Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học nhằm giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 11

Ở Phương Tây quan niệm Lịch sử là “Cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đưa ta đến tương lai”. Ở nước ta môn lịch sử cũng được nhà nước và Bộ Giáo Dục quan tâm. Trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về Lịch sử loài người và lịch sử dân tộc

 Việc dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được mục tiêu hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả Thầy cô giáo chúng ta.Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh. Trong các tiết dạy Lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động.

Ví dụ như giáo viên cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc những mẫu chuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến. Qua tiết dạy không đem lại hứng thú cho học sinh, tiết học trở nên khô khan đôi lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện Lịch sử quan trọng.

 Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.

 Trong các tiết dạy giáo viên có thể sử dụng các loại đồ dùng trực quan (hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, máy chiếu ) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh.

 Ngoài các phương pháp trên thì phương pháp sử dụng đến kiến thức các môn học khác ( kiến thức liên môn) như địa, công dân, văn học, vật lí Những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó nếu giáo viên biết vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, sẽ làm phong phú tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn Lịch sử.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học nhằm giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu:
+ Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
- Chính sách cấm đạo và sát đạo của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.
=> Với những tình hình trên, nhân tài vật lực cạn kiệt, rất khó để đương đầu với kẻ thù.
- Khối đại đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, sức mạnh của dân tộc giảm đi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam (Đọc thêm)
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng 
- Quân dân ta thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", gây cho địch nhiều khó khăn.
- Quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
- 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng.
+ Các đội dân binh chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn...
+ Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, đánh chiếm Việt Nam từng bước
 - Quân Pháp ở Việt Nam bị điều sang Trung Quốc, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định.
+ 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng Đại đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công Pháp. 
 Tiết 25 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu việc Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta và nội dung chính của Hiệp ước 1862.
- GV hệ thống lại một số kiến thức về cuộc xâm lược của TD Pháp ở các phần trước. 
- GV hướng dẫn hs xác định trên lược đồ các vị trí Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long (bị Pháp chiếm từ năm 1861 đến đầu năm 1862).
- GV hỏi: Trong cuộc Kháng chiến của nhân miền Đông Nam Kì diễn ra như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét và trích dẫn, lí giải
Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì Nguyễn Trung Trực đã đấu tranh anh dũng qua hai trận đánh: đánh chìm tàu Ét-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) đã làm nứt lòng dân, dạy cho quân Pháp một bài học để đời. Ông đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi qua những câu thơ sau:
Thắng bại chi bàn việc tướng quân
Người chài trụ đá khúc gian truân
Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần
- Giáo viên có thể lấy câu nói của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giặc đem đi hành hình: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì khi hết người Nam đánh Tây” Vừa là ý chí chống giặc của ông cũng đồng thời là ý chí chống giặc của toàn dân Việt Nam không chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Hay giáo viên trích câu tục ngữ Việt Nam : “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
- GV hỏi: Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình nhà Nguyễn qua việc chấp nhận kí Hiệp ước? 
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, nhấn mạnh 
- GV Phân tích vì sao triều đình kí hoà ước
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- GV hỏi: Việc triều đình kí Hiệp ước 1862 đã ảnh hưởng tới phong trào của nhân dân ta như thế nào?
 - HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận:
- GV cho hs theo dõi sgk đọc phần viết về Trương Định, sau đó hỏi: Em đánh giá như thế nào về hành động của Trương Định khi quyết định ở lại cùng nhân dân chiến đấu?
 - HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp sau Hiệp ước 1862 ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về việc thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- GV sử dụng lược đồ giới thiệu về địa thế của ba tỉnh miền Tây Nam Kì. 
- GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của Phan Thanh Giản?
- HS trả lời
- GV nhận xét và trích dẫn, lý giải
Trong khi phong trào chống Pháp diễn ra khắp nơi gây cho Pháp những khó khăn và tổn thất lớn, lẽ ra triều đình nhà Nguyễn nên sát cách với nhân dân để chống Pháp thì triều đình nhà Nguyễn lại lần lược kí với Pháp từ hiệp ước Nhâm Tuất làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ, giáo viên có thể minh họa những câu thơ sau:
 Tan nhà cám nổi câu ly hận
 Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa
 Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ
 Ngậm cười hết nói nổi quan ta
- Giáo viên trích câu nói Gosselin người Pháp nói về tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc:
	“Đứng trước vũ khí của chúng ta, những người An Nam chỉ có một phương sách duy nhất là hi sinh cho sự bảo vệ các quyền tự do của họ. Họ đã bình tĩnh đương đầu cái chết với một sự can đảm tột đỉnh và trong số rất đông những người ngã xuống vì những viên đạn của các đơn vị hành hình hay dưới làn gươm của các tên đao phủ, chúng tôi không bao giờ ghi nhận được một sự yếu đuối nào”.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến ở Gia Định. 
- GV nhấn mạnh tình thế khó khăn mới của cuộc kháng chiến
- GV hướng dẫn hs đọc phần chữ in nhỏ SGK trang 114 để HS ghi nhớ những thủ lĩnh tiêu biểu trong phong trào kháng Pháp ở ba tỉnh miền Tây. Tìm hiểu sâu hơn về hai thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hữu Huân
- GV hỏi: So với giai đoạn trước, cuộc kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì có những đặc điểm gì mới.
- HS trả lời
- GV nhận xét, gợi ý
- GV phân tích lí do khiến phong trào nói chung bị thất bại Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862 (tiếp)
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862
- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà.
- Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861),VĩnhLong(23/3/1862).
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh, đặc biệt khởi nghĩa Trương Định, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
- Triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hoà với Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân
- Nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn quyết tâm kháng chiến tới cùng, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Trương Định chỉ huy.
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Kế hoạch chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì được chúng tiến hành như sau: chiếm Campuchia, cô lập ba tỉnh miền Tây, ép triều đình Huế nhường quyền cai quản và cuối cùng tấn công bằng vũ lực.
- 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản phải nộp thành.
- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục dâng cao, dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, khởi nghĩa vũ trang, liên minh với Campuchia)
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...
 3. Củng cố, luyện tập
 Tiết 24:
 - Tình Nhà Nguyễn trước khi Thục dân Pháp tấn công ....Kinh tế, chính trị, ngoại giao...
 - Quá trình Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định......
 - Tinh thần chống pháp của Triều đình và nhân dân.....
 Tiết 25:
 - Quá trình Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông và 3 tỉnh Miền Tây..
 - Tinh thần chống pháp của Triều đình và nhân dân.....
4. Hướng dẫn học bài
 - Học bài cũ và tìm hiểu trước nội dung bài 20
 PHẦN C. KẾT LUẬN
 I. Kết quả đạt được:
	Sau khi áp dụng phương pháp này vào các tiết dạy bản thân tôi nhận thấy đạt được kết quả khả quan, khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn minh họa cho một sự kiện lịch sử, bài học Lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. 
 Trong dạy học dùng thơ văn giúp cho học sinh có vai trò tích cực, chủ động hơn trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu và toàn diện về một sự kiện Lịch sử, hay nhân vật Lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn.
 Những câu hỏi khắc sâu và giải thích hầu như học sinh đã làm được một cách khá toàn diện.
 Đây là một phương pháp hay dễ áp dụng cho bất cứ một giáo viên nào khi giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam cho cả ba khối 10,11,12.
 Quan trọng hơn giúp cho giờ dạy Lịch sử không còn khô khan như trước, làm cho học sinh ngày càng yêu thích học môn Lịch sử, và kết quả học tập của học sinh sau khi giáo viên áp dụng phương pháp này được nâng lên một cách rỏ rệt cho cả ba đối tượng khá giỏi, trung bình và đặc biệt tỷ lệ hoc sinh yêu không còn . 
Kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy. 
Kết quả HK II:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11t4
33
8
24.2
28
84.8
11t6
35
3
8.5
19
54.2
13
37
11t7
36
1
2.7
15
41.6
20
55.5
 II. Bài học kinh nghiệm:
 Sau khi tôi áp dụng phương pháp này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau.
 Thứ nhất, không phải lúc nào và ở đâu cũng có thư viện đầy đủ tài liệu tham khảo cần thiết. Do vậy, giáo viên không nên ỷ lại vào nhà trường mà trước hết phải tự mình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, trong đó có tài liệu văn học. Giáo viên cần phải tích lũy cho mình một tủ sách cá nhân phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Nếu làm tốt điều này, chẳng những học sinh sẽ kính phục vì tinh thần, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp cao của giáo viên đã mang lại cho các em những giờ học bổ ích, lôi cuốn, hấp dẫn, mà lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp cũng sẽ cảm phục, tin tưởng vì năng lực chuyên môn và sự tha thiết yêu nghề của giáo viên.
 Thứ hai, khai thác triệt để những giá trị Lịch sử được phản ánh trong các tác phẩm văn học. Điều này làm cho chất Lịch sử trong văn học tách hẳn ra, để giáo viên dễ dàng vận dụng vào bài giảng. Tuy nhiên, khi lựa chọn tài liệu văn học phải mang tính điển hình, cụ thể và khoa học. Nếu đã chọn để sử dụng vào bài giảng thì cần xem xét kỹ nguồn gốc xuất xứ và nội dung phản ánh của tác phẩm đó.
Thứ ba, tăng cường sử dụng tài liệu văn học, cũng như các tài liệu tham khảo khác trong dạy học Lịch sử làm cho học nhận thức dễ dàng hơn, hứng thú học tập hơn. Song việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử là cần thiết nhưng không được lạm dụng. Nếu sử dụng quá nhiều loại tài liệu này trong một tiết dạy mà không áp dụng cùng với cácphương pháp dạy học khác thì nhất định sẽ tạo ra sự nhàm chán cho học sinh ; mặt khác, vô tình giáo viên biến giờ học môn Lịch sử thành giờ học môn Ngữ văn. Đây là một vấn đề đáng lưu ý khi sử dụng loại tài liệu này.
Thứ tư, giáo viên sử dụng tài liệu văn học vào trong bài giảng lịch sử không được đi chệch mục đích, yêu cầu của bài giảng. Phải hiểu rằng, tài liệu văn học là công cụ để giúp giáo viên hoàn thành tiết học tốt nhất. Vì thế, nó chỉ mang tính chất minh họa, chứng minh cho những nội dung Lịch sử nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao nhất cho bài giảng. Để làm được điều đó, giáo viên phải biết sử dụng tài liệu văn học cho phù hợp với nội dung, không vì sử dụng tài liệu văn học mà để “cháy giáo án” ảnh hưởng đến chất lượng tiết dạy và xin đặc biệt nhấn mạnh rằng không phải trong bài giảng nào, giáo viên cũng sử dụng tài liệu văn học, nó được dẫn ra khi đảm bảo tính cần thiết và hiệu quả cần đạt.
 Thứ năm, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và sưu tầm các loại tài liệu tham khảo là những tác phẩm văn học cho phù hợp, giúp học sinh chọn, xác định những tác phẩm nào phục vụ cho yêu cầu của dạy học Lịch sử, tránh sử dụng những tác phẩm bịa đặt ảnh hưởng xấu đến nhận thức Lịch sử của học sinh.
	Thứ sáu, giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp nội dung bài dạy.
	Thứ bảy, giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp.. để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
	Thứ tám, giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy.
 Thứ chín, giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện tượng. Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống. Phải giáo dục cho học sinh không vội vã bằng lòng với giải pháp đầu tiên được nêu ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong các bài học, trong sách vở để ứng xử trước những tình huống mới.
	Cuối cùng người giáo viên Lịch sử cần bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học chính xác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú của học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học.
 Phương pháp này rất khả quan, theo bản thân tôi nhận thấy nên áp dụng rộng cho tất cả ba khối 10,11,12 trong dạy học lịch sử ( phần lịch sử Việt Nam) ở trường THPT.
 III. Kết luận:
 Cùng với các tài liệu tham khảo khác, tài liệu văn hoc là một nguồn tài liệu tham khảo vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó vừa là phương tiện để minh họa cho nội dung bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh ; đồng thời, tài liệu văn học cũng được sử dụng với mục đích giao nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá và qua đó, yêu cầu học sinh tìm hiểu và làm việc bước đầu với tài liệu, thực hiện hoạt động học tập nhằm đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học hay của từng bài học. Vì vậy, chúng ta cần có phương pháp sử dụng đúng đắn đối với loại tài liệu quý giá này.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả cao nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã biết để hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong học tập.
	Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình học tập của học sinh trường THPT Trường Chinh, kính mong quí thầy cô đóng góp ý kiến thêm. Tôi chân thành cảm ơn!
 2. Kiến nghị:
 Hiện nay trong nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học tuy vậy đối với môn lịch sử thì đồ dùng còn quá ít, vì vậy muốn đạt kết quả cao trong bộ môn này cần có thêm những yêu cầu sau:
 Cần có đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân dung nhân vật lịch sử.
 Nên có những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử trong và ngoài tỉnh.
 Cung cấp nhiều tư liệu để giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương.
 Cần có phòng học bộ môn riêng, trang bị máy chiếu.
 Trường Chinh, ngày 15 tháng 4 năm 2014
 Người viết
 Lê Văn Sơn 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập lịch sử 11– Nhà xuất bản Giáo dục.
- Tài liệu hội thảo tập huấn : Đổi mới nội dung và phương pháp dạy lịch sử
- Hoạt động dạy học ở trường THPT – Nhà xuất bản Giáo dục.
- Phương pháp dạy học lịch sử của - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Giáo dục học (lý luận dạy học tập II) Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội	
- Đại cương lịch sử Việt Nam (tập II) Nhà xuất bản giáo dục.
- Cuốn Tinh Tuyển Văn học Việt Nam Nhà xuất bản khoa học xã hội
- Tài liệu hội nghị - Bộ giáo dục và đào tạo phục vụ THPT và các tài liệu khác có liên quan.
 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
 MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài: 	Trang 1
II. Phạm vi nghiên cứu: 	Trang 2
III. Phương pháp nghiên cứu: 	Trang 2
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lí luận: 	Trang 4
II. Cơ sở thực tiển	 Trang 5
	1. Thuận lợi 	Trang 5
	2. Khó khăn	Trang 6
	3. Điều tra cụ thể 	Trang 7
III. Giải pháp thực hiện: 	Trang 7
 1. Đối với giáo viên:	 Trang 7
 2. Đối với học sinh: 	Trang 8
 3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử 
 bằng tài liệu văn học :	Trang 9
	a) Sự cần thiết của tài liệu văn học trong giảng dạy và học 
tập lịch sử Việt Nam trong trường phổ thông 	Trang 9
	b) Cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử 
Việt Nam lớp 11 	Trang 11
 c) Minh họa bằng một bài học cụ thể. Trang 18
PHẦN C. KẾT LUẬN:
I. Kết quả đạt được Trang 27 	
II. Bài học kinh nghiệm. Trang 28 III. Kết luận	 Trang 30
IV.Kiến nghị Trang 31
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 Trang 32
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
SÁNG KIẾN
NĂM HỌC: 2013-2014
SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC NHẰM GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TÂP MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11
Họ và tên: Lê Văn Sơn
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực công tác: Giảng dạy môn Lịch sử
Lĩnh vực sáng kiến: Chuyên môn
Trường Chinh, ngày 15tháng4năm 2014

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_Le_Van_Son.doc
Sáng Kiến Liên Quan