Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh minh họa văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn 9

Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại.

 Dạy-học Ngữ văn không chỉ chú trọng dạy cái gì mà dạy như thế nào. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy-học Đọc-hiểu văn bản cũng như dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học.

 Mặc khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy-học. Ở phần Văn bản, sách giáo khoa mới đã đưa vào nhiều tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung trong văn bản. Phương tiện dạy học cũng đã được chú ý đầu tư qua việc cung cấp 1 số tập tranh vẽ minh họa ngoài SGK. Nếu giáo viên dạy văn sử dụng, khai thác triệt để những điều kiện đó chính là vận dụng phương pháp mới vào nội dung dạy- học văn.

 

doc27 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9449 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh minh họa văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột cách linh hoạt, nhuần nhuyễn gây hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu khám phá cái hay ,cái đẹp của tác phẩm văn chương. 
 d.3Học sinh chuẩn bị nội dung trả lời về tranh minh họa (SGK) : 
 Đa số tranh minh họa trong tập tranh có những hình ảnh tương tự như tranh trong sách giáo khoa nhưng được phóng to 55cmx75cm và là tranh màu nên bắt mắt và kích thích sự ham thích của học sinh 
 Vì vậy, ngay từ đầu năm học, khi hướng dẫn cho học sinh soạn bài, giáo viên có thể định hướng nội dung trả lời cho tranh minh họa (ở những văn bản có tranh minh họa ) bằng các câu hỏi sau:
 - Tranh minh họa cho nội dung, chi tiết nào của văn bản?
 - Qua tranh, em cảm nhận được điều gì về văn bản? Vì sao ?
 Trả lời các câu hỏi đó trước khi đến lớp, học sinh đã có những cảm nhận riêng về tác phẩm văn thơ, nhờ đó các em luôn có tâm thế chủ động, sự hào hứng khi giáo viên sử dụng tranh minh họa tương tự trong sách giáo khoa nói riêng và tranh minh họa bất kì nói chung vào việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm. 
 3/ Sử dụng tranh minh họa trong sự linh hoạt sáng tạo của người dạy
 Câu hỏi Đọc - hiểu văn bản trong SGK cũng như nội dung hướng dẫn trong SGV ít có định hướng về việc sử dụng tranh minh họa cho tiến trình dạy - học. Vậy việc sử dụng tranh ảnh tùy thuộc vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của người dạy. 
 Ở văn bản có tranh ảnh, GV cần phát huy tối đa hiệu quả của nó trong các hoạt động dạy - học. Tùy theo từng tranh, GV chọn nội dung, phương pháp dạy - học cho phù hợp. Việc đưa tranh vào phần nào của bài dạy (giới thiệu bài, phân tích văn bản, tổng kết ,luyện tập...) là cả một sự nghiên cứu, cân nhắc, lựa chọn sao cho hợp lý. Nếu đưa vào không đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm chết thời gian của tiết dạy mà không có hiệu quả.
 Văn bản là tác phẩm thơ văn có tính chất họa hoặc có thể khơi gợi ở HS trí tưởng tượng thì nên cho HS tự vẽ tranh theo cảm nhận và tưởng tượng của bản thân như các văn bản:
 - Sang thu (vẽ cảnh mùa thu theo sự quan sát cảm nhận của em)
 - Kiều ở lầu Ngưng Bích (vẽ bốn cảnh quanh lầu Ngưng Bích qua cái nhìn mang tâm trạng buồn của Kiều )
 - Mây và sóng (vẽ cảnh những người sông trên mây, trên sóng ) 
 Theo phương pháp dạy học mới, việc sử dụng các phương tiện dạy học đang được chú ý và phát huy tối đa. Do đó, giáo viên thường sử dụng các loại bảng phụ, băng hình, cacset,... bên cạnh việc sử dụng tranh minh họa. 
 Với số lượng phương tiện dạy học nhiều để phục vụ cho tiết dạy giáo viên cần có sự điều chỉnh sao cho việc sử dụng tranh ảnh không gây cảm giác ôm đồm, quá tải làm chi phối sự tập trung của học sinh vào việc tìm hiểu, khám phá những giá trị cơ bản của tác phẩm. 
 Tranh ảnh chỉ là phương tiện dạy học hỗ trợ. Giáo viên chỉ nên sử dụng khi có điều kiện cần và đủ. Không nhất thiết tiết dạy Văn bản nào cũng phải có tranh sưu tầm, cho học sinh vẽ tranh tưởng tượng,...trong sự kết hợp vói việc sử dụng tranh minh họa. 
 Sử dụng tranh minh họa trên tiết học sẽ tốn thời gian nên phải sử dụng như thế nào cho phù hợp với nội dung bài dạy vừa bám sát mục tiêu bài học vừa phối kết hợp các phương pháp dạy học mới vừa cân đối, hài hòa với các phương tiện dạy học khác và đảm bảo tiết dạy nhẹ nhàng, thoải mái có đủ độ lắng, độ sâu để học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách tốt nhất.
 Vậy sử dụng tranh minh họa trong dạy - học Văn bản đòi hỏi giáo viên chú ý về chất lẫn về lượng trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt sáng tạo. “Nghề giáo là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”(Phạm Văn Đồng”.Với người giáo viên dạy văn phải chăng sự cố gắng, tìm tòi sử dụng tranh minh họa trong dạy - học Văn bản là việc làm có tính chất sáng tạo như thế.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Qua 1 năm được phân công dạy Ngữ văn 9, năm học 2008-2009, với những cố gắng sử dụng tập tranh minh họa văn bản trong việc dạy-học văn bản đã có những hiệu quả nhất định. Học sinh tham gia phát biểu sôi nổi, có chiều hướng ham thích học môn văn hơn. 
 Qua quá trình rèn luyện, trong năm học 2007-2008 và 2008-2009, kết quả về chất lượng môn Ngữ văn ở lớp được phân công dạy có sự tiến bộ như sau:
 Năm học 2007-2008
Năm học 
Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình môn trở lên
HKI : 2007-2008
 840%
HKI : 2007-2008
 870%
Cả năm: 2007-2008
 87%
HKI: 2008-2009
 90%
 Điểm TB môn Ngữ văn đạt 90% TB trở lên (cao hơn so với cùng kì năm trước chuyển biến hơn hẳn so với khảo sát chất lượng đầu năm) 
 VII /. KẾT LUẬN:
 Bài học kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra được từ quá trình nghiên cứu và vận dụng như sau:
 1. Về phía giáo viên:
 Muốn thực hiện đạt yêu cầu trong việc sử dụng tranh minh họa văn bản giáo viên cần:
 - Có những qui định chặt chẽ đối với học sinh về việc học môn văn nói chung và học văn bản nói riêng. 
 - Xây dựng và dần dần rèn cho học sinh phương pháp học tập (cách chuẩn bị bài, cách phát biểu bài, cách thảo luận nhóm), rèn cho học sinh biết cách tìm hiểu tranh ảnh (quan sát, cảm nhận, liên tưởng ...)
- Luôn nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để xây dựng những tiết dạy-học Văn bản sử dụng tranh minh họa một cách hiệu quả.
 - Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để phương án đưa tranh minh họa vào một cách hợp lí nhất.
- Sử dụng tranh ảnh trong sự vận dụng nội dung, phương pháp dạy-học mới một cách phù họp ,linh hoạt, sáng tạo: 
 + Phù hợp với nội dung văn bản, bám sát mục tiêu bài học
 + Phối kết hợp với các phương pháp dạy - học mới 
 + Cân đối, hài hòa với các phương tiện dạy - học khác 
 + Trong điều kiện cần và đủ, chú ý về chất lẫn về lượng 
 2/Về phía học sinh 
 - Đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở, bảng phụ, 
 - Luôn có sự chuẩn bị sọan bài (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) đầy đủ, kĩ lưỡng , tích cực . 
 - Luôn có sự chủ động, tích cực khi GV tổ chức các hoạt động tìm hiểu các tranh minh họa trong phần Đọc - hiểu văn bản trên lớp. 
 III/ Kết luận : 
 Hiện nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong việc dạy học môn Ngữ văn .Người giáo viên có thể dễ dàng tìm thấy tranh minh họa cho bài giảng khi tra cứu vào thư viện tư liệu bài giảng . Song trong thực tế ,việc dạy giáo án điện tử còn chưa thể có điều kiện sử dụng rộng rãi vì trang thiết bị dạy- học còn nhiều thiếu thốn (nhiều trường chưa có máy chiếu). Vì vậy ,việc sử dụng tập tranh minh họa vẫn rất cần thiết.
 Đây là đề tài mang tính chất là vận dụng thực thi một đồ dùng dạy học tự làm .Trong quá trình vận dụng mỗi người sẽ có sự vận dụng linh hoạt sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh với mỗi giờ dạy sao cho đạt hiệu quả nhất .
 Với việc vận dụng nội dung giảng dạy trên giáo viên sẽ phát huy được khả năng tư duy cảm thụ của học sinh qua hình ảnh mang tính chất trực quan có khả năng gợi những cảm xúc thẩm mĩ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức cũng như rèn khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương một cách chủ động, tích cực. Các em hứng thú hơn trong việc học văn .Từ đó ,học sinh cảm thụ sâu hơn về tác phẩm văn chương đồng thời giáo dục cho các em những tư tưởng tình cảm đẹp đối với con người ,cuộc sống
 Tóm lại ,dạy văn là một công việc đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo. Do vậy người dạy văn phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy - học mới để việc tổ chức các hoạt động dạy - học văn bản trở nên phong phú, đa dạng và có chiều sâu.Việc sử dụng tập tranh minh hoạ văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn 9 là một hoạt động mang tính chuyên môn của người giáo viên dạy văn trong quá trình thực thi giảng dạy chương trình thay sách. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Văn bản nói riêng và cho bộ môn Ngữ văn 9 nói chung. 
 VIII/ ĐỀ NGHỊ :
- Đối với giáo viên:
 + Giáo viên dạy cấp tiểu học cần chú ý đến việc sử dụng tranh minh họa cho tiết dạy tập đọc nhằm rèn cho học sinh kĩ năng cảm thụ tác phẳm văn học qua tranh minh họa 
 + Giáo viên dạy Ngữ văn THCS cần có sự đầu tư giảng dạy trong việc sử dụng tranh minh họa (chưa có tranh tự làm thì sử dụng tranh minh họa trong sách giáo khoa) và phải thực hiện thường xuyên đồng bộ từ các lớp 6,7,8 đến lớp 9 .
- Đối với cấp trên : 
 + Tiếp tục phát huy việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về việc sử dụng tranh minh họa để giáo viên được giao lưu, trao đổi,học hỏi .
Đối với Bộ giáo dục: 
 + cung cấp những bộ tranh ảnh (tranh minh họa ,ảnh chân dung các tác giả ,ảnh chụp các hình ảnh có liên quan đến nội dung ... ) phục vụ cho việc dạy -học Văn bản.
 IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO :
 1/ Nguyễn Đắc Diệu Lam -Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (2004-2007)- môn Ngữ văn -NXB Giáo dục –năm 2005
 2/ PGS Vũ Nho-Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học THCS Môn Ngữ văn –năm 2004 
 3/ Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I,II -NXB Giáo dục – năm 2007
 4/ Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập I,II -NXB Giáo dục – năm 2007
 X/ MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I/ Đề tài
1
II/ Đặt vấn đề
1
1. Tầm quan trọng của vấn đề
1
2. Thực trạng liên quan đến vấn đề
1
3. Lí do chọn đề tài
2
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
2
III/ Cơ sở lí luận của đề tài
2
IV/ Cơ sở thực tiễn của vấn đề
3
V/ Nội dung nghiên cứu
4
1. Coi trọng khâu chuẩn bị cho tiết dạy văn bản
4
2. Sử dụng tranh minh họa văn bản 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy-học văn bản
4
a/ Số lượng và nội dung tranh
b/ Sử dụng minh họa phù hợp với các hoạt động dạy-học văn bản
5
b1. Giới thiệu bài mới
5
b2. Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản
6
b3. Hướng dẫn học sinh tổng kết, luyện tập 
9
c/ Sử dụng tranh minh họa kết hợp, vận dụng các phương pháp dạy-học ngữ văn
10
d/ Sử dụng tranh minh họa trong sự chủ động, tích cực của học sinh
13
d1. Học sinh sưu tầm thêm tranh ảnh
13
d2. Học sinh vẽ tranh tưởng tượng
14
d3. Học sinh chuẩn bị nội dung trả lời về tranh minh họa (sgk)
15
3. Sử dụng tranh minh họa trong sự linh hoạt, sáng tạo của người dạy
15
VI/ Kết quả nghiên cứu
16
VII/ Kết luận
16
VIII/ Đề nghị
18
IX/ Tài liệu tham khảo
18
X/ Mục lục
19
*******************
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2008-2009
 I. /Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường : 
 1/Tên đề tài : SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA VĂN BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 9 
 2/ Họ và tên tác giả : 
 3 /Tổ : Ngữ văn
 4/ Nhận xét của chủ tịch về đề tài : 
 a. Ưu điểm : ........................................................................................ ........................ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 
 b. Hạn chế : ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 
 5. Đánh giá ,xếp loại :
 Sau khi thẩm định ,đánh giá đề tài trên , HĐKH Trường : .................................. ...................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..............................................................
 Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH 
 ( Ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu ghi rõ họ tên ) 
..................................................
...............................................
.................................................... 
 II/ Đánh giá xếp loại của HĐKH phòng GD –ĐT .............................................. 
Sau khi thẩm định ,đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD-ĐT ........................................... 
.................thống nhất xếp loại ..................
 Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH 
 ( Ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu ghi rõ họ tên ) 
..................................................
...............................................
.................................................... 
 III/ Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD –ĐT Quảng Nam . 
Sau khi thẩm định ,đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD-ĐT ........................................... 
.................thống nhất xếp loại ..................
 Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH 
 ( Ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu ghi rõ họ tên ) 
..................................................
...............................................
 Mẫu SK3 
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2008 – 2009
-----------------------------------
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Phòng GD & ĐT huyện Phú Ninh
 - Đề tài: SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA VĂN BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 9 
 - Họ và tên tác giả: ...........................................................................................
 - Đơn vị: ...........................................................................................................
 ...........................................................................................................
 - Điểm cụ thể: 
Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1. Tên đề tài 
2. Đặt vấn đề 
1
3. Cơ sở lí luận 
1
4. Cơ sở thực tiễn 
2
5. Nội dung nghiên cứu 
9
6. Kết quả nghiên cứu 
3
7. Kết luận 
1
8. Đề nghị 
9. Phụ lục
1
10. Tài liệu tham khảo 
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại 
1
Thể thức văn bản, chính tả 
1
Tổng cộng
20 đ
 Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
 Người đánh giá, xếp loại đề tài :
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 e/ Giới thiệu cách Sử dụng một số tranh minh hoạ văn bản (chưa được nêu làm dẫn chứng trong các phần trên) 
 e1. Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn 
 * Phần Luyện tập 
 Thảo luận nhóm: 
 GV: Tranh vẽ cảnh gì ? Có những hình ảnh nào đáng chú ý? 
 HS: Cảnh Lục Vân Tiên bị ngã xuống dòng sông và bóng đen của một bàn tay 
 GV:Cảm nhận của em về hình ảnh bàn tay và ý nghĩa của tranh? 
 HS: Đó là bàn tay mang đầy tội ác của Trịnh Hâm. Hình ảnh tội nghiệp của Vân Tiên và sự độc ác của Trịnh Hâm. Cái ác đang hoành hành trong xã hội lúc bấy giờ.
 e2. Đồng chí 
 * Phần Đọc - hiểu văn bản:
 GV: Nếu vẽ tranh minh hoạ cho đoạn thơ cuối em sẽ vẽ cảnh gì? Vì sao?
 HS trả lời tự do
 GV: Bức tranh sau đây có minh họa được cho hình ảnh thơ trong khổ thơ cuối không ? Vì sao ? Nổi bật trên bức tranh đó những hình ảnh nào ? 
 HS :Nổi bật trên bức tranh đó 3 hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng và vầng trăng
 GV: Hình ảnh thơ đầu súng trăng treo gợi cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú? Em có những liên tưởng gì?
 HS tự do trình bày những liên tưởng
 GV: Súng tượng trưng cho cuộc chiến đấu gian khổ.Trăng tượng trưng cho mơ ước về một ngày mai thanh bình. Người chiến sĩ chiến đấu vì tương lai độc lập ,tự do của tổ quốc. 
 Súng tượng trưng cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Trăng tượng trưng cho tình cảm trong sáng của những người lính. Tình đồng chí đồng đội cao đẹp, thiêng liêng nảy nở tỏa sáng từ trong cuộc sống chiến đấu gian nan, cùng “chia nhau cái chết nơi chiến hào”
 Súng và trăng là gần và xa. Người chiến sĩ và người thi sĩ, thực tế và lãng mạng, chất chiến đấu và chất trữ tình... Hai mặt ấy hài hòa, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính.
 Hình ảnh thơ Đầu súng trăng treo là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính cách mạng. 
 e3. Đoàn thuyền đánh cá 
 * Phần đọc hiểu văn bản: 
 - Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
 -> Cảnh thuyền bè nhộn nhịp, người dân chài đang kéo những mẻ cá nặng.
 Tranh có ý nghĩa như thế nào ?
 -> Minh hoạ cho câu thơ : 
 Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng 
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
 ->Thể hiện tinh thần lao động hăng say trong niềm vui cá được mùa. 
GV: Đó chính là vẻ đẹp của những con người lao động cống hiến cho đất nước. 
 e4. Ánh trăng 
 Phần luyện tập
 - Bức tranh vẽ cảnh gì? 
 ->Cảnh thành phố ban đêm: có vầng trăng, những ngôi nhà ở thành phố vào thời điểm điện tắt. 
 Theo em, tranh minh hoạ cho những câu thơ nào? 
 HS trả lời có thể là những đoạn thơ khác nhau giải thich hợp lí là được. Đó các đoạn:
 Từ hồi về thành phố 
 Quen ánh điện cửa gương 
 Vầng trăng đi qua ngõ 
 Như người dưng qua đường
 Thình lình đèn điện tắt
 Phòng buyn-đinh tối om 
 Vội bật tung cửa sổ
 Đột ngột vầng trăng tròn
 Hoặc đoạn:
 Trăng cứ tròn vạnh vạnh 
 Kể chi người vô tình 
 Ánh trăng im phăng phắc 
 Đủ cho ta giật mình 
 Qua tranh ,em khắc sâu trong lòng ý nghĩa gì của bài thơ? 
 -> Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình nhắc nhở chúng ta hãy sống thuỷ chung tình nghĩa.
e5 .Làng 
* Phần Luyện tập:
Bức tranh có hình ảnh gì liên quan đến văn bản? 
-> Ông Hai ở vùng Tản cư ngồi chống cuốc có vẻ trầm ngâm nghĩ ngợi. 
 Từ nhân vật Ông Hai trong văn bản em có thể hình dung ông Hai trong tranh đang nghĩ ngợi điều gì?
 -> Ông nhớ về làng Chợ Dầu, nội tâm ông đang diễn ra cuộc đấu tranh giữ tình yêu lang với tình yêu kháng chiến, về làng là bỏ kháng chiến “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”...
- Qua sự hình dung đó em khắc sâu thêm điều gì về nhân vật?
 -> Tình yêu làng gắn liền với tình yêu kháng chiến, thủy chung với cách mạng, với Cụ Hồ 
 e6. Cố hương 
 - Bức tranh vẽ cảnh gì? 
 ¦ Cha con Nhuận Thổ đến chào nhân vật tôi.
 - Hình ảnh của Nhuận Thổ và đứa con được thể hiện như thế nào trong tranh?
 ¦ Người Nhuận Thổ gầy ốm, khúm núm. Đứa trẻ (Thủy Sinh- con Nhuận Thổ) múp máp, xinh xắn.
 - Tranh giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật Nhuận Thổ? 
 -> Sự tương phảng giữa hai hình ảnh đó cúng chính là sự đối lập giữa hai hình ảnh trứoc và sau hai mươi năm của chính Nhuận Thổ.
 Sự thay đổi của nhân vật về mặt ngoại hình sau hai mươi năm nhằm nói lên tình cảnh điêu đứng cùng khổ của người nông dân trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. 
 e7. Con cò 
 * Phần tổng kết
 Hình ảnh trong bức tranh là gì?
 Em bé ngủ yên, cánh cò quanh nôi.
 Bài thơ nói về tình mẹ, dành cho con tại sao tác giả không vẽ cảnh mẹ ru con mà là cánh cò quanh nôi ?
 Hình ảnh đó khiến em liên tưởng đến câu thơ nào? Vì sao?
 Qua hình con cò trong bài thơ tác giả muốn nói lên ý nghĩa gì?
 ¦ Tình yêu thương, sự nâng đỡ của mẹ dành cho con. Bức tranh cho ta hiểu thêm được giá trị hình tượng con cò trong bài thơ : ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con ngươì 
 e8. Bến quê 
 * Phần Tổng kết
 - Bức tranh vẽ cảnh gì? 
 ¦ Cảnh nhân vật Nhĩ bị bệnh ngồi trên giường nhìn qua bên kia sông.
 - Tranh khiến em liên tưởng đến những cảm nghĩ nào của nhân vật Nhĩ?
 ¦ Nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua ô cửa căn phòng, hiểu rằng mình sắp phải từ giã cõi đời.
 Niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông.
 - Hình ảnh của Nhĩ với những cảm xúc đó gợi cho em khắc sâu ý nghĩa nào của truyện “Bến quê”
 ¦ Ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương. 
 e9. Những ngôi sao xa xôi :
 * Phần Đọc hiểu văn bản 
 Tranh vẽ minh hoạ cho chi tiết nào của văn bản?
 ->“Ba cô gái bị bom vùi luôn – có khi bò lên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười thì hàm răng hoá trên khuôn mặt nhem nhuốc trông như những con quỉ đen”.
 Tại sao tác giả không vẻ 3 cô gái xinh đẹp dễ thương mà vẽ như thế?
 ->Bức tranh với những hình ảnh đó của ba cô gái càng thể hiện sự khủng khiếp ác liệt gian khổ hi sinh của chiến tranh đồng thời thể hiện tinh thần dũng cảm, gan dạ của ba cô gái thanh niên xung phong
 e10 .Rô Bin xơn ngoài đảo hoang
 * Phần Tổng kết 
 - Bức tranh minh hoạ cho nội dung nào của văn bản ?
 - > Hình dáng của Rô-bin –xơn ngoài đảo hoang 
 Qua tranh em hãy mô tả hình dáng của Rô-bin-xơn. Bức tranh đó giúp em hiểu được điều gì về nhân vật?
 ->Cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan của nhân vật . 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan