Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu về truyền thống giáo dục, khoa bảng huyện Diễn Châu thời phong kiến trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người

và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta. Do lịch sử là những sự

kiện hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, cho nên con người không thể quan sát

trực tiếp các sự kiện, hiện tượng đó. Bởi vậy việc nhận thức phải dựa vào nhiều

nguồn sử liệu (tư liệu lịch sử) khác nhau. Qua thực tế giảng dạy và trong phạm vi

của đề tài để giải thích một cách dễ hiểu nhất thì tư liệu lịch sử là những di tích của

quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định. Đó là các sự kiện,

tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu về quá trình lịch sử đang

học. Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng

hay bấy nhiêu. Thiết nghĩ, trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo

hình ảnh quá khứ chính là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú,

không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể, chân thực thì dù có vận dụng phương

pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn. Đúng

như nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của

nhà sử học, không có nó ta không thể là nhà sử học. Không có nguồn tư liệu thì

lịch sử không thể được viết ra "không có cái gì có thể thay thế tư liệu - không có

chúng thì không có lịch sử".

Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những

sắc thái đặc thù riêng. Địa phương là một bộ phận cấu thành đất nước. Địa phương

- đó là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Cũng có thể

hiểu “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có

ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu

vực Tây Bắc, Việt Bắc.Hay nói theo cách đơn giản: tất cả những gì không phải là

của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Từ nhận thức như

vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã,

huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch

sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp.Xét về

yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung

của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử

chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương cũng rất đa dạng, phong phú

cả về nội dung và thể loại.

Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri

thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc,

chính lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa5

phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện

tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí

không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên,

những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của

địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt

khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả

thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi

con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc sống, những vị trí

không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con

người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong

hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thầy của cuộc sống”. Chính vì lẽ

đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử

địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn

của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và

rộng lớn hơn là lịch sử thế giới.

pdf83 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu về truyền thống giáo dục, khoa bảng huyện Diễn Châu thời phong kiến trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn 
Châu. Đó là các trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 3, THPT Diễn 
Châu 5 và thu được những kết quả tích cực. 
 - Đối với giáo viên: Đề tài đã cung cấp cho các đồng nghiệp những nguồn tư 
liệu quí giá về truyền thống giáo dục khoa bảng trên địa bàn huyện Diễn Châu một 
cách có hệ thống. Trên cơ sở nguồn tư liệu quan trọng này các giáo viên có thể 
khai thác vận dụng vào bài dạy của mình, làm cho bài học trở nên sinh động cuốn 
hút hơn trước. Từ đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp giảng 
dạy, bồi dưỡng sự say mê với công việc. 
- Đối với học sinh: Việc được tiếp cận nguồn tư liệu về truyền thống giáo 
dục khoa bảng sẽ giúp các em nắm vững hơn kiến thức về giáo dục khoa cử ở bộ 
môn lịch sử lớp 10, phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - chương 
trình cơ bản và kiến thức bổ trợ cần thiết. Từ đó các em hiểu sâu sắc hơn những 
đóng góp của các thế hệ cha ông trên quê hương mình trong sự nghiệp giáo dục 
khoa bảng thời phong kiến. Học sinh đã có thể nắm và hiểu rõ về các nhà khoa 
bảng ở huyện Diễn Châu. Có kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp một sự 
kiện hoặc một vấn đề lịch sử, biết vận dụng kiến thức cũ để hiểu kiến thức 
mớiTrên cơ sở đó tạo ra sự hứng thú học tập bộ môn đối với các em 
1.2. Một số kinh nghiệm được rút ra sau khi sử dụng tư liệu truyền thống giáo 
dục khoa bảng trong dạy học. 
 Sử dụng tư liệu truyền thống giáo dục khoa bảng trong dạy học giúp giờ học 
trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều 
đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử, dễ dàng đưa kiến thức bộ môn đến với người 
học. Tuy vậy, theo tôi phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
 67 
 Thứ nhất: Tư liệu truyền thống giáo dục khoa bảng phải đảm bảo có giá trị 
giáo dưỡng, giáo dục, là một bức tranh sinh động về quá trình lịch sử đang học và 
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 
 Thứ hai: Tư liệu lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng phải phù hợp 
với đặc thù của từng kiểu bài, từng mục và từng phần. 
 Thứ ba: Cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù 
hợp, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, ngắn gọn, súc tích, mang tính hệ thống và loogic 
cao. 
 Thứ tư: Cần biết tạo điểm nhấn đối với mỗi tư liệu để làm sáng tỏ quá trình 
lịch sử cần đạt. Không phải tất cả tư liệu đưa ra đều đọc hết gây sự mệt mỏi và 
nhàm chán cho học sinh. 
 Thứ năm: Sử dụng tư liệu truyền thống giáo dục khoa bảng như một kênh 
thông tin để kích thích sự tìm tòi, tư duy khai thác và sáng tạo của học sinh. 
 Nói tóm lại, việc sử dụng tư liệu lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng 
là một trong những cách mà giáo viên vận dụng để nhằm đạt kết quả cuối cùng là 
hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn 
trong trường phổ thông. 
2. Kết luận: 
 Căn cứ vào phân phối chương trình môn lịch sử ở trường THPT của Sở GD 
& ĐT Nghệ An, căn cứ vào những yêu cầu cấp thiết của việc sử dụng tư liệu về 
truyền thống giáo dục khoa bảng vào dạy học, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút 
ra một số kết luận sau: 
- Nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng 
của địa phương trong dạy học ở nhà trường THPT là quán triệt nguyên lí giáo dục 
của Đảng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử nói chung 
- Nội dung của lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng ở mỗi địa phương 
rất phong phú, đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu nắm vững để có kế hoạch tổ chức 
và hướng dẫn học sinh cùng tham gia. Công việc này vừa mang tính giáo dục vừa 
có ý nghĩa xã hội và khoa học. 
- Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng 
địa phương vào giảng dạy ở nhà trường THPT thể hiện đầy đủ những yêu cầu của 
việc dạy học lịch sử nói chung, nhưng cũng có những đặc điểm riêng.Vì vậy, phải 
đảm bảo tính khoa học của tài liệu. Phải lựa chọn được những tài liệu lịch sử về 
truyền thống giáo dục khoa bảng cơ bản điển hình, phải xác định được mối quan hệ 
với khoa bảng của cả dân tộc và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đồng 
 68 
thời cần có kế hoạch và ý thức sử dụng tài liệu lịch sử về truyền thống giáo dục 
khoa bảng địa phương một cách thường xuyên, có hệ thống, có mục đích, góp phần 
thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ môn. 
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi tập trung giải quyết vấn đề về 
việc sử dụng tư liệu lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng địa phương trong 
dạy học lịch sử dân tộc. Vì thế trước hết phải đảm bảo thực hiện chương trình quy 
định, mặt khác phải được tổ chức và tiến hành một cách linh hoạt nhằm thực hiện 
những nhiệm vụ của bộ môn. Việc lựa chọn nội dung và hình thức dạy học phải 
thỏa mãn các điều kiện: Theo nội dung chương trình quy định, khả năng của giáo 
viên, trình độ và tâm lý nhận thức của học sinh, điều kiện cụ thể của địa phương và 
nhà trường. Về phương pháp dạy học phải tuân thủ những nguyên tắc của việc dạy 
học lịch sử nói chung nhưng cần chú ý đặc biệt đến phương pháp trình bày miệng, 
trao đổi đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan... Thực hiện nguyên tắc dạy học 
nhằm phát triển, phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động nhận thức của học sinh. 
Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn các em tham gia xây dựng, lĩnh hội nội dung bài 
học với các biện pháp: Ra bài tập thực hành, tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo 
luận, tận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề và nguyên tắc dạy học liên môn... 
Chú ý nâng cao dần chất lượng hoàn thành bài tập cho các em. 
- Kết quả nghiên cứu đề tài của chúng tôi góp phần làm phong phú thêm nội 
dung và phương pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Diễn Châu. Có 
thể vận dụng để giảng dạy trong những giờ học lịch sử dân tộc, cũng có thể dạy 
những tiết lịch sử địa phương cho các lớp, khối tùy vào sự linh động của giáo viên. 
3. Kiến nghị: 
- Giáo viên bộ môn lịch sử ở trường THPT cần không ngừng rèn luyện, trao 
đổi chuyên môn nghiệp vụ nói chung và lịch sử về truyền thống giáo dục khoa 
bảng nói riêng để đáp ứng yêu cầu và thực hiện có hiệu quả việc dạy học – giáo 
dục lịch sử địa phương cho học sinh. 
- Hiện nay, việc sử dụng tư liệu lịch sử về truyền tthống giáo dục khoa bảng ở 
trường THPT vẫn giữ vị trí, ý nghĩa quan trọng của nó. Tuy nhiên đề tài sáng kiến 
của chúng tôi không thể giải quyết trọn vẹn được các vấn đề, cũng như đáp ứng tất 
cả yêu cầu của giáo viên bộ môn lịch sử ở trường THPT trên địa bàn Diễn Châu. 
Nhưng đây cũng là đóng góp không nhỏ của tôi với lòng mong muốn và hi vọng 
việc sử dụng tư liệu lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng trong nhà trường 
THPT Diễn Châu nói riêng, và việc dạy học lịch sử địa phương trong trường THPT 
nói chung được đi vào nề nếp, thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học lịch sử. 
 69 
- Cuối cùng tôi mong rằng đề tài sẽ được vận dụng vào việc giảng dạy Lịch sử 
lớp 10 từ thế kỷ X-XIX chương trình sách giáo khoa Lịch sử - chương trình chuẩn 
tại các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu và trên toàn tỉnh Nghệ An. 
Trong quá trình làm đề tài, bản thân đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh 
khỏi những sai sót. Vậy kính mong các thầy cô giáo, các đồng nghiệp góp ý kiến 
bổ sung để đề tài đạt kết quả cao hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Diễn Châu,ngày 30 tháng 03 năm 2019 
Người thực hiện đề tài 
 Nguyễn Thị Vân Anh 
 70 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Diễn Châu – Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản 
Việt Nam huyện Diễn Châu 1930 – 2005, NXB lao động – Xã hội, 2005 
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2002 - 2007), Phân phối chương trình môn lịch sử 
phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục 
3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2002 – 2007), Bộ sách giáo khoa trung học phổ 
thông từ lớp 6 – 12. Nhà xuất bản giáo dục 
4. Huyện ủy – HĐND – UBND Huyện Diễn Châu, Diễn Châu kể chuyện 1380 
năm. Nhà xuất bản Nghệ An 
5. Ngô Đức Thọ - Các nhà khoa bảng Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1993 
6. Nguyễn Lương Bích (1963), Mấy ý kiến về công tác nghiên cứu lịch sử địa 
phương. Tạp chí nghiên cứu lịch sử - Số 48, tháng 3 
7. Huyện ủy – HĐND – UBMTTQ huyện Diễn Châu (2005), 1380 năm Diễn 
Châu (627 - 2007), nhà in báo Nghệ An 
8. Huyện ủy, UBND huyện Diễn Châu (2005), Diễn Châu tự hào nhịp bước 
tiên phong. Sở văn hóa thông tin Nghệ An. 
9. Ninh Viết Giao (2007) Diễn Châu 1380 năm, lịch sử - Văn hóa nhân vật. 
Nhà xuất bản Nghệ An. 
10. Ninh Viết Giao, Trần Hữu Thung (chủ biên)(1995), Diễn Châu, địa chí văn 
hóa và làng xã. NxB Nghệ An, Vinh 
11. PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), Đỗ Hồng Thái (1999), Lịch sử địa 
phương. Nxb Giáo dục. 
12. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên)(1992), Phương pháp dạy học lịch 
sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tái bản có sửa chữa, bổ sung (1998, 1999, 2000). 
13. Đậu Hồng Sâm (2007): Diễn Châu xưa và nay. Nhà xuất bản Lao động và xã 
hội 
14. V.A.Xukhômlinxki (1998), Giáo dục con người chân chính như thế nào?. 
Nxb GD, Hà Nội. 
15. Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên...(1989), Lịch sử địa phương. Nxb Hà 
Nội. 
16. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), 
 71 
Phương pháp dạy học lịch sử, tập II, NXB Đại học sư phạm. 
17. Trần Kim Đôn (2004), Địa lý các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An. 
Nxb Nghệ An 
18. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên Lịch sử 10, NXB Giáo dục, năm 
2006 
19. Bộ Giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
Lịch Sử lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009. 
 72 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Kết quả khảo sát tình hình thực tế dạy học lịch sử địa phương và 
lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng 
(Sơ bộ về kết quả khảo sát thực tế) 
Để nắm và đánh giá được tình hình sử dụng tư liệu lịch sử địa phương và tư 
liệu về truyền thống giáo dục khoa bảng ở trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An, 
từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, tác giả đề tài “Sử dụng tư liệu về 
truyền thống giáo dục, khoa bảng huyện Diễn Châu thời phong kiến trong dạy học 
lịch sử ở trường trung học phổ thông” đã khảo sát 7 trường trên 9 trường trên địa 
bàn huyện Diễn Châu; với ba đối tượng chính là: các nhà quản lý, giáo viên và học 
sinh, Tổng số phiếu là 900 Đối tượng 1: Nhà quản lý: 20 phiếu; đối tượng 2: giáo 
viên: 20; đối tượng 3: học sinh với 860 .Tổng hợp kết quả như sau: 
a) Về thực tế vận dụng tư liệu lịch sử địa phương và tư liệu về khoa bảng: 
- Số trường có sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân 
tộc : 12% 
- Số trường có sử dụng tư liệu về giáo dục khoa bảng huyện Diễn Châu trong dạy 
học lịch sử dân tộc là 8% 
- Số lượng trường lồng tiết học lịch sử Địa phương vào hoạt động ngoại khóa, 
trải nghiệm sáng tạo là 35%; 
- Số trường đưa tư liệu lịch sử địa phương và tư liệu giáo dục khoa bảng vào tham 
gia hội thi là 30%; 
b) Về tài liệu giáo trình lịch sử địa phương: 
 - Số trường có tài liệu học lịch sử địa phương và lịch sử khoa bảng cho học 
sinh: 13 % 
 - Số trường có tài liệu địa phương và tài liệu giáo dục khoa bảng ở dạng tự 
soạn, dạng sách tham khảo: 4% 
c) Về nguyện vọng đưa tư liệu lịch sử địa phương và tư liệu giáo dục khoa 
bảng vào dạy học lịch sử dân tộc, vào hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo 
 - Giáo viên : 87%. 
 - Học sinh: 67,3 %. 
 73 
Phụ lục 2: GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG 
Tiết 33 
LÞch sö ®Þa ph-¬ng 
GIÁO DỤC NGHỆ AN THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ X - XIX) 
III. MỤC TIÊU 
4. Kiến thức: 
- Giúp HS thấy được tình hình giáo dục khoa cử ở Nghệ An trong giai đoạn từ 
TK X đến TK XIX 
- HS biết được những thành tích, những tấm gương tiêu biểu của cư dân Nghệ 
An trên con đường học vấn 
5. Tư tưởng: 
- Học sinh cần phát huy truyền thống học tập của quê hương, noi theo những 
tấm gương hiếu học, từ đó rèn luyện tu dưỡng bản thân, không ngừng cố 
gắng học tập để làm rạng ngời quê hương xứ Nghệ 
6. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự đánh giá 
- Kỹ năng từ thực tế để rút ra bài học cho bản thân 
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Sách lịch sử địa phương, giáo án 
- Một số tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài hoc 
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới thời kỳ nhà Nguyễn 
3. Tổ chức dạy học 
a. Dẫn dắt bài mới: Nghệ An là vùng đất cổ, gắn liền với tiến trình lâu dài 
của lịch sử dân tộc. Nghệ An không chỉ là vùng đất giàu truyền thống yêu 
nước và cách mạng mà còn là nơi có bề dày văn hóa, nhất là truyền thống 
khoa bảng và hiếu học góp phần làm rạng danh lịch sử - văn hóa Việt 
Nam. 
b. Tổ chức dạy học 
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản 
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân 
GV: Yêu cầu HS đọc sách lịch sử địa phương Nghệ An 
và dựa trên cơ sở hiểu biết của mình hãy nêu tình hình 
giáo dục Nghệ An từ TK X đến cuối TK XIV 
HS: trình bày 
GV: Nhận xét, kết luận 
1. Giáo dục Nghệ An từ thế 
kỷ X đến cuối thế kỷ XIV 
- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: 
nhà nước chưa có điều kiện 
chăm lo giáo dục 
- Thời Lý: Giáo dục Nghệ 
 74 
GV: Em hãy cho biết từ TK X đến TK XIV Nghệ An có 
những nho sĩ tiêu biểu nào? 
HS: - Bạch Liêu quê ở Nguyên Xá, huyện Đông Thành, 
nay thuộc Mã Thành, Yên Thành, giành ngôi trại trạng 
nguyên (vị "tổ khai khoa” xứ Nghệ) 
- Ba cha con, ông cháu: Hồ Tông Thốc, Hồ Tông 
Đốn, Hồ Tông Thành quê ở Thọ Thành, Yên 
Thành ngày nay: đậu trạng nguyên 
Hoạt động 2: Cả lớp 
GV: Em hãy cho biết giáo dục Nghệ An từ TK XV đến 
TK XVIII đạt được những thành tích tiêu biểu nào? 
- Thời Lê sơ: Giáo dục Nghệ An khởi sắc 
+ Trường thi Hương Nghệ An ban đầu được xây dựng 
dưới triều vua Lê Thái Tông ở xã Nghĩa Liệt nay xã 
Hưng Lam – Hưng Nguyên 
+ Trong các khoa thi tổ chức ở Minh Kinh sĩ tử xứ Nghệ 
tham gia đông, đỗ đạt cao, trở thành những nhà chính trị, 
quân sự, ngoại giao xuất sắc. 
+ Triều Lê Sơ có 57 người đậu trong 44 khoa thi. Tiêu 
biểu như: Thái Tất Tiên, xã Do Lễ nay thuộc xã Hưng 
Nhân huyện Hưng Nguyên, đậu đệ tam giáp Tiến sĩ, Cao 
Quýnh, người Cao Xá, huyện Đông Thành nay xã Diễn 
Thành, Diễn Châu đậu đệ nhất giáp tiến sĩ, thám hoa, 
làm quan đến đại học sĩ 
- Thời Mạc: giảm sút (tiêu biểu có: Nguyễn Văn Thực 
nay thuộc xã Diễn Liên huyện Diễn Châu, đậu khoa 
1532, Nguyễn Minh Châu ở Nghi Trung, Nghi Lộc) 
- Thời đất nước bị chia cắt: Nghệ An có 37 người đậu đại 
khoa (1554 - 1787), tiêu biểu có hai cha con: Ngô Trí Tri 
và Ngô Trí Hòa, ở Diễn Kỷ, Diễn Châu. 
- Thời vua Quang Trung: mở khoa thi hương ở Nghệ An 
và ban chiếu lập học 
→Từ TK XVI – XVIII, xứ Nghệ đã đào tạo cho chính 
quyền phong kiến một đội ngũ quan lại có đức, có tài, 
giữ những vị trí quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, 
ngoại giao, văn hóagóp phần làm rạng danh lịch sử 
An vẫn chưa được nhà nước 
quan tâm 
- Thời Trần: Có chính sách 
khuyến khích học tập, Nghệ 
An có nhiều sĩ tử đỗ đạt cao 
2, Giáo dục Nghệ An từ thế 
kỷ XV đến thế kỷ XVIII 
- Thời Lê sơ: Giáo dục Nghệ 
An khởi sắc, trở thành một 
trong những trung tâm khoa 
bảng rực rỡ 
- Nhà Mạc: khoa cử Nghệ 
An có giảm sút (chỉ có 2 
trong số 485 tiến sĩ) 
- Thời kỳ đất nước bị chia 
cắt: Nghệ An có 37 người 
đậu đại khoa (1554 - 1787) 
- Thời vua Quang Trung: mở 
khoa thi hương ở Nghệ An 
và ban chiếu lập học 
→Từ TK XVI – XVIII, xứ 
Nghệ đã đào tạo cho chính 
quyền phong kiến một đội 
ngũ quan lại có đức, có tài, 
giữ những vị trí quan trọng 
trong các lĩnh vực chính trị, 
ngoại giao, văn hóagóp 
phần làm rạng danh lịch sử 
dân tộc 
 75 
dân tộc (Trong số 82 bia Văn Miếu ghi danh những 
người đỗ đạt từ năm 1442 đên 1780 thì có 57 bia có tên 
người Nghệ An, Hà Tĩnh) 
Hoạt động 3: Cả lớp 
GV: Dựa vào nội dung trong sách LSĐP em hãy cho 
biết những chính sách của triều Nguyễn đối với giáo 
dục và những chính sách đó đã có tác động như thế 
nào đến giáo dục Nghệ An? 
GV: Em hãy nêu những thành tích tiêu biểu của giáo 
dục Nghệ An thời Nguyễn? Kể tên một số người đỗ đạt 
trong giáo dục khoa cử thời Nguyễn? 
HS: trả lời 
- Một số người đỗ đạt: 
+ Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889) người làng Lương 
Điền nay là xã Diễn Thái, Diễn Châu, đậu cử nhân năm 
1867, tiến sĩ năm 1871, là lãnh tụ phong trào Cần Vương 
+ Cao Xuân Dục (1843 - 1923), người làng Thịnh Mỹ, 
tổng Cao Xá, nay là xã Diễn Thịnh, Diễn Châu, đậu cử 
nhân năm 1876, làm quan đến thượng thư bộ học, là nhà 
giáo dục, nhà sử học xuất sắc 
+ Phan Bội Châu (1867 - 1940), người làng Đan Nhiễm 
xã Nam Hòa, Nam Đàn, đậu Giải nguyên năm 1900, là 
nhà cách mạng tiêu biểu 
+ Nguyễn Sinh Sắc, người làng Sen, nay là làng Kim 
Liên, Nam Đàn. 
3.Giáo dục Nghệ An thế kỉ 
XIX 
- Ngay sau khi thành lập, 
triều Nguyễn đã chăm lo 
giáo dục, khoa cử. Năm 
1807, vua Gia Long cho dời 
trường thi Hương Nghệ An 
về phía đông nam thành 
Nghệ An, xây dựng nhiều 
trường học ở các phủ, huyện 
- Từ năm 1807 – 1918, Nghệ 
An tổ chức 42 khoa thi 
Hương, đậu 802 cử nhân, 
trong đó có 562 người Nghệ 
An, cao nhất so với các trấn 
(tỉnh) khác trong cả nước 
- Trong 39 khoa thi Hội thời 
Nguyễn (1822 - 1919) Nghệ 
An có 91 người đậu trong 
tổng số 558 người 
→ Xứ Nghệ sinh ra nhiều 
bậc danh hiền, góp phần to 
lớn trong công cuộc xây 
dựng và bảo vệ độc lập dân 
tộc 
2. Củng cố 
- Khái quát lại nội dung bài học 
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3 trang 8 Sách LSĐP Nghệ An 
III. Rót kinh nghiÖm: 
 76 
Phụ lục 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT 
Đề ra: Kể tên các vị đại khoa ở Diễn Châu. Rút ra những đặc điểm nổi 
bật của giáo dục, khoa bảng Diễn Châu thời phong kiến. 
Đáp án: 
1. Các vị đại khoa ở Diễn Châu (4 điểm) 
- Thế kỉ XV: Cao Quýnh đậu Đệ nhất Giáp tiến sĩ, Đệ tam danh (Thám Hoa) 
khoa Ất Mùi, năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đời Lê Thánh Tông 
- Thế kỉ XVI: Cha con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa cùng đỗ Tiến Sĩ (Hoàng 
Giáp) khoa Nhâm Thìn năm Quang Hưng thứ 15 (1592), lúc đó Ngô Trí Tri 56 
tuổi, còn Ngô Trí Hòa 28 tuổi 
- Thế kỉ XIX: Nguyễn Xuân Ôn: đậu Tiến sĩ năm 1871 
2. Đặc điểm nổi bật của giáo dục khoa bảng Diễn Châu thời phong kiến 
(6 điểm) 
- Diễn Châu là huyện có nhiều vùng đất khoa bảng: Nho Lâm, Linh Kiệt, Bút 
Điền, Bút Trận, Văn Hiếu, Xuân Nho, Văn Vật, Văn Tập, Thư PhủTrong đó, 
Nho Lâm là nơi có khoa bảng nhiều nhất ở Diễn Châu với 318 người đỗ đạt và 
đứng thứ 2 ở Nghệ An sau Quỳnh Đôi. 
- Diễn Châu là huyện có nhiều dòng họ khoa bảng: Đấy là họ Ngô ở Lý Trai 
liên tiếp bốn đời đỗ 5 tiến sĩ, họ Đặng ở Nho Lâm ba cha con đỗ đại khoa, hai anh 
em đỗ đồng khoa. Đấy là những dòng họ có nhiều người đỗ đạt cao như họ 
Nguyễn Xuân ở Diễn Thái, họ Cao Xuân ở Diễn Thịnh, họ Trần Huy ở Diễn 
Phong, họ Hoàng ở Diễn Cát... Tiêu biểu nhất trong các dòng họ khoa bảng ở Diễn 
Châu phải kể tới dòng họ Ngô, 5 đời có người đỗ tiến sỹ liên tục và là dòng họ có 
nhiều người đỗ đạt nhất trong các kỳ khoa cử ở Diễn Châu. Theo thống kê, họ Ngô 
ở Nghệ An tính từ thời cụ Ngô Định về sau có đến 18 vị đỗ đạt từ Tam trường trở 
lên, trong đó có 6 vị đỗ Tiến sĩ là Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa, Ngô Sỹ Vinh, Ngô 
Quang Tổ, Ngô Công Trạc và Ngô Hưng Giáo. 
- Diễn Châu có nhiều vị đỗ đại khoa 
1. Cao Quýnh: đậu Đệ nhất Giáp tiến sĩ, Đệ tam danh (Thám Hoa) khoa Ất 
Mùi, năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đời Lê Thánh Tông 
2. Ngô Trí Tri đỗ Tiến Sĩ (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Thìn năm Quang Hưng 
thứ 15 (1592), lúc đó Ngô Trí Tri 56 tuổi, 
 77 
3. Ngô Trí Hòa: đỗ Tiến Sĩ (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Thìn năm Quang Hưng 
thứ 15 (1592), lúc đó Ngô Trí Hòa 28 tuổi 
4. Nguyễn Xuân Ôn: đậu Tiến sĩ năm 1871 
- Diễn Châu có nhiều vị đỗ đầu hai khoa: Song nguyên Cao Quýnh và song 
nguyên Ngô Công Trạc 
Diễn Châu có những vị chỉ đỗ trung khoa nhưng làm quan đến nhất phẩm: 
Nguyễn Trung Mậu và Cao Xuân Dục. 
 78 
Phụ lục 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC NHÂN VẬT, NHÀ THỜ HỌ 
KHOA BẢNG 
Hình 1: Cao xuân Dục 
 79 
Hình 2: Lễ đón nhận Kỷ lục Việt Nam của dòng họ 
Ngô Lý Trai 
 80 
Hình 3: Phan Bội Châu 
 81 
Hình 4: Nhà Thờ họ Cao – Diễn Thành – Diễn Châu – NA 
 82 
Phụ lục 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
TRONG GIỜ HỌC 
 83 

File đính kèm:

  • pdfvideo_44.pdf
Sáng Kiến Liên Quan