Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương tiện dạy học từ Internet nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh

Nội dung biện pháp

 Bài giảng sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và đầy màu sắc nếu chúng ta biết sử dụng khéo léo, vừa phải nguồn tư liệu như hình ảnh, đoạn phim, flash, phần mềm minh họa thí nghiệm, trò chơi Giáo viên thiết kế bài giảng nên kết hợp sử dụng các phương tiện này vừa cho học sinh sự hứng thú, hấp dẫn khi tiếp thu vừa rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và sử dụng công nghệ thông tin cũng như internet cho bản thân và cho học sinh.

b. Các bước thực hiện

 Bước 1: Tìm kiếm, chọn lọc những hình ảnh, đoạn phim, flash mô phỏng, trò chơi, phù hợp với bài giảng.

 Bước 2: Thiết kế, đưa những tư liệu tìm được vào bài giảng một cách phù hợp.

 Bước 3: Giảng dạy bài đã thiết kế để thấy được hiệu quả.

 Bước 4: Rút kinh nghiệm, chỉnh sửa hoàn chỉnh.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương tiện dạy học từ Internet nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ernet là chưa nhiều.
 Học sinh mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện từ internet.
1.5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
Internet chứa một nguồn thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và hiện đại đối với ai biết cách sử dụng nó.
Bên cạnh là nơi trao đổi thông tin cá nhân, thông tin học tập, mạng internet còn hỗ trợ rất tốt cho các bài giảng trực tuyến, cung cấp các phương tiện như hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, trò chơi hóa học trực tuyến,
Việc học môn Hóa học sẽ trở nên hứng thú, hấp dẫn và đầy màu sắc nếu mỗi giáo viên biết cách khai thác, lựa chọn và sử dụng phù hợp với mỗi bài giảng của mình.
Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin nói chung và kĩ năng internet nói riêng là không thể thiếu đối với người lao động hiện đại. Học sinh trung học đang ở vào độ tuổi cần được hướng dẫn việc tiếp cận internet một cách đúng đắn vì ở lứa tuổi này, nếu học sinh chưa biết chọn lọc sẽ rất dễ lầm đường, lạc lối và tự hủy hoại mình bởi những mối nguy hại từ internet.
Môi trường của internet rộng lớn, mang tính toàn cầu, có thể học tập, khai thác mọi lúc, mọi nơi nếu như có kết nối internet.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Tiến trình thực hiện
Trao đổi với học sinh về mục đích học tập. Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của việc học tập. Bên cạnh đó, tìm hiểu xem học sinh có biết được vai trò của công nghệ thông tin cũng như internet trong việc học tập môn Hóa học hay không.
Sau khi nắm được tình hình học sinh, tôi rút ra được học sinh còn chưa thấy được hết vai trò của các thông tin từ internet ứng dụng vào học tập môn học như thế nào, chủ yếu sử dụng internet để trao đổi thông tin, giải trí,làm mất thời gian các nhân, thậm chí ảnh hưởng lớn đến kết qủa học tập. Kĩ năng sử dụng mạng để tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin còn chưa cao, cần có sự hướng dẫn, định hướng đúng từ giáo viên.
Tiến hành thiết kế các bài giảng có sử dụng nhiều phương tiện từ internet phục vụ cho việc dạy học môn Hóa học. Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, điều tra để biết được việc vận dụng có mang lại hiệu quả hay không.
Cuối cùng rút ra các kết quả đạt được sau khi thực hiện cũng như những khó khăn, hạn chế để làm kinh nghiệm cho bản thân. Tiếp tục tìm tòi, học hỏi áp dụng những biện pháp mới để công tác giảng dạy đạt kết quả cao nhất.
2.2. Thời gian thực hiện
Đầu năm đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm. Khảo sát học sinh.
Tháng 11/2018: Thực hiện phiếu đăng kí sáng kiến, viết đề cương, nội dung chính, tổng hợp kết quả thực hiện.
Tháng 12/2018: Hoàn thành báo cáo sáng kiến và nộp về ban tổ chức.
2.3. Biện pháp tổ chức
Tùy vào nội dung bài giảng, trình độ học sinh mà giáo viên lựa chọn các phương pháp, phương tiện phù hợp. Sau đây là một số biện pháp đề xuất cách sử dụng các phương tiện từ internet.
2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng internet để hỗ trợ bài giảng
a. Nội dung biện pháp
	Bài giảng sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và đầy màu sắc nếu chúng ta biết sử dụng khéo léo, vừa phải nguồn tư liệu như hình ảnh, đoạn phim, flash, phần mềm minh họa thí nghiệm, trò chơi Giáo viên thiết kế bài giảng nên kết hợp sử dụng các phương tiện này vừa cho học sinh sự hứng thú, hấp dẫn khi tiếp thu vừa rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và sử dụng công nghệ thông tin cũng như internet cho bản thân và cho học sinh.
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Tìm kiếm, chọn lọc những hình ảnh, đoạn phim, flash mô phỏng, trò chơi,  phù hợp với bài giảng.
Bước 2: Thiết kế, đưa những tư liệu tìm được vào bài giảng một cách phù hợp.
Bước 3: Giảng dạy bài đã thiết kế để thấy được hiệu quả.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, chỉnh sửa hoàn chỉnh.
c. Một số ví dụ minh họa
Hình ảnh, sơ đồ tư duy, đoạn phim, mô phỏng (flash)
Hình ảnh về phân bón hóa học và ứng dụng 
Cách sử dụng
Dùng cho các bài dạy về phân bón hóa học ở lớp 9 và lớp 11.
Sử dụng ở cuối bài để tóm tắt nội dung bài học, có thể cho học sinh về tìm và trình bày trên lớp dạng sơ đồ tư duy.
Đoạn phim về các vấn đề thực tế (nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, hoặc quy trình sản xuất của chất, ứng dụng trong thực tế,).
Cách sử dụng
Dùng trong giảng dạy các bài về khí cacbon đioxit ở các lớp 9 và lớp 11.
Liên hệ thực tế về vấn đề nóng lên toàn cầu do khí CO2 gây ra. Cho học sinh xem và rút ra những điều học từ đoạn phim, nêu biện pháp giúp hạn chế hiện tượng này. 
Flash mô phỏng được sưu tầm để minh họa dây chuyền sản xuất axit sunfuric
Cách sử dụng
Sử dụng trong dạy học hóa học lớp 10 phần sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
Học sinh được tiếp cận với các quy trình sản xuất mà các em không tận mắt chứng kiến. Qua đoạn flash, giáo viên yêu cầu học sinh tự nêu quy trình gồm các giai đoạn nào và các phản ứng xảy ra.
Giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu và thuyết trình trước lớp.
Trò chơi
Ví dụ 1: Trò chơi “Thành lập phân tử”
Địa chỉ trang web: 
Giao diện
hiđro sunfua
Tác dụng: Trò chơi thích hợp cho học sinh khi mới bắt đầu học hóa học, giúp học sinh thành lập các phân tử mà trò chơi yêu cầu, việc học hóa học trở nên hấp dẫn, bớt khô khan, học sinh hứng thú, tích cực hơn.
Cách sử dụng
Khi được yêu cầu thành lập một phân tử nào đó, học sinh sẽ dùng chuột kéo các nguyên tử hợp thành phân tử đó với số lượng thích hợp. Ví dụ thành lập phân tử hiđrosunfua (H2S), học sinh phải kéo vào ô H, H, S thì kết quả là đúng.
Chia nhóm học sinh thay phiên thực hiện trò chơi, nhóm lập được nhiều phân tử đúng là nhóm chiến thắng.
Ví dụ 2: Trò chơi “Nhóm nguyên tố”
Địa chỉ trang web: 
Kim loại kiềm
Khí hiếm
Giao diện
Tác dụng: thích hợp cho học sinh khối lớp 10 khi học về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nhóm nguyên tố điển hình là kim loại kiềm, halogen, khí hiếm. Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Dùng chuột bắt lấy các nguyên tố và đưa vào cột thích hợp
Cách sử dụng
Có 3 nhóm nguyên tố mà học sinh được giới thiệu là nhóm IA (kim loại kiềm), VIIA (halogen) và VIIIA (khí hiếm). Trò chơi sẽ giúp học sinh ghép nguyên tố với nhóm phù hợp.
Có các mức độ khó khác nhau, giáo viên chia nhóm học sinh, từng nhóm trong thời gian quy định kéo được số lượng nguyên tố đúng nhóm nhiều nhất sẽ thắng. Khi kéo sai nguyên tố vào nhóm sẽ bị trừ. Hệ thống trực tuyến tính điểm và có ngay kết quả trên màn hình.
Ví dụ 3: Trò chơi “Kahoot”
Địa chỉ trang web: https://create.kahoot.it/kahoots/my-kahoots
Giao diện
Giao diện tạo trò chơi của giáo viên
Giao diện màn hình máy tính giáo viên khi chơi trò chơi
Giao diện trên điện thoại của học sinh tham gia
Tác dụng: Giáo viên có thể tạo câu hỏi, bài tập dạng trò chơi cho học sinh tham gia. Trò chơi vừa giúp học sinh củng cố kiến thức, vừa làm không khí sôi động vì học sinh thực hiện qua liên kết bằng phần mềm trên điện thoại thông minh.
Cách sử dụng
Dùng cho các khối lớp khởi động vào bài hoặc củng cố. Ngoài ra còn có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học,
Giáo viên tạo một bộ câu hỏi theo bài, chương, cho học sinh đăng nhập bằng mã pin và chơi. Phần mềm sẽ thống kê kết quả và cho biết người trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất.
Học sinh sẽ sử dụng điện thoại có kết nối mạng để trả lời các câu hỏi.
Phòng thí nghiệm hóa học ảo (ChemLab, Crocodile Chemistry, Virtual Chemistry Lab)
Ví dụ phần mềm Crocodile Chemistry
Có thể tải về máy và cài đặt theo địa chỉ sau
Giao diện làm việc sau khi cài đặt
Tác dụng: Giúp giáo viên sử dụng dạy một số thí nghiệm khó, hóa chất độc hại hoặc trường hạn chế dụng cụ, hóa chất. Học sinh có thể tự tiếp cận và học tập tại nhà để mở rộng kiến thức, tìm hiểu thực nghiệm.
Cách sử dụng
Sử dụng đối với các bài có thí nghiệm khó, sinh ra chất độc hại, nguy hiểm hoặc trường không có đủ hóa chất, dụng cụ.
Phần mềm cho phép thao tác trực tiếp và cho thấy hiện tượng của phản ứng tương tự như giáo viên đang biểu diễn thí nghiệm thật trước lớp. Lắp đặt dụng cụ, chọn hóa chất thực hiện thí nghiệm.
2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng internet thực hiện nhiệm vụ học tập và đánh giá kết quả học tập
a. Nội dung biện pháp
	Biện pháp nhằm đề xuất một cách thực hiện nhiệm vụ khác là qua internet thay cho việc giao nhiệm vụ thông thường qua bản giấy. Cách này hiện nay được sử dung khá nhiều. Giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ và yêu cầu học sinh (hoặc nhóm học sinh) thực hiện và nộp bài làm qua mạng. Giáo viên kiểm tra nội dung, chấm điểm. Một số trang web có thể cho học sinh thực hiện tại lớp và ra kết quả kiểm tra ngay. Trong xu hướng kiểm tra, đánh giá học sinh qua nhiều hình thức khác nhau thì biện pháp này có thể được sử dụng.
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Tìm kiếm trang web có bài tập phù hợp với nội dung giảng dạy.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoặc nhóm học sinh), quy định thời gian nộp bài. Ngoài ra có thể cho làm bài tập tại lớp và giáo viên chấm điểm.
Bước 3: Thu bài làm của học sinh (hoặc nhóm học sinh).
Bước 4: Tổng kết, thông báo kết quả cho học sinh (hoặc nhóm học sinh).
c. Một số ví dụ minh họa
Bài tập trực tuyến
Ví dụ 1: Bài tập “Lập phương trình hóa học”
Địa chỉ trang web: 
Giao diện
Tác dụng: giúp học sinh lập phương trình hóa học của các phản ứng, rất thích hợp với học sinh trung học cơ sở. Sau khi thực hiện mỗi câu, học sinh có thể tự kiểm tra xem là đúng hay sai và làm lại nhiều lần.
Cách sử dụng
Sử dụng cho bài lập phương trình hóa học ở lớp 8.
Đây là trang web trực tuyến nhưng vẫn có thể sử dụng khi không kết nối mạng. Sau khi học phần lập phương trình hóa học, giáo viên cho bài tập, học sinh thực hiện, học sinh sẽ tự kiểm tra kết quả đúng hay sai bằng cách điền hệ số cân bằng lên trang web. Ngoài ra, trang web còn cung cấp phản ứng dạng mô hình phân tử cho học sinh dễ hình dung và hiểu bài hơn.
Giáo viên chấm điểm cho học sinh và học sinh có thể tự chấm điểm trên trang web đó.
Ví dụ 2: Bài tập “Gọi tên Ankan”
Địa chỉ trang web: 
Giao diện
Tác dụng: gọi tên các ankan, đưa ankan vào ô với tên thích hợp và sẽ xuất hiện kết quả đúng hay sai. Hỗ trợ trong phần hóa học hữu cơ với ankan làm nền tảng, nắm được tên gọi ankan sẽ giúp cho việc học các phần sau dễ dàng hơn.
Cách sử dụng
Sử dụng trong phần danh pháp của hóa học hữu cơ lớp 11. 
Học sinh sẽ lên dùng chuột kéo công thức vào vị trí ô có tên gọi thích hợp. Hệ thống sẽ thông báo kết quả đúng hay sai, từ đó giáo viên chấm điểm cho học sinh.
Ví dụ 3: Bài tập trực tuyến
Địa chỉ trang web: 
Giao diện
Tác dụng: giúp học sinh tự luyện tập nhiều dạng bài tập khác nhau tại nhà, khắc sâu và mở rộng kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng.
Cách sử dụng
Sử dụng cho nhiều khối lớp.
Học sinh tự làm bài và chọn đáp án theo thời gian quy định. Hệ thống sẽ thống kê số câu hỏi đúng. Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện tại lớp để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh.
2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng internet giúp học sinh tự học
a. Nội dung biện pháp
	Khả năng tự học của học sinh hiện nay đang là một vấn đề đáng báo động. Việc học ở trường, học thêm làm hạn chế năng lực tự học của học sinh rất nhiều. Sách, vở trở nên nhàm chán, vì thế để khuyến khích học sinh tự học nên có biện pháp hứng thú hơn là sử dụng internet qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. 
	Có rất nhiều nguồn tư liệu hóa học trên internet mà học sinh có thể sử dụng thông qua máy tính, điện thoại. Thời gian tự học sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Tìm kiếm, sử dụng thử một số trang web, phần mềm tự học. Chọn ra một số trang web, phần mềm hay, nội dung phong phú.
Bước 2: Giới thiệu đến học sinh các trang web, phần mềm đó.
Bước 3: Yêu cầu học sinh tự học một số nội dung thông qua trang web, phần mềm.
Bước 4: Giáo viên kiểm tra, giám sát việc tự học của học sinh. Tổng kết, rút ra một số trang web, phần mềm hữu ích.
c. Một số ví dụ minh họa
Một số ứng dụng của môn Hóa học trên điện thoại thông minh
Ví dụ 1: Ứng dụng “Bảng tuần hoàn 2018”
Ứng dụng cung cấp các thông tin như: tên nguyên tố (tiếng La Tinh, tiếng Anh), năm tìm ra, người tìm ra, đặc điểm cấu tạo nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện, số lớp electron, hóa trị,...
Sau khi cài đặt, sử dụng với giao diện dưới đây
Cách sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm và cài đặt phần mềm.
Ứng dụng được tích hợp trên điện thoại thông minh, một vật dụng phổ biến hiện nay với học sinh. Giáo viên có thể giao cho nhóm học sinh báo cáo về nguyên tố hóa học nào đó bằng phần mềm trên. Học sinh tự tìm hiểu và trình bày trước lớp.
Phần mềm cung cấp rất nhiều thông tin về nguyên tố sẽ hấp dẫn học sinh tìm hiểu và học tập.
Ví dụ 2: Ứng dụng “Lập phương trình hóa học”
Ứng dụng lập phương trình hóa học, thích hợp sử dụng cho học sinh cấp trung học cơ sở.
Giao diện sử dụng
Cách sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm và cài đặt phần mềm. Làm ví dụ cho học sinh xem.
Học sinh sẽ tự học bằng cách nhập phương trình hóa học cần cân bằng vào và bấm nút cân bằng. Phần mềm chủ yếu giúp học sinh kiểm tra kết quả khi làm bài ở nhà, tránh việc lạm dụng có kết quả trước khi tự làm bài tập.
Ví dụ 3: Ứng dụng thí nghiệm hóa học “Chemist Free – Virtual Chem Lab”
Nếu học sinh không có điều kiện sử dụng máy tính thì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh học sinh có thể sử dụng ứng dụng này để tự nghiên cứu các thí nghiệm.
Nếu phần mềm phòng thí nghiệm hóa học ảo ở trên là công cụ tốt cho giáo viên sử dụng giảng dạy trên lớp thì ứng dụng thí nghiệm ảo trên điện thoại sẽ là giải pháp tốt cho học sinh tự học ở nhà về các thí nghiệm mà các em chưa tự tay làm.
Khi thực hiện thí nghiệm giao diện như sau
Cách sử dụng 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm và cài đặt phần mềm.
Hướng dẫn học sinh thao tác và thực hiện thí nghiệm trên điện thoại. Giáo viên có thể giao về nhà cho học sinh thực hiện một thí nghiệm nào đó, nêu hiện tượng. Tiết học sau giáo viên kiểm tra việc thực hiện của học sinh.
Một số trang web tự học hóa học
Tự học hiện nay là việc làm rất hiếm có với học sinh. Chính vì thế việc hưỡng dẫn, cung cấp cho học sinh những địa chỉ học tập trực tuyến hay và hiệu quả là nhiệm vụ của giáo viên. Việc này sẽ giúp kết quả học tập của học sinh tiến bộ.
 (
 (diễn đàn của lớp chuyên Hóa-ĐHKHTN khóa 1)
 (diễn đàn khoa Công nghệ Hóa học, ĐHBK TPHCM)
PHẦN 3: KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
3.1. Hiệu quả đạt được
Qua thực hiện sáng kiến, tôi rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Kết quả bước đầu cho thấy một số chuyển biến so với khi chưa áp dụng sáng kiến
3.1.1. Về mặt định tính
Học sinh tập trung chú ý, tích cực trong học tập và tìm hiểu tri thức mới hơn. Việc lơ là, kém tập trung đã giảm rõ rệt.
Bài giảng đạt hiệu quả cao hơn, học sinh tiếp thu nhanh, nhớ bài kĩ làm cho tiết học thành công hơn.
Kết quả học tập bước đầu của học sinh cũng có vài tiến bộ làm nền tảng tốt cho học sinh phấn đấu sau này.
Học sinh thấy được ý nghĩa của việc học tập, biết mình học để làm gì. Học sinh trở nên tự tin hơn vào bản thân của mình, vững vàng, tự lập khi bước ra thế giới bên ngoài.
Bước đầu học sinh thấy được vai trò của internet trong học tập bộ môn Hóa học. Bản thân học sinh có thể tự học, tự tìm hiểu tri thức mới với sự hướng dẫn của giáo viên. Việc trao đổi thông tin về hóa học trở nên đơn giản, dễ thực hiện.
Ngoài ra kĩ năng về sử dụng công nghệ thông tin cũng như internet cũng được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết được không chỉ dùng mạng để chơi, để giải trí mà đó còn là một nguồn tri thức khổng lồ dành cho việc học tập.
Học sinh biết sử dụng có chọn lọc, xác nhận tính tin cậy của thông tin bằng cách sử dụng các trang mạng uy tín, nội dung chọn lọc và tính chính xác cao. So sánh nhiều nguồn để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Bản thân giáo viên cũng thấy được những hiệu quả cũng như những hạn chế gặp được để tự mình khắc phục, hoàn thiện.
3.1.2. Về mặt định lượng
	Nhìn chung các lớp được áp dụng các biện pháp đều có tiến bộ trong học tập, kết quả học tập được nâng cao.
Cụ thể, ở học kì 1 năm học 2018 – 2019, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả học tập của một cặp lớp 10 được chọn trước. Lớp 10A4 dạy áp dụng nhiều phương tiện dạy học từ internet hơn lớp 10A3. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết của 2 lớp qua chương “Nguyên tử” và chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” như sau:
LỚP
DẠY
SỐ HS
ĐIỂM KIỂM TRA CHƯƠNG 1
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
(8 - 10)
(6,5 - 7,9)
(5 – 6,4)
(3,5 – 4,9)
(0 – 3,4)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10A3
44
4
9,1%
8
18,2%
18
40,9%
13
29,5%
1
2,3%
10A4
43
18
41,9%
6
14,0%
11
25,6%
8
18,5%
0
0,0%
LỚP
DẠY
SỐ HS
ĐIỂM KIỂM TRA CHƯƠNG 2
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
(8 - 10)
(6,5 - 7,9)
(5 – 6,4)
(3,5 – 4,9)
(0 – 3,4)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10A3
44
0
0,0%
7
15,9%
12
27,3%
9
20,5%
16
36,3%
10A4
43
10
23,3%
10
23,3%
9
20,9%
4
9,2%
10
23,3%
Bảng số liệu và biểu đồ cho thấy nhìn chung tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp 10A4, lớp được áp dụng nhiều các phương tiện dạy học từ internet cao hơn so với lớp 10A3. Ngoài ra, tỉ lệ học sinh yếu, kém của lớp 10A3 lại cao hơn khá nhiều.
Nội dung chương 1 và chương 2 của hóa học lớp 10 chủ yếu là phần đại cương, lí thuyết khó hiểu, trừu tượng với học sinh. Học sinh khi chuyển từ cấp trung học cơ sở, chủ yếu là ghi nhớ và tái hiện kiến thức sang cách học mới ở trung học phổ thông là tư duy trừu tượng thì việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ minh họa kiến thức sẽ giúp học sinh nắm bài và hiểu bài tốt hơn. Đặc biệt là những cấu trúc học sinh không thể nhìn bằng mắt thường là nguyên tử, cấu tạo nguyên tử.
Tuy biện pháp được áp dụng khá nhiều trong quá trình giảng dạy ở các khối lớp nhưng kết quả chỉ mới được so sánh ở khối lớp 10 và trong phạm vi 2 chương. Mặc dù vậy kết quả cũng cho thấy tác dụng của những biện pháp đề xuất. Chúng tôi sẽ có những cải thiện, rút kinh nghiệm và áp dụng rộng rãi hơn.
3.2. Mức độ ảnh hưởng
Trong giai đoạn giáo dục đang đối mặt với những đổi mới như hiện nay thì việc áo dụng sáng kiến này là vô cùng cần thiết.
Sáng kiến giới thiệu một số biện pháp đa số dễ thực hiện. Không chỉ cho bản thân giáo viên, cho nội bộ trường mà hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước, ở từng trường. Bởi vì đa số thực hiện trong lớp học, trong tiết giảng.
Không chỉ giới hạn trong giáo dục phổ thông mà đây là vấn đề cấp bách và cần thiết cho cả giáo dục đại học và dạy nghề. Điều đó giúp người học tránh sự bỡ ngỡ, không còn khó hòa nhập với đời sống xã hội với sự phát triển của công nghệ như vũ bão. Càng có nhiều kĩ năng mềm học sinh càng có nhiều cơ hội để thành công hơn.
PHẦN 4: KẾT LUẬN
	Từ việc thực hiện cho thấy rõ rằng internet đã thâm nhập và góp phần không nhỏ vào quá trình dạy học hóa học. Với những tiện ích vô cùng lớn lao, những ứng dụng hay và phong phú, mỗi giáo viên, học sinh có thể lựa chọn và sử dụng sao cho hợp lí.
	Điều đáng chú ý ở đây cần được nhắc đến và chú trọng đó là việc định hướng cho học sinh biết cách sử dụng để không phải hứng chịu hậu quả như nguồn thông tin không chính xác, sa đà vào vui chơi, chọn lọc thông tin chưa hợp lí, Điểm cần nhấn mạnh là không phải sử dụng ít hay nhiều, mà sử dụng cho chính xác và phù hợp.
	Muốn định hướng cho học sinh một cách chính xác, khoa học thì bản thân giáo viên cần trang bị những kĩ năng cho mình. Với mỗi hình ảnh, thông tin, bài tập, giới thiệu đến học sinh thì giáo viên phải có sự kiểm tra độ chính xác, sử dụng trước khi dẫn chứng và phải chú ý lựa chọn những nguồn cho thông tin ít sai sót nhất có thể.
	Với mong muốn đào tạo được thế hệ học sinh vừa vững vàng về chuyên môn, kiến thức rộng, vừa đáp ứng các kĩ năng mềm như ngoại ngữ, tin học mà xã hội đang cần thì việc áp dụng, mở rộng sáng kiến là cần thiết. Bản thân sẽ rút ra những kinh nghiệm trong quá trình áp dụng để kịp thời khắc phục, sửa chữa những hạn chế, phát huy các ưu điểm để nội dung ngày càng hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn “Dạy học tích hợp ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học các lớp.
[3] Trần Trung Ninh (2017), Bài giảng Dạy học tích cực với ICT, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[4] Tài liệu, giáo án giảng dạy hóa học. 
[5] Một số trang web
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B2_ch%C6%A1i

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_phuong_tien_day_hoc_tu_int.doc
Sáng Kiến Liên Quan