tục các bạn khác:
 VD: Ba trẻ cầm 3 tranh truyện “đôi bạn nhỏ”.
 Trẻ thứ I: cầm tranh thứ I: Bạn gà con và vịt con rủ nhau đi kiếm ăn, gà ở lại trên bờ bới đất tìm giun, vịt xuống ao mò cua, mò ốc. Tiếp theo là trẻ thứ II kể với nội dung tranh thứ II; trẻ thứ III kể với nội dung tranh thứ III
* Ứng dụng :
 Hoạt động góc
 Khi trẻ đã quen với trò chơi (sau nhiều lần chơi) cô cho trẻ kể chuyện với tranh của mình theo chủ đề chung của lớp.
 Với cách tổ chức cùng ngôn ngữ hấp dẫn của cô trẻ đã tham gia trò chơi vui vẻ. Bởi trò chơi đã củng cố kiến thức cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cách diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
3.4. Trò chơi:“ Những chú voi làm xiếc “ (áp dụng tháng 01“Những con vật ngộ nghĩnh”)
* Mục đích:
 Cho trẻ làm quen với kỹ năng tập đếm, và phát triển ngôn ngữ. Qua đó biết ích lợi của các con vật và yêu quý các con vật.
* Chuẩn bị:
 Mũ có hình ảnh con voi(đủ với số trẻ chơi)
* Cách chơi:
 Cho trẻ đội mũ có hình ảnh chú voi giả làm voi đi trong đường hẹp và độc thơ “ Con voi” sau đó nói:
Có 01 chú voi
Giỏi giữ thăng bằng
Bước đi trong đường hẹp
Thấy thú vị quá
Chú voi bên cạnh
Cũng liền tham gia
.
Cứ thế thay đổi số lượng theo từng giai đoạn kết hợp với đọc thơ.
Cô nói: Các con đoán xem truyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ?
Các con thấy chú voi làm xiếc có giỏi không, các chú voi có đáng yêu không
* Ứng dụng:
 Hoạt động chuyển tiếp
 Hoạt động chung (PTVĐ), hoạt động chiều, hoạt động góc.- Trò chơi được trẻ tiếp nhận vui vẻ vì trò chơi giúp trẻ rèn luyện khéo léo và kỹ năng thăng bằng.
3.5. Trò chơi: “ Bắt chước âm thanh “
* Mục đích:
 Luyện khả năng nghe và phát âm cho trẻ* Chuẩn bị- Đàn, băng đĩa về các âm thanh cho trẻ nghe
* Cách chơi:
 Cho trẻ nghe âm thanh sau đó yêu cầu trẻ bắt chước những âm thanh đó. Khi trẻ đã chơi thành thạo cô tăng độ khó cho trẻ nghe âm thanh làm và nói vận động của con vật hay PTGT đó.VD: Nghe tiếng gà gáy trong băng trẻ nói gà trống, bắt chước tiếng gáy của gà trống kết hợp với động tác “gà gáy” .VD: Nghe tiếng tàu hoả trẻ nói tên tàu hoả và làm tàu chạy xịch
* Ứng dụng:
 Hoạt động góc
 Hoạt động chung (giờ học âm nhạc)
 Khi tổ chức trò chơi trẻ tham gia thích thú. Đồng thời trò chơi củng cố các biểu tượng về con vật, về các loại PTGT cho trẻ. Đặc biệt luyện tai nghe cho trẻ .
3.6. Trò chơi: “ Gấu ơi! bạn nhìn thấy gì “
(Áp dụng kế hoạch giáo dục tháng 2: “Rau, củ, qủa và những bông hoa đẹp”)
* Mục đích:
 Cho trẻ nói những thứ mà mình nhìn thấy (không giống của bạn)
 Luyện phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ
* Chuẩn bị
 Một số đồ dùng đồ chơi tuỳ theo trong tháng cô cần cung cấp kiến thức cho trẻ.
* Cách chơi:
 Cho một nhóm trẻ chơi (khoảng 4-5 trẻ) mỗi trẻ tự nhận một đồ dùng, đồ chơi mà trẻ yêu thích. Sau đó cô hỏi bạn gấu nâu bạn nhìn thấy gì ?
Gấu : tôi nhìn thấy thỏ vàng
Cô: Thỏ vàng đang làm gì ?
Gấu: Thỏ vàng đang cầm củ cà rốt màu đỏ.
Cô: Thỏ vàng ơi bạn nhìn thấy gì ?
.
 Tương tự đến hết lượt các bạn khác cho đến hết (nếu nói nhầm là thua cuộc)
* Ứng dụng:
 Hoạt động ngoài trời, hoạt động chung, hoạt động chuyển tiếp.
 Khi tổ chức trò chơi trên tôi thấy trẻ tham gia sôi nổi bởi trò chơi giúp trẻ phát triển óc quan sát, sự nhanh nhạy và trò chơi mang tính hấp dẫn cao
3.7. Trò chơi: ” Điều ngạc nhiên trong chiếc mũ “
(áp dụng kế hoạch tháng 02 : “Rau, củ, quả và những bông hoa đẹp”)
* Mục đích:
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ôn lại những bài hát đã học.
* Chuẩn bị:
 Một chiếc mũ những bông hoa
* Cách chơi: 
 Cho chiếc mũ lần lượt đi qua các vị trí của các bạn, nó sẽ dừng lại khi nhạc chấm dứt. Các bạn sẽ phải chọn một bông hoa, trong bông hoa có chứa hình ảnh gợi ý về một bài hát nào đó theo chủ đề. Bạn phải tìm và hát nhanh bài hát đó.
* Ứng dụng:
 Chơi trong các buổi liên hoan cuối tuần, cuối chủ đề, cuối giai đoạn.
 Chơi trong các hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời.
 Tôi thấy trò chơi được trẻ tham gia sôi động vì trẻ được vui hát, được thể hiện bản thân.
3.8. Trò chơi dân gian :Nu na nu nống
* Mục đích 
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Rèn phản ứng theo tín hiện
 Trẻ thuộc và đọc to, rõ không ngọng.
* Chuẩn bị:
 Hình ảnh các ban đang chơi
* Luật chơi: Bạn nào chân đẹp sẽ thắng còn ai thua cuộc phải hát một bài.
* Cách chơi : Chơi theo nhóm
 Trẻ biết duỗi thẳng 2 chân và đọc. Một tay cô nhẹ nhàng chạm vào từng chân của trẻ. Đến câu cuối cùng “ Đánh trống” vào chân nào thì chân đó giụt lại ngay. 
* Ứng dụng : 
 Chơi góc,hoạt động chuyển tiếp, hoạt động ngoài trời
 Chơi trong các hoạt động chiều ...
 Tôi thấy qua trò chơi được trẻ tham gia sôi động và trẻ thích chơi cùng bạn 
* Ứng dụng:
 Hoạt động thể dục sáng
 Hoạt động ngoài trời
 Hoạt động học
4. Trò chơi phản ánh sinh hoạt tình cảm kỹ năng – xã hội
4.1. Trò chơi: Đoán trạng thái (áp dụng vào tháng 12 : “Bé và gia đình”)
* Mục đích:
 Phát triển khả năng nhận biết trạng thái tình cảm khác nhau của bé.
* Chuẩn bị: 
 Một số bức tranh nhiều khuôn mặt đang biểu lộ trạng thái khác nhau.
* Cách chơi:
 Cô yêu cầu trẻ tìm và xếp những khuôn mặt đang biểu lộ cảm xúc giống nhau: Khuôn mặt thể hiện trạng thái vui xếp với khuôn mặt thể hiện trạng thái vui, tương tự khuôn mặt thể hiện sự cáu giận xếp với khuôn mặt sự cáu giận
 Cô khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của những người trong tranh.
* Ứng dụng:
 Hoạt động góc
 Tôi thấy khi tổ chức trò chơi trên rất cuốn hút trẻ vì trò chơi phát triển óc quan sát tính tò mò và phát triển cảm xúc cho trẻ khi trẻ sắp xếp những khuôn mặt đang biểu lộ những cảm xúc giống nhau, đặt cạnh nhau.
4.2. Trò chơi: Bé vui vẻ (áp dụng tháng 12: “Bé và gia đình”)
* Mục đích:
* Chuẩn bị:
 Một số hình ảnh có các khuôn mặt thể hiện các cảm xúc khác nhau vui,buồn, sợ hãi, cáu giận.
* Cách chơi: 
 Cô cho trẻ hát “ồ sao bé không lắp” kết hợp với động tác (Mỗi câu hát ứng với một động tác) giơ tay, nghiêng phải, nghiêng trái, tay chống hông, nhún chân, lắc đầuđến câu cuối cùng của bài hát trẻ chọn một khuôn mặt vui vẻ để giơ lên.
 Khi ngón trỏ và ngón cái
Vẫy thế này vẫy thế kia
Bé hy vọng – một ngày mới
Đầy niềm vui - đầy niềm vui ..
(Cứ thế thêm dần các bộ phận khác: 1 tay, 2 tay, cánh tay, đầu)
Bé cảm thấy hôm nay thế nào
Nếu thấy vui thì hãy vỗ tay thật to (trẻ vỗ tay)
Vỗ tay giống như thế này
Vui lên giống như thế này (trẻ lấy hình ảnh khuôn mặt thể hiện tình cảm 
4.3.Trò chơi : ”Cất đồ chơi đúng chỗ “
*Mục đích :
 Trẻ biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định
*Chuẩn bị :
 Một số đồ chơi có sẵn trong các góc chơi
* Cách chơi:
 Cô để đồ chơi sai ở các vị trí khác các vị trí quy định.Cho trẻ quan sát xem đồ chơi nào để sai và yêu cầu trẻ tìm nhanh sau đó đưa về đúng vị treis qui định của góc chơi.
*Ứng dụng :
 Trò chơi có tác dụng trong giai đoạn 1 của tất cả trẻ mầm non,đặc biệt là trẻ nhà trẻ mà tôi luôn sử dụng tất cả các giai đoạn để rèn nề nếp cho trẻ
4. Kết quả đạt được :
 Qua một năm học việc sử dụng trò chơi vận động và trò chơi dân gian vào các hoạt động của lớp nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Về phía trẻ :
 Trẻ có thêm kiến thức và nhanh nhẹn năng động ,tự tin,khéo léo
 Trẻ có sức khỏe và sự dẻo dai khi tham gia các hoạt động 
 Trẻ hứng thú tham gia trò chơi các hoạt động
 Trẻ chơi đúng luật,đúng cách
 Trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên ,hào hứng và rất hiệu quả ,Các kỹ năng vận động của trẻ được nâng cao và tiến bộ rõ rệt.
 90 % trẻ mạnh dạn,tự tin tham gia trò chơi
 Đối chứng với bảng kêt quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm sau khi thực hiện.
TT
Nhóm kỹ năng
Đầu năm
Cuối năm
Trẻ nhanh nhẹn, tự tin
Trẻ nhút nhát chưa, tự tin
Trẻ nhanh nhẹn, tự tin
Trẻ nhút nhát chưa, tự tin
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ%
01
 Phát triển thể chất
15/35
43 %
15/35
57 %
33/35
94/ %
2/35
6 %
02
 Phát triển nhận thức 
10/35
29 %
25/35
71 %
30/35
85 %
5/35
15 %
03
 Phát triển ngôn ngữ
15/35
43 %
15/35
57 %
31/35
88%
5/35
12 %
04
Phát triển TC-QHXH
9/35
21%
26/35
79%
30/35
88 %
5/35
12 %
* Về phía giáo viên:
 Cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm thông qua việc sử dụng hệ thống các trò chơi phát triển nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện
 Cô linh hoạt ,năng động , sáng tạo hơn trong các hoạt động dạy học và vui chơi cùng trẻ
 Trong các giờ thăm lớp dự giờ ,việc áp dụng trò chơi này vào các hoạt động luôn được đánh giá tốt 
* Về phía phụ huynh:
 Phụ huynh thấy rõ con mình tiến bộ rõ rệt khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống nên thấy rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Điều đó thể hiện ý thức của phụ huynh nâng lên rõ rệt,không coi nhẹ việc vui chơi của con em họ,chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình ủng hộ lớp những nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc học tập của các con: Hộp, Giấy , bìa mầu, dạ, bút.
* Về phía nhà trường:
 Ban giám hiệu nhà trường đầu tư rất nhiều nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động của cô và trẻ ở tất cả các lớp, các khối trong nhà trường. Các đồ chơi ngoài trời: Cầu trượt, xích đu. Bóng, vòng, booling hay các đồ chơi tự tạo có giá trị cao: đường hẹp bằng ống tre ghép, xúc sắc làm từ hạt gỗ
III. KẾT LUẬN :
1.Ý nghĩa và những nhận định của người viết sáng kiến:
 Việc sưu tầm- sáng tác trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi mang 1 ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết ,bởi lẽ những trò chơi đó giúp cho trẻ phát triển thể lực ,tố chất ,phản xạ,ngôn ngữ,quan hệ tình cảm xã hộithông qua các trò chơi giúp trẻ yêu quí bảo vệ đồ dùng đồ chơi,gắn kết bạn bè lại với nhau. 
2. Kết luận:
 Trên đây là một số trò chơi tôi sáng tạo ra nhằm phát triển vận động cho trẻ mà tôi đúc kết được trong quá trình dạy học, sáng tạo và đã được đưa vào sử dụng. Các trò chơi tôi đưa ra cho trẻ hoạt động được ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá rất cao, luôn luôn được trẻ mong mỏi, chờ đợi để được trải nghiệm, được chơi và thể hiện mình trong đó. Qua các trò chơi tôi đều nhìn thấy trên gương mặt trẻ những nụ cười rạng rỡ. 
 Trong mỗi trò chơi đều đem đến cho trẻ bao điều thú vị. Trẻ được thể hiện tài năng sáng tạo của mình thông qua các trò chơi trong hoạt động ngoài trời hay các hoạt động chơi theo ý thích, chơi trong các góc chơi. Trẻ được rèn luyện các kỹ năng qua các vận động cơ bản. Trẻ còn được kích thích sự hứng thú trong các bài tập thể dục sáng để có một sức khỏe tốt sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của một ngày mới.
 Các bài tập trò chơi đã thực sự lôi cuốn hấp dẫn trẻ, để ngày ngày trẻ mong đợi được đến lớp và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động. Trẻ cảm thấy rằng mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.
3. Bài học kinh nghiệm:
 Muốn có được kết quả trong việc sưu tầm – sáng tác một số trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ ( 24-36) tháng tuổi tích cực tham gia vào hoat động giáo dục thể chất ,trong quá trình thực hiện tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của các trò chơi đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ
 Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung của trò chơi khi dạy trẻ
 Luôn tạo không khí vui tươi , thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động chơi tập
 Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển cho trẻ
 Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện trò chơi nhiều
 Tích cực cho trẻ làm quen với các đồ chơi phát triển thể chất ngoài trời và trên phòng thể chất.
4. Kiến nghị - đề xuất : 
 Tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn bồi dưỡng kĩ năng tổ chức trò chơi vận động và trò chơi dân gian để các giáo viên có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm
 Bổ sung thêm cơ sở vật chất thì mới kích thích sự hấp dẫn của trẻ khi tham gia các trò chơi
 Giáo viên thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động, nhất là hiện nay theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Khó khăn lớn nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của việc thực hiện chương trình giáo dục với sự hạn chế trong năng lực sư phạm của giáo viên .mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn năng động, tích cực tìm tòi, sáng tạo ra nhiều trò chơi trẻ với những lượng thời gian quá ít ỏi dành cho việc tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ( hàng ngày mỗi giáo viên phải trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 9 đến 10 tiếng lao động ở trường, không còn thời gian dành cho việc nghiên cứu sưu tầm sáng tácnhư những giáo viên ở các cấp học khác. 
Trên đây là một vài chia sẻ của bản thân về SKKN đúc rút ra trong quá trình làm việc. Rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ của các đồng nghiệp cấp lãnh đạo.
Xin trân trọng cảm ơn

File đính kèm:

  • docgiaoducnhatre_ĐaoThiBang_mntuoihoa.doc..doc
Sáng Kiến Liên Quan