Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học

Nội dung chương trình hoá THCS đặc biệt là lớp 8 bao gồm hình thành các khái niệm, định luật, . rất trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Như vậy để hình thành những khái niệm hoá học có lẽ hiệu quả nhất là qua nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn. Và hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn . Tuy nhiên, muốn tiến hành được một thí nghiệm nào đó thì phải có sự lựa chọn hoá chất phù hợp. Tại sao vậy? Bởi vì các chất khác nhau mặc dù có thể cùng một loại hợp chất nhưng tính chất hoá học của chúng không giống nhau hoàn toàn.

 Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích, và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, qui tắc, định luật .Trong chương trình hoá học 8,9 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là sử dụng đồng thời các thí nghiệm đối chứng giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn và sâu sắc hơn.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5075 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đều tác dụng với axit hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm 
- Thí nghiệm đối chứng : Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dung dịch BaCl2.
- Học sinh quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích
- Học sinh: không có hiện tượng gì xảy ra ® HCl không tác dụng với dung dịch muối BaCl2.
Giáo viên: ? Rút ra kết luận gì qua 2 thí nghiệm trên?
Kết luận: Muối có thể tác dụng với dung dịch axit sản phẩm là muối mới và axit mới.
Mục 3: Muối tác dụng với muối
· Mục tiêu: Học sinh biết được 2 dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: AgNO3 , NaCl, KNO3 
- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch natri clorua. 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH
- Học sinh nêu hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng là AgCl(không tan)
- Học sinh giải thích: Do dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành chất rắn AgCl 
 AgNO3(dd) + NaCl(dd) AgCl(r) + NaNO3(dd) 
Giáo viên: ? Có phải tất cả các muối đều tác dụng với nhau hay không?
- Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đối chứng
Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dung dịch kali nitrat
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và so sánh đối chiếu với thí nghiệm 1
- Học sinh nhận xét: Không có hiện tượng gì xảy ra
 ® KNO3 không tác dụng với NaCl
Giáo viên: ? Qua hai thí nghiệm trên rút ra kết luận gì?
Kết luận: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới
Mục 4: Muối tác dụng với dung dịch bazơ
· Mục tiêu: Học sinh biết được dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ sản phẩm là muối mới và bazơ mới.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: NaOH, CuSO4 , BaCl2
- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1-2 ml dung dịch NaOH
Giáo viên: ? Hãy quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra?
- Học sinh nêu hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ 
- Học sinh giải thích: Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo thầnh chất rắn màu xanh là Cu(OH)2 
PTHH: CuSO4 (dd) + NaOH(dd) Cu(OH)2(r) + NaSO4(dd) 
Giáo viên: ? Có phải tất cả các muối đều tác dụng với dung dịch bazơ hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm đối chứng
- Thí nghiệm 2: Nhỏ 1-2 giọt dung dịch muối BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.
Giáo viên: Hãy quan sát hiện tượng xảy ra và so sánh với thí nghiệm 1?
- Học sinh nhận xét : Không có hiện tượng gì xảy ra 
® dung dịch muối BaCl2 không tác dụng với dung dịch bazơ NaOH
Giáo viên: ? Rút ra kết lụân gì qua 2 thí nghiệm trên?
Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới.
Những thí nghiệm đối chứng ở chương II: Kim loại
 Tiết 22- Bài 16: Tính chất hoá học của kim loại
 Phần III: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Mục 1,2: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3,phản ứng của Zn với dung dịch CuSO4
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: AgNO3 , CuSO4 , AlCl3 , Zn, Cu
- Thí nghiệm: Chuẩn bị 3 ống nghiệm: ống 1 đựng dung dịch AgNO3.
 ống 2 đựng dung dịch CuSO4
 ống 3 đựng dung dịch AlCl3
Giáo viên tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: Nhúng dây Cu vào ống nghiệm 1
 Nhúng dây Zn vào ống nghiệm 2
- Thí nghiệm đối chứng(tiến hành đồng thời): Nhúng dây Cu vào ống nghiệm 3
- Học sinh quan sát, so sánh hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra (nếu có)
- Học sinh nêu hiện tượng: 
 + ống nghiệm 1: Xuất hiện chất rắn màu bạc bám vào dây Cu, dung dịch có màu xanh lam 
- Học sinh giải thích: Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại Ag và dung dịch màu xanh là Cu(NO3)
PTHH: Cu(r) + 2AgNO3 (dd) Cu(NO3) (dd) + 2Ag(r)
 màu đỏ xanh lam màu xám 
Từ đó học sinh rút ra được: Cu mạnh hơn Ag
+ ống nghiệm 2: Xuất hiện chất rắn đỏ bám vào dây Zn, màu xanh dung dịch nhạt dần
- Học sinh giải thích: Zn đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại Cu màu đỏ và dung dịch là ZnSO4 
PTHH: Zn(r) + CuSO4 (dd) ZnSO4 (dd) + Cu(r)
 xanh lam không màu đỏ
Từ đó học sinh rút ra được: Zn mạnh hơn Cu
+ ống nghiệm 3: Không có hiện tượng gì 
® Cu không đẩy được Al ra khỏi dung dịch muối Þ Cu yếu hơn Al
Giáo viên : ? Qua 3 thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?
Kết luận: Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ K,Na,Ca,Ba...) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới. 
Tiết 23- Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
Phần 1: Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
· Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu rõ dãy hoạt động hoá học.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì hầu như toàn bộ thí nghiệm ở đây đều thực hiện phương pháp thí nghiệm đối chứng.Từ dó học sinh so sánh mức độ hoạt động hoá học của từng cặp 2 kim loại, rút ra kết luận và cách sắp xếp kim loại đứng trước, sau theo từng cặp và cả dãy hoạt động hóa học.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: FeSO4 , CuSO4, AgNO3 , Cu(NO3)2, HCl, dung dịch phenolphtalein, Fe, Cu, Ag, Na
- Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch CuSO4 
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch FeSO4
Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng và viết PTHH ở ống nghiệm 1 
- Học sinh nêu hiện tượng: + ống nghiệm 1: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt.
 + ống nghiệm 2: không có hiện tượng gì
- Học sinh giải thích: Fe đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối tạo ra kim loại Cu màu đỏ còn Cu không đẩy được Fe 
PTHH: Fe(r) + CuSO4 (dd) FeSO4 (dd) + Cu(r)
 màu xanh màu đỏ
 ? Qua 2 thí nghiệm trên em có kết luận gì?
Kết luận: Fe hoạt động mạnh hơn Cu ® xếp Fe đứng trước Cu: Fe,Cu
- Thí nghiệm 2: Cho dây Cu vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch AgNO3
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho dây Ag vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch Cu(NO3)2
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng và viết PTHH xảy ra
- Học sinh nêu hiện tượng: + ống nghiệm 1: có chất rắn màu xám bám vào dây Cu, dung dịch có màu xanh lam
 + ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì
- Học sinh giải thích: Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối tạo ra kim loại Ag màu trắng xám còn Ag không đẩy được Cu. 
PTHH: Cu(r) + 2AgNO3 (dd) Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag(r) 
 màu xanh 
Giáo viên: ? Em có nhận xét gì qua kết quả của 2 ống nghiệm trên?
Kết luận: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag®xếp Cu đứng trước Ag: Cu, Ag
- Thí nghiệm 3: Cho đinh Fe vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch HCl
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho dây Cu vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch HCl
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh nhận xét hiện tượng ở 2 ống nghiệm trên
- Học sinh nêu hiện tượng: 
+ ống nghiệm 1: có sủi bọt khí thoát ra 
+ ống nghiệm 2 : Không có hiện tượng gì
- Học sinh giải thích: Fe đẩy được H ra khỏi dung dịch axit tạo ra khí H2 còn Cu không đẩy được H.® Fe tác dụng với dung dịch HCl 
 ® Cu không tác dụng với HCl
PTHH: Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k)
Giáo viên : ? Rút ra kết luận gì qua kết quả trên?
Kết luận: Fe đứng trước H, Cu đứng sau H ® xếp Fe, H, Cu
- Thí nghiệm 4: Cho mẩu Na vào cốc nước 1 đã nhỏ sẵn vài giọt dung dịch phenolphtalein
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho mẩu Fe vào cốc nước 2 có nhỏ sẵn dung dịch phenolphtalein
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh đối chiếu, nhận xét hiện tượng và viết PTHH 
Học sinh nêu hiện tượng: 
+ ống nghiệm 1: Mẩu Na tan dần, nóng chảy thành giọt tròn, dung dịch có màu đỏ
+ ống nghiệm 2: không có hiện tượng gì
- Học sinh giải thích: Na là kim loại mạnh nên tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ kiềm còn Fe thì không tác dụng được với nước.
 PTHH: 2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)
Giáo viên : ? Rút ra kết luận gì?
Kết luận: Na hoạt động mạnh hơn Fe ® xếp Na đứng trước Fe: Na, Fe
Giáo viên : ?Thông qua kết quả thu được của 4 thí nghiệm trên em hãy sắp xếp các kim loại Fe, Cu, Na, Ag và H thành một dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học?
Học sinh sắp xếp : Na, Fe, H, Cu, Ag
Từ kết quả trên giáo viên thông báo: tương tự các thí nghiệm trên, người ta đã sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học:
 K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb (H) Cu, Ag, Au 
Những thí nghiệm đối chứng ở chương IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Tiết 49- Bài 39 : Benzen
Phần III: Tính chất hoá học
Mục 2: Ben zen có phản ứng thế với brom không?
· Mục tiêu: Học sinh biết được Benzen có phản ứng thế với brom lỏng còn không tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm
- Hoá chất: benzen, dung dịch Brôm
- Thí nghiệm kiểm chứng: Giáo viên giới thiệu thí nghiệm kiểm chứng bằng phương pháp thuyết trình
PTHH: C6H6(l) + Br2(l) C6H5Br(l) + HBr(k)
 đỏ nâu không màu
Học sinh nghe và ghi nhớ: Benzen phản ứng thế với brom lỏng (màu đỏ)
Giáo viên : ? Còn dung dịch brom thì thế nào?
- Thí nghiệm đối chứng: Cho benzen vào dung dịch brom màu vàng da cam 
®Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng và giải thích 
Học sinh nhận xét: Không có hiện tượng gì xảy ra 
® Benzen không làm mất màu dung dịch brom 
Giáo viên : ? Em có nhận xét gì về tính chất của benzen?
®Học sinh rút ra kết luận: Benzen tham gia phản ứng thế với brom lỏng còn không tham gia phản ứng cộng với dung dịch brôm (hay không làm mất màu dung dịch brom) 
Những thí nghiệm đối chứng ở chương V :Dẫn xuất của hidrocacbon. Polime
Tiết 55- Bài 45: Axit axetic. Mối liên hệ giữa etilen,
rượu etylic và axit axetic ( Tiết 1)
Phần III: Tính chất hoá học 
Mục 1: Axit axetic có tính chất của axit không?
· Mục tiêu: Học sinh biết được chính nhóm –COOH đã làm cho phân tử có tính axit
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: quỳ tím, dung dịch phenolphtalein, CH3COOH, NaOH, CuO, Mg, Na2CO3 
-Thí nghiệm kiểm chứng: Cho dung dịch axit axetic lần lượt vào các ống nghiệm đựng các chất: quỳ tím, dung dịch NaOH có sẵn phenolphtalein, CuO, Mg, Na2CO3
® Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra
- Học sinh nêu hiện tượng :
+ ống 1: quỳ tím hoá đỏ
+ ống 2: màu đỏ mất dần 
+ ống 3: chất rắn màu đen tan dần, dung dịch màu xanh xuất hiện
+ ống 4: kim loại Mg tan dần, có sủi bọt khí
+ ống 5: có sủi bọt khí
- Học sinh giải thích: Do CH3COOH có tính axit nên làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước hiđro và muối của axit yếu hơn.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết PTHH: 
+ Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
 CH3COOH(dd) + NaOH(dd) CH3COONa(dd) + H2O(l)
+ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
 2CH3COOH(dd) + CuO(r) (CH3COO)2Cu(dd) + H2O(l) 
+ Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro tạo thành muối và giải phóng H2
 2CH3COOH(dd) + Mg(r) (CH3COO)2Mg (dd) + H2(k)
+ Tác dụng với dung dịch muối ( muối cacbonat)
 2CH3COOH(dd) + Na2CO3 (dd) 2CH3COONa(dd) + CO2(k) + H2O(l)
Kết luận: CH3COOH có tính chất axit.Tuy nhiên axit axetic là một axit yếu 
Giáo viên: ? Rượu etylic có tính chất hoá học của axit giống với axit axetic hay không? Vì sao?
- Thí nghiệm đối chứng: Cho dung dịch rượu etylic lần lượt vào các ống nghiệm đựng các chất: quỳ tím, dung dịch NaOH có sẵn phenolphtalein, CuO, Mg, Na2CO3
Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng: Tất cả các ống nghiệm trên không có hiện tượng gì xảy ra 
Vậy: Rượu Etylic không có tính axit vì không có nhóm –COOH 
Giáo viên: ? Vậy qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
Kết luận: Chính nhóm –COOH làm cho phân tử có tính axit
Từ đó học sinh có thể tổng quát lên : Những hợp chất hữu cơ có dạng RCOOH thì luôn có tính axit Þ nhóm – COOH là nhóm chức của axit hữu cơ
	Trên đây là những tiết học mà khi giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp làm thí nghiệm đối chứng. Để sử dụng phương pháp thí nghiệm đối chứng khi giảng dạy có hiệu quả và đạt được mục tiêu thì cần phải có sự chuẩn bị ở nhà chu đáo, đầy đủ của người giáo viên 
C - Kết quả đạt được khi sử dụng phương pháp 
thí nghiệm đối chứng
 Học sinh yêu thích môn hoá học hơn , học sinh dễ nắm bắt kiến thức , hiểu bài sâu , nhớ kỹ và vận dụng vào thực tế đời sống .. 
 Kết quả các bài kiểm tra đã có tiến bộ khả quan .
 Tỉ lệ học sinh yếu giảm , tỉ lệ HS khá , giỏi tăng .
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng chuyên đề: Tháng 05 năm 2011
* Kết quả học tập:
- Trước khi thực hiện đề tài: 
Tổng số HS
145
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu, 
Kém
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
0
0
16
11,1
57
39,3
72
49,6
- Sau khi thực hiện đề tài:
Tổng số HS
145
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu, 
Kém
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
9
6,2
26
17,9
86
59,3
24
16,6
* Mức độ ưa thích:
- Trước khi thực hiện đề tài:
Câu hỏi
Trả lời
Thích
Không
Sợ
SL TL(%)	 
 SL TL(%)
SL TL(%)
1. Em thấy thế nào khi làm thí nghiệm hoá học có đối chứng?
33
22,8
 77
53,1
35
24,1
2. Em có thích học môn hoá học không?
Rất Thích
Thích
Không thích
 16
11,1
 56
 38,6
73
 50,3
Sau khi thực hiện đề tài:
Câu hỏi
Trả lời
Thích
Không
Sợ
SL TL(%)	 SL TL(%) 
 SL (TL%)
SL TL(%)
1. Em thấy thế nào khi làm thí nghiệm hoá học có đối chứng?
97
66,9
 37
 25,5
11
7.6
2. Em có thích học môn hoá học không?
Rất Thích
Thích
Không thích
 52
35,9
 81
 55,9
12
 8,2
Phần III: Bài học kinh nghiệm
- Chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi lên lớp vì sự thành công của giờ học hay giờ thực hành tùy thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh. 
. Kết hợp logic giữa thí nghiệm với tranh ảnh, phiếu học tập, phương pháp hỏi đáp tìm tòi, công nghệ thông tin ... để tổ chức tốt hơn hoạt động nhận thức cho học sinh, tăng hiệu quả giáo dục. 
- Vận dụng phương pháp thí nghiệm có đối chứng để phát huy tính tích cực là gợi mở cho học sinh suy nghĩ, so sánh, đối chiếu, sáng tạo trong giờ học, nhưng không lạm dụng quá nhiều thí nghiệm trong một giờ, mà phải lựa chọn thí nghiệm phù hợp với đặc trưng của bài. Mỗi bài học chỉ nên tiến hành tối đa 2 thí nghiệm đối chứng.
- Giáo viên cần chú ý tới một số học sinh hiếu động chỉ lo chú ý đến màu sắc của hoá chất, ống nghiệm, hiện tượng thí nghiệm mà không lo giải thích hiện tượng và kết luận thu được sau mỗi thí nghiệm.
- Tiếp tục tiến hành thực nghiệm ở nhiều lớp khác để đề tài có tính thuyết phục cao hơn. 
	Phần IV . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
 Khoa học hoá học góp phần rất tích cực vào việc giải quyết các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy khi nghiên cứu hoá học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu lí thuyết mà phải vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực: học sinh giữ vai trò chủ đạo, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn.
 Ngay từ những buổi đầu khi tiếp xúc với môn hoá học các em đã được nghiên cứu về chất, những quy luật biến đổi chất này thành chất khác thông qua các thí nghiệm đơn giản. thực tiễn cho thấy rằng mọi khái niệm đều xuất phát từ sự trực quan những hiện tượng cụ thể. Trong việc giảng dạy Hoá học ở trường THCS không thể bỏ qua bước đầu, bước quan sát thực nghiệm và so sánh hiện tượng, vì chính nhờ vào bước đó mà ta có thể phát triển tư duy của học sinh. Sau khi quan sát, học sinh so sánh đối chiếu và rút ra được sự giống và khác nhau từ đó hình thành cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá kiến thức.
 Trước những học sinh phong phú về trình độ nhận thức, thì giáo viên luôn phải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy khả năng tư duy, so sánh của học sinh khá giỏi, tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thì những bài thí nghiệm có thí nghệm đối chứng sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, rõ hơn kiến thức của bài học. Để đạt được điều đó, đòi hỏi người thì giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy hoá học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm, tìm ra những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành có hiệu quả.... để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn hoá ở trung học cơ sở.
Với phương pháp thí nghiệm đối chứng tiến hành ở môn Hoá học của chương trình THCS đã giúp tôi tìm ra một phương hướng giảng dạy hợp lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên để đạt được kết qủa tốt thì người GV cần phải có sự linh hoạt và sự vận dụng hợp lý. Bởi vì, bản thân phương pháp này không phải làm mục đích mà chỉ là phương tiện để giúp học sinh rút ra được những tri thức cần thiết. Vì vậy, phương pháp thí nghiệm đối chứng chỉ sử dụng khi cần thiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh, không được quá lạm dụng
 Trên đây là kinh nghịêm mà tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy thông suốt chương trình SGK mới. Tôi rất mong các đồng chí GV góp thêm ý kiến, bổ sung để tôi có được một phương pháp tốt khi dạy môn Hoá học sau này. Và để nó trở thành hành trang trong con đường dạy học của mình.
2/ Kiến nghị:
- Dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng. Trong đó có cả dự phòng và thay thế. Bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sử dụng.
- Đầu tư trang thiết bị thông tin. 
- Khi có thiết bị mới, cần tập huấn cho giáo viên. Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên.
	Nghi Mỹ, ngày 20 tháng 05 năm 2011
	Người thực hiện
	 Trần Thị Oanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 1- Sách giáo khoa- hoá 8, 9	Nxb giáo dục
 2- Sách giáo viên hoá 8, 9 	Nxb giáo dục
 3- Thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông - Trần Quốc Đắc- Nxb GD- 1996
 4- Taøi lieäu daïy-hoïc tích cöïc trong boä moân hoaù hoïc - Nxb ÑHSP Haø Noäi
 5- Saùch thí nghieäm hoaù hoïc ôû tröôøng THCS 	 Nxb giáo dục	
 6 - Phöông phaùp daïy hoaù hoïc 	 Nxb giáo dục	
 7- Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục 	 Trung học phổ thông môn hóa học, NXBGD, Hà Nội.
 8- Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện 	chương trình, SGK lớp 8 môn Hóa học nâng cao, NXBGD, Hà Nội.
 9- Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học, NXBĐHSP, Hà Nội.
 10 - Nguyễn Thị Hoa (2002), Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập hóa học 10, 11 THPT Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ KHGD.
MỤC LỤC 
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 	Trang 01 
II/CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................	Trang 02
1/Vai trò của thí nghiệm có đối chứng	Trang 02
2/Phân loại hệ thống thí nghiệm	Trang 02 
Phần II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 
A/THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 	Trang 03
1/Thuận lợi	Trang 03
2/ Khó khăn	Trang 03
3/ Số liệu thống kê	Trang 03
B/NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁPTHỰC HIỆN ĐỀ TÀI 	Trang 04
1/Thực trạng	Trang 04 
2/Vận dụng thí nghiệm có đối chứng để phát huy tính tích cực của học sinh ...... Trang 05
Các ví dụ cụ thể:
I. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở lớp 8.......................................................Trang 07
II. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở lớp 9......................................................Trang 10
 1. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở chương I.............................................Trang 10
 2. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở chương II...........................................Trang 14
 3. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở chương IV..........................................Trang 16
 4. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở chương VI ........................................Trang 17
C. KẾT QUẢ .........................................................................................Trang 19 
Phần III. B ÀI H ỌC KINH NGHIỆM .......................................Trang 16 
Phần VI.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 	Trang 16 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 	Trang 23
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docSKKN_PP_THI_NGHIEM_DOI_CHUNG.doc
Sáng Kiến Liên Quan