Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ, lát cắt địa lý góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh Khối 8, 9

Nội dung sáng kiến:

 Điểm mới của sáng kiến là phân tích ý nghĩa, vai trò của các loại sơ đồ, lát cắt Địa lí thường gặp. Đưa ra các bước khai thác kiến thức từ các loại sơ đồ, lát cắt Địa lí nhằm hình thành một số năng lực chuyên biệt ở người học cũng như phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Khơi dậy niềm đam mê khám phá, sáng tạo. Một mặt giảm bớt tính khô khan, trừu tượng của môn học.

 Sáng kiến có thể áp dụng rộng cho các dạng bài: bài khai thác kiến thức mới, bài ôn tập hoặc khi xây dựng đề kiểm tra. Vận dụng trong các bước lên lớp. Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ, trực quan trong giảng dạy môn Địa lí cũng như một số môn học khác. Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực chuyên biệt như năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, hình vẽ, lát cắt tổng hợp hoặc sơ đồ, năng lực học tập tại thực địa. làm cơ sở cho học sinh học tập chuyên sâu ở các bậc học cao hơn.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ, lát cắt địa lý góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh Khối 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồ thể hiện cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hay giao thông vận tải...
 	Ví dụ: Khi học bài: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo (Địa lí 9) giáo viên đưa ra sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam (hoặc học sinh quan sát trực tiếp sơ đồ trong sách giáo khoa trang 135- Địa lí 9) để học sinh xác định, chỉ rõ giới hạn vùng biển Việt Nam, giới hạn từng vùng cụ thể để học sinh có những hiểu biết cơ bản và ý thức hơn về chủ quyền của vùng biển nước ta. 
 Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
 Đây là bài học khá trừu tượng, học sinh không thể tham quan thực địa mà chỉ có thể hình dung qua lát cắt. Vì vậy khi học sinh quan sát và nhận biết về giới hạn từng bộ phận thì giáo viên phải giới thiệu cho học sinh hiểu về vai trò, ý nghĩa của từng bộ phận trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta.
 Qua sơ đồ học sinh nêu được giới hạn của từng bộ phận thuộc vùng biển Việt Nam, gồm có 5 bộ phận: vùng nội thủy (từ đường cơ sở vào đất liền - đường cơ sở là đường nối liền tất cả các đảo gần bờ nhất), vùng lãnh hải (rộng 12 hải lí), vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở), thềm lục địa. Học sinh sẽ hiểu hơn về ranh giới và chủ quyền biển Việt Nam. Từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức và trách nhiệm muốn bảo bệ chủ quyền vùng biển của nước ta.
 Trường hợp 3: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
Giáo viên đưa ra một sơ đồ cấu trúc chưa hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ.
 	Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (Địa 9). Giáo viên đưa ra sơ đồ để củng cố bằng cách: Kẻ một mạch khái quát rồi yêu cầu học sinh hoàn thành các mạch nhánh thể hiện được các nhân tố theo một chỉnh thể phụ thuộc.
Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
 Học sinh vận dụng kiến thức từ bài học để vẽ tiếp các nhánh và hoàn thành thông tin trong từng mạch nhánh theo chỉnh thể phụ thuộc (sơ đồ trong trường hợp 1)
 	 Hoặc cho học sinh lập sơ đồ cấu trúc thể hiện mối quan hệ giữa tài nguyên biển với sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta....( Địa lí 9)
 Trường hợp 4: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh
 	Sau bài học trên lớp, có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập dùng mũi tên nối các ô của sơ đồ một cách hợp lí thể hiện đặc điểm của một đối tượng địa lí.
VD: Khi dạy xong Tiết 4- Địa lí 9 "Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống", giáo viên giao bài về nhà: 
 - Em có nhận xét gì về chất lượng cuộc sống nước ta hiện nay? (trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành sơ đồ cấu trúc sau)
Nguồn lao động
(năm 2003)
Mặt mạnh
...........................
Hạn chế
...........................
Vấn đề việc làm
................................
Biện pháp
........................
(Giáo viên vẽ sơ đồ cấu trúc, bỏ khuyết một số thông tin để học sinh điền tiếp và vẽ mũi tên thể hiện mối quan hệ trong sơ đồ)
 Trường hợp 5: Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. Để kiểm tra kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu học sinh điền vào ô trống sơ đồ các kiến thức cần thiết.
 Dựa vào nội dung sách giáo khoa, em hãy điền tiếp nội dung thích hợp vào chỗ chấm () của sơ đồ sau:
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
 Vùng biển
+ Nước biển:........
+ Ngư trường:..........
+ Tài nguyên:..........
........
 Đất liền
+ Các loại đất: .......................................... .................................
+ Khí hậu:............
+ Khoáng sản:.....................
........
 Hoặc, cho sẵn các cụm từ, yêu cầu học sinh lập một sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Cho các cụm từ: Than-Quảng Ninh; Nhiệt điện (Phả Lại, Uông Bí); Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Cu Ba...; Xuất khẩu; Xuất than tiêu dùng trong nước
 	Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo mục đích của ngành than tại Quảng Ninh. 
- Yêu cầu sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Than -Quảng Ninh
Nhiệt điện (Phả Lại, Uông Bí) 
Xuất than tiêu dùng trong nước
Xuất khẩu
Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Cu Ba...
 Ngoài ra sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp như: trò chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng tương tự như bài học trên lớp.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 	Qua giảng dạy bộ môn ở khối lớp 8, 9 trong năm học 2014- 2015, tôi thấy đa số học sinh hiểu bài, hào hứng. Nắm chắc các mối liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống, khắc sâu kiến thức, say mê khám phá và có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả như sau:
 Trước khi thực nghiệm: tôi sử dụng sơ đồ, lát cắt chỉ mang tính minh họa, học sinh ghi nhớ máy móc theo hướng giáo viên khai thác kiến thức cho học sinh.
Khối
Lớp
 Sĩ số
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
8A
40
8
20,0
15,0
37,5
15
37,5
2
5,0
0
0
8B
37
0
0
10
27,0
17
45,9
8
21,7
2
5,4
9
9A
36
8
22,2
10
27,8
15
41,7
3
8,3
0
0
9B
33
3
9,1
8
24,2
15
45,4
5
15,2
2
6,1
9C
32
1
3,1
6
18,8
17
53,0
6
18,8
2
6,3
 Sau khi thực nghiệm: tôi sử dụng sơ đồ, lát cắt làm phương tiện trực quan sinh động, học sinh chủ động khám phá những kiến thức địa lí dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên trong những tình huống cụ thể. Tôi nhận thấy đa số học sinh hào hứng, bước đầu hình thành các năng lực chuyên biệt trong học tập bộ môn như năng lực vẽ sơ đồ, phân tích sơ đồ, lát cắt..., kết quả học tập có biểu hiện tích cực, khả quan, tỉ lệ học sinh yếu, kém, học sinh ngồi học thụ động có xu hướng giảm.
 Bảng tổng hợp kết quả:
Khối
Lớp
 Sĩ số
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
8A
40
11
27,5
17
42,5
12
30,0
0
0
0
0
8B
37
4
10,8
13
35,1
14
37,9
5
13,5
1
2,7
9
9A
36
10
27,8
13
36,1
13
36,1
0
0
0
0
9B
33
5
15,2
11
33,3
15
45,4
2
6,1
0
0
9C
32
4
12,5
11
34,4
13
40,6
3
9,4
1
3,1
 	Tuy kết quả còn khiêm tốn song bước đầu đã giảm được tính trừu tượng, khô khan trong bài học, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học địa lí trong nhà trường cũng như việc hình thành các năng lực chuyên biệt cho học sinh khi học tập bộ môn.
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG:
 	Sơ đồ, lát cắt là một công cụ có nhiều tác dụng tích cực trong việc thể hiện các mối liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống. Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần lưu ý phân tích một cách cụ thể.	 Riêng đối với các loại sơ đồ, đặc biệt sơ đồ cấu trúc, sơ đồ lôgic cần đảm bảo tính thẩm mỹ, cân đối khi vẽ. Đặc biệt cần kết hợp sử dụng sơ đồ với lược đồ, bản đồ để học sinh thấy rõ sự phân bố và đặc điểm cụ thể của các sự vật, hiện tượng địa lí trên các vùng lãnh thổ nhất định.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
Qua thực tế dạy học, tôi đã rút được ít nhiều kinh nghiệm cho mình. Trong đó việc sử dụng các loại sơ đồ mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình giảng dạy bộ môn. Giúp cho học sinh nắm vững bài một cách có hệ thống, nắm được các mối liên hệ, tác động qua lại của các đối tượng, hiện tượng địa lí nhất là những đối tượng có tính trừu tượng, không có khả năng tham quan, thực tế.. 
 	Việc đổi mới phương pháp trong dạy học môn Địa lí THCS là cấp thiết nhưng việc áp dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có sử dụng công nghệ hiện đại thì cần đầu tư nghiên cứu để xây dựng và sử dụng được phương pháp sơ đồ. Đây là một đồ dùng, là phương tiện dạy học truyền thống nhưng với xu thế hiện nay sẽ phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tăng cường sử dụng các loại sơ đồ trong quá trình dạy học cũng như rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng phương tiện này một cách tích cực, hiệu quả để hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình dạy và học. Mong rằng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa vào sáng kiến kinh nghiệm này để hoàn thiện hơn.
2/ Khuyến nghị:
 	 Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là phương tiện không thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.
 	Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn Địa lí.
 	 Xin chân thành cám ơn!
 GIÁO ÁN MINH HOẠ
 TIẾT 45 - BÀI 38 (Địa lí 9)
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, 
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí)
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. Phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững.
- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, nguyên nhân, hậu quả của nó.
2. Kỹ năng: xác định vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam.
- Kể tên, xác định vị trí 1 số đảo, quần đảo lớn từ Bắc vào Nam (Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn...).
- Phân tích bản đồ , lược đồ, sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển .
3.Thái độ: có tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo. Sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lí và hiệu quả. Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển - đảo.
- Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, lát cắt, sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bản đồ biển đảo VN. Bản đồ GTVT và du lịch VN, máy chiếu
2. Học sinh: Atlat, tìm hiểu nội dung bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
? Kể tên các loại tài nguyên biển Việt Nam.
? Theo em những loại khoáng sản đó có giá trị cho những ngành kinh tế nào?
- Hs hoàn thành sơ đồ lôgic theo mẫu(quan hệ giữa tài nguyên biển với việc phát triển kinh tế biển)
3. Bài mới(1’)
* Khám phá: - Biển và hải đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia có biển. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia giàu về tài nguyên biển,đảo. Đó cũng là tiền đề nước ta phát triển nhiều ngành kinh tế biển. Để hiểu hơn về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn bài : Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo về tài nguyên môi trường biển đảo.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung chính.
HĐ1: Tìm hiểu khái quát về biển và đảo VN. (10’)
- PP: Vấn đáp, trực quan
- KT: động não
-HT: cá nhân
HS làm việc cá nhân:
HS quan sát(H38.2) Lược đồ một số đảo và quần đảo VN 
? Nhận xét về chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta?
- VN có 28 tỉnh, thành phố giáp biển, chiếm 42% diện tích và 45% dân số của cả nước. Biển có vị trí hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng CNXH, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc cảu nhân dân.
- GV giới thiệu sơ đồ cắt ngang của biển Việt Nam.
- HS quan sát H38.1. sơ đồ cắt ngang vùng biển VN 
? Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Nêu giới hạn từng bộ phận?
- HS xác định trên bản đồ- Gv giới thiệu thêm cho HS hiểu rõ các bộ phận của vùng biển Việt Nam:
- Đường cơ sở: là đường nối tất cả những điểm nhô ra xa bờ và các đảo ven bờ.
- Vùng nội thủy: là vùng nước phía trong đường cơ sỏ.
- Lãnh hải: tính từ đường cơ sở ra 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: tính từ ranh giới lãnh hải ra 12 hải lí tiếp theo.
- Vùng đặc quyền kinh tế: 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa: là phần dưới đáy biển (ở nước ta tính đến độ sâu không quá 100m)
HS quan sát H38.2. Lược đồ một số đảo và quần đảo VN 
? Kể tên các đảo lớn và quần đảo lớn ở nước ta từ Bắc vào Nam?
- QĐ Cô Tô, Thổ Chu, Nam Du, An Thới... với các đảo
- Hai quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa và Trường Sa.
- HS kể theo bản đồ.
? Qua đó em có nhận xét gì về số lượng các đảo và quần đảo nước ta?
? Các đảo ven bờ tập trung nhiều ở tỉnh nào?
- Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
* Hình ảnh vịnh Hạ Long
- Riêng Hạ Long gần 775 đảo tập trung khá dày đặc, các đảo tạo nên một cảnh quan ngoạn mục với nhiều hang động nổi tiếng. Đến đây chungs ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ, hoành tráng cúa đá, mây trời và sóng nước. Hạ long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1994.
? Đảo nào lớn nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào? 
- Đảo Phú Quốc rộng 567km2 – Nằm phía Tây Nam tỉnh Kiên Giang. Phú quốc được mệnh danh là đảo ngọc. Tại đây du khách có thể thỏa mình để lặn, ngắm san hô, xem các khu nuôi trồng thủy sản của ngư dân địa phương, khu nuôi ngọc trai...đặc biệt ở đây có nhà tù Phú Quốc là nơi ghi lại bằng chứng tội ác của bọn thực dân, đế quốc trong thời kì kháng chiến.
? Hai quần đảo lớn nhất thuộc tỉnh nào?
- Hoàng Sa- Đà Nẵng.
- Trường Sa- Khánh Hòa.
? Nêu ý nghĩa của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng.
- HS làm việc cá nhân
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện 1 số cặp trình bày
- GV chuẩn kiến thức.
* Quan sát tranh về Hoàng Sa- Trường Sa- 
- Hoàng Sa cách đất liền 300km về phía Đông gồm hơn 30 đảo, bãi đá ngầm, cồn san hô, bãi cát rải rác lớn nhỏ...là nơi thường xuyên có những cơn bão lớn đi qua. Là quần đảo san hô và cát quý, có triển vọng về khai thác dầu khí.
- Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo đá, cồn cát, bãi đá trải rộng trên 180 nghìn km2. Gió ở đây hầu như không lúc nào ngừng thổi. Trường sa còn có tên gọi “ quần đảo bão tố”lài nguyên biển khá phong phú được coi là “ sân chim khổng lồ”, trữ lượng dầu mỏ khá lớn. Ngoài ra Trường sa còn quan trọng về an ninh quốc phòng trên biển đảo.
- Hình ảnh TQ đường lưỡi bò...TQ đặt giàn khoan, vơ vét cá...
- Hình ảnh VN có bằng chứng công nhận chủ quyền của VN...
* VN đã tìm thấy bản đồ TQ không có chủ quyền của 2 hòn đảo HS và TS- GV giới thiệu cuốn bằng chứng về chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã- do nhà xuất bản giáo dục VN xuất bản.
- Mấy trăm năm trước những người con ưu tú của Vn đã vượt muôn vàn khó khăn gian khổ, đã xả thân nơi biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Nên hôm nay chúng ta không thể quên hình ảnh người lính năm xưa đã ra khơi như những con người cảm tử để bảo vệ 2 quần đảo này, chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp phần bảo vệ TS, HS...
* Hình ảnh đảo Lí Sơn- Đảo (Quảng Ngãi) chuyên canh cây tỏi
- Đảo Lí Sơn có diện tích 9,97km2 chủ yếu phát nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là hành và tỏi. Đặc biệt tỏi Lí Sơn nổi tiễng ngon, chất lượng cao, là nguồn thu nhập chính của người dân ở đảo
? Bên cạnh những tiềm năng phát triển kinh tế thì vùng biển nước ta gặp không ít khó khăn.Vậy khó khăn ở đây là gì?
- Báo lũ, động đất, ô nhiễm môi trường biển..
* Chuyển ý: Với nguồn tài nguyên biển phong phú là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. Để tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế như thế nào ta chuyến sang phần 2. 
HĐ2: Tìm hiểu vấn đề phát triển kinh tế biển. (24’)
- PP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
- KT: động não
-HT: cá nhân/cặp
HS suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ.
* GV: Giới thiệu khái niệm phát triển tổng hợp kinh tế biển và khái niệm phát triển bền vững.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Là khai thác những tài nguyên biển phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm và gây thiệt hại cho các ngành khác.
- Phát triển bền vững: Là phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau, phát triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
? Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành KT biển ở nước ta?
(- S rộng, ấm, nhiều bãi cá, tôm-> hải sản phong phú.
- Nhiều bãi tắm đẹp, vịnh đẹp, di sản thiên nhiên.
- khoáng sản.
- Mặt biển rộng, nhiều vũng sâu, gần đường hàng hải quốc tế.
- Độ mặn lớn....)
? Các đk đó có ý nghĩa gì đối với việc phát triển tổng hợp các ngành KT biển?
- HS làm việc cá nhân
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện 1 số cặp trình bày
- GV chuẩn kiến thức.
 Quan sát H38.3( sgk) - 
?Nước ta có thể phát triển những ngành kinh tế nào?
- 4 ngành
GV: Ta đi tìm hiểu 2 trong 4 ngành trên.
* HS hoạt động nhóm: 6 nhóm (Phiếu học tập) - thời gian thảo luận 5 phút
* HS quan sát BĐ nông, lâm thủy sản VN,
 BĐ Giao thông vận tải và du lịch VN
- Nhóm 1,3,5: Tìm hiểu ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Nhóm 2,4,6: Tìm hiểu ngành du lịch biển - đảo.
* Nội dung thảo luận : 
+ Tiềm năng.
+ Thực trạng
+ Hạn chế
+ Phương hướng phát triển.
* Học sinh thảo luận - phát biểu, bổ sung.
* GV nhận xét, kl theo bảng sau:- máy chiếu
I. Biển và đảo Việt Nam.
1. Vùng biển nước ta.
- Đường bờ biển dài 3260 km
- Vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền KT, thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo.
- Vùng biển ven bờ nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa.
- Ý nghĩa: 
+Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển.
+ Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
+ Có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng, cung cấp hơi nước, điều hoà khí hậu.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển
Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
Du lịch biển - đảo.
Tiềm năng
- Hơn 2000 loài cá (110 loài cá có giá trị), > 100 loài tôm ( 1 số loài có giá trị XK cao)
- Nhiều loài đặc sản
- Tổng trữ lượng hải sản: 4 triệu tấn (95,5% là cá biển)
- Trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho DL, nghỉ dưỡng.
- Nhiều đảo ven bờ phong cảnh kì thú, hấp dẫn.
- Vịnh Hạ Long: DSTN TG.
Thực trạng phát triển
- Khai thác: 1,9 triệu tấn/ năm 
- Vùng biển gần bờ: k/t gần 500 tấn/năm, còn lại là vùng biển xa.
- SL đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép.
- SL đánh bắt xa bờ chỉ =1/5 khả năng cho phép.
- 1 số TT DL đang phát triển nhanh, thu hút khách DL.
- Tập trung khai thác hoạt động tắm biển.
Hạn chế
- KT và nuôi trồng còn nhiều bất hợp lí.
- SL đánh bắt xa bờ còn thấp.
- Trữ lượng hải sản gần bờ cạn kiệt
- Các hoạt động DL biển khác còn ít được khai thác.
- Ô nhiễm môi trường biển - đảo.
Phương hướng
- Ưu tiên phát triển k/t hải sản xa bờ. 
- Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển, ven các đảo.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại CNCB hải sản.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ DL biển.
- Đa dạng hóa các loại hình DL biển.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường biển - đảo.
? Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta có khả năng phát triển các hoạt động du lịch nào nữa?
- Hình ảnh một số hoạt động du lịch biển đã và chuẩn bị khai thác.
- Số liệu doanh thu của ngành du lịch qua một số năm của nước ta.
* Học sinh quan sát: BĐ GTVT và du lịch VN.
? Xác định một số bãi tắm, vườn quốc gia dọc bờ biển?
- Phát triển khu sinh thái biển, du lịch thể thao, lặn biển, du thuyền, lướt ván, bóng chuyền bãi biển...
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập(5’)
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết:(4’)
* Trình bày theo sơ đồ tư duy: GV chỉ định 1 số hs trình bày về:
- Các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Ý nghĩa của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Trò chơi giải ô chữ
2. Hướng dẫn học tập: (1’)
- Học bài, làm bài tập trong sgk và tập bản đồ.
- Đọc trước bài mới: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo ( tiếp )

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_lat_cat_dia_ly_gop_phan.doc
Sáng Kiến Liên Quan