Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực hành trong dạy học Sinh học ở trường THCS trong năm học 2005-2006

Môn sinh học là một học có vị trí quan trọng trong các nhà trường THCS. là một môn khoa học tự nhiên, môn sinh học không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh mà nó còn giúp cho thế giới quan của các em ngày càng được mở rộng. Bởi lẽ thế giới xung quanh ta thật phong phú, đa dạng,muôn hình muôn vẻ. Không những thế, sinh học còn giúp cho các em thêm yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.Đồng thời sinh học còn trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về cơ thể con người, một số bệnh nguy hiểm và cách phòng chống vv.

 Tuy nhiên điều quan trọng là làm thế nào để học sinh hiểu và nắm vững các bài học sinh học? Điều trước tiên giáo viên phải có vốn kiến thức, sự am hiểu sâu rộng về sinh học. Để góp phần tích cực vào thành công của bài sinh học theo hướng đổi mới phương pháp, người giáo viên còn cần phải có phương pháp tổ chức tốt, sự dẫn dắt, gợi mở, hệ thống các câu hỏi logíc, rễ hiểu, hợp lý, học sinh tích cực hoạt động vv.Và điều quan trọng là giáo viên phải sử dụng tốt phương tiện dạy học. Đây là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy hoặc là do giáo viên sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đạt hiệu quả chưa cao, hoặc là do thiết bị đồ dùng còn thiếu, chưa phục vụ đủ cho các bài sinh học. Như vậy, dạy một bài sinh học đã khó, dạy một bài thực hành sinh học còn khó hơn. Điều tôi quan tâm là làm thế nào để dạy các bài thực hành sinh học đạt kết quả tốt. Có lẽ góp phần tích cực vào thành công của bài thực hành, giáo viên phải có kỹ năng sử dụng phương pháp thực hành. Nếu phương pháp thực hành được giáo viên sử dụng một cách phù hợp, xuyên suốt trong cả quá trình dạy học sinh học. Điều đó sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức, hiểu sâu, nhớ lâu, tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.

Chỉ có phương pháp thực hành với các phương tiện cần thiết ,giáo viên mới tổ chức thành công giúp học sinh nắm trắc kiến thức ,tư duy lô gíc ,sáng tạo và năng động trong công việc .vì thực tế sinh vật là minh chứng sống cho bài học tri thức của học sinh

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực hành trong dạy học Sinh học ở trường THCS trong năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nghiên cứu khoa học thực thụ .
 Để làm được diều đó, việc sử dụng phương pháp thực hành phối kết hợp với các phương pháp tích cực khác là một yếu tố không thể thiếu trong dạy học sinh học trường THCS .
 II- Nội dung :
 Tôi xác định phương pháp thực hành là một trong những phương pháp dạy học rất quan trọng đối với bộ môn sinh học , Phương pháp thực hành được sử dụng không chỉ dừng laị ở một bài hay một tiết học mà nó cần được giáo viên ứng dụng sáng tạo xuyên suốt trong cả quá trình dạy học sinh học của mình đặc biệt là sinh học 6 .
 Phương pháp thực hành được sử dụng dưới nhiều dạng bài khác nhau điều đó yêu cầu giáo viên phải biết sử dụng phù hợp với mỗi dạng bài một cách sáng tạo nhất và có hiệu quả nhất .
 Dạng bài :
 -Thực hành trong một tiết học thực hành .
 -Bài lý thuyết kết hợp với thực hành , thí nghiệm .
 -Bài lý thuyết dưới dạng thực hành .
 -Tìm hiểu thực tế với mỗi bài học .
 -Tham quan học tập ,vv...
 Sử dụng phương pháp thực hành được coi là tích cực .Khi thực hành thí nghiệm ,mô hình mẫu vật là nguồn kiến thức để học sinh khai thác tìm hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau . Trong thực hành thí nghiệm ,học sinh phải xác định rõ mục đích của thí nghiệm ,các điều kiện thí nghiệm , tự tiến hành thí nghiệm .
 Học sinh được nghiên cứu tìm hiểu ,được làm ,được quan sát các diễn biến của quá 
trình thí nghiệm . Cuối cùng hoc sinh sẽ được giải thích các kết quả thí nghiệm bằng việc thiết lập các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng .theo phương pháp này ,kiến thức mới đã được học sinh tự tìm ra từ hoạt động thực hành thí nghiệm của bản thân .Vì vậy vai trò của người giáo viên là rất quan trọng .thầy là người chỉ đạo hướng dẫn giúp học sinh tư duy chú trong chiếm lĩnh tri thức.
Thầy
Trò
Tri Thức
 Do đó bắt đầu từ khâu soạn thảo : giáo viên cần xác định dõ mục tiêu càn đạt được của baì học .Thiết kế các hoạt động của học sinh như thế nào để học sinh được ;hoạt động nhiều hơn ,thực hành nhiều hơn ,thảo luận nhiều hơn tư duy nhiều hơn .
 Khi lên lớp , giáo viên là huấn luyện viên , là người giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện .Trong mỗi giờ học thì học sinh hoạt động là chính . Học sinh thực hiện các hoạt động độc lập - Cá nhân hoặc theo nhóm .Giáo viên chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận .
 Với mỗi bài học sinh học ,giáo viên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh chủ động , tích cực và tự mình chiếm lĩnh tri thức khoa học . Muốn vậy cần phải :
 -Tạo cho học sinh có nhu cầu mong muốn tìm hiểu các đối tượng ,hiện tượng sinh học.
 -Học sinh cần tự lực tham ra vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn .
 -Học sinh có điều kiện bộc lộ khả năng nhân thức ,được tự bảo vệ ý kiến của mình. Khi tranh luận .
 -Giáo viên cần khuyến khích học sinh đưa ra các thắc mắc ,nêu lên các tình huống có vấn đề và cùng nhau giải quyết vấn đề .
Để làm tốt các điêù đó ,giáo viên cần sử dụng phương pháp thực hành phối kết hợp với các phương pháp tích cực khác và đặc trưng của bộ môn sinh học 
 1-Ví dụ 1: Với bài thực hành lên lớp:1tiết 
Tiết 6 : Quan sát tế bào thực vật .
 I -Mục tiêu 
- Chuẩn bị được một số tiêu bản tế báo thực vật 
- Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
- Có kỹ năng vẽ hình đã quan sát.
*Trọng tâm :quan sát tế bào thực vật .
 II- Chuẩn bị .
 1- Giáo viên : Kính hiển vi ,lam kính ,la men.
- ống nhỏ giọt,nước cất ,dung dịnh thuốc nhuộm xanhmê tylen.
- Kim nhọn ,giấy thấm , cốc vv...
- Tranh vẽ ,mẫu vật : +Củ hành khô, thài lài tía .vv...
 +Quả cà chua chín ,hồng chín vvv...
 2- Học sinh :Mẫu vật (như trên)
 -Vở bài tập , bút chì 
 -Học kỹ bài cũ .
 III -Tiến trình bài lên lớp .
 1- ổn định lớp 
 2-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 3-Bài mới.
* Giáo viên giới thiệu bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 :Yêu cầu bài thực hành 
GV đưa ra yêu cầu bài thực hành và nhiệm vụ của học sinh trong tiết học 
* Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành 
Chia nhóm :6 em/nhóm
Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm .
 + Nhóm 1,2,3,4: làm trên tiêu bản biểu vảy hành .
 + Nhóm 5,6,7,8:Làm tiêu bản thịt quả cà chua.
 Học sinh nghiên cứu SGK cách làm tiêu bản .
 Những điều cần chú khi làm tiêu bản .
Giáo viên treo bảng phụ và các bước tiến hành làm một tiêu bản tạm thời .
Giáo viên yêu cầu học sinh 
Giáo viên làm mẫu 
Hướng dẫn cách vẽ hình . 
* Hoạt động 3 : Tiến hành 
Giáo viên theo dõi học sinh tiến hành 
+ Uốn nắn những sai lệch 
+ Chỉnh sửa tư thế quan sát dưới kính hiển vi 
+ Giải quyết thắc mắc của học sinh 
 + Giáo viên khẳng định 
* Hoạt động 4 : Tổng kết đánh giá 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá .
* Chú ý : Đánh giá về tiêu bản đã làm 
-Kỹ năng sử dụng kính . 
-Hình vẽ .
*Giáo viên đánh giá chung .
-Sơ lược về cấu tạo ,hình dạng của tế bào thực vật .
Củng cố kỹ năng sử dụng kính 
- Nhận xét đánh giá giờ học 
Xác định dõ yêu cầu của bàu làm và nhiệm vụ cần hoàn thành 
Nhận sự phân công: Cử nhóm trưởng và thư kí
Trình bày các bước tiến hành làm một tiêu bản tạm thời .
+ Tế bào biểu bì vảy hành 
+ Tế bào thịt quả cà chua 
Học sinh tự đánh giá .
Nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi 
+ Tư thế quan sát dưới kính 
+ học sinh ghi nhớ 
Học sinh làm bài theo sự phân công của giáo viên
+ Làm theo tiêu bản 
+ Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi 
+ Vẽ hình đã quan sát được 
(Nhóm 1,2,3,4 đổi tiêu bản cho nhóm 5,6,7,8) quan sát .
+ Vẽ hình so sánh hai loại tế bào đã quan sát được .
Nhận xét trao đổi thảo luận giữa các nhóm 
-Tự đánh giá cho điểm 
- Các nhóm đã trao đổi đánh giá lẫn nhau 
Thu dọn vệ sinh và nơi làm việc 
 2- Ví dụ 2: Bài lý thuyết kết hợp với thực hành thí nghiệm 
Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ ( Tiết 1)
 I- Mục tiêu bài học .
 - Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính với cây .
 - Lập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của mình .
 -Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế .
 * Trọng tâm ;Cây cần nước và các loại muối khoáng .
 II- Chuẩn bị :
 1- Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3, bảng 1 SGK ( Trang 36)
 2- Học sinh :Bảng báo cáo kết quả khối lượng tươi và khô của các mẫu thí nghiệm
 III- Tiến hành bài lên lớp :
1- ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ 
(?) Nêu cấu tạo và chức năng của miền hút .
(?) Vì sao miền hút là miền quan trọng nhất .
3-Bài mới 
Rễ cây cần nước và các loại muối khoáng hoà tan như thế nào?
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động1
- Giáo viên : yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1 
- Thảo luận trong nhóm nhỏ (4em / nhóm )
(?) Bạn minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ?
(?) Dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích 
(?) từ đó em rút ra kết luận gì ?
Giáo viên khẳng định 
Thí nghiệm 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả đã làm ở nhà .
Câu hỏi thảo luận 
(?) Em có nhận xết gì về nhu cầu cần nước của cây ?
(?) Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước.
( ?) Vì sao cung cấp dủ nước ,đúng lúc cây sẽ sinh trưởng tốt cho năng xuất cao ?
Giáo viên khẳng định 
Hoạt động 2-Nhu cầu muối khoáng của cây..
-Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm của bạn Tuấn .
-Hướng dãn học sinh quan sát hình 11.1 và quan sát mẫu thí nghiệm giáo viên làm (giống ban Tuấn)
(?) Bạn Tuấn làm thí nghiẹm trên để làm gì ?
(?)Dựa vào thí nghiệm trên để giải thích về tác dụng của muối lân hặc muối ca ly với cay trồng?
Giáo viên nhận xét .
HGiáo viên yêu càu học sinh đọc thông tin trong SGK + Bảng phụ .
* Thảo luận 
(?) Em hiểu như thé nào về vai trò của muối khoáng với cây trồng ?
(?) Từ kết quả thí nghiệm và bàng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì ?
(?) Lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loaị cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của cây là không giống nhau?.
Giáo viên tổng hợp ý kiến khằng định .
1.Nhu cầu cần nước của cây 
- Nghiên cứu thí nghệm 1
-Trao đổi trong nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày 
--Nhóm khác nhận xét , bổ xung , kết luận
*Tất cả các cây đều cần nước ,không có nước cây sẽ chết. 
Học sinh 1 báo cáo 
Học sinh 2báo cáo 
Học sinh thảo luận trong nhóm 
-Đưa ra nhận xét của nhóm , nhóm khác bổ xung 
-Trao đổi trong toàn lớp 
Rút ra kết luận 
-Cây cần nhiều nước nhiều hay ít phụ thuộc vào :Loai cây,các giai đoạn sống ,các bộ phận khác nhau của cây 
Học sinh nghiên cứu thí nghịêm .
-Quan sát kết quả thí nghiệm cuả ban tuấn cộng kết quả thí nghiệm của thầy giáo.
Hoạt động cá nhân .
-Học sinh làm vào vở bài tập .
-Trình bầy thiết kế thí nghiệm của mình 
-Các học sinh khác nhận xét 
Hoạt đông 4 -6 em /nhóm .
-Trao đổi trong nhóm , nhật xét 
-Đai diện nhóm trình bầy kết quả
-Nhóm khác nhận xét bổ sung 
*Rút ra kết luận 
- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng hoà tan trong nước .
-Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển 
-Cây cần nhiều loại muối khoáng trong đó các loại muối khoáng cây cần nhiều nhất là đạm , lân ka ly .
.Hoạt động 3: Tổng kết giờ học 
-Học sinh đọc kết luận SGK
-Nhận xét đánh giá giờ học 
-Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài giờ sau 
3- Ví dụ 3: Bài lý thuyết dưới dạng thực hành 
Tiết 19 : Biến dạng của thân
 I- Mục tiêu 
 *Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu ,tranh ảnh 
-Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên 
*Rèn luyện kỹ năng quan sát , nhận xét , nhận biết , tư duy lô gíc 
*Biết yêu thiên nhiên , có hứng thú với việc học tập bộ môn 
 -Trọng tậm :Cấu tạo phù hợp với chức năng 
 II- Chuẩn bị 
 1- Giáo viên : - Tranh phóng to:mộtjsố loại thân biến dạng 
 -Mẫu vật :Một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên
 - Bảng phụ và Test 
 2-Học sinh : Mẫu vật như trên 
 III- Tiến trình lên lớp
 1.ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3-Bài mới 
 (?) Thân có những chức năng chính nào ?
 (?)-Trong thực tế thân còn có những chức năng khác nữa nên hình dạng cấu tạo của thân biến đôỉ làm thân biến dạng 
 (?) Có những loai thân nào ? Chúng có chức năng gì ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Giáo viên hãy nêu dấu hiệu nhận biết của một thân cây ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vật và hình vẽ 
 Tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân ? 
Mỗi nhóm trình bầy một loại củ .
Giáo viên khẳng định .
Giáo viên yêu cầu học sinh :
-Dựa vào vị trí so với mặt đất 
-Hình dạng các củ .
Phân loai chúng thành các nhóm 
 Giáo viên nhận xét 
Giáo viên yêu cầu gọi tên thân biến dạng?
-Nêu các chức năng của chúng ?
-Tìm những đặc điểm giống nhau của củ dong ta và củ gừng ?
(?) Củ su hào ,củ khoai tây có những đặc điểm gì giống và khác nhau ?
Giáo viên nhận xét, giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo thông tin SGK
 Thảo luận câu hỏi 
 Giáo viên tổng kết .
(?) Hãy kể tên một số loại thân biíen dạng trong thiên nhiên ?
- Giáo viên khẳng định 
*Hướngdẫn học sinh 
Quan sát cây xương rồng 3cạnh 
( ?) đặc điểm của thân cây 
(? ) Lấy que chọc vào thân cây thấy có hiện tượng gì xảy ra ?
* Trao đổi 
Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì ? 
Kể tên môt số loại cây mọng nước mà em biết ?
Giáo viên yêu cầu đọc thông tin trong SGK
(?) Cây xương rồng có đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn ?
GV Khẳng định 
Hoạt động 2
GV Hướng dẫn và treo bảng phụ 
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập trên bảng phụ .
(? ) Trình bầy đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của thân biến dạng ?
- Giáo viên khẳng định lại kiến thức 
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loaị thân biến dạng 
a- Thân dự trữ dinh dưỡng 
Học sinh có mang cây ( cây có lá)
-Có chồi ngọn
-Có chồi nách
Hoạt động nhóm4-6 em / nhóm
-Gom mẫu vật 
-Quan sát các loại củ 
Nhóm 1:củ su hào 
Nhóm2 :củ khoai tây 
Nhóm 3 : Củ gừng 
Nhóm4 củ dong ta
các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung 
-Học sinh tiến hành phân loại 
-Nhận xét bổ sung 
-Kết luận 
Học sinh : Gọi tên ghi chức năng .
Học sinh quan sát và ghi lại vào vở bài tập 
-Học sinh đọc kết quả của mình
Học sinh nhận xét bổ sung 
Học sinh đọc thông tin trong SGK 
-Nhóm học sinh đọc và báo cáo kết quả thảo luận 
Nhóm học sinh khác nhận xét bổ sung kết luận 
Học sinh bổ sung và giải thích 
b, Thân dự trữ nước 
Trao đổi nhận xét bổ sung và kết luận.
Đọc thông tin trong SGK
Hoc sinh trả lời 
Hoc sinh bổ sung 
2 . Đăc điểm chức năng của các loại thân biến dạng
Học sinh thực hiện lệnh trong SGK.
hoàn thiện bảng .
-Học sinh Test vào bảng 
 +Cột đặc điểm của thân biến dạng .
 +Cột chức năng đối với cây 
 - Tên thân biến dạng 
*Nhận xét ,bổ sung khẳng định 
Học sinh trình bầy 
Học sinh khác nhận xét 
Hoạt động 3 : Tổng kết bài học 
-Xác địng loại thân biến dạng ,nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của chúng ? 
-Chơi trò chơi : Thi ai nhanh hơn .
1- Nhóm 1: Nói ví dụ tên thân biến dạng .
2- nhóm 2: Nói loại thận biến dạng .
3- Nhóm 3: Nêu đặc điểm của thân biến dạng .
4 - Nhóm 4 : Chức năng đối với cây .
 Tiếp tục lần lượt theo thứ tự cho đến hết .
 Nhóm nào làm sai hoặc chậm sẽ bị phạt : Hát một bài 
Trọng tài :Giáo viên .
 III - Biện pháp
 - Sau khi có kết quả quan sát đầu năm ,tôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ lý thuyết của các tiết học .Tôi đã lên kế hoạch làm mới và sử dụng đồ dùng ,làm thí nghiệm chuẩn bị cho tiết học .
 Trước mỗi giờ học giáo viên cần chú ý chuẩn bị cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết , và yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vật và dụng cụ cần thiết cho giờ học .
 - Giáo viên phải là người trực tiếp kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh , các điều kiện cần thiết cho thí nghiệm , được tiến hành trong điều kiện thuận lợi nhất có thể có .
 - Tôi đã tiến hành phân nhóm học sinh : chia lớp ra thành 8 nhóm và cử các em có năng lực ra làm nhóm trưởng, cử các em ghi chép cẩn thận làm thư ký .các nhóm trưởng có trách nhiệm phân công các thành viên trong nhóm , quản lý nhóm và kiểm tra các thành viên trong nhóm . 
 - Đến giữa học kỳ I , hoạt động nhóm của các em đã đi vào ổn định , có nền nếp ,khi giáo viên giao nhiệm vụ các em thực hiện khá tốt và cho kết qủa khả quan .
-Từ đó tôi đã xác định con đường giúp học sinh tìm ra tri thức cho mình chính là do sự nỗ lực hoạt động tự giác tích cực của các em dưới sự chỉ đạo của giáo viên .
 Mà phương pháp chỉ đạo là thực hành học sinh với phương tiện trực quan đầy đủ , mẫu vật đơn giản dễ tìm.
-Tiếp đó tôi đã tiến hành khảo sát thường xuyên : Cứ sau mỗi một chương tôi tiến hành khảo sát lại một lần và rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho công việc nghiên cứu tiếp theo 
-Việc khảo sát với yêu cầu đơn giản ví dụ như: Thiết kế một thí nghiệm dựa vào những đặc điểm có sẵn , hoặc tìm trong thiên nhiên những loại qủa nào phát tán nhờ gió .vv.. 
- Qua các lần khảo sát tôi dã chú ý uốn nắn những sai sót , lệch lạc của học sinh .
- Tôi kiểm tra học sinh bằng nhiều cách đặc biệt là tăng cường để học sinh tự đánh giá chính bản thân mình , rồi trao đổi chéo để kiểm tra chéo lẫn nhau , hoặc tôi có thể kiểm tra để các em tự đánh giá lẫn nhau bằng việc đáng giá kết quả hoạt động học tập của mình .
 Có như vậy học sinh mới nhận ra những thiếu sót , ưu điểm củ bản thân và của các bạn để tự mình hoàn thiện mình . chỉ có điều đó mới làm nên sự tự giác tích cực học tập của mỗi học sinh , và như vậy giáo viên trở thành trọng tài quyết định cho mọi vấn đề : Đúng hay sai , cần bổ sung hay lược bỏ . Điều đó giúp học sinh tự tin hơn trong hoạt động của mình .
-Với những thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, hoặc những thiết bị trực quan khó :Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát theo hướng nghiên cứu tìm tòi bộ phận kiến thức còn thiếu hụt .
-Việc khuyến khích động viên và nhắc nhở kịp thời viới các em rất là cần thiết .
 Tuy nhiên cần chú ý đặc biệt là những em học yếu nhưng có những tiến bộ dù là nhỏ 
Điều đó sẽ là động lực , tạo khí thế lôi cuấn các em vào hoạt động học tập của chính mình .
IV - Kết quả :
 Giữa học kì II, tôi đã lấy bài chất lượng khảo sát giữa học kì để đánh giá đề tài nghiên cứu của mình .
STT
Lớp
Sĩ số
Điểm khá giỏi
Điểm trên TB
Điểm dưới TB
Ghi chú
1
6C
41
31
40
1
2
6H
40
29
35
5
 Như vậy ngoài việc học sinh thực hiện học tập có nền nếp , rền được kỹ năng tự học , kỹ năng thực hành thí nghiệm , có thói quen tự giác học tập và học tập một cách tích cực ,Học sinh còn biết vận dụng những hiểu biết của mình ứng dụng vào cuộc sống thực tế .
 Qua so sánh kết quả đầu năm và kết quả giữa học kì II cho thấy hiệu quả ứng dụng của đề tài là đạt khá ,. và đây là một dề tài có tính khả thi . Trong thực tế giảng dạy bộ môn sinh học đặc biệt là sinh học 6. 
 Khi kiểm tra lại các em đạt điểm dưới trung bình thì mới em lại có những nguyên nhân khác nhau .Song tựu chung thì đều là do các em lười học ,chưa có ý thức tự giác học tập và một thực tế là các em học vẹt , dẫn đến bài học nhanh quên ,Và các em ít thực hành thí nghiệm , không hứng thú tìm hiểu thực tế và ỉ nại cho bạn bè . 
 Từ kết qủa đó , để rút ra bài học kinh nghiệm .Tôi sẽ cố gắng trong năm học sau để đạt kết quả tốt hơn .
Phần III : Bài học kinh nghiệm
 Trong năm học này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài . Tôi đã tự rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học sinh học 6 ở trường THCS .
Với bộ môn sinh học việc sử dụng phương pháp thực hành là không thể thiếu . Nó là phương pháp chủ đạo của quá trình dạy học sinh học ở trường THCS . nó giúp học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn .
chính vì vậy người giáo viên cần phải coi trọng phương pháp thực hành phối kết hợp với các phương pháp tích cực khác trong dạy học sinh học sao cho phù hợp với kiểu bài , loại bài khác nhau trong từng tiết học .
 Giáo viên cần chú ý đổi mới cách thức dạy học đó là dạy cho học sinh cách học . Giáo viên là người tổ chức chỉ đạo , cho học sinh hoạt động sáng tạo . Để làm được điều đó giáo viên cần phải :
 - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
 - Nêu vấn đề mục tiêu bài học 
 - Giáo viên cần tôe chức hưỡng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập . bằng cách tổ chức của mình giáo viên cần cho học sinh nắm chắc thứ tự các hoạt động mà học sinh phải thực hiện 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đôỉ thảo luận về kết quả của các hoạt động học tập .
 -Trong mỗi tiết học giáo viên cần tăng cường kiểm tra đánh giá đặc biệt là giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá bản thân , đánh giá lẫn nhau .Từ đó học sinh sẽ thấy rõ ưu khuyết điểm của chính mình và có biện pháp tự hoàn thiện mình .
 Giáo viên cần chú ý kiểm tra kỹ năng thực hành và ứng dụng của học sinh để buộc học sinh không thể chỉ học lý thuyết hoặc chỉ dừng lại ở những hiểu biết về lý thuyết thông thường mà học sinh cần phải có kỹ năng thực hành , nhuần nhuyễn và sáng tạo trong ứng dụng và thực tế cuộc sống . Cần phải coi trọng đánh giá năng lực phát triển trí tuệ , năng lực tự học của học sinh .
Giáo viên cần phải thực sự yêu nghề , không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ,học hỏi đồng nghiệp , có lòng nhiệt tình ,sáng tạo trong quá trình dạy học của mình..
Phần IV: ý kiến đề xuất
 Qua thực tế giảng dạy : Để đạt được kết quả cao theo tinh thần đổi mới chương trình , sách giáo khoa thì vấn đề về đồ dùng dạy học là không thể thiếu.
Dụng cụ thí nghiệm sinh học 6
Một số hoá chất
Kính lúp, kính hiển vi
Bộ tranh sinh học 6
Mẫu vật hình sinh học.
Với dạy sinh học rất cần thiết phải có một phòng thực hành sinh học đồng bộ: Bàn ghế, nước vệ sinh, và các dụng cụ cần thiết khác. Vậy tôi đề nghị địa phương và các ban nghành chức năng đầu tư xây dựng .
Đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện ở lớp 6C và đối chứng là lớp 6 H ở trường THCS Đông Lỗ. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu của bản thân tôi không thể tránh được những thiếu sót. Song tôi vẫn mạnh dạn đưa ra để các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường cùng tham khảo bổ sung và giúp đỡ tôi để đề tài này được áp dụng và đạt hiệu quả cao hơn .
Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và của cấp trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Đông lỗ, ngày 15 tháng 4 năm 2006
 Giáo viên
 Đỗ Văn Hùng

File đính kèm:

  • docDe_Tai_SKKN_Mon_Sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan