Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm non Quang Trung

Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, chuẩn bị cho trẻ khả năng học tập tốt, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. Một số chính sách phát triển chung của Giáo dục mầm non là “ Nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẫm mỹ.”, đồng thời tiến hành từng bước đổi mới chương trình giáo dục mầm non cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, nhằm hình thành cho trẻ những năng lực chung, về tình cảm xã hội, nhận thức và năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng với môi trường, đặc biệt hình thành, bồi dưỡng ở trẻ những tình cảm, phẩm chất và năng lực của con người biết lao động tích cực sáng tạo.

 Trong số các hoạt động của trẻ trong trường mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạt động thể hiện rất rõ các đặc điểm sự phát triển tâm lý, sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ . Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ. Với sự phong phú của các thể loại như vẽ, nặn, chắp ghép, xếp, dán , hoạt động tạo hình giúp cho trẻ mầm non không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Khả năng thể hiện tính truyền cảm của đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục trong tranh, trong sản phẩm tạo hình của trẻ được phát triển theo từng lứa tuổi. Lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 tháng chỉ thể hiện bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên trẻ cũng đã có khả năng liên tưởng, liên hệ giữa các dấu hiệu của đối tượng. Trẻ đã có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm bằng cách sử dụng một số chấm, vạch, đường nét khác nhau bổ sung vào các hình do người lớn vẽ sẵn hoặc do trẻ tình cờ trẻ tạo nên trước đó. Đối với lớp nhà trẻ 24 –36 tháng thì hoạt động với đồ vật là hoạt động mang tính chủ đạo. Chính những hoạt động này tạo nên sự biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ làm cho các hoạt động khác nhau mang một màu sắc riêng của nó. Trong trường mầm non HĐVĐV luôn cósự hướng dẫn, tổchức của cô giáo. trẻ được học tập và tiếp thu tri thức dưới hình thức chơi màhọc –học mà chơi.

 

docx22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm non Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản hay cất giữ.
+ Dễ cầm (phù hợp với tay cầm của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm các giác quan.
+ Dễ sửa chữa.
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên liệu.
Ví dụ1:Vỏ hộp sữa chua tôi có thể tạo ra những các con vật ngộ nghĩnh, cái ghế, cái cốc trông rất sinh động.
Ví dụ 2:Sưu tầm những hình ảnh hoa, quả, đồ vật, con vật từ những quyển sách , báo cũ. Tôi cắt lấy những hình ảnh đó ra và cho trẻ dán thành mâm ngũ quả ngày tết, giỏ hoa tặng mẹ, dán vào giấy rồi đóng thành sách cho vào góc sách truyện...vv.
Hình ảnh: Một số sản phẩm của trẻ làm từ nguyên vật liệu phế liệu
Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng, với sự hướng dẫn của người lớn trẻ có thể tự cầm được sáp màu vẽ các nét nghuệch ngoạc lên giấy, di màu vào các hình đơn giản, nhận biết màu sắc hay sử dụng đất nặn để nặn một số đồ vật, hoa quả Các kỹ năng tạo hình đơn giản trẻ đã có thể thực hiện một cách dễ dàng nếu như được người lớn hay qua trường lớp được cô giáo hướng dẫn và rèn luyện. Tuy nhiên, 100% trẻ lớp tôi đều là lần đầu tới lớp, hầu như trẻ chưa được tiếp xúc hoặc đã được tiếp xúc nhưng lại chưa biết cách sử dụng đúng cách các nguyên vật liệu tạo hình. Do đó tôi đã tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình( đất nặn, hồ dán, đất nặn, sáp màu, vỏ hộp sữa chua, băng dính xốpvv. Muốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động đó, tôi đã làm tốt công tác chuẩn bị, từ tranh ảnh, vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng trẻ cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Trẻ sẽ được hoạt động theo nhóm nhỏ hay trong các giờ hoạt động góc. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quá trình hình thành tình cảm thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra trẻ sẽ được tiếp xúc, biết tác dụng và cách sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình. Từ đó tôi sẽ hình thành các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ.
* Hoạt động cho trẻ làm quen với giấy và sáp màu:
Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu lên giấy theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Dần dần, khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang). Khi trẻ tham gia hoạt động này sẽ giúp:
- Trẻ biết giấy dùng để vẽ, sáp màu dùng để tô,
- Trẻ nhận biết 3 màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng. 
- Trẻ biết tô ngang hoặc dọc kín tờ giấy.
- Từ đó trẻ có kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế.
- Phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ
* Hoạt động chơi với đất nặn và làm quen với một số cách nặn đơn giản:
Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy tôi rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm: lăn dọc (tay phải úp lên viên đất lăn đi lăn lại nhịp nhàng theo chiều dọc tạo thành hình giống cái bút, con giun, cái xúc xích); xoay tròn (tay phải úp lên viên đất từ trái qua phải tạo thành hòn bi, quả cam, chùm quảvv); phối hợp các thao tác lăn dọc, xoay tròn ấn dẹt tạo thành các sản phẩm như cái bánh, cánh hoavv. Khi trẻ tham gia hoạt động này sẽ giúp:
- Phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ và tái tạo lại hình ảnh mà trẻ đã được trải nhiệm qua thực tế thành các sản phẩm tạo hình. 
- Trẻ biết đất dùng để nặn các đồ vật, hoa quả, hình thù
- Thông qua các thao tác nặn rèn tính khéo léo, sự kiên trì và sự phối hợp tay, mắt để trẻ hoàn thành sản phẩm.
Hình ảnh:Các bé đang chơi với đất nặn
Các bé sử dụng băng dính xốp để dán các khối gỗ và kết hợp với kỹ năng xếp cạnh để tạo thành đoàn tàu hỏa, nhà
* Cho trẻ làm quen với băng dính xốp và những khối gỗ
Đầu tiên, tôi cho trẻ biết được tác dụng của băng dính xốp, tiếp đến là cách tạo hình với các khối gỗ. Tôi hướng dẫn trẻ bóc hai mặt của băng dính xốp để dán các khối gỗ vào nhau tạo thành ngôi nhà, đoàn tàuvv. Từ đó trẻ có thêm kỹ năng xếp chồng, xếp cạnhvv
* Làm quen với xé và dán:
- Hướng dẫn trẻ xé, tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp: Xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ. Từ những mảnh giấy trẻ xé được tôi hướng dẫn trẻ dán thành cành cây, mái tóc
- Hướng dẫn trẻ dán, tôi cũng hướng dẫn trẻ cách dán từ dễ đến khó: chấm hồ vào vết chấm tròn và đặt hình vào vết chấm hồ (dán cây xanh, dán những quả bóng tròn); đặt hình khít vào các nét chấm mờ (dán quả, dán hình con gà, dán dây hình tròn); dán chồng (làm bông hoa)
Hình ảnh Các bé đang dán chùm bóng bay
3.3. Biện pháp thứ ba:Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực phát triển khả năng tạo hình của trẻ
+Tạo môi trường hoạt động thuận lợi đó là tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh lớp, các biểu tượng phong phú về đối tượng trước khi tham gia tạo hình. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ. Do đó tôi cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan để lĩnh hội. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, hỏi, tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. Tôi cho trẻ được tiếp xúc như được ngắm nghía qua tranh ảnh, đĩa video về các con vật, quan sát hiện tượng thời tiết hay trẻ được quan sát, sờ trực tiếp các loại hoa, quảvv. Trong quá trình cung cấp tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng và chung. Từ những hình ảnh thật của đối tượng tôi giúp trẻ quy ra thành những hình khối cơ bản, nét vẽ đơn giản. 
Ví dụ2: Tập vẽ mưa
Trẻ đã được quan sát trời mưa nên trẻ biết đặc trưng của trời mưa (mưa nhỏ thì ít hạt mưa, mưa to thì nhiều hạt mưa) đặc điểm của những giọt mưa. Tôi gợi ý giúp trẻ quy hình ảnh những giọt mưa thành các nét vẽ đơn giản: nét xiên, nét thẳng. Vẽ nhiều nét xiên, nét thẳng sẽ tạo thành bức tranh trời mưa. Từ đó khi trẻ tập vẽ mưa, trẻ sẽ biết nếu vẽ càng nhiều nét xiên hay nét thẳng thì trời mưa càng to.
Hình ảnh: Trẻ đang vẽ mưa
Ngoài ra tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được tự thể hiện, tôi luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật. Tôi tăng cường các câu hỏi gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau vào hoạt động tạo hình. Tôi động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò. Tôi hạn chế tổ chức những giờ tạo hình tiết theo mẫu. Nếu đề tài nào bắt buộc phải làm theo mẫu thì tôi cũng không lạm dụng sản phẩm mẫu. Trong khi làm mẫu, tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về sản phẩm mình làm. Động viên khuyến khích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện. Tôi vừa làm vừa gợi ý trẻ làm thế nào, bắt đầu từ đâu, sử dụng cái gì để dán, bóc băng dính thế nào, chấm hồ ra saovv 
Ví dụ: Đề tài “Dán ngôi nhà”
Tôi cũng cho trẻ được linh hoạt hơn, tích cực hơn trong khi quan sát cô dán mẫu. Tôi gợi ý hỏi trẻ: Các con ơi! muốn dán được hình ngôi nhà cô cần có những hình gì? Dùng ngón tay nào để chấm hồ? 
Hình ảnh các bé đang làm bài “Dán ngôi nhà”
Ví dụ: Đề tài: “Làm cái cốc” tôi sẽ vừa làm vừa gợi ý làm cái cốc cần những nguyên vật liệu gì, dùng cái gì để dán quai cốc, bóc băng dính như thế nàovv
Sau khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích thú khi tham gia hoạt động tạo hình. Trẻ được trải nghiệm nhiều qua thực tế. Trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình không chỉ riêng một đối tượng mà cả nhiều đối tượng khác. Chính vì vậy mà khả năng tái tạo lại những hình ảnh mà trẻ đã được trải nghiệm được nâng lên rõ rệt. Khả năng tập trung chú ý, khả năng sáng tạo, xúc cảm thẩm mỹ, sự tưởng tượng của trẻ ngày càng trở nên phong phú.
3.4. Biện pháp thứ tư: Rèn trẻ kỹ năng tạo hình trong các hoạt động:
Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn hiểu biết, thì khả năng lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những đề tài tạo hình sáng tạo. Mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì. Khả năng tạo hình của trẻ 24 - 36 tháng tuổi rất hạn chế. Do đó các đề tài tạo hình dành cho lứa tuổi này yêu cầu trẻ dễ thực hiện, các thao tác tạo hình phải đơn giản, gây hứng thú cho trẻ. Tuy nhiên những đề tài tạo hình dành cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng thường đơn điệu, đôi khi dập khuôn khiến trẻ dễ nhàm chán và không có hứng thú dẫn đến kỹ năng cũng như khả năng tạo hình của trẻ luôn bị hạn chế. Mọi người thường nghĩ rằng trẻ nhà trẻ chỉ biết di màu, chấm hồ và đặt hình vào vết chấm hồ theo những mẫu sẵn đơn điệu rồi vẽ các nét nghuệch ngoạc lên giấy. Có ít ai nghĩ rằng những hoạt động như làm đồ chơi, làm hoa, cắm hoa , tô tượng mà trẻ nhà trẻ có thể làm được. Tại sao không, khi chúng ta không thử cho trẻ được làm. Tại sao không, khi chúng ta không để khả năng sáng tạo tiểm ẩn của trẻ nhà trẻ được bộc lộ. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, khi xây dựng phiến chế chương trình nhà trẻ 24 - 36 tháng, ngoài các đề tài sẵn có trong vở “Bé tập taoh hình” và một số đề tài được gợi ý trong chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ, tôi đã xây dựng thêm một một số đề tài tạo hình sáng tạo phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ nhà trẻ. Trẻ sẽ được trải nghiệm và được tiếp xúc với nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
Đề tài 1: “ Tô tượng” 
* Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách tô tượng.
-Biết tên những bức tượng trẻ tô.
	2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng sử dụng bút lông và màu nước tô những bức tượng trẻ thích.
- Rèn luyện phát triển ngôn ngữ , ghi nhớ, tư duy cho trẻ
	3. Thái độ
- Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời các cô .
- Trẻ hứng thú trong giờ học, biết chú ý lên cô.
* Chuẩn bị:
-Màu nước các màu.
- Bút lông.
- Tượng cho trẻ tô.
- Khăn lau tay
Hình ảnh: Các bé đang tô tượng
Hình ảnh: Sản phẩm những chiếc bánh đặc sắc nhất 
Đề tài 4: “Làm bánh ” ( Chủ đề: Mẹ và những người thân trong gia đình)
* Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách nặn và trang trí những chiếc bánh bằng đất nặn.
2. Kỹ năng
- Trẻ có một số kỹ năng nặn : lăn dọc, xoay tròn và ấn dẹt.
- Rèn khả năng quan sát, tính cẩn thận cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ giữ gìn vệ sinh trong khi thực hiện.
- Trẻ biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình.
* Chuẩn bị
- Giỏ đựng một số loại bánh.
- Đất nặn màu xanh, đỏ, vàng
- Khay đựng các nguyên vật liệu, khăn lau tay
- Bảng nặn đủ cho cô và trẻ.
- Nhạc nhẹ
Đề tài 5: “trang trí lọ hoa ” (Chủ đề: Mẹ và những người thân trong gia đình)
 * Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết lấy hộp sữa trang trí bằng các nguyên liệu khác nhau tạo thành lọ hoa.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng bóc dán, nặn  để trang trí lọ hoa.
- Rèn trẻ khả năng quan sát, chú ý.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ giữ vệ sinh trong khi thực hiện
* Chuẩn bị:
- Hình ảnh lọ hoa thật, lọ hoa mẫu làm bằng vỏ sữa susu đề can màu đất nặn .
- Đề can màu xanh, đỏ, vàng đã cắt dải, chấm tron để trẻ trang trí.
- Bảng con cho trẻ nặn thành dải dài , hình tròn sau đó dán lên hộp.
- Nhạc nhẹ.
Hình ảnh: Các bé đang làm cái cốc
 Đề tài 7: “Nặn mâm quả ngày tết” ( Chủ đề: Ngày tết vui vẻ)
* Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi tên một số loại quả có trong ngày tết.
- Trẻ biết hình dạng các loại quả.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết bóp đất, véo đất, xoay tròn, lăn dọc
- Phát triển khả năng quan sát , chú ý.
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong khi thực hiện.
* Chuẩn bị: 
- 1 đĩa quả thật 
-1 đĩa quả cô lặn mẫu.
-Đất nặn các màu.
-Bảng con.
- Nhạc bài hát: Bé chúc xuân
-Bàn ghế cho trẻ ngồi.
-Đĩa cho trẻ bầy quả. 
+Kết quả : Khi thực hiện các đề tài trên trẻ rất hứng thú và say mê tham gia hoạt động. Kết quả thu được trên trẻ đó là khả năng sáng tạo được phát triển và kỹ năng tạo hình của trẻ cũng được nâng cao. Các sản phẩm của trẻ tạo ra rất mộc mạc, đơn sơ nhưng không kém phần ngộ nghĩnh, đáng yêu và cũng lung linh như các sản phẩm của các bé lớp mẫu giáo. Các sản phẩm được trưng bày tại các góc, làm đồ chơi cho trẻ chơi hay làm những món quà để các bé mang về tặng những người thân trong gia đình của mình.
3.5. Biện pháp thứ năm: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh
-Chụp ảnh hoạt động của trẻ trong ngày.
-Trang trí lớp bằng sản phẩm của trẻ.
-Dùng chính đồ dùng mà trẻ mang đến cho trẻ chơi.
-Cho phụ huynh xem những sản phẩm tạo hình của trẻ mà trẻ làm được trong giờ học
-Khuyến khích các con đi học đều
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đổi mới trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau.
Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn , có cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra.
VD: Với đề tài: “tô màu hoa bé yêu” theo chủ đề thế giới thực vật tôi hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi:-Đây là hoa gì?
-Nó có màu gì? Cánh hoa như thế nào? ...hoa dùng để làm gì ? .... Như vậy với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng hơn. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng.
Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn. 
- Kỹ năng tạo hình và khả năng sáng tạo của trẻ phát triển rất nhanh. 
- Trẻ có các kỹ năng tạo hình đơn giản phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ. - Trẻ được tiếp xúc, biết các thao tác sử dụng và công dụng của rất nhiều nguyên vật liệu tạo hình. 
- Khả năng tập trung chú ý và phối hợp các giác quan được tăng lên rõ rệt. 
- Các sản phẩm của trẻ đẹp, ngộ nghĩnh, được các bậc lãnh đạo đánh giá cao về tính thẩm mỹ và sáng tạo. 
- Một số đề tài tạo hình sáng tạo sau khi thực hiện đã được các lớp khối mẫu giáo học tập, thay đổi sao cho phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo. 
 -Phụ huynh rất bất ngờ về những sản phẩm do các bé tạo nên.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
* Kết quả:
- Qua khảo sát cuối năm học so sánh với đầu năm học:
Nội dung
Khả năng tập trung chú ý
Khả năng di màu
Khả năng xé, dán
Khả năng nặn
Đầu năm học
Số trẻ
6/16
8/16
5/16
4/16
Tỷ lệ %
38
50
31
25
Cuối năm học
Số trẻ
24/27
25/27
22/27
20/27
Tỷ lệ %
89
93
81
74
*Bài học kinh nghiệm:
 	Muốn có được kết quả trong việc phát triển thẩm mỹ nói chung và tạo hình nói riêng cho trẻ nhà trẻ trong qua quá trình thực hiện tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 	Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của tạo hình với việc phát triển toàn diện cho trẻ, vì thế tôi không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, suy nghĩ và tim tòi để làm ra các sản phẩm đẹp từ những nguyên liệu dễ tìm kiếm có khi từ những phế liệu bỏ đi.
 	Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung của bài dạy.
 	Luôn tạo không khí vui tươi , thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, v tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp tích cực tham gia hoạt động.
 	Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển tạo hình cho trẻ.
 	Tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát, giúp trẻ củng cố hình thành biểu tượng ban đầu về cái đẹp. 
	Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, năng lực của trẻ, cần linh hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động tạo hình cho phù hợp.
III. KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người trồng thì nó sẽ lớn nhanh và ra những quả ngọt bổ ích. Trong suốt một năm ứng dụng các biện pháp trên, lớp Nhà trẻ do tôi phụ trách đã thu được những kết quả rất tốt. Kỹ năng tạo hình và khả năng sáng tạo của trẻ phát triển rất nhanh. Đặc biệt tôi thật sự bất ngờ khi được tận mắt nhìn thấy các sản phẩm của bé làm ra. Các hoạt động được tổ chức, trẻ tham gia một cách rất hứng thú. Còn vui hơn nữa khi một số đề tài được các cô giáo tham gia thi giáo viên giỏi được khen ngợi và đánh giá cao về tính sáng tạo và kỹ năng của trẻ.. Còn các bậc phụ huynh thấy con mình rất thích tới lớp, về nhà còn khoe với bố mẹ rằng: “Hôm nay con được cô giáo dạy làm hoa, làm con lợn... rất đep”. Hạnh phúc nào bằng khi chính tay các bố, các mẹ được nhận một số sản phẩm do chính tay con mình làm ra để tặng cho bố, mẹ. Nhìn những gương mặt hạnh phúc của các bậc phụ huynh khi kể về khả năng tạo hình, sự say mê của các con làm các sản phẩm tạo hình của các con khiến tôi thật sự vui sướng và nhận thấy những việc mình làm rất có ích góp phần giúp các con phát triển một cách toàn diện. Có được kết quả như vậy chính là nhờ sự nỗ lực của bản thân, kết hợp với các đồng nghiệp và đặc biệt là BGH Trường Mầm non Thị trấn Trâu Quỳ cùng với tổ chuyên môn luôn đi sát cùng tôi góp ý những đề tài và hình thức lên tiết sao cho phù hợp với khả năng sáng tạo và kỹ năng tạo hình của trẻ
Từ phương pháp giảng dạy qua những hành động và việc làm cụ thể tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
- Là người giáo viên mầm non ngoài trình độ chuyện môn vững vàng ra, cô giáo cần phải kiên trì không nóng vội trước kết quả của trẻ tạo ra. Cô giáo với vốn kiến thức đã được học, kỹ năng sư phạm được trau dồi phải là người dẫn dắt trẻ đi từng bước bằng cả tấm lòng nhiệt tình và sự yêu nghề của mình. 
- Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- Giáo viên phải biết khen ngợi kịp thời những sản phẩm trẻ tạo ra và tôn trọng ý tưởng của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
- Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều
- Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, ham học hỏi, luôn tìm tòi sáng tạo.
2. Kiến nghị
Tôi xin đề xuất đến phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm tổ chức cho giáo viên lứa tuổi nhà trẻ trong toàn huyện được tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
Tôi xin khuyến nghị với Nhà trường, trong năm học tới, Nhà trường chỉ đạo, cho triển khai các biện pháp đến tất cả các lứa tuổi không chỉ riêng ở Nhà trẻ. Giáo viên có thể áp dụng và thay đổi sao cho phù hợp với từng lứa tuổi... Tôi nghĩ rằng sự sáng tạo, lòng kiên trì của chúng ta sẽ góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Tôi hy vọng đề tài này có thể ít nhiều góp phần cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý để từ đó giúp chúng ta rèn kỹ năng tạo hình và phát triển khả năng tạo hình cho một cách dễ dàng, hiệu quả và tích cực nhất.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_kha_nang_t.docx
Sáng Kiến Liên Quan